Nguyên nghĩa của “Tết” chính là “Tiết”. Văn hóa Việt thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước, do nhu cầu canh tác nông nghiệp đã “phân chia” thời gian trong một năm thành 24 tiết khác nhau (ứng với mỗi tiết này có một thời khắc gọi là “giao thời”).
Trong đó, tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng - Có thể hiểu “Tết” chính là " tiết " - Thời tiết .
Văn hóa Việt thuộc văn minh nông nghiệp lúa nước.
Thông qua câu chuyện sự tích “Bánh chưng , bánh dày” biểu trưng cho quan niệm “Trời tròn – Đất vuông” của cư dân người Việt làm nông nghiệp- Đã xảy ra từ đời vua Hùng Vương thứ 18; điều này đã chứng minh Tết có nguồn gốc từ Việt Nam chúng ta, trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa.
sự tích An Tiêm và quả Dưa hấu - xảy ra ở một trong những đời vua Hùng Vương - cũng chứng minh rằng : Phong tục Tết với hạt dưa đỏ là điều đã từng phát xuất từ văn minh Việt cổ chúng ta .
Cả Thế kỷ 20 về trước ... Môn Khoa Học- Khảo Cổ đã khai quật và khám phá - dựa vào các di chứng cổ vật : Đã cho thấy rằng nền văn minh nông nghiệp lúa nước của dân tộc Lạc Việt canh tác khắp châu thổ sông Hồng Hà - Bắc Việt - còn đi trước rất xa , khi so sánh với lịch sử cổ Trung Hoa .
Chúng ta phải khẳng định điều này và tự tin dựa vào di chứng khai quật ...
Trong các di chỉ nền văn hóa Đông Sơn sau khi nghiên cứu . Đã cho thấy người Lạc Việt đã bắt đầu dùng lưỡi cày bằng đồng , thay vì bằng đá , đã dùng cả những lưỡi hái làm bằng đồng , như tìm thấy trong các công trình khảo cổ .Tiếng " cày " trong ngôn ngữ Việt Nam cũng giống như trong tiếng Mường " càl", có gốc từ tiếng " gal " .
Người KhờHo gọi là " ngal " ; Khmer gọi là " angal " , liên hệ với gốc tiếng Phạn ( Phật Giáo - Sanskrit ) là " langala " .
Căn cứ vào những tên gọi đó, sử gia Lê Thành Khôi đã xác định rằng : Không phải từ người Hán - Trung Hoa đã đưa các dụng cụ nông nghiệp qua khai hoá dân mình - Lạc Việt ; nhưng ngược lại , sự thật người Việt cổ đã biết dùng cày bừa từ lâu , trước khi đất nước bị chiếm đóng lần đầu tiên dưới tay Triệu Đà - Trọng Thủy .
Trong tập san Khảo Cổ Học , những năm 1974-1976 , nhà khảo cổ Bùi Huy Hồng đã tìm trong các hình họa - hoa văn trên mặt trống đồng Hoàng Hạ , ông đã thấy dấu vết của một thứ lịch ngày tháng dựa theo tuần trăng . Có dấu hiệu sơ khai người Lạc Việt thời vua Hùng Vương 18 , đã biết dùng " compa " khi vẽ nên vòng tròn và biết cách chia một vòng tròn làm sáu phần bằng nhau , mỗi cung tương đương với một bán kính . Nếu không tự phát kiến ra môn hình học , những điêu khắc gia thời cổ Lạc Việt , không thể nào tạo ra các kiểu hoa văn - trang trí đồng đều trên bề mặt các trống đồng Đông Sơn ; Ngọc Lũ ; Hoàng Hạ hay khạp Đào Thịnh ...như vậy , theo khảo cổ học hiện đại ...
Khổng Tử – Nhà tư tưởng, nhà triết học, nhà giáo dục, nhà chính trị nổi tiếng người Trung Hoa, trong sách Kinh Lễ có viết: “Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.
Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết “Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này"
Chúng ta , nhân dịp " Tết đến - Xuân về " cũng nên để ý , cái lối ngạo mạn ,sử dụng ngôn từ " bọn " trịnh thượng, đàn anh , kẻ cả , xấc xược ... cố hữu của bọn Tàu- Trung Hoa hay Trung quốc ! Bản chất của bọn Tàu- Trung quốc xấu xa như vậy - cả Thế Giới văn minh đều biết .! Điều này chỉ thiệt hại cho danh dự và làm ăn kinh tế của chúng nó mà thôi ! Một khi cả thế giới đều khinh ghét : " Mày sống có được không . Chinese ? ."...
Tết Ta xuất phát từ tiết Xuân của hàng năm dân Lạc Việt chào đón giao điểm thời tiết - gieo trồng và nghỉ ngơi.
Sau những ngày mùa Đông tháng giá qua đi, tiết Xuân về đầm ấm , cây cỏ xanh tươi trở lại dưới ánh mặt trời , tinh thần của con người như bị kích thích do cái vui , cái tươi , cái linh động của vạn vật . Người ta có cảm tưởng trong khoảng thời gian này vị chúa tể của thế gian đến với họ , gần gũi để thí ân bố đức . Họ khởi các công việc đồng áng nhưng ung dung thong thả rồi mở hội hè , đình đám để làm vui từ già đến trẻ ...Trai gái hợp nhau xúng xính áo quần trên những ngọn đồi rộng hay bên các lũy tre xanh ,hoặc những nơi đình trung điếm sở ...Cái đời sống mộc mạc , thuần phác hoàn toàn có tính cách bình dân giữa những buổi sáng huy hoàng của ngày xuân tươi thắm .
Đó là tiết Xuân , là " Tết Ta "
Điều đó càng khẳng định, " Tết " có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được người Hoa pha nhập và phụ họa như ngày nay. Người Việt Nam Tết Ta hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
" Mùng Bảy gãy " Nêu " ( Đây là cây " Nêu " ngày Tết - Là một đặc thù văn hoá dân tộc Việt .)
Người Việt Nam có tục hằng năm mỗi khi Tết đến, dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu đều mong được trở về sum họp dưới mái ấm gia đình trong 3 ngày Tết, được khấn vái trước bàn thờ tổ tiên, thăm lại ngôi nhà thờ, ngôi mộ, giếng nước, mảnh sân nhà,… được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương của tuổi thơ yêu dấu.
.Về quê ăn Tết”, đó không phải là một khái niệm thông thường đi hay về, mà là một cuộc hành hương về với cội nguồn, nơi chôn rau cắt rốn.
Tết cũng là ngày đoàn tụ với cả những người đã mất. Từ bữa cơm tối đêm 30, trước giao thừa, các gia đình đã thắp hương mời hương linh ông bà và tổ tiên và những người thân đã qua đời về ăn cơm, vui Tết với con cháu (cúng gia tiên).
thể hiện tấm lòng của con, cháu kính dâng lên những người đã Trên bàn thờ gia tiên những mâm ngũ quả, mâm cỗ với nhiều món Cổ Truyền trang nghiêm
Tết là ngày đầu tiên trong năm mới, mọi người có cơ hội ngồi ôn lại việc cũ và “làm mới” mọi việc.
Đây cũng là dịp mọi người làm mới lại về phần tình cảm và tinh thần để mối liên hệ với người thân được gắn bó hơn, tinh thần thoải mái, tươi vui hơn…
Bao nhiêu mối nợ nần đều được thanh toán trước khi bước qua năm mới. Với mỗi người, những buồn phiền, cãi vã được dẹp qua một bên. Trong ba ngày Tết, mọi người cười hòa với nhau, nói năng từ tốn, lịch sự để mong suốt năm sắp tới mối quan hệ được tốt đẹp.
Người Việt Nam tin rằng những ngày Tết vui vẻ đầu năm báo hiệu một năm mới tốt đẹp sẽ tới.
Năm cũ đi qua mang theo những điều không may mắn và năm mới bắt đầu mang đến cho mọi người niềm tin lạc quan vào cuộc sống.
Nếu năm cũ khá may mắn, thì sự may mắn sẽ kéo dài qua năm sau. Với ý nghĩa này, Tết còn là ngày của lạc quan và hy vọng. Tết là thêm tuổi mới cho mọi người. Người lớn có tục phong bao mừng tuổi cho trẻ nhỏ và các cụ già để chúc các cháu hay ăn chóng lớn và ngoan ngoãn, học giỏi; còn các cụ thì sống lâu và mạnh khoẻ để con cháu được báo hiếu và hưởng ân phúc.
Tết làm cơ hội để con cháu trong gia đình tạ ơn ông, bà, cha, mẹ những người sinh thành, dưỡng dục chúng ta.
Thế hệ học trò tạ ơn thầy cô giáo những người đã dạy dỗ, bảo ban chúng ta; truyền đạt cho chúng ta kiến thức để sau này trở thành người có ích cho xã hội.
Và " Tết " chúng ta cũng nói lên lời cảm ơn chung cho cuộc sống, với tất cả các quan hệ ân tình sâu đậm chính trực và danh dự .
Người Hán- Trung Hoa đầu tiên đến và tiếp cận với dân tộc Lạc Việt , bắt đầu dưới thời Triệu Đà . Có thể Hán - Trung Hoa đã có sẵn những phong tục về đầu năm mới ... và Tàu -Hán đã phụ họa thêm những điều đó vào với phong tục " Tết " cổ truyền của Lạc Việt đã có dưới thời vua Hùng Vương - Văn Lang tới An Dương Vương - Âu Lạc . Hãy nên hình dung rằng : " Tết " Lạc Việt như một người con gái duyên dáng , xinh tươi ...đã có sẵn bao đời . Sự tràn ngập màu sắc , phù phiếm và đồng bóng Tàu Hán - Trung Hoa trong suốt hơn 1,000 năm đô hộ và đồng hoá văn hóa ... Cũng giống như hàng son phấn , mỹ phẩm , thoa trét cho góp phần lộng lẫy , kiêu kỳ thêm bên ngoài mà thôi . Chỉ một lần rửa đi qua nước , là cuốn trôi đi tất cả .
Cái gốc rễ lâu bền là cái sắc đẹp duyên dáng , xinh tươi mãi mãi theo thời gian của người con gái Việt Nam .
giống như ngày " Tết Ta Việt Nam " không lại tạp , phù phiếm . " Tết " đã có từ thời Văn Lang và Âu Lạc !..
MÓN ĂN NGÀY TẾT - KHÔNG NÊN LẦM LẪN MÓN ĂN CỦA CHÚNG TA :" MÓN THỊT KHO TÀU ."
Nguồn gốc của thịt kho tàu .
Nói về món thịt kho tàu thì có bao nhiêu thứ để mà bàn, nhưng trước hết là phải nói đến nguồn gốc của cái tên “thịt kho tàu”.
Có người nói vì ngày xưa người Trung quốc sang nước ta bằng tàu nên đến giờ người Việt gốc Hoa vẫn thường được gọi là “người Tàu”. Bởi cái lẽ đó mà thịt kho tàu là món ăn của người Hoa hay người Trung quốc.
Thế thì thịt kho tàu có nguồn gốc từ đâu???
Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông ta, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt.
Theo nhà văn Nam bộ Bình Nguyên Lộc thì chữ “tàu” ở đây với cách lý giải của “người miền dưới” miền Tây là “lạt”. Ví như ta có sông Cái Tàu Thượng, Cái Tàu Hạ và sông Lòng Tàu ... đó là những con sông nước lợ - nước chà hai - nửa nước ngọt , nửa nước mặn . Vậy ra thịt kho tàu là thịt kho " lạt ". Chính xác là vậy, bởi thịt kho tàu có kho đi kho lại nhiều lần thì cũng không bị “sắc nước” mà mặn.
Giáo sư Trần Văn Khê phát biểu thật hóm hỉnh về món ăn này như sau : món thịt kho “tàu” hóa ra lại “ta” hoàn toàn, trăm phần trăm món Việt.
Ở mỗi vùng miền lại có một cách kho thịt khác nhau, đây cũng là một sự thú vị nho nhỏ về món ăn truyền thống này. Miền Bắc vốn có khí hậu lạnh, ấy thế mà thịt kho tàu lại không có nước dừa và trứng vịt, gọi là thịt đông. Miền Nam nắng ấm thì lại kho với nước dừa, có cả trứng vịt hay trứng cút. Thịt kho tàu phải chọn thịt đùi, có lớp thịt lớp mỡ và da mỏng. Từng miếng thịt được xắt vuông vắn, to hơn miếng thịt kho khác, được ướp thấm gia vị rồi cho vào nồi kho với nước dừa. nước dừa ngập qua mặt thịt để cái vị ngọt béo của nước dừa thấm đều vào miếng thịt , cho đến khi nước thịt còn sấp sấp thì thịt đã chuyển màu đỏ au mà chẳng cần thắng màu đường. Nước kho thịt màu vàng nâu cánh gián, sấp sấp để còn kho đi kho lại được, béo béo thơm thơm cái vị nước dừa, ăn miết khống chán. Món này thường làm tưởng dễ lại hóa khó. Bởi thịt kho tàu ngon thì miếng thịt phải nhừ mà không nát, phần mỡ torng miếng thịt phải trong và giòn dai, miếng bì lại mềm tan trong miệng, nước kho thơm vị nước mắm nhưng không quá đậm bởi đã được nước dừa và đường ướp thịt chan hòa,trứng vịt thấm nước kho nhưng không quá đen. Cũng cách kho với nước dừa và trứng vịt, một số gia đình miền Bắc vào Nam thì lại chiên trứng luộc trước khi cho vào nồi kho, trứng vịt sẽ dai dai sực sực, ăn vào rất vui miệng. Nồi thịt kho ngon chưa bao sự đảm đang và tình yêu của người phụ nữ Việt trong đó.
Cách chế biến là thế, cách ăn cũng đầy màu sắc. Ngày thường thì ăn thịt kho tàu với cơm nóng và dưa giá chua. Ngày Tết, thịt được dọn lên với bánh tét bánh chưng, canh khổ qua dồn thịt, củ kiệu dưa hành. Người Nam bộ lại còn có cách cuốn thịt kho với bánh tráng và rau sống. Mà chẳng mấy khi ngày thường người ta lại cuốn thịt kho với bánh tráng đâu nhé. Bánh tráng dẻo nhúng nước cho mềm, cho rau sống ít dưa kiệu, miếng thịt mỡ và trứng kho, cuốn lại thành cuốn to rồi chấm với nước thịt kho có dầm trái ớt cay cay nồng nồng, ta nói “ ngon hết sẩy”.Để “đỡ ngán” thì người ta vẫn ăn kèm dưa giá chua, dưa kiệu…nhưng có lẽ cái vị chua chua lại cay nồng vì hành lá, tỏi tím của miếng dưa cải chua muối xối thì vẫn là cái thức số một để kết đôi với món thịt kho tàu này.
Nghe đâu đây cái khí trời lành lạnh lại nôn đến Tết, cái món thịt mỡ dưa hành này ăn liền tù tì từ 30 đến mùng 3 mùng 4 mà sao vẫn cứ thòn thèm miết không thôi.
Thịt kho tàu không lạ lẫm gì với nhiều người Việt. Nhất là những người sống từ miền nam trung bộ trở vào trong. Ngày nào người ta cũng có thể làm món này để ăn nhưng khi Tết đến, họ vẫn làm, vì nó là một món ăn truyền thống của tất cả người dân. Cái thú vị ở chỗ, cũng là kho tàu nhưng thiên biến vạn hóa, mỗi vùng một kiểu. Miền Bắc lạnh giá thì gọi là thịt đông, nấu không có nước dừa và trứng luộc. Nhưng miền nam nắng ấm lại nấu bằng nước dừa với vị béo ngậy. Và miếng thịt heo được cắt vuông vắn, lớn gấp 3 lần miếng thịt kho bình thường.
Nói tóm lại , món thịt kho tàu ngày Tết luôn là món đặc biệt " lạt " thuần túy Việt Nam trong ba ngày Tết , khi các buổi chợ quê chưa nhóm lại bình thường .
MÙNG 5 TẾT QUANG TRUNG - MỒNG 1 TẾT VIỆT NAM .
Thần tốc bắc tiến, Đại phá quân Thanh .
Mùa Xuân năm Kỷ Dậu 1789 .
Ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1788), đại quân của hoàng đế Quang Trung tới Nghệ An, dừng quân tại đó hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng . Để có thêm quân đánh Thanh, vua Quang Trung thi hành chính sách cưỡng bách tòng quân. Theo tác giả Hoa Bằng, tất cả nam giới từ 12, 13 đến 60 tuổi đều phải đăng ký vào sổ đinh nam. Theo thư của giáo sĩ La Barette, tất cả nam từ 15 tuổi trở lên đều phải đi lính, người già và phụ nữ phải đi sửa cầu đường. Theo Nguyễn Lương Bích và Phạm Ngọc Phụng, cứ 3 suất đinh thì chọn lấy 1 người đi lính. Trong 10 ngày tuyển quân, Quang Trung đã có thêm khoảng mấy vạn quân, nâng tổng quân số lên tới 10 vạn. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, số quân cũ và mới của Quang Trung là 10 vạn, được tổ chức thành 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân, ngoài ra còn có một đội tượng binh gồm 200 voi chiến. Quang Trung còn tổ chức lễ duyệt binh ngay tại Nghệ An để khích lệ tinh thần và ý chí quyết chiến, quyết thắng của tướng sĩ đối với quân xâm lược Mãn Thanh. Ngay sau lễ duyệt binh, Quang Trung tiến quân ra Bắc Hà.
Các giáo sỹ phương Tây ghi rằng quân của Quang Trung "tiến nhanh như vũ bão... từ Thanh Hoá ra Ninh Bình chỉ mất có một ngày, không quản đường xa khó nhọc đã làm chết nhiều ngựa voi của ông, trong khi người khác phải mất ba bốn ngày". Ngày 20 tháng 12 năm Mậu Thân (tứ 15 tháng 1 năm 1789), đại quân của Quang Trung đã ra đến Tam Điệp. Sau khi xem xét tình hình, Quang Trung hẹn ba quân ngày mồng 7 Tết sẽ quét sạch quân Thanh, vào ăn Tết ở Thăng Long. Quang Trung chia quân làm 5 đạo. Một cánh do đô đốc Long chỉ huy từ làng Nhân Mục tập kích đồn Khương Thượng và phía tây Thăng Long. Cánh đô đốc Bảo tiến đánh các đồn phía nam Thăng Long. Trung quân do đích thân Quang Trung chỉ huy, phối hợp với đô đốc Bảo đánh diệt các đồn phía nam Thăng Long. Cánh đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc theo đường biển ra Bắc, chặn đường lui của địch ở phía bắc sông Nhị Hà và huyện Phượng Nhãn.
Đêm 30 tháng Chạp âm lịch, quân Tây Sơn đánh diệt đồn Gián Khẩu của các tướng Lê Chiêu Thống. Sau đó Quang Trung đánh diệt các đồn Nguyệt Quyết, Nhật Tảo, dụ hàng được đồn Hà Hồi. Đêm mồng 4 Tết, Quang Trung tiến đến trước đồn lớn nhất của quân Thanh là Ngọc Hồi nhưng dừng lại chưa đánh khiến quân Thanh lo sợ, phần bị động không dám đánh trước nhưng cũng không biết bị đánh lúc nào. Trong khi đó cánh quân của đô đốc Long bất ngờ tập kích đồn Khương Thượng khiến quân Thanh không kịp trở tay, hàng vạn lính bỏ mạng. Chủ tướng Sầm Nghi Đống tự vẫn. Xác quân Thanh chết sau xếp thành 13 gò đống lớn, có đa mọc um tùm nên gọi là gò Đống Đa.
Đô đốc Long tiến vào đánh phá quân địch phòng thủ ở Tây Long. Sáng mồng 5, Quang Trung mới cùng đô đốc Bảo tổng tấn công vào đồn Ngọc Hồi. Trước sức tấn công mãnh liệt của Tây Sơn, quân Thanh bị động thua chết hàng vạn, phần lớn các tướng bị giết. Trong khi Quang Trung chưa đánh Ngọc Hồi thì Tôn Sĩ Nghị nghe tin đô đốc Long đánh vào Thăng Long, cuống cuồng sợ hãi đã bỏ chạy trước. Đến sông Nhị Hà, sợ quân Tây sơn đuổi theo, Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh cắt cầu khiến quân Thanh rơi xuống sông chết rất nhiều làm dòng sông bị nghẽn dòng chảy. Trên đường tháo chạy, Tôn Sĩ Nghị bị hai cánh quân Tây Sơn của đô đốc Tuyết và đô đốc Lộc chặn đánh, tơi tả chạy về. Lê Chiêu Thống hớt hải chạy theo Nghị thoát sang bên kia biên giới. Quân Tây Sơn đuổi theo và rao lên rằng sẽ đuổi qua biên giới đến khi bắt được Tôn Sĩ Nghị và Chiêu Thống mới thôi. Bởi thế dân Trung Quốc ở biên giới dắt nhau chạy làm cho suốt vài chục dặm không có người.
Như vậy, sớm hơn dự kiến, chỉ trong vòng 6 ngày, quân Tây Sơn đã đánh tan quân Thanh. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung tiến quân vào thành Thăng Long trong sự chào đón của toàn dân Đại Việt .
MỘT QUAN NIỆM MỚI CHO " TẾT TA - VIỆT NAM " TRONG KỶ NGUYÊN MỚI - DÂN CHỦ VÀ THOÁT TRUNG.
Tết Cổ Truyền của Văn minh Lạc Việt đã bắt đầu từ Thời Hồng Bàng lập quốc rất giản dị nhưng tinh tấn .
Dần dần bị lai tạp và ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa (Tàu) trong suốt cả 1.000 năm đô hộ bởi giặc Tàu với những huê dạng mang tính đồng bóng , mê tín và gian thương trục lợi...
Do đó những nét Văn minh Lạc Việt đã bị mờ nhạt dần và phải nói rõ ràng là " Nguy Cơ Hán Hoá " .
Cho nên , mỗi người dân Việt Nam phải thầm nhủ hai chữ : " Thoát Trung ." trong tim óc của mình .
Vậy làm sao để có thể :" Thoát Trung ." ???
Trung quốc đang trên đường chạy đua giành vị thế siêu cường thế giới , thì nguy cơ bị Tàu đồng hoá và mất chủ quyền quốc gia - dân tộc là một điều đáng lo lắng thật sự.
Trên thế giới hiện nay , chỉ còn có Việt Nam ; Trung quốc và các nhóm người gốc Hoa di dân là nghỉ lễ Tết Âm Lịch chính thức .
Người Nhật Bản và Nam Hàn khi xưa bị ảnh hưởng của văn hóa Khổng - Mạnh ... Nhưng bây giờ đã đi theo con đường Công nghiệp hóa và Dân chủ chính trị , cho nên Nhật Bản và Nam Hàn đều nghỉ Tết Dương Lịch chứ không hoàn toàn theo Lể Tiết của Trung Hoa .
Người Âu - Mỹ cứ quen gọi là Chinese New Year do Trung cộng độc quyền in ấn Lịch treo và phân phối giá bèo cho khắp nơi trên thế giới .
Trung quốc không dùng chữ Lunar New Year mà cố tình in chữ Chinese New Year in trên đó .
Điều này làm tổn thương danh dự Dân Tộc Việt Nam gây nên một nỗi buồn , một nỗi tự ái Dân Tộc : Tại sao chúng ta lại theo chung với bọn Tàu ???
Do đó , để :" Thoát Trung ."
1-Chúng ta nên đón mừng Mồng 1 Tết Ta vào Mùng 5 Tết: Ngày Đại Lễ Kính Trời .
a. Thờ Trời, đấng sáng tạo vũ trụ, là niềm tin nền tảng của người dân Việt. Qua mọi thời đại, văn hóa Việt đã lấy trời, mệnh trời, ý trời… làm nguồn gốc, làm mẫu mực cho mọi sinh hoạt con người. Cuộc sống của mỗi người, của mỗi nhà, của mỗi làng, và của cả nước đều lấy ơn trời làm gốc.
Sân trước mỗi nhà đều có bàn Ông Thiên, để thờ Trời. Trong nước, hàng năm đều có cử hành Lễ Tế Trời rất trọng thể, do vua tế tại thủ đô và quan tế tại các tỉnh.
Lễ Tế Trời được tổ chức đặc biệt quan trọng vào ngày mùng 5 Tết, để mọi người cùng nhau cử hành một đại lễ của dân tộc, đúng truyền thống tổ tiên, đúng phẩm giá và trọn vẹn con người.
b. Vấn đề hiện nay của người dân Việt chúng ta, chẳng những là loại bỏ những gán ghép thừa thãi của giặc Tàu nhằm tiêu diệt tinh hoa tư tưởng dân tộc, mà còn cần phải diễn giải ý nghĩa và giá trị đích thực của Tết theo ngôn ngữ và cách diễn đạt hợp thời.
2-Chúng ta nên đón mừng Tết Dương Lịch như một ngày Lễ chính thức trong cả nước như tất cả các nước văn minh công nghiệp .
Còn ngày Tết Cổ Truyền hằng năm nên bắt đầu vào ngày Mùng 5 Tết chính là ngày Vua Quang Trung Đại Phá quân Thanh Tết Kỷ Dậu năm 1789 và đây chính là ngày Mồng 1 Tết Việt Nam .
Tết Việt Nam nên tổ chức trên toàn quốc . Ai đang cư ngụ ở đâu - Thì đón Tết ở tại nơi đó và chỉ diển ra trong vòng một ngày .
Đây là một điều quan trọng để mang lại tinh thần độc lập , hoàn toàn không lệ thuộc và phụ thuộc vào sự phân phối theo cung lịch của bọn Tàu - Trung Hoa - Trung quốc .
Trong khi đó công việc làm tại các Hảng xưởng không bị gián đoạn , đình đốn bởi hai kỳ nghỉ dài rất gần nhau là : Tết Dương Lịch ( Tết Tây ) và Tết Cổ Truyền ( Tết Ta ).
Ngoài ra , còn nhiều điều tốn kém , nhiễu khê , lây truyền dịch bệnh Covid 19 khắp nơi không thể kiểm soát được... khi có hàng mấy triệu người ùn ùn di chuyển trên các phương tiện giao thông trong một thời gian ngắn .
Đón Tết Cổ Truyền chỉ trong một ngày Mồng 1 tức là ( Mùng 5 - Quang Trung Đại Thắng quân Thanh ) tại chổ cư trú, sẽ giảm bớt chi phí cho Tết một khoản tiền rất lớn trong suốt hai tuần lể ( trước Tết và trong Tết )- Đây là một sự Tiết Kiệm cho mỗi người và mỗi gia đình .
Số tiền này trong dân chúng nên được để dùng cho sinh sống những ngày bình thường trong năm hay trang trải cho những khi đau ốm , dịch bệnh và bão lụt thiên tai xãy ra hằng năm .
Vì vậy :" Mùng 5 Tết Quang Trung - Đống Đa . Hãy nên là Mồng 1 Tết Ta - Tết Việt Nam ."
Gửi ý kiến của bạn