TIẾNG VIỆT À ƠI ! BÀI HỌC 27 : CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VUA MINH MẠNG .

31 Tháng Ba 202412:13 CH(Xem: 339)
TIẾNG VIỆT À ƠI ! BÀI HỌC 27 :
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VUA MINH MẠNG


Tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp vua Minh Mạng (Minh Mệnh) theo dòng thời gian .

Năm 1791, Nguyễn Phúc Đảm (Hoàng tử Đảm) được sinh ra đời. Nguyễn Phúc Đảm là con trai thứ tư của vua Gia Long vị vua đầu tiên của triều Nguyễn. Mẹ vua Minh Mạng là bà Trần Thị Đang, phi tần của Gia Long, tôn hiệu Thánh Tổ mẫu.
Tháng giêng năm 1820, Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Lúc này, ông được 29 tuổi.
Năm 1821, nhà vua cho đặt lại chức Tế Tửu, Tư Nghiệp Quốc Tử Giám, lệnh xây dựng tòa nhà dạy học Di Luân Đường bên trong trường Quốc Tử Giám.
Từ năm 1821 đến năm 1827, cuộc khởi nghĩa nông dân do Phan Bá Vành lãnh đạo nổ ra. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn, có ảnh hưởng sâu rộng chống lại chính quyền của nhà vua trẻ.
Trong giai đoạn từ năm 1822, ở khu vực Bắc Hà có tổng cộng 254 cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ chống lại triều đình nhà Nguyễn.
Từ năm 1831 đến năm 1832, nhà vua ra lệnh thực hiện cuộc cải cách hành chính.
Giai đoạn từ năm 1832 đến năm 1837, cuộc khởi nghĩa Lê Duy Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn nổ ra.
Năm 1832, nhà vua cho khai mở ngành tơ tằm ở nước ta.
Từ năm 1833 đến năm 1835, khởi nghĩa Lê Văn Khôi (con nuôi của tả quân Lê Văn Duyệt) diễn ra ở khu vực miền Nam. Lê Văn Khôi cầu viện quân Xiêm (Thái Lan) dẫn đến đến chiến tranh Việt - Xiêm (1833 - 1834).
Cuối năm 1834, quân Việt Nam đánh bại quân đội Xiêm La do các tướng Chất Tri và Phật Lãng lãnh đạo ở Thuận Cảng (nay thuộc tỉnh An Giang)
Tháng 7 âm lịch năm 1833 đến tháng 3 âm lịch năm 1835, anh vợ của Lê Văn Khôi là Nông Văn Vân (thổ ty châu Bảo Lạc) khởi nghĩa ở vùng núi phía Bắc.
Từ năm 1834 đến năm 1835, người Chăm được lãnh đạo bởi Katip Thak Wa (Điền Sư) khởi nghĩa nhưng bị dập tắt.
Năm 1836, vùng đất Chân Lạp được nhà vua đổi tên thành trấn Tây Thành, sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam.
Mở rộng lãnh thổ đất nước Dưới thời vua Minh Mạng, lãnh thổ Đại Nam kéo dài sang tận vùng đất của Lào và Campuchia ngày nay. Lãnh thổ Đại Nam có diện tích gấp 1,7 lần (570.000 Km2) so với lãnh thổ Việt Nam hiện nay.

Công cuộc mở rộng diện tích lãnh thổ Việt Nam .

Năm 1832, vua Minh Mạng ra lệnh tấn công vương quốc Panduranga (Ngày nay thuộc tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận) và giành được chiến thắng vẻ vang. Ít lâu sau đó, vương quốc này đã bị xóa bỏ hoàn toàn trên bản đồ.
Năm 1827, cuộc chiến của vương quốc Viêng Chăn (ngày nay phần lớn lãnh thổ thuộc Lào) và Xiêm La (nay là Thái Lan) diễn ra. Vua Anouvong trị vì Viêng Chăn thua trận, phải chạy sang Đại Nam cầu giúp đỡ và được Minh Mạng chấp thuận.
Tuy nhiên, các cuộc phản công của quân Vạn Tượng đều thất bại. Anouvong bị con rể Chiêu Nội (Chao Noi) bắt giao cho quân Xiêm.
Sau cuộc chiến tranh Việt Xiêm, kết quả quân đội Đại Nam giành được thắng lợi. Một số vùng lãnh thổ Ai Lao đều nằm dưới sự bảo hộ của Đại Nam. Những vùng đất Trấn Ninh, Sầm Nứa, Savannakhet, Khammouan được xác nhập trực tiếp vào Đại Nam.
Sau năm 1833, nước Chân Lạp (nay lãnh thổ thuộc Campuchia) nằm dưới sự bảo hộ của Đại Nam. Lúc này, quân đội Đại Nam dưới sự chỉ huy của Trương Minh Giảng cho lập đồn Đại Nam nằm gần kinh đô Nam Vang.
Triều đình nhà Nguyễn đưa Ang Chan II quay trở lại Cao Miên và lên ngôi vua. Lúc này, phần lớn các quan chức ở Cao Miên đều chịu sự chi phối của triều đình nhà Nguyễn. Sau đó, vua Ang Chan II mất mà không có con trai nối dõi.
Năm 1835, vua Minh Mạng sắc phong con gái Ang Chan II là Ang Mey làm Ngọc Vân quận chúa, chính thức lên ngôi vua. Tuy nhiên, Ngọc Vân quận chúa bị đem về Huế, không có quyền lực thật sự.
Đến năm 1836, vua Minh Mạng cho đổi tên vùng đất Chân Lạp thành trấn Tây Thành, chính thức nhập vào lãnh thổ Đại Nam.

Xác lập chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa .

Các ghi chép về việc vua Minh Mạng sai quan quân thăm dò, dựng cột và bia chủ quyền tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nêu rõ trong sách Đại Nam thực lục chính biên.
Vào năm 1834, nhà vua lệnh cho đội trưởng Trương Phúc Sĩ mang 20 thủy thủ thực hiện công tác vẽ bản đồ, đo đạc địa thế trên các đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, nhà vua còn cho xây dựng các công trình kiến trúc như chùa miếu, dựng bia chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cụ thể vào năm 1836, các quan lại thuộc bộ Công dâng sớ lên vua về việc mỗi năm cắt cử thuyền ra Hoàng Sa cắm mốc chủ quyền, đo đạc hải trình,.. được vua chấp thuận.
Sau đó, Chánh đội trưởng thủy quân Phạm Hữu Nhật vâng lệnh vua đã mang quân vãng thám Hoàng Sa. Trên thuyền có mang theo 10 bài gỗ dài 5 thước, dày 1 tấc, rộng khoảng 6 tấc. Thuyền di chuyển đến đâu đều cắm mốc cột gỗ đến đó.
Trên mỗi bài gỗ có khắc dòng chữ như sau:
"Minh Mạng thập thất niên Bính Thân thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật phụng mệnh vãng Hoàng Sa tương độ chí thử lưu chí đẳng tự" 
Tạm dịch: Vào năm Bính Thân Minh Mạng thứ mười bảy, Chánh đội trưởng thủy quân Phạm Hữu Nhật vâng lệnh đến Hoàng Sa đo đạc, lưu lại cột mốc ghi nhớ.
Dưới thời vua Minh Mạng, nhà vua lệnh cho bộ Công thực hiện việc chế tạo nhiều máy móc, học hỏi kỹ thuật từ phương Tây. Giai đoạn 1837 và 1839, các thợ thủ công của triều đình đã chế tạo thành công máy cưa gỗ, xẻ gỗ chạy bằng hơi nước, xe cứu hỏa,...
Ngày 15 tháng 2 năm 1839, vua Minh Mạng cho đổi quốc hiệu từ Việt Nam thành Đại Nam.
Cũng trong năm 1839, chiếc tàu máy hơi nước đầu tiên của Đại Nam ra đời.
Ngày 10 tháng 1 năm 1840, nhà vua ra lệnh cho Tôn Thất Bật giữ chức Tổng Đốc Hải Yên (nay là Quảng Ninh) thực hiện khai thác than. Từ đó đến nay, hoàng đế Minh Mạng được xem là tổ ngành than của Việt Nam.
Năm 1841, vua Minh Mạng qua đời ở tuổi 49 (theo tuổi dương lịch, 50 tuổi theo âm lịch).

Giải Nghĩa Từ Vựng :
(Sẽ Tiếp Theo)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn