22 Tháng Hai 2025(Xem: 123)
Tiếp theo 2 cao nguyên phía bắc Tây Nguyên là Kon Tum và Gia Lai - PleiKu . Chúng ta đi dọc theo Quốc Lộ 14 về phía Nam , trên dưới 150 Km , thì sẽ đến một khu vực cao nguyên khác thấp hơn một chút so với Gia Lai . Đó là cao nguyên đất đỏ bazan DakLak - Thị Xã Ban Mê Thuột , độ cao trung bình 600M và nghiên dần về phía tây giáp Cao Miên . Tây nam DakLak là cao nguyên M'Nông giáp biên giới .Các cao nguyên này trước đây thuộc Vương quốc Cham Pa- Chàm và Phù Nam cổ xưa( Funan ) lãnh thổ này bị Khmer- Cao Miên xâm chiếm vào Thế kỷ 7 . Ngày 22/11/1904 Thực dân Pháp tách DakLak khỏi Lào và trả về cho Việt Nam - Pháp phân chia vùng ba biên giới : Trung Kỳ - Nam Kỳ- Cao Miên . Hai cao nguyên DakLak và M'Nông là một vùng chiến trận vô cùng nghiệt ngã 10/3/1975 , kéo theo sự thống khổ triền miên, vây hãm tương lai dân tộc Việt Nam cho đến bây giờ ...(Hình đỉnh núi Hòn Vọng Phu nhìn ra từ Khánh Dương-M'Drak)
17 Tháng Hai 2025(Xem: 109)
KamPuChia luôn là tay sai, đàn em của Trung cộng . CS Khmer Đỏ tàn sát dân Việt suốt dọc biên giới Tây nam . Để tiêu diệt Khmer Đỏ -Miên CS , đặt dư luận thế giới trước sự đã rồi. Do đó CSHCM đã mở cuộc hành quân thần tốc, sử dụng trên 200.000 binh sĩ của ba trong bốn quân đoàn chính quy và một lực lượng yểm trợ hải-không quân, hỏa tiễn và thiết giáp. Lê Đức Thọ vào thay Lê Trọng Tấn, giám sát chiến dịch, còn Lê Đức Anh làm tổng tư lệnh chiến trường. Sư đoàn 2 và Trung đoàn chủ lực Tây Ninh khai pháo trước một ngày, khi Chu Huy Mân tổng cục trưởng TCCT bắn phát súng lệnh mở màn chính thức cuộc tấn công Cam Bốt vào lúc 12 giờ khuya đêm giáng sinh 1978 tại Ban Mê Thuột ..Ngày 8-1-1979, Cao Miên - CamPuChia coi như được giải thoát khỏi bàn tay sát nhân của Polpot và Khmer Đỏ . Để trả đũa và cứu nguy cho Khmer Đỏ ...Trung cộng tấn công biên giới phía bắc Việt Nam 1979. (Hình ảnh cầu Kỳ Lừa qua sông Kỳ Cùng - Lạng Sơn bị quân xâm lăng Trung quốc phá sập ngày 17-2-1979).
15 Tháng Hai 2025(Xem: 109)
Cao nguyên Trung Phần Việt Nam ( Central Highland VN - Tây Nguyên - Cao nguyên phía tây Trung Phẩn VN ) : Sơ lược Lich Sử: Trên bước đường Nam Tiến thời vua Lê Thánh Tông , đất nước Đại Việt chúng ta đã mở mang và tiến đến chân núi Trường Sơn phía đông phần-Thạch Bi Sơn hay núi Đá Bia - đèo Cả nằm giữa tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa. , có khắc ghi chứng tích biên giới phía nam của bước chân Việt Nam ..Còn những phần lãnh thổ ở phía tây dãy núi Trường Sơn thì sao ? Tất cả đều thuộc về lãnh thổ của Vương Quốc Champa & Phù Nam cổ xưa trước Thế kỷ 7 .. .Thực dân Pháp đã đến xâm lăng , gây bao máu lệ nhạt nhòa ... và đã dùng ngoại lực để hoán đổi vùng Trấn Tây Thành : một công trạng to lớn của Tướng Trương Minh Giảng trên đất đồng bằng sông Mê Kông- Biển Hồ Tonle Sap - Pnong Penh- Cao Miên 1836 , để nhận lấy vùng lãnh thổ núi non phía tây dãy Trường Sơn -KomLong- KonTum - BanDon - Cao Nguyên Trung Phần- VN ngày 4/7/1902 , sau khi đã khống chế nhà Nguyễn dưới thời vua Tự Đức...
08 Tháng Hai 2025(Xem: 181)
CƯ AN - TƯ NGUY : Là điều tâm niệm . Luôn luôn có sự chuẩn bị và quan sát để phòng vệ , suy nghĩ ứng phó với tình huống bất lợi . Kiên trì tập luyện về Ngạnh Công đây là một phần quan trọng , bên cạnh phần Ngoại Công : gồm các bài Quyền Thuật và Diễn thế cận chiến tự vệ . DIỄN THẾ THÁNH GIÓNG VƯƠN VAI - SỐ 64 [TẬP LUYỆN BÀI QUYỀN ĐAI NÂU - BROWN BELT FORM] (Phần 4 of 15) .
02 Tháng Hai 2025(Xem: 155)
Chí Sĩ Yêu Nước Sào Nam Phan Bội Châu là nhà Yêu Nước Cách Mạng Chống Thực Dân Pháp Xâm Lăng trước khi Hồ Chí Minh hay Nguyễn Tất Thành đi tìm đến nước Nga Lênin Xô Viết Đỏ CS ! TINH THẦN QUỐC DÂN của CHÍ SĨ YÊU NƯỚC PHAN BỘI CHÂU BẤT TỬ MUÔN ĐỜI ... Ôi! Đáng kính thay thanh niên! Đáng sợ thay thanh niên! Nếu ai nói rằng: Thanh niên lay trời, trời phải rung . Thanh niên xoay đất, đất phải chuyển, cũng không phải là quá đáng vậy! (Hình ảnh Chí Sĩ Yêu Nước Phan Bội Châu)
02 Tháng Hai 2025(Xem: 145)
CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH GÂY RA THẢM SÁT TẠI CỐ ĐÔ HUẾ TẾT MẬU THÂN NĂM 1968 .
01 Tháng Hai 2025(Xem: 141)
Nước Đại Việt cuối thế kỷ 18 rất rối ren và phân liệt nhiều hơn sau hơn 200 năm chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài. Vua nhà Lê Trung Hưng chỉ tồn tại trên danh nghĩa ở Đàng Ngoài, thực chất quyền hành trong tay các chúa Trịnh; còn từ sông Gianh trở vào nam là Đàng Trong, đất đai do chúa Nguyễn cai quản, cũng lấy danh nghĩa "phù Lê". Năm 1771, ba anh em Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ nổi dậy khởi nghĩa chống chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Sau hơn 10 năm kịch chiến, năm 1783, Nguyễn Nhạc lật đổ sự thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, tự lập làm vua Thái Đức ở Quy Nhơn. Chúa Nguyễn mới là Nguyễn Ánh phải chạy sang Xiêm lưu vong. Năm 1786, Nguyễn Nhạc cử em là Nguyễn Huệ mang quân đánh Phú Xuân – kinh thành cũ của chúa Nguyễn, bị chúa Trịnh đánh chiếm năm 1775. Nguyễn Huệ đánh lấy Phú Xuân rồi đánh thẳng ra Thăng Long với danh nghĩa "Phù Lê diệt Trịnh", tiêu diệt chúa Trịnh. Anh em Tây Sơn giao hiếu với vua Lê rồi rút quân về Nam. (Hình ảnh Vua Quang Trung Nguyễn Huệ)
26 Tháng Giêng 2025(Xem: 222)
Dưới 18 đời vua Hùng Vương , dân tộc Lạc Việt đã có tục lệ ngày Tết , mặc dù còn sơ khai . Sự tích bánh Dày , bánh Chưng do Lang Liêu và sự tích quả dưa Hấu do An Tiêm ...đã chứng minh nền văn hóa cổ truyền Tết đã xuất phát từ Tổ tiên Việt - Văn Lang và nối tiếp Âu Lạc-An Dương Vương .Trước khi Triệu Đà gian trá , sai con trai là Trọng Thủy giả vờ , bẫy tình Mỵ Châu để cướp nước Âu Lạc chúng ta từ vua An Dương Vương - Thục Phán . Từ thời điểm này trở về trước - Đất nước Văn Lang hiền hòa , bao dung của 18 đời vua Hùng Vương . Dân tộc Việt Nam chúng ta đã có TẾT . Đừng bao giờ sai lầm , cho rằng Tết là phong tục của Tàu -Trung Hoa truyền qua !
19 Tháng Giêng 2025(Xem: 194)
[LIÊN ĐOÀN HẬU DUỆ VNCH : CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUÂN SỬ - QLVNCH ] Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương 1954, Việt Nam Cộng Hòa đã đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Quần đảo Hoàng Sa - Paracel Islands gồm hai nhóm đảo, được gọi là nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group)...(Hình ảnh 4 Chiến Hạm VNCH Chiến đấu Bảo vệ Quần Đảo Hoàng Sa 19-1-1974)
18 Tháng Giêng 2025(Xem: 176)
Biến cố lịch sử hiện đại vào đầu năm Dương Lịch đáng ghi nhớ nhất với người Việt có lẽ là trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, một trận chiến chống ngoại xâm Trung Cộng duy nhứt trong chiến tranh 1954-1975 trên đất nước chúng ta. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, một phái đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thăm dò một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa để chuẩn bị thiết lập một phi trường trên đảo Lưỡi Liềm, đến nơi mới thấy đã bị quân Trung Cộng chiếm cứ. Ngày 17 tháng 1, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) chở theo một toán người nhái và một đội hải kích đổ bộ lên ba hòn đảo, nhổ cờ Trung quốc, dựng cờ Việt Nam Cộng Hòa. Đó là các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh thuộc Nhóm Lưỡi Liềm, nằm về phía tây quần đảo, gần đất liền Việt Nam. (Hình ảnh Quần Đảo Hoàng Sa - Paracel Archipelago thuộc Việt Nam)