CUỘC TRIỆT THOÁI CAO NGUYÊN TRÊN LIÊN TỈNH LỘ 7B
- QUÂN ĐOÀN 2 VNCH TỪ NGÀY 16 THÁNG 3 ĐẾN 25 THÁNG 3 NĂM 1975 .
Vào lúc 5 giờ 10 chiều ngày 14 tháng 3,1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về PleiKu , Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp gồm có: Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 (gồm 5 liên đoàn Biệt động quân), Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng QĐ 2 ; Quân khu 2. Mở đầu cuộc họp đặc biệt này,Tướng Phú đã thừa lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp Chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông trình bày tóm tắt nội dung cuộc họp tại Cam Ranh và chỉ định Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm và tân Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất chỉ huy tổng quát cuộc rút quân khỏi Cao nguyên…
Tướng Phú chỉ chú ý tới một điều là làm sao triệt thoái cho thật mau . Do đó , bộ tham mưu của Quân Đoàn 2 -VNCH chỉ có đúng hai ngày để lập kế hoạch . Và Tướng Phú dự trù chỉ cần bốn ngày là triệt thoái xong . Mỗi ngày sẽ có một đoàn quân xa chừng 250 chiếc ra khỏi cao nguyên PleiKu để theo Liên Tỉnh lộ 7B xuống Tuy Hòa duyên hải ...
Liên Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu sẽ dẫn đầu đoàn quân xa thứ nhất để khai quang và sửa chữa cầu cống , đường xá . Dự trù kế hoạch rằng công binh chỉ cần hai ngày là có thể làm cho quãng đường dài 200 cây số từ ngoại ô PleiKu tới Tuy Hòa là có thể sử dụng được...
Thứ tự triệt thoái ở đoạn giữa là các đơn vị pháo binh , quân y , bộ tham mưu quân đoàn 2 và các đơn vị còn lại của sư đoàn 23 Bộ Binh . Hai bên sườn được các chiến xa của Trung Đoàn 21 Thiết Giáp bảo vệ .
Ở đoạn cuối của đoàn quân xa triệt thoái là các đơn vị của Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất. Các đơn vị chỉ nhận lệnh khởi hành một giờ trước khi lên đường .
Do điều kiện gấp rút như vậy , cho nên sư đoàn Không Quân tại PleiKu không thể cung cấp sự yểm trợ trên không cho đoàn quân xa trong suốt cuộc triệt binh .
Đây là điều bất lợi và nguy hiểm lớn cho đoàn quân triệt thoái nếu Cộng quân chận đánh trên lộ trình rút lui ...
Ngày 16/3/1975, một số đơn vị tiếp vận, Pháo binh, Công binh của Quân đoàn 2 di chuyển trên 200 quân xa, với sự yểm trợ của đơn vị Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, Liên Đoàn 7 BĐQ đã khởi hành ra khỏi thị xã Pleiku, đây là lực lượng đi đầu của của đoàn quân triệt thoái khỏi Pleiku.
Khi Tiểu đoàn 58/LĐ7BĐQ tiến chiếm đỉnh đèo Cheo Reo và làm chủ tình hình trận địa , thì Trung đoàn 9 - Sư đoàn 320 CS dùng chiến xa tấn công và bao vây lực lượng BĐQ ở phía dưới chân đèo hướng tỉnh lỵ Phú Bổn. Các Tiểu đoàn 32 và 85BĐQ, Pháo binh và phân đội hỏa tiễn TOW đã dàn đội hình chống trả quyết liệt.
Trận chiến càng lúc càng khốc liệt. Liên đoàn 7 BĐQ xin phi pháo yểm trợ, 40 phút sau, oanh tạc cơ của Không quân VNCH đến oanh kích Cộng quân quanh trận tuyến. Đến 18 giờ 05 phút, chiến trường mới tạm im tiếng súng, nhưng Cộng quân vẫn còn áp lực quanh đoàn quân di chuyển.
Chiều 18/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 về đến Hậu Bổn, tỉnh lỵ tỉnh Phú Bổn, nơi Quân đoàn 2 đặt Bộ Tư Lệnh nhẹ để điều động cuộc triệt thoái, điểm đến là vùng duyên hải còn cách hơn 160 km. trong khi Công binh chưa làm kịp cầu phao bắc qua sông Ê-Pa.
Tối 18/3/1975, Sư đoàn 968 Cộng quân rời bỏ mục tiêu ở PleiKu và tấn công vào khu vực Tây Nam của vòng đai tỉnh lỵ Hậu Bổn, sử dụng súng cối pháo kích vào một số vị trí dừng quân của các đơn vị triệt thoái. Phi trường Hậu Bổn cách Bộ Tư lệnh nhẹ Quân Đoàn 2 chưa đến 2 km bị Cộng quân chiếm. Liên đoàn 7 BĐQ được điều động phản công, đẩy lùi Cộng quân ra khỏi khu vực Tây Nam của tỉnh lỵ. Kịch chiến diễn ra suốt đêm và kéo dài đến ngày hôm sau.
Chiều ngày 19/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 nhận được báo cáo Phú Bổn thất thủ. Một số lớn chiến xa M 48 và M 41 của Lữ đoàn 2 Kỵ Binh bị kẹt lại tỉnh lỵ Hậu Bổn…
Trong ngày đầu di tản, Tiểu đoàn 34 BĐQ do Thiếu tá Trịnh Trân chỉ huy được lệnh theo Thiết đoàn Kỵ binh di chuyển về Pleiku rồi xuống Phú Bổn. TĐ34BĐQ trách nhiệm trấn giữ tại đèo Cả trên QL1 .
Trong khi đó , bộ tham mưu của CS do Văn Tiến Dũng chỉ huy , còn ra lệnh cho các đơn vị CS tại địa phương gần bờ biển ,lập các chốt chặn trên Liên Tỉnh lộ 7B để triệt hạ các đơn vị của Quân Lực VNCH trên đường rút lui ra duyên hải Trung Phần ...
Sáng ngày 19-3-1975 thì đơn vị tiền phong của QLVNCH trong đoàn quân triệt thoái tới gần con sông Ba chỉ còn cách biển chừng 40 cây số .
Trách nhiệm an ninh trục lộ cho đoàn di tản tại Phú Bổn được giao cho Liên đoàn 23 BĐQ do Đại tá Lê Tất Biên chỉ huy. Liên đoàn này xuất thân từ tiểu đoàn BĐQ đầu tiên được thành lập tại Cao Nguyên, hầu hết binh sĩ là người Kinh, gia đình, thân nhân sinh sống tại Pleiku, Kontum. Liên đoàn lên đường cùng với Lữ đoàn 2 Thiết giáp vào ngày đầu của chiến dịch nhưng sĩ quan và binh sĩ chỉ nhận được lệnh là hành quân xuống Phú Bổn để từ đó đánh qua Khánh Dương, tái chiếm Ban Mê Thuột…
Cộng quân nhắm đánh vào sườn của đoàn quân triệt thoái ...Quân Lực VNCH phải gọi xin không quân VNCH yểm trợ để giúp chận cuộc tấn công . Nhưng thật không may cho quân lực VNCH , các phi tuần chiến đấu cơ của không quân lại oanh tạc nhầm vào khu vực đóng quân của Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân gây thiệt hại nặng cho một tiểu đoàn của Liên Đoàn 7 BĐQ .
Ngày 21-3-1975 , Cộng quân phá vỡ trận tuyến phòng thủ của Liên Đoàn 23 Biệt Động Quân rồi vượt lên để chiếm tỉnh lỵ của Phú Bổn và cắt đứt đường giao thông . Rất nhiều thường dân trong số 160.000 người đang di tản cùng với Liên Đoàn 8 ; Liên Đoàn 25 Biệt Động Quân và các đơn vị còn lại của sư đoàn 23 Bộ Binh VNCH bị cô lập . Rất nhiều binh sĩ VNCH chạy vào trong rừng . Cộng quân bắn đuổi theo những toán binh sĩ VNCH đang cùng với gia đình của họ đang chạy tìm đường thoát , phần lớn đều bị chết vì đạn pháo kích tàn bạo của cộng quân và chết vì đói khát ...
Trong khi đoạn hậu của đoàn quân triệt thoái chịu sự áp lực nặng nề của sư đoàn 968 CS , thi đoạn đầu chỉ còn cách thị xã Tuy Hòa có hai chục cây số và trở ngại chót là vượt qua sông Ba .
Cây cầu ráp qua sông Ba bị các đơn vị CS địa Phương bắn tỉa , ngăn cản .
Ngày 22-3-1975 cây cầu lớn qua sông Ba được hoàn thành nhưng sau đó lại bị sập một nhịp đó số lượng người và xe cộ quá tải ... mãi đến buổi chiều công binh nỗ lực sửa chữa mới thông tuyến trở lại .
Từ ngày 22-3-1975 , Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân phải giao tranh rất ác liệt với cộng quân đang cố sức tấn công ngăn cản các đơn vị VNCH ở phía trước ...Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân đã anh dũng chiến đấu chặn địch cho đoàn quân triệt thoái . Họ đã sử dụng một số đại bác và thiết giáp cố gắng chống cự lại sự ngăn cản chốt chận của cộng quân .
Trong khi đó , phần còn lại của Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân đã cố gắng sử dụng trên một chục chiếc thiết vận xa M-113 như những chiếc xe tăng nhẹ và các binh sĩ Biệt Động Quân tiến hành diệt từng ổ kháng cự và phục kích ngăn chận của cộng sản dọc theo hai bên đường Liên Tỉnh lộ 7B thuộc Phú Yên tại Mỹ Thạnh Đông và Phú Thứ .
Cho đến ngày 25-3-1975 các chiến sĩ thuộc Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân mới bắt tay được với các đơn vị Địa Phương Quân VNCH từ trong thị xã Tuy Hòa mở đường đánh ra ngoại vi .
Đây là cuộc triệt thoái tổn thất nặng nề ,đầy nước mắt và đẫm máu trong Quân Sử VNCH .
Trong số 179.000 quân nhân QLVNCH của Quân Đoàn 2 rút lui , gần phân nửa bị loại khỏi vòng chiến đấu mà không phải vì giao tranh trực diện với cộng quân .
Riêng phần còn lại của Sư Đoàn 23 BB chỉ còn 700 binh sĩ về tới Nha Trang .
7.000 binh sĩ Biệt Động Quân của Quân Đoàn 2 chỉ còn 900 quân nhân về duyên hải để tiếp tục chiến đấu ...
Ban Mê Thuộc thất thủ ngày 11.03.1975, trong ba ngày 12,13 và 14 kế tiếp vị Tư Lệnh Quân Đoàn II, Tướng Phạm Văn Phú đã có kế hoạch phối trí, tái chiếm lại Ban Mê Thuộc; Đang trên đường tiếp vận, nhiều cánh quân ở khắp các mặt trận đang túc trực, sẵn sàng mở những mũi dùi tiến vào Ban Mê Thuột thì trưa ngày 14 sau cuộc hộp tại Cam Ranh giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng các tướng Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang và Phạm Văn Phú đã đi dến quyết định rút bỏ Cao Nguyên. Cuộc rút quân kéo dài 9 ngày trên tuyến đường dài 200 cây số từ Pleiku về Phú Bổn, Phú Yên đã trở thành một cuộc di tản đầy bi thảm, làm mục tiêu cho lực lượng CS truy kích, dân và quân mỗi ngày duy chuyển chậm dần vì ứ động kẹt cứng với nhau đã trở thành đích điểm cho CS mặc sức tập bắng, nã trọng pháo. Hàng ngũ dân quân mỗi lúc một rối loạn, hầu như chôn chân tại chổ khi về tới Phú Bổn – Phú Yên, cho dù nhiều binh chủng thiện chiến nhiều lần tình nguyện đi cản hậu đánh trả lại lực lượng truy kích CS, nhưng trong hoàn cảnh tiến thoái đều bị động như thế thì cán cân thiện chiến không thể đặt ra được nữa khi tứ bề chân tay đã bị trói chặt vào hàng ngũ triệt thoái mà nguợc lại chỉ đánh dứ cầm chừng để bảo vệ đoàn quân tiếp tục duy chuyển. Cuộc triệt thoái đã trở thành một thảm họa làm suy sụp hết tinh thần chiến đấu của Quân Lực VNCH.
Theo chi tiết trong tư liệu của những quân nhân có mặt trong suốt cuộc triệt thoái, am hiểu nhiều tình hình và kế hoạch của các cấp chỉ huy đã cho biết không một chiến xa, một khẩu trọng pháo nào mang về tới được Phú Yên. Như thế chiến lược “Đầu Bé Đít To“ mà ông Thiệu dự định thực hiện đã hoàn toàn thất bại...
Tổng kết, trong số 1,200 xe quân sự vào lúc khởi sự cuộc di tản từ Pleiku thì khi đến Tuy Hòa chỉ còn lại 300 chiếc mà thôi. Chỉ có xấp xỉ 60,000 người dân đến đích, trong khi hai phần ba trong số người dân di tản, tức hơn 100,000 người, bị chết hoặc bị thương phải bỏ lại dọc đường. Về phía quân đội, gồm khoảng 20,000 quân tiếp vận và yểm tợ, chỉ còn 5,000 người đến nơi. Sáu tiểu đoàn Biệt Động Quân, gồm 7,000 người, chỉ còn 900 người đến trình diện Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 2 ở Nha Trang. Theo “The World Almanac of The Viet Nam War,” các kho đạn dược và quân nhu tại Kon Tum và Pleiku đã bị bỏ ngỏ, và tất cả quân trang, quân dụng cũng như vũ khí trị giá khoảng $253 triệu đều lọt vào tay Cộng Quân.
Trên 80 phần trăm quân số trong cuộc rút quân bị tổn thất, và trầm trọng hơn cả là hệ thống chỉ huy cùng kỹ luật quân đội đã bị rối loạn thì lấy gì để tiếp tục chiến đấu?
Đây là một bài học, trong suốt cuộc chiến tranh 21 năm từ sau hiệp định Generve 1954 phân chia đất nước cho đến năm 1975, VNCH hoàn toàn chưa có được một cấp chỉ huy nào có đuợc tài năng điều khiển một cuộc triệt thoái cấp Quân Đoàn. Triệt thoái thành công bằng mọi giá là phải mang yếu tố nhanh chóng, bất ngờ, không để cho đối phương dự đoán được kế hoạch, và nếu có biết ra thì cũng đã cao bay xa chạy thì mới thật là kế hoạch mật nhiện thành công nhất. Mọi khó khăn nhất cho cuộc rút quân là dân và quân mà trộn lẫn với nhau thì thật không có cách nào đi nhanh được, mà ngược lại còn tạo nên rối loạn mất tinh thần, thà để dân ở lại vùng đất cho đối phương tạm chiếm, bảo vệ chủ lực quân đội bằng mọi gía để chờ cơ hội tái chiếm, giải phóng lại toàn thể dân nước mới là thượng sách. Nhưng cuộc triệt thoái ở cấp Quân đoàn qúa đông đảo và to lớn khắp các mặt trận, do đó yếu tố nhanh chóng và bất ngờ khó có thể đặt ra được nữa, mọi động tịnh ngày hôm trước đến hôm sau là đối phương đã biết rõ. Trong lịch sử chiến tranh chỉ có những cuộc thua trận to lớn như Napoléon, Hitler, Thoát Hoan, Tôn Sĩ Nghị…mới diễn ra những cuộc triệt thoái về nước, còn như đang ở thế cân bằng với đối phương thì cách hay nhất là phải thủ thành quyết chiến, kéo dài thời gian để tìm một giải pháp chính trị an toàn ngõ hầu có thể bảo tồn được tất cả quân đội hơn là tự ý rút quân thì chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu qủa nguy hại, tự giết lấy mình !
- QUÂN ĐOÀN 2 VNCH TỪ NGÀY 16 THÁNG 3 ĐẾN 25 THÁNG 3 NĂM 1975 .
Vào lúc 5 giờ 10 chiều ngày 14 tháng 3,1975, khi vừa từ Cam Ranh trở về PleiKu , Tướng Phú triệu tập một cuộc họp khẩn cấp gồm có: Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Phụ tá Hành quân; Chuẩn tướng Phạm Ngọc Sang, Tư lệnh Sư đoàn 6 Không quân, Đại tá Phạm Duy Tất, Chỉ huy trưởng Biệt động quân Quân khu 2 (gồm 5 liên đoàn Biệt động quân), Đại tá Lê Khắc Lý, Tham mưu trưởng QĐ 2 ; Quân khu 2. Mở đầu cuộc họp đặc biệt này,Tướng Phú đã thừa lệnh Tổng thống VNCH gắn cấp Chuẩn tướng cho Đại tá Phạm Duy Tất. Ngay sau đó, ông trình bày tóm tắt nội dung cuộc họp tại Cam Ranh và chỉ định Chuẩn Tướng Trần Văn Cẩm và tân Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất chỉ huy tổng quát cuộc rút quân khỏi Cao nguyên…
Tướng Phú chỉ chú ý tới một điều là làm sao triệt thoái cho thật mau . Do đó , bộ tham mưu của Quân Đoàn 2 -VNCH chỉ có đúng hai ngày để lập kế hoạch . Và Tướng Phú dự trù chỉ cần bốn ngày là triệt thoái xong . Mỗi ngày sẽ có một đoàn quân xa chừng 250 chiếc ra khỏi cao nguyên PleiKu để theo Liên Tỉnh lộ 7B xuống Tuy Hòa duyên hải ...
Liên Đoàn 21 Công Binh Chiến Đấu sẽ dẫn đầu đoàn quân xa thứ nhất để khai quang và sửa chữa cầu cống , đường xá . Dự trù kế hoạch rằng công binh chỉ cần hai ngày là có thể làm cho quãng đường dài 200 cây số từ ngoại ô PleiKu tới Tuy Hòa là có thể sử dụng được...
Thứ tự triệt thoái ở đoạn giữa là các đơn vị pháo binh , quân y , bộ tham mưu quân đoàn 2 và các đơn vị còn lại của sư đoàn 23 Bộ Binh . Hai bên sườn được các chiến xa của Trung Đoàn 21 Thiết Giáp bảo vệ .
Ở đoạn cuối của đoàn quân xa triệt thoái là các đơn vị của Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất. Các đơn vị chỉ nhận lệnh khởi hành một giờ trước khi lên đường .
Do điều kiện gấp rút như vậy , cho nên sư đoàn Không Quân tại PleiKu không thể cung cấp sự yểm trợ trên không cho đoàn quân xa trong suốt cuộc triệt binh .
Đây là điều bất lợi và nguy hiểm lớn cho đoàn quân triệt thoái nếu Cộng quân chận đánh trên lộ trình rút lui ...
Ngày 16/3/1975, một số đơn vị tiếp vận, Pháo binh, Công binh của Quân đoàn 2 di chuyển trên 200 quân xa, với sự yểm trợ của đơn vị Lữ Đoàn 2 Kỵ Binh, Liên Đoàn 7 BĐQ đã khởi hành ra khỏi thị xã Pleiku, đây là lực lượng đi đầu của của đoàn quân triệt thoái khỏi Pleiku.
Khi Tiểu đoàn 58/LĐ7BĐQ tiến chiếm đỉnh đèo Cheo Reo và làm chủ tình hình trận địa , thì Trung đoàn 9 - Sư đoàn 320 CS dùng chiến xa tấn công và bao vây lực lượng BĐQ ở phía dưới chân đèo hướng tỉnh lỵ Phú Bổn. Các Tiểu đoàn 32 và 85BĐQ, Pháo binh và phân đội hỏa tiễn TOW đã dàn đội hình chống trả quyết liệt.
Trận chiến càng lúc càng khốc liệt. Liên đoàn 7 BĐQ xin phi pháo yểm trợ, 40 phút sau, oanh tạc cơ của Không quân VNCH đến oanh kích Cộng quân quanh trận tuyến. Đến 18 giờ 05 phút, chiến trường mới tạm im tiếng súng, nhưng Cộng quân vẫn còn áp lực quanh đoàn quân di chuyển.
Chiều 18/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 về đến Hậu Bổn, tỉnh lỵ tỉnh Phú Bổn, nơi Quân đoàn 2 đặt Bộ Tư Lệnh nhẹ để điều động cuộc triệt thoái, điểm đến là vùng duyên hải còn cách hơn 160 km. trong khi Công binh chưa làm kịp cầu phao bắc qua sông Ê-Pa.
Tối 18/3/1975, Sư đoàn 968 Cộng quân rời bỏ mục tiêu ở PleiKu và tấn công vào khu vực Tây Nam của vòng đai tỉnh lỵ Hậu Bổn, sử dụng súng cối pháo kích vào một số vị trí dừng quân của các đơn vị triệt thoái. Phi trường Hậu Bổn cách Bộ Tư lệnh nhẹ Quân Đoàn 2 chưa đến 2 km bị Cộng quân chiếm. Liên đoàn 7 BĐQ được điều động phản công, đẩy lùi Cộng quân ra khỏi khu vực Tây Nam của tỉnh lỵ. Kịch chiến diễn ra suốt đêm và kéo dài đến ngày hôm sau.
Chiều ngày 19/3/1975, Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 nhận được báo cáo Phú Bổn thất thủ. Một số lớn chiến xa M 48 và M 41 của Lữ đoàn 2 Kỵ Binh bị kẹt lại tỉnh lỵ Hậu Bổn…
Trong ngày đầu di tản, Tiểu đoàn 34 BĐQ do Thiếu tá Trịnh Trân chỉ huy được lệnh theo Thiết đoàn Kỵ binh di chuyển về Pleiku rồi xuống Phú Bổn. TĐ34BĐQ trách nhiệm trấn giữ tại đèo Cả trên QL1 .
Trong khi đó , bộ tham mưu của CS do Văn Tiến Dũng chỉ huy , còn ra lệnh cho các đơn vị CS tại địa phương gần bờ biển ,lập các chốt chặn trên Liên Tỉnh lộ 7B để triệt hạ các đơn vị của Quân Lực VNCH trên đường rút lui ra duyên hải Trung Phần ...
Sáng ngày 19-3-1975 thì đơn vị tiền phong của QLVNCH trong đoàn quân triệt thoái tới gần con sông Ba chỉ còn cách biển chừng 40 cây số .
Trách nhiệm an ninh trục lộ cho đoàn di tản tại Phú Bổn được giao cho Liên đoàn 23 BĐQ do Đại tá Lê Tất Biên chỉ huy. Liên đoàn này xuất thân từ tiểu đoàn BĐQ đầu tiên được thành lập tại Cao Nguyên, hầu hết binh sĩ là người Kinh, gia đình, thân nhân sinh sống tại Pleiku, Kontum. Liên đoàn lên đường cùng với Lữ đoàn 2 Thiết giáp vào ngày đầu của chiến dịch nhưng sĩ quan và binh sĩ chỉ nhận được lệnh là hành quân xuống Phú Bổn để từ đó đánh qua Khánh Dương, tái chiếm Ban Mê Thuột…
Cộng quân nhắm đánh vào sườn của đoàn quân triệt thoái ...Quân Lực VNCH phải gọi xin không quân VNCH yểm trợ để giúp chận cuộc tấn công . Nhưng thật không may cho quân lực VNCH , các phi tuần chiến đấu cơ của không quân lại oanh tạc nhầm vào khu vực đóng quân của Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân gây thiệt hại nặng cho một tiểu đoàn của Liên Đoàn 7 BĐQ .
Ngày 21-3-1975 , Cộng quân phá vỡ trận tuyến phòng thủ của Liên Đoàn 23 Biệt Động Quân rồi vượt lên để chiếm tỉnh lỵ của Phú Bổn và cắt đứt đường giao thông . Rất nhiều thường dân trong số 160.000 người đang di tản cùng với Liên Đoàn 8 ; Liên Đoàn 25 Biệt Động Quân và các đơn vị còn lại của sư đoàn 23 Bộ Binh VNCH bị cô lập . Rất nhiều binh sĩ VNCH chạy vào trong rừng . Cộng quân bắn đuổi theo những toán binh sĩ VNCH đang cùng với gia đình của họ đang chạy tìm đường thoát , phần lớn đều bị chết vì đạn pháo kích tàn bạo của cộng quân và chết vì đói khát ...
Trong khi đoạn hậu của đoàn quân triệt thoái chịu sự áp lực nặng nề của sư đoàn 968 CS , thi đoạn đầu chỉ còn cách thị xã Tuy Hòa có hai chục cây số và trở ngại chót là vượt qua sông Ba .
Cây cầu ráp qua sông Ba bị các đơn vị CS địa Phương bắn tỉa , ngăn cản .
Ngày 22-3-1975 cây cầu lớn qua sông Ba được hoàn thành nhưng sau đó lại bị sập một nhịp đó số lượng người và xe cộ quá tải ... mãi đến buổi chiều công binh nỗ lực sửa chữa mới thông tuyến trở lại .
Từ ngày 22-3-1975 , Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân phải giao tranh rất ác liệt với cộng quân đang cố sức tấn công ngăn cản các đơn vị VNCH ở phía trước ...Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân đã anh dũng chiến đấu chặn địch cho đoàn quân triệt thoái . Họ đã sử dụng một số đại bác và thiết giáp cố gắng chống cự lại sự ngăn cản chốt chận của cộng quân .
Trong khi đó , phần còn lại của Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân đã cố gắng sử dụng trên một chục chiếc thiết vận xa M-113 như những chiếc xe tăng nhẹ và các binh sĩ Biệt Động Quân tiến hành diệt từng ổ kháng cự và phục kích ngăn chận của cộng sản dọc theo hai bên đường Liên Tỉnh lộ 7B thuộc Phú Yên tại Mỹ Thạnh Đông và Phú Thứ .
Cho đến ngày 25-3-1975 các chiến sĩ thuộc Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân mới bắt tay được với các đơn vị Địa Phương Quân VNCH từ trong thị xã Tuy Hòa mở đường đánh ra ngoại vi .
Đây là cuộc triệt thoái tổn thất nặng nề ,đầy nước mắt và đẫm máu trong Quân Sử VNCH .
Trong số 179.000 quân nhân QLVNCH của Quân Đoàn 2 rút lui , gần phân nửa bị loại khỏi vòng chiến đấu mà không phải vì giao tranh trực diện với cộng quân .
Riêng phần còn lại của Sư Đoàn 23 BB chỉ còn 700 binh sĩ về tới Nha Trang .
7.000 binh sĩ Biệt Động Quân của Quân Đoàn 2 chỉ còn 900 quân nhân về duyên hải để tiếp tục chiến đấu ...
Ban Mê Thuộc thất thủ ngày 11.03.1975, trong ba ngày 12,13 và 14 kế tiếp vị Tư Lệnh Quân Đoàn II, Tướng Phạm Văn Phú đã có kế hoạch phối trí, tái chiếm lại Ban Mê Thuộc; Đang trên đường tiếp vận, nhiều cánh quân ở khắp các mặt trận đang túc trực, sẵn sàng mở những mũi dùi tiến vào Ban Mê Thuột thì trưa ngày 14 sau cuộc hộp tại Cam Ranh giữa Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cùng các tướng Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang và Phạm Văn Phú đã đi dến quyết định rút bỏ Cao Nguyên. Cuộc rút quân kéo dài 9 ngày trên tuyến đường dài 200 cây số từ Pleiku về Phú Bổn, Phú Yên đã trở thành một cuộc di tản đầy bi thảm, làm mục tiêu cho lực lượng CS truy kích, dân và quân mỗi ngày duy chuyển chậm dần vì ứ động kẹt cứng với nhau đã trở thành đích điểm cho CS mặc sức tập bắng, nã trọng pháo. Hàng ngũ dân quân mỗi lúc một rối loạn, hầu như chôn chân tại chổ khi về tới Phú Bổn – Phú Yên, cho dù nhiều binh chủng thiện chiến nhiều lần tình nguyện đi cản hậu đánh trả lại lực lượng truy kích CS, nhưng trong hoàn cảnh tiến thoái đều bị động như thế thì cán cân thiện chiến không thể đặt ra được nữa khi tứ bề chân tay đã bị trói chặt vào hàng ngũ triệt thoái mà nguợc lại chỉ đánh dứ cầm chừng để bảo vệ đoàn quân tiếp tục duy chuyển. Cuộc triệt thoái đã trở thành một thảm họa làm suy sụp hết tinh thần chiến đấu của Quân Lực VNCH.
Theo chi tiết trong tư liệu của những quân nhân có mặt trong suốt cuộc triệt thoái, am hiểu nhiều tình hình và kế hoạch của các cấp chỉ huy đã cho biết không một chiến xa, một khẩu trọng pháo nào mang về tới được Phú Yên. Như thế chiến lược “Đầu Bé Đít To“ mà ông Thiệu dự định thực hiện đã hoàn toàn thất bại...
Tổng kết, trong số 1,200 xe quân sự vào lúc khởi sự cuộc di tản từ Pleiku thì khi đến Tuy Hòa chỉ còn lại 300 chiếc mà thôi. Chỉ có xấp xỉ 60,000 người dân đến đích, trong khi hai phần ba trong số người dân di tản, tức hơn 100,000 người, bị chết hoặc bị thương phải bỏ lại dọc đường. Về phía quân đội, gồm khoảng 20,000 quân tiếp vận và yểm tợ, chỉ còn 5,000 người đến nơi. Sáu tiểu đoàn Biệt Động Quân, gồm 7,000 người, chỉ còn 900 người đến trình diện Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn 2 ở Nha Trang. Theo “The World Almanac of The Viet Nam War,” các kho đạn dược và quân nhu tại Kon Tum và Pleiku đã bị bỏ ngỏ, và tất cả quân trang, quân dụng cũng như vũ khí trị giá khoảng $253 triệu đều lọt vào tay Cộng Quân.
Trên 80 phần trăm quân số trong cuộc rút quân bị tổn thất, và trầm trọng hơn cả là hệ thống chỉ huy cùng kỹ luật quân đội đã bị rối loạn thì lấy gì để tiếp tục chiến đấu?
Đây là một bài học, trong suốt cuộc chiến tranh 21 năm từ sau hiệp định Generve 1954 phân chia đất nước cho đến năm 1975, VNCH hoàn toàn chưa có được một cấp chỉ huy nào có đuợc tài năng điều khiển một cuộc triệt thoái cấp Quân Đoàn. Triệt thoái thành công bằng mọi giá là phải mang yếu tố nhanh chóng, bất ngờ, không để cho đối phương dự đoán được kế hoạch, và nếu có biết ra thì cũng đã cao bay xa chạy thì mới thật là kế hoạch mật nhiện thành công nhất. Mọi khó khăn nhất cho cuộc rút quân là dân và quân mà trộn lẫn với nhau thì thật không có cách nào đi nhanh được, mà ngược lại còn tạo nên rối loạn mất tinh thần, thà để dân ở lại vùng đất cho đối phương tạm chiếm, bảo vệ chủ lực quân đội bằng mọi gía để chờ cơ hội tái chiếm, giải phóng lại toàn thể dân nước mới là thượng sách. Nhưng cuộc triệt thoái ở cấp Quân đoàn qúa đông đảo và to lớn khắp các mặt trận, do đó yếu tố nhanh chóng và bất ngờ khó có thể đặt ra được nữa, mọi động tịnh ngày hôm trước đến hôm sau là đối phương đã biết rõ. Trong lịch sử chiến tranh chỉ có những cuộc thua trận to lớn như Napoléon, Hitler, Thoát Hoan, Tôn Sĩ Nghị…mới diễn ra những cuộc triệt thoái về nước, còn như đang ở thế cân bằng với đối phương thì cách hay nhất là phải thủ thành quyết chiến, kéo dài thời gian để tìm một giải pháp chính trị an toàn ngõ hầu có thể bảo tồn được tất cả quân đội hơn là tự ý rút quân thì chắc chắn sẽ dẫn đến những hậu qủa nguy hại, tự giết lấy mình !
Gửi ý kiến của bạn