ÔN NGUỒN SỬ VIỆT  [RADIONLINE]

onnguonsuviet-home
- Đây là chương trình RADIO thiện chí của Liên Đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa.
- Nhằm mục đích đóng góp vào sự duy trì và phát triển Tiếng Việt đồng thời Nhắc nhớ Lịch sử để nung tinh thần hào hùng Dân Tộc VN  cho thế hệ nối tiếp của dòng giống Rồng Tiên Việt Nam.
- Cây có gốc, nước có nguồn. Con người có quê hương, đất nước, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ôn Nguồn Sử Việt giúp các em học sinh thế hệ trẻ Việt Nam nhớ nguồn gốc quê hương VN . Hơn thế nữa, Tiếng Việt & Ôn Nguồn Sử Việt hy vọng gây ý thức Dân Tộc nơi Thanh thiếu niên Lạc Việt.
08 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 21)
CƯ AN - TƯ NGUY : Là điều tâm niệm . Luôn luôn có sự chuẩn bị và quan sát để phòng vệ , suy nghĩ ứng phó với tình huống bất lợi . Kiên trì tập luyện về Ngạnh Công đây là một phần quan trọng , bên cạnh phần Ngoại Công : gồm các bài Quyền Thuật và Diễn thế cận chiến tự vệ . DIỄN THẾ THÁNH GIÓNG VƯƠN VAI - SỐ 62 [TẬP LUYỆN BÀI QUYỀN ĐAI NÂU - BROWN BELT FORM] (Phần 2 of 15)
01 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 23)
Giữa năm 1974, Tổng thống Mỹ Nixon của đảng Cộng Hòa , đệ trình Quốc hội Mỹ bản dự thảo hiệp ước giao thương giữa Mỹ và Nga Sô. Đây là kết quả thương lượng ngầm giữa Nixon và Nga Sô vào năm 1972. Năm đó Nixon nhờ Nga Sô ép buộc CSHCM phải đình chiến và ký hiệp ước ngưng bắn. Để đổi lại, Mỹ sẽ mở cửa trao đổi thương mại với Nga Sô. Quốc hội Mỹ đoán biết còn nhiều thỏa thuận ngầm khác nữa giữa Nixon và Nga Sô cho nên họ bác bỏ thẳng thừng bản dự thảo Hiệp ước thương mại Nga Sô – USA, để buộc Nixon phải lòi ra những thỏa thuận khác. Dĩ nhiên Nixon dùng đặc quyền hành pháp để từ chối. - John Murray là Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam. Từ đầu năm 1974 ông và Bộ tham mưu của ông phải tính toán sổ sách về viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam trong nửa cuối 1974 và đầu năm 1975. Tuy nhiên Ngũ Giác Đài đã cho ông biết trước là mức viện trợ có thể dưới 700 triệu đô la; nhưng theo tính toán của Murray thì 700 triệu chỉ đủ giữ được Vùng 4. (Hình ảnh Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa Hy Sinh)
24 Tháng Mười Một 2024(Xem: 93)
Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc, Hà Giang là địa điểm quan trọng bị Trung quốc tiến hành lấn chiếm và phá hoại nhiều mặt so với toàn tuyến biên giới phía Bắc. Sau cuộc tấn công đưa hơn 60 vạn quân tràn vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam (gồm Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn và Quảng Ninh) vào rạng sáng ngày 17/2/1979 thất bại, Trung quốc vẫn duy trì 12 sư đoàn và hàng chục trung đoàn độc lập áp sát biên giới Việt Nam, thường xuyên gây tình trạng căng thẳng, tiếp tục lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam ở mọi quy mô, thực hiện kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt. Đặc biệt, từ tháng 4/1984 đến tháng 10/1989, Trung quốc lại mở cuộc tấn công xâm lược lấn chiếm biên giới Việt Nam, tập trung tấn công lấn chiếm một phần đất ở khu vực biên giới huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang và Tuyên Quang).
21 Tháng Mười Một 2024(Xem: 91)
Năm 1968, ngày 9-5, phái đoàn Cộng sản HCM (CSHCM) đến Paris, trưởng phái đoàn là Xuân Thủy và phó là Hà Văn Lâu. Trước khi lên đường Xuân Thủy đã nhận được chỉ thị của Lê Duẩn : “Hãy lợi dụng diễn đàn Paris để tranh thủ công luận thế giới” . Sau đó Xuân Thủy ghé qua Bắc Kinh để gặp Thủ tướng Trung quốc Chu Ân Lai. Chu cho rằng CSHCM đã hớ khi nhanh chóng chấp thuận đề nghị hòa đàm của Johnson, theo Chu thì phải đòi hỏi nhiều hơn nữa bởi vì ta đang chiếm ưu thế. Sau đó Chu khuyên : “Hãy trì hoãn”. ( Lưu Văn Lợi, Các Cuộc Thương Lượng Giữa Lê ĐứcThọ Và Kissinger Tại Paris ) Trong khi đó phái đoàn Mỹ do Averell Hariman làm trưởng đoàn, và phó là Cyrus Vance. (Hình ảnh Bộ đội CS bị QLVNCH bắt làm tù binh)