Liên tỉnh lộ 7B là một con đường nối liền Quốc Lộ 14 ở Pleiku với tỉnh Phú Yên dài 182 Km, đi ngang qua tỉnh Phú Bổn. Đây là con đường rừng núi hiểm trở, bị bỏ hoang từ lâu.
Từ Pleiku phải đi theo Quốc Lộ 14 về phía nam khoảng 44 Km mới đến ngả ba đi vào đường số 7B, được gọi là “chĩa ba” Mỹ Thạch ,dân địa phương gọi là ngã ba Cheo Reo . Từ Mỹ Thạch đến thị trấn Hậu Bổn (Cheo Reo) phải vượt một đoạn đường dài khoảng 84 Km, băng qua đèo Chư Sê. Tỉnh Phú Bổn nằm trên độ cao từ 150M đến 1.000M với núi rừng trùng điệp, được chia thành 3 quận là Phú Thiện, Phú Túc và Thuận Mẫn.
Từ thị trấn Hậu Bổn muốn đi Phú Yên phải qua đèo Tuna cách thị trấn Hậu Bổn 4 Km, rồi qua cầu Phú Túc và đến Củng Sơn, nơi đây sẽ gặp Sông Ba , đoạn đường này dài khoảng 48 Km. Bên kia Sông Ba là xã Sơn Hà, quận Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ Củng Sơn đến Tuy Hòa khoảng 50 Km sông Ba có tên là sông Đà Rằng chảy ra bờ biển phía nam Thị xã Tuy Hòa . (Hình ảnh Cheo Reo những ngày triệt thoái Quân Đoàn II VNCH)
Đầu tư nghiên cứu Khoa học - Kỹ thuật thực tế và hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng của các thành viên Liên Đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa : [NƯỚC SẠCH VÀ NƯỚC TÁI CHẾ 2ND] - PIPE WATER (H2O) TO ELECTRICITY AND 2ND WATER REUSE - WATER PRESSURE TO ELECTRIC POWER - BỘ THỦY ÁP PHÁT ĐIỆN (Hướng Tâm) . (Hình ảnh giọt Nước trong tự nhiên)
Ngày 14-3 năm 1975 , TT Thiệu cùng Tướng Khiêm, Tướng Viên và Tướng Quang đi cùng một chuyến máy bay, bay đi Đà Lạt để đánh lạc hướng theo dõi của CIA rồi mới đáp xuống Cam Ranh. Trong khi đó Tướng Phú cũng đánh lạc hướng theo dõi bằng cách bay từ Pleiku xuống Quy Nhơn rồi mới bay vào Cam Ranh.
Từ 11 giờ 30 sáng đến 1 giờ trưa, 5 ông Tướng họp mật trong một dinh thự bỏ trống giữa Căn cứ quân sự Cam Ranh. Kết quả của cuộc họp là Tướng Phú nhận được lệnh rút quân chủ lực và toàn bộ vũ khí hạng nặng ra khỏi Cao nguyên Pleiku-Kontum. (Hình ảnh cuộc họp của Tổng Thống Thiệu và Tướng Phú tại quân cảng Cam Ranh ngày 14-3-1975)
Vùng 2 chiến thuật – Quân Đoàn II thành lập ngày 01/10/1957, hoạt động tác chiến ở toàn bộ vùng cao nguyên miền Trung và vùng duyên hải Nam Trung Bộ, bao gồm các tỉnh Kontum, Pleiku, Phú Bổn, Bình Định, Phú Yên, Darlac, Khánh Hoà, Quảng Đức, Tuyên Đức, Ninh Thuận, Lâm Đồng và Bình Thuận . Sư Đoàn 23 Bộ Binh - VNCH " Nam Bình - Bắc Phạt -Cao nguyên Trấn ". Sư Đoàn 23 Bộ Binh : Bộ Tư lệnh đặt tại Thị xã Ban Mê Thuột, Darlac, phụ trách các tỉnh Darlac, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận và Đặc khu Cam Ranh. ( Hình ảnh Phù Hiệu Sư Đoàn 23 Bộ Binh - VNCH )
Xung đột giành quyền kiểm soát tại Quần đảo Trường Sa 1988, hay còn gọi là Hải chiến Trường Sa (Xung đột Trường Sa) là sự kiện xung đột tại khu vực quần đảo Trường Sa năm 1988 ,khi Hải quân Trung quốc tấn công vũ trang mưu toan chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma, bấy giờ đang được Hải quân CS Việt Nam bảo vệ và đang xây dựng công trình trên các đảo này. ( Hình ảnh Dương Vận Hạm VNCH HQ-504 Quy Nhơn là tàu vận tải HQ-505 trong hải quân CS Việt Nam ).
Đại Tá Võ Ân - Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 53, Sư Đoàn 23 . Có một thời báo chí và nhiều người gọi anh là “Người hùng Ban Mê Thuột”. Điều đó rất xứng đáng. Khi chỉ có trong tay một tiểu đoàn và được tăng cường Đại Đội 23 Trinh Sát tinh nhuệ, nhờ hầm hố công sự vững chắc, anh cùng đơn vị đã phải chiến đấu đơn độc nhưng thật quyết liệt can trường trước nhiều đợt tấn công biển người của Cộng quân , giết hằng trăm địch quân CS và bắn cháy nhiều chiến xa T-54, giữ vững vị trí trong sân bay Phụng Dực , đến sau khi cả thị xã Ban Mê Thuột đã lọt vào tay CS gần một tuần trước đó. (Hình ảnh các binh sĩ Trung Đoàn 53/Sư Đoàn 23 Bộ Binh VNCH cố thủ tại sân bay Phụng Dực 11-3 --- 17-3-1975)
Tướng Phạm Văn Phú cương quyết ý định đổ quân VNCH tại sân bay Phước An 30 Km , để hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột. Ông đã gom góp được trên 100 trực thăng của Quân Đoàn 2 , ngoài ra còn huy động ở hai sân bay Đà Nẵng-Quân Đoàn 1 và Cần Thơ- Quân Đoàn 4 cho công cuộc đổ quân. Thành phần Sư Đoàn 23 BB xung phong là Trung Đoàn 45 , 1 tiểu đoàn của Trung Đoàn 44 BB , và 1 tiểu đoàn của Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân. Cuộc hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột với kế hoạch được thiết lập vội vàng , không có sự yểm trợ của pháo binh và thiết giáp . Lực lượng bộ binh VNCH tăng viện hành quân theo hướng tây , tiến về thị xã Ban Mê Thuột dọc theo QL21 được vài cây số phía tây Phước An thì đụng trận với Sư Đoàn 10 CS . Cuộc giao tranh xảy ra trên tuyến QL 21 trong một thời gian ngắn , rồi bị hỏa lực áp đảo ghê gớm của CS . Các binh sĩ can đảm VNCH cầm cự nhưng tan rã , cuối cùng sư đoàn 10 CS tràn ngập Phước An . Quân Lực VNCH bắt đầu rút lui về phía đông 48 Km trụ Khánh Dương ...!
Tuyên Cáo Việt Nam độc lập là tên một tuyên bố do Hoàng đế Bảo Đại ban hành ngày 11 tháng 3 năm 1945, khởi đầu chính thể Đế Quốc Việt Nam.Theo đó, Đạo dụ này tuyên bố hủy bỏ mọi ràng buộc chính trị giữa Việt Nam và Thực dân Pháp, hủy bỏ Hòa ước Patenôtre năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác đã ký với Pháp, thực hiện nền thịnh vượng chung của Đại Đông Á theo nguyên tắc của bản tuyên cáo chung của nước Đại Đông Á cũng như muốn cộng tác tận tâm lực với Đế quốc Nhật Bản và đưa đến sự thành lập chính phủ Đế Quốc Việt Nam vào ngày 17 tháng 4 năm 1945. (Hình ảnh Quốc kỳ Đế Quốc Việt Nam)
Ngày 9-3 Sư đoàn F10 Cộng sản nhất định san bằng quận Đức Lập để tiến quân về Ban Mê Thuột. Chi khu bị tấn công từ 6 giờ sáng, CS đã dùng pháo binh 130 ly và SKZ 82 ly bắn vào Chi khu và Chi đoàn Chiến xạ, địch đã làm tê liệt các chiến xa của VNCH ngay từ phút đầu và sau đó quân chính quy Cộng sản mở "trận địa chiến" đánh ban ngày, các công sự phòng thủ trên mặt đất sập hết. Tình hình Đức Lập vô cùng nguy ngập. Các đồn phụ đã bị tràn ngập . Tiểu đoàn Địa phương quân đóng tại Núi Lửa cách Đức Lập 9 cây số bị CS triệt hạ sau một trận đánh đẫm máu. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng và một số cấp chỉ huy khác bị cộng quân sát hại...
Thiếu Tướng Phú bốc máy liên hợp liên lạc thẳng với Trung tá Nguyễn Cao Vực, Quận trưởng quận Đức Lập. Ông được báo cáo Trung tá Quận trưởng đã bị thương, hiện ở ngoài chỉ huy và điều khiển những khẩu đại bác 105 ly bắn trực xạ vào Cộng quân. Chi khu cầm cự cho đến sáng, khi mặt trời bắt đầu lên. Đúng 10 giờ 30 phút quận Đức Lập biến thành biển lửa.
Vào năm 1944, tình hình thay đổi. Ngày 23-8-1944, quân đội Đồng minh tiến vào Paris. Tướng Charles de Gaulle (1890-1970) lập chính phủ lâm thời. Về hành chánh, chính quyền Pháp tại Đông Dương trực thuộc chính phủ Paris. Chính phủ Paris lúc nầy lại chống Đức, nên Nhật lo ngại chính quyền Pháp tại Đông Dương vâng lịnh Paris mở cửa cho quân đội Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh tập hậu quân đội Nhật. Lúc nầy, Nhật thất bại và đang kiếm cách rút quân về Nhật. Do đó, Nhật quyết định tổ chức cuộc hành quân Meigo, đảo chánh lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương ngày 9-3-1945, để nắm vững tình hình Đông Dương. (Hình ảnh Quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản tại cảng Sài Gòn ngày 9-3-1945)
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.