NHỮNG NGÀY XƯA GHI DẤU SỬ XANH : 14-3-1988 TRUNG CỘNG XÂM LĂNG ĐẢO GẠC MA , CÔ LIN , LEN ĐAO (QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA) CỦA VIỆT NAM .

14 Tháng Ba 20216:01 CH(Xem: 2652)
Diễn biến​ cuộc xung đột trên cụm đảo Gạc Ma , Cô Lin và Len Đao ( 14-3-1988 ) thuộc Quần đảo Trường Sa - Việt Nam .
Trong những tháng đầu năm 1988, lần đầu tiên Hải quân Trung quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa, chiếm giữ đá Chữ Thập (31 tháng 1), đá Châu Viên (18 tháng 2), đá Ga Ven (26 tháng 2), đá Tư Nghĩa (đá Huy Gô) (28 tháng 2), đá Xu Bi (23 tháng 3). Hải quân CSHCM đưa vũ khí, khí tài ra đóng giữ tại đá Tiên Nữ (26 tháng 1), đá Lát (5 tháng 2), đá Lớn (6 tháng 2), đá Đông (18 tháng 2), đá Tốc Tan (27 tháng 2), đá Núi Le (2 tháng 3), bước đầu ngăn chặn được hành động mở rộng phạm vi chiếm đóng của hải quân Trung quốc ra các đảo lân cận. Phía CSHCM dự kiến Trung quốc có thể chiếm thêm một số bãi cạn xung quanh cụm đảo Sinh Tồn, Nam Yết và phía đông kinh tuyến 115°.
Căn cứ vào tình hình xung quanh khu vực Trường Sa : Gạc Ma giữ vị trí quan trọng, nếu để hải quân Trung quốc chiếm giữ thì chúng sẽ khống chế đường tiếp tế từ Việt Nam ra các căn cứ tại quần đảo Trường Sa .Lữ đoàn Vận tải 125 CS thực hiện nhiệm vụ này.
Trong khi đó, hải quân Trung quốc sau khi đưa quân chiếm đóng các rạn san hô Chữ Thập, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa cũng đang có ý đồ chiếm giữ ba đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đầu tháng 3 năm 1988, Trung quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên lên 9 đến 12 tàu chiến gồm: 1 tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu hộ vệ pháo, 2 tàu đổ bộ, 3 tàu vận tải hỗ trợ LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và 1 dàn khoan lớn.
Sáng ngày 14 tháng 3 năm 1988, chiến sự diễn ra tại khu vực các đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.
Trung quốc có 3 tàu khu trục gồm:
Tàu khu trục 502 Nanchong / Nam Sung / 南充, lớp Giang Nam/065 (Jiangnan Class/065). Nặng 1.400 tấn, trang bị 3 pháo 100 mm và 8 pháo 37mm.
Tàu khu trục 556 Xiangtan / Tương Đàm / 湘潭, lớp Giang Hộ II/053H1 (Jianghu II Class/053H1). Nặng 1.925 tấn, trang bị 4 pháo 100 mm và 2 pháo 37mm.
Tàu khu trục 531 Yingtan / Ưng Đàm / 鹰潭, lớp Giang Đông/053K (Jiangdong Class/053K). Nặng 1.925 tấn, trang bị 4 pháo 100 mm và 8 pháo 37mm.
Phía CSHCM có 3 tàu vận tải không vũ khí mạnh :
HQ-505, nguyên là tàu USS Bulloch County LST-509.
HQ-604, tàu vận tải loại 500 tấn.
HQ-605, tàu vận tải loại 500 tấn.
Trung quốc chiếm ưu thế hoàn toàn về lực lượng: họ có 3 tàu chiến chuyên dụng trang bị đầy đủ hỏa lực đại bác cỡ lớn, có thể bắn vào mục tiêu từ tầm xa trên 20 Km. Trong khi đó, phía CSHCM chỉ có 3 tàu vận tải vũ trang yếu, chỉ có súng cá nhân như AK-47 và RPG-7 (tức B41) trang bị cho thủy thủ, tầm bắn chỉ được vài trăm mét.
Xung đột vũ trang trên Đá Gạc Ma​
Trận thảm sát ngày 14 tháng 3 năm 1988 do Trung cộng gây ra tại đảo Gạc Ma :
'Gạc Ma 1988 là cuộc thảm sát hèn hạ'
"Báo chí Trung quốc khi đó làm ầm ĩ lên rằng đó là một chiến thắng hoành tráng, nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một cuộc thảm sát hèn hạ", chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm trả lời
Trung quốc xâm chiếm Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam vào 14/3/1988, chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nhìn lại sự kiện này:
- Thời điểm đó tôi là tham mưu phó phụ trách tác chiến của hải quân CSHCM, nắm được rõ mọi diễn biến ở Trường Sa.
Ngày 14/3/1988, đơn vị công binh hải quân CSHCM trên Đá Gạc Ma có 48 chiến sĩ, tới đây để xây một trạm quan sát.
Sáng hôm đó, lính Trung quốc đổ bộ lên Đá Gạc Ma. Khi thấy lá cờ CSHCM cắm tại đây, chúng xông tới nhổ cờ ném xuống đất. Hai chiến sĩ CSHCM bảo vệ lá cờ đã kháng cự quyết liệt. Theo tôi được báo cáo, họ đã bị tấn công bằng dao.
Số lính Trung quốc lên Đá Gạc Ma sau đó nổ súng, tàn sát man rợ các chiến sĩ CSHCM .
Ngoài biển có một số tàu chiến Trung quốc neo đậu ở khoảng cách 5-6 km.
Gần đó cũng có các tàu vận tải VN : số hiệu HQ-604 ; HQ-605 và HQ-504 là một Dương Vận Hạm của HQVNCH còn lại ,chỉ khoảng 400 tấn. Trên tàu không có vũ khí gì đáng kể, chỉ có một số khẩu súng 12,7mm.
Tàu hải quân Trung quốc đã dùng pháo bắn chìm 3 tàu của chúng ta VN. 64 binh sĩ VN đã hy sinh.
Báo chí Trung quốc làm ầm ĩ lên rằng đó là một chiến thắng hoành tráng của hải quân nước này trước hải quân CSHCM , nhưng tôi nghĩ đó chỉ là một cuộc thảm sát hèn hạ. Tất cả chúng tôi lúc đó đều vô cùng căm phẫn. Có ý kiến đề nghị là điều tàu chiến của chúng ta ở Bãi Tiên Nữ và Bãi Thuyền Chài tới Gạc Ma.
Khi đó tư lệnh Giáp Văn Cương CSHCM ra lệnh triển khai hai tàu chiến, nhưng hai tàu chiến chỉ có pháo và ngư lôi, không có tên lửa như tàu Trung quốc, do đó 30 phút sau tư lệnh Giáp Văn Cương đã suy nghĩ lại và hủy lệnh. Do đó một cuộc đổ máu lớn đã không xảy ra.
Sau khi chiếm đoạt đảo Gạc Ma (Johnson Reef South) ngày 14-3-1988 , Trung cộng thừa thế chiếm đóng thêm 6 đảo khác thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam như : Su Bi Reef ; Chữ Thập(Fiery Cross Reef ) ; Én Đất (Eldad Reef) ; Châu Viên( Cuarteron Reef ) ; Tư Nghĩa ; Gaven Reef và đá Vành Khăn ( Mischief Reef ) thuộc chủ quyền Việt Nam tại Trường Sa , nhưng đang do Philippines trú đóng 2/1995 .
Ngoài ra , Trung cộng đã âm thầm xâm chiếm các cụm đá nhỏ nữa nổi , nữa chìm khác như : Đá Ba Đầu vào tháng 3/ 1992 ; Đá Lạc vào tháng 7 / 1992 ; Đá Ken Nan ( Chiqua Reef ).
Đài Loan - Taiwan - China Republic đã đổ bộ và chiếm lấy bất hợp pháp đảo lớn nhất của quần đảo Trường Sa - Việt Nam . Là đảo Ba Bình hay Thái Bình ( Itu - Aba ) vào tháng 6 năm 1946 , khi đó Taiwan nhân danh giải giới quân đội Nhật Bản tại Đông Dương .
Và sau một vài năm , đến khi nước Pháp rút lui hoàn toàn khỏi Đông Dương 1954 .
Taiwan cho quân đóng doanh trại kiên cố trên đảo Ba Bình ngày 20 tháng 5 năm 1956 cho đến hiện tại ...(Tình hình thời sự tranh chấp tại Hoàng Sa - Trường Sa và Biển Đông , vẫn sẽ còn bùng nổ chiến sự tiếp tục trong tương lai xa và gần khó dự báo . Tất cả sẽ được tiếp theo sau này ...)
NHỮNG CHIẾN BINH VIỆT NAM SỐNG SÓT.
Cuộc giằng co và xả súng xảy ra vào buổi sáng 14 tháng 3 vẫn còn trong trí nhớ cựu binh Nguyễn Văn Thống. Khi ấy, trung sĩ Thống là tiểu đội trưởng thuộc đơn vị công binh E83 đang ở trên boong tàu HQ-604.
Từ chỗ đứng của mình, anh thấy rõ các đồng đội đang cầm cự với lính Trung Quốc. Pháo lớn bắt đầu nã vào chiếc HQ-604. Lực lượng Việt Nam trên tàu liền dồn vào ca bin rất đông, đạn địch vẫn không ngớt lia tới những con người hầu như không được vũ trang. Kết quả trận chiến, 64 chiến sĩ hy sinh, Thống cùng một vài người khác sống sót va bị cầm tù.
"Tới ngày 14/3 là ký ức đau buồn lại về. Tôi nhớ đồng đội, bạn bè đã vì tổ quốc mà nằm lại nơi biển xa giá lạnh. Lòng tôi buồn đau lắm. Mỗi khi trở trời các vết thương trên mình lại hành hạ khiến tôi càng căm thù quân xâm lược đã giết hại đồng đội và cướp biển đảo.
"32 năm trôi qua mà tôi tưởng như mới ngày hôm qua, các đồng đội còn đó: người bị thương, người kêu khóc, người bị bắn và chiếc tàu chìm dần. Có lúc nằm mơ về cuộc chiến, tôi tưởng như đó là cuộc đời ai khác, không phải mình. Tôi tự hỏi sao Trung quốc ác đến vậy, tôi bị thương ba ngày ba đêm mà không được băng bó, không được gây tê, chỉ mổ sống. Vết thương đã đau cộng hưởng vết dao sắc lạnh mãi ám ảnh tôi".
Ngày về từ nhà tù, cựu binh Lê Văn Đông mang theo một kỷ vật: mảnh đạn được bác sĩ quân y Trung quốc gắp ra từ ca mổ sống hôm nào. Anh đã lưu giữ nó như một chứng tích cho một thời đoạn đau thương của anh, và cũng của đất nước này. Dù đã mất mảnh đạn trong một trận lũ nhưng những mảnh đạn khác vẫn nằm trong thân thể người cựu chiến binh. "Với tôi Trung quốc là kẻ thù, nhắc tới Trung quốc, tôi chỉ thấy căm giận, không anh em láng giềng gì hết. Lúc bị mổ sống, tôi cảm thấy mình bị đối xử như con vật", cựu binh Đông chia sẻ../.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn