[LỊCH SỬ TIỀN CẬN ĐẠI VIỆT NAM - GIAI ĐOẠN THỰC DÂN PHÁP XÂM LĂNG ( 31/ 8/ 1858 ) đến TUYÊN CÁO VIỆT NAM ĐỘC LẬP ( 11/3/1945 )] Đệ Nhị Thế Chiến ( WWII ) 1939 - Đông Á - Thái Bình Dương : Nhật Đảo Chính Pháp tại Đông Dương( 9/3/1945 ) - Hoàng Đế Bảo Đại và Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập ( 11/3/1945 ) .

11 Tháng Ba 20218:43 CH(Xem: 2711)
Nhật đảo chính Pháp trên toàn lãnh thổ Đông Dương :
Trong đêm 9-3-1945, quân Nhật đồng loạt nổ súng và nhanh chóng đè bẹp sự kháng cự của đối phương. Đến chiều ngày 10-3 thì quân Pháp đầu hàng, Lục quân Nhật làm chủ các vùng đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn và nhiều tỉnh lỵ… Những đơn vị quân Pháp còn cố thủ ở Cà Mau, Biển Hồ (KamPuChia), một số vùng ở Bắc Đông Dương, cũng lần lượt bị thất thủ, chỉ còn một số tàn quân chạy qua biên giới Việt Trung.
- Sáng ngày 10/03, quân Nhật tràn vào dinh thự của Toàn quyền, Đô đốc Jean Decoux ở Sài Gòn, bắt ngay ông ta và các quan chức cao cấp Pháp;
-Tại Hà Nội, tướng Eugene Mordant trèo tường trốn vào thành Hà Nội (khu Cột Cờ) sau khi quân Pháp đọ súng với quân Nhật. Mordant là thủ lĩnh phe de Gaulle ngầm chống Nhật ở Việt Nam, nhưng ông ta đã nhanh chóng trèo ra phố, đi chân đất trốn vào nhà dân rồi đầu hàng. Người kế nhiệm ông, Tướng Georges Ayme, tiếp tục chỉ huy lính kháng cự rồi thua quân Nhật. Sau trận đánh ở Hà Nội, có 87 người Âu, 100 người Việt bị giết. Quân Nhật cũng có hơn 100 lính tử trận;
-Ở Bắc Giang, quân Pháp bị bắt toàn bộ và một số phụ nữ Pháp, gồm cả vợ của quan đầu tỉnh bị lính Nhật hiếp tập thể;
-Có tin về các buổi hành hình người Pháp: quân Nhật thường dùng kiếm dài chặt đầu họ;
-Tại Lạng Sơn giao tranh kéo dài nhất nhưng đến chập tối ngày 10/03 thì Pháp thua. Chừng 4000 quân phía Pháp chỉ có trên 500 người Âu, còn lại là lính Việt. Sau khi chặt đầu tướng Emile Lemonnier vì ông từ chối ký giấy đầu hàng, sư đoàn 22 của Nhật bắt toàn bộ tù binh Pháp và Âu (lính lê-dương) sắp hàng trước mũi súng máy để hành quyết. Với những người gục xuống chưa chết, quân Nhật xung phong, dùng lưỡi lê đâm cho chết hẳn.
-Ở Lào và Campuchia, quân Nhật không gặp kháng cự gì đáng kể và nhanh chóng thay Pháp chiếm Phnom Penh, Vientianne, Thakkhet, Luang Prabang.
- Ở Việt Nam, vài nghìn tàn quân Pháp-Âu do hai tướng Marcel Alessandri và Gabriel Sabbattier chỉ huy chạy lên phía Tây Bắc và tìm đường chạy sang Lào.
Tướng Charles de Gaulle từ châu Âu đột nhiên phong Sabbattier làm tư lệnh quân Pháp thuộc phe Đồng Minh ở Đông Dương và ra lệnh ở lại Việt Nam kháng Nhật.
Vấn đề là từ 60 nghìn, Pháp chỉ còn chưa đầy 6000 quân người Âu, không có lính Việt nữa và thiếu đạn dược, lương thực.
Khả năng đương đầu với nhiều sư đoàn thiện chiến của Nhật để giành lại Đông Dương là vô vọng nên Tướng Sabbattier đã quyết định rút sang Nam Trung Hoa.
Chiến dịch Trăng Sáng đã hoàn toàn xóa bỏ sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam, tạo ảnh hưởng tâm lý chấn động cho người bản xứ. Sự kiện "ông chủ da trắng đã bị hạ bệ và bị hạ nhục" đã thay đổi tâm trí của người dân Indonesia, Malaya (gồm cả Singapore),Việt Nam và Đông Dương.
Sự bừng tỉnh về danh dự chủng tộc cho người châu Á thấy cơ hội bỏ ách thực dân, theo sử gia Anh, Max Hastings.
Nhưng những gì trước mắt thì còn rất mù mờ.
Quân Nhật vẫn cầm tù 15 nghìn người Pháp, Âu sau khi đã giết trong giao tranh và hành quyết hơn 4000.
HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI TUYÊN CÁO VIỆT NAM ĐỘC LẬP ( 11/3/1945 )
Ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi tình hình chiến tranh Thái Bình Dương biến đổi bất lợi, Pháp chuẩn bị đón quân Đồng Minh đổ bộ vào Đông Dương, Đế quốc Nhật Bản đảo chính Pháp, tống giam nhiều quan chức và tước khí giới của quân đội Pháp tại Đông Dương. Đại sứ Nhật tại Đông Dương là Matsumoto Shunichi giao cho đại diện Pháp là Toàn quyền Đông Dương Đô đốc Jean Decoux tối hậu thư đòi người Pháp phải chấp nhận vô điều kiện quyền chỉ huy của Nhật trên mọi phương diện. Tại Huế, Đại úy Kanebo Noburu thông báo cho hoàng đế Bảo Đại quyền lực của Pháp đã bị loại. Cùng chiều hướng đó Đế quốc Nhật Bản thỏa thuận trao trả độc lập cho Việt Nam trên danh nghĩa.
Sau cuộc tập kích bất ngờ vào quân Pháp đêm 9-3-1945, vấn đề quan trọng nhất đối với quân Nhật là duy trì bằng được "trật tự và ổn định" nhằm tìm nguồn cung ứng vật chất tại chỗ cho gần 100.000 lính Nhật và để phòng thủ. Tuy nhiên, đúng lúc đó, bộ máy hành chính thực dân mà Nhật kế thừa từ Pháp đã tan rã, vì thế việc lập một bộ máy cai trị bản xứ đặt ra như một đòi hỏi cấp bách và Đế quốc Việt Nam ra đời trong bối cảnh đó.
Sáng 10 tháng 3 năm 1945 vua Bảo Đại được một toán quân Nhật đưa về kinh thành. Hôm sau, ngày 11 Tháng Ba năm 1945, vua Bảo Đại gặp mặt cố vấn tối cao của Nhật là đại sứ Yokoyama Masayuki tại điện Kiến Trung để ký bản tuyên cáo Việt Nam độc lập. Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo. Cùng đi với Yokoyama là tổng lãnh sự Konagaya Akira và lãnh sự Watanabe Taizo. Bản tuyên cáo có chữ ký của sáu vị thượng thư trong Cơ mật Viện là Phạm Quỳnh, Hồ Đắc Khải, Nguyễn Phúc Ưng Úy, Bùi Bằng Đoàn, Trần Thanh Đạt, và Trương Như Đính. Toàn văn như sau: “ : Cứ theo tình hình chung trong thiên hạ, tình thế riêng cõi Đông Á, chính phủ Việt Nam tuyên bố từ ngày này Hòa ước Bảo hộ với nước Pháp bãi bỏ và nước Nam khôi phục quyền độc lập. Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung.
Vậy Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên."
Khâm thử
— Ngày 27 tháng 1 năm thứ 20 triều Bảo Đại,
Ngày 12 tháng 3 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại lại gặp Đại sứ Yokoyama Masayuki và trao cho ông bản tuyên cáo. Kể từ ngày hôm sau - 13 tháng 3 năm 1945, báo giới khắp Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ đồng loạt loan tin Việt Nam độc lập.
Với Dụ số 1 ra ngày 17 tháng 3, hoàng đế nêu khẩu hiệu "Dân vi quý" (Hán-Việt: 民爲貴; lấy dân làm quý) làm phương châm trị quốc. Ông giải tán nội các cũ, các Thượng thư đồng loạt từ chức.
Nhà sử học Trần Trọng Kim được Nhật Bản đón về từ Singapore, rồi được đưa ra Huế để Bảo Đại giao nhiệm vụ thành lập nội các mới trở thành Thủ Tướng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam. Lúc đó vua Bảo Đại nói với Giáo sư Trần Trọng Kim: "Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ lập thành một chính phủ để lo việc nước."
Trần Trọng Kim được lựa chọn thành viên nội các, Nhật Bản không bắt ông phải dùng những người của họ đã định trước. Sau đó, vào ngày 18 tháng 8 năm 1945, hoàng đế Bảo Đại có gửi thư cho các cường quốc Đồng Minh (Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc) đề nghị công nhận nền độc lập của Đế quốc Việt Nam .
11/3/1945 HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI THU HỒI ĐỘC LẬP CHỦ QUYỀN VIỆT NAM XOÁ BỎ ÁCH CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 .
" Cứ theo tình hình thế giới nói chung và hiện tình Á Châu, chính phủ Việt Nam long trọng công bố rằng: Kể từ ngày hôm nay, Hòa ước Bảo hộ ký kết với nước Pháp được hủy bỏ và vô hiệu hóa. Việt Nam thu hồi hoàn toàn chủ quyền của một Quốc gia Độc lập. Nước Việt Nam sẽ gắng sức tự tiến triển cho xứng đáng một quốc gia độc lập và theo như lời tuyên ngôn chung của Đại Đông Á, đem tài lực giúp cho cuộc thịnh vượng chung.
Vậy Chính phủ Việt Nam một lòng tin cậy lòng thành ở Nhật Bản đế quốc, quyết chí hợp tác với nước Nhật, đem hết tài sản trong nước để cho đạt được mục đích như trên ”./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn