MÙA XUÂN TƯỞNG NIỆM VẦNG HÀO QUANG RỰC RỠ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM - TÂY SƠN QUANG TRUNG - NGUYỄN HUỆ - NGUYỄN NHẠC - NGUYẼN LỮ .

02 Tháng Hai 20248:55 CH(Xem: 191)
Mùa xuân tưởng niệm một vầng hào quang rạng rỡ .

Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ .

Thôi thôi, thôi việc đã rồi,
Trăm ngàn hãy cứ trách bồi vào ta.
Nay mai dọn lại nước nhà,
Bia nghè lại dựng trên tòa muôn dân.
(Thơ của vua Quang Trung, theo sử liệu của tác giả Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm)
Kể từ năm 1558, con ông Nguyễn Kim là chúa Nguyễn Hoàng vào cai trị Thuận Hóa, gọi là Đàng Trong. Đàng Ngoài là ngoài Bắc vẫn thuộc quyền của chúa Trịnh. Họ chia đôi đất nước, lấy sông Gianh làm giới tuyến. Rồi Trịnh Nguyễn đánh nhau suốt 200 năm vẫn không phân thắng bại, con sông Gianh oan nghiệt là đề tài cho bao nhiêu đau thương, bao nhiêu than vãn:
… Đây sông Gianh, đây biên cương thống khổ,
Đây sa trường, đây nấm mộ trời Nam
Đây dòng sông, dòng máu Việt còn loang
Máu nhơ bẩn, muôn đời không rửa sạch…
Hận thù Nam Bắc và thù nghịch của hai chúa hai miền kéo dài. Cho đến khi Nguyễn Huệ dấy binh, ông là người xóa bỏ được cái giới tuyến đau thương ấy.
Tháng 5 năm 1786 Nguyễn Huệ vẫn đóng quân ở Phú Xuân cuối tháng 6 năm 1786 ông ra Bắc dẹp họ Trịnh vì họ Trịnh chuyên quyền áp chế vua Lê. Mùa thu cùng năm ông trở về Phú Xuân để Nguyễn Hữu Chỉnh ở lại Bắc Hà.
Sau này Nguyễn Hữu Chỉnh cũng chuyên quyền và muốn lập lại căn cứ sông Gianh, để chia vùng với Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ liền cử tướng Vũ Văn Nhậm ra phế bỏ Nguyễn Hữu Chỉnh. Trừ xong giặc thì Vũ Văn Nhậm lại chuyên quyền. Tháng 4 năm 1788 chính Nguyễn Huệ tự thân ra Bắc Hà lần nữa, để trả thù Vũ Văn Nhậm là trả lại quyển uy cho vua Lê Hiển Tông.
Xin đi lùi lại 2 năm trước, là năm 1786, lần đầu Nguyễn Huệ ra Bắc phò Lê diệt Trịnh, ông đã đẹp duyên cùng công chúa Ngọc Hân, con gái thứ 9 của vua Lê, tuổi vừa đôi tám, tính nết đoan trang đẹp người, lại văn hay chữ tốt. Tiệc cưới của hai người rất long trọng, cả hai đều thông minh và hòa hợp. Ngay sau ngày tân hôn, Ngọc Hân về sống với Nguyễn Huệ ở bên phủ chúa, tạm thời là dinh cơ của Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ có hỏi thăm Ngọc Hân về tính nết của các hoàng thân. Ngọc Hân sợ cháu là Lê Duy Kỳ (tức vua Chiêu Thống) dành mất ngôi của anh ruột là Sùng Nhượng Công nên Ngọc Hân nói với Nguyễn Huệ là « nhân phẩm của Hoàng Tự Tôn Lê Duy Kỳ cũng tầm thường ». Sau đó, chẳng may vua Lê hấp hối, triều đình bèn lập Hoàng Tự Tôn lên ngôi, và sai người sang trình ý kiến với Nguyễn Huệ nhưng ông không tán thành. Rồi không hiểu sao mà đình thần biết ý kiến của Nguyễn Huệ là do công chúa Ngọc Hân mách bảo, cả triều thần liền triệu Ngọc Hân về áp đảo và mắng mỏ, đe dọa khai trừ, Ngọc Hân về năn nỉ khóc lóc, Nguyễn Huệ cực chẳng đã vì vợ mà chấp nhận việc Hoàng Tự Tôn Lê Chiêu Thống lên ngôi.
Sau này, hai năm sau khi Ngọc Hân và Nguyễn Huệ đã an ổn sum họp ở Phú Xuân, thì cuối năm 1788, theo lời cầu viện cầu cứu của vua Lê Chiêu Thống, quân Tàu Mãn Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy tiến đánh Bắc Hà, giặc tràn qua biên giới phía Bắc, tràn xuống chiếm kinh đô Thăng Long. Các tùy tướng của Nguyễn Huệ còn ở lại Bắc Hà chống trả giặc phương Bắc không nổi. Phải lui dần về Tam Điệp, Thanh Hóa.
Trong một ngày cuối năm Mậu Thân 1788, Nguyễn Huệ đang ở Phú Xuân, nhận được tin cấp báo và cầu cứu của Ngô Văn Sở. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, để danh chính ngôn thuận, lấy hiệu là Quang Trung, ngài chính danh cầm quân đi dẹp loạn (theo Lê Quí Kỷ Sự).
Lên ngôi vua xong, Nguyễn Huệ tập hợp quân lính và truyền lệnh tiến ra Bắc Hà. Vừa đi ngài vừa dừng quân ở dọc đường (Nghệ An) để chiêu mộ thêm binh lính. Lòng dân tiếp ứng ồ ạt, nhưng quân số ngài tuyển dụng vội vàng cũng chỉ có 8 vạn người trong khi quân Thanh ào ạt tràn sang xâm chiếm nước ta có tới 20 vạn dưới sự thống lĩnh của Tôn Sĩ Nghị. Với khí thế anh hùng, có tiến quân vội vàng, nhưng ngày 20-12-1788 nhà vua cho dừng quân lại ăn tết trước, ngài họp bàn chiến sự chiến lược với Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân. Nguyễn Huệ cho quân ăn tết trước, ăn tết nguyên đán ở chân núi Tam Điệp. Trước giờ ra quân, ngài hẹn với quân sĩ, trễ lắm là ngày mùng 7 tết thầy trò sẽ vào thành Thăng Long ăn tết lớn. Ngài nói với binh lính dưới trướng rằng:
« … Thề, mặc chiến bào ra trận dẹp loạn phải mang chiến thắng về cho đất nước, cho toàn dân ». (Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập).
Đúng ngày 30 cuối năm Mậu Thân 1788, ngài ra lệnh xuất quân với kế hoạch hành quân chia làm ba đạo: Toán quân 1, do Ngô Văn Sở điều khiển, đi đường biển đổ bộ vào Hải Dương. Toán quân 2, cũng đi đường biển, do Phan Văn lân chỉ huy, tiến về vùng Lạng Giang Yên Thế để chặn đường rút lui của giặc. Đạo quân thứ ba là đạo quân chánh, do Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ điều khiển, đi đường bộ tiến thẳng về giải cứu kinh đô Thăng Long. Cuộc hành quân của vua Quang Trung Nguyễn Huệ mau chóng, cực kỳ thần tốc, tất cả các đồn ải quân Thanh đã chiếm dọc đường đều bị đánh tan tành. SÁT. Không có một quân thù nào chạy thoát. Cho nên khi binh đoàn Tây Sơn tiến SÁT, gần sát thành Thăng Long, Tôn Sĩ Nghị và bầu đoàn lính giặc Thanh vẫn không hay biết, vẫn ung dung chè chén yến tiệc. Chúng còn hẹn nhau ăn tết Kỷ Tỵ xong, nay mai, sẽ kéo toàn lực vô Đàng Trong tiêu diệt quân Tây Sơn.
Đêm mùng ba tết, quân Tây Sơn vây đánh đồn Hà Hồi. Quân Tàu trong đồn kháng cự không nổi phải đầu hàng. Sau khi thắng Hà Hồi, Nguyễn Huệ kéo quân sang tiêu diệt Ngọc Hồi với khí thế bừng bừng dũng mãnh. SÁT. Nơi này cách Thăng Long không xa. Trận đánh này, quân Tây Sơn tấn công chớp nhoáng. Quân địch trở tay không kịp, các tướng Tàu như Hứa Thế Hanh, Trương Sĩ Long, Thượng Duy Thăng và hầu hết các tướng Thanh cầm quân ở Ngọc Hồi đều tử trận. SÁT. Cùng lúc đánh Ngọc Hồi, các toán khác của Nguyễn Huệ tiến đánh quân Thanh ở Nhân Mục, Đại Áng và Khương Thượng. Mọi kháng cự của giặc vừa mất tinh thần, yếu ớt và bị dẹp tan không lâu. Tại đồn Khương Thượng, tướng Tàu Sầm Nghi Đống đành thắt cổ tự vận.
Ngày mùng 5 tết, Tôn Sĩ Nghị mới tập họp quân lính, nhưng chưa tiến quân ra khỏi kinh đô Thăng Long thì đã gặp thế lực Tây Sơn ào ào tràn vào như thác lũ. Ngày còn nhỏ, chúng ta học sử ký tới đây, thì không thể nào quên được câu « Tôn Sĩ Nghị bỏ cả ấn tín chạy về Tàu. » Đúng vậy, Tôn Sĩ Nghị lúc đó bỏ cả quân lính, bỏ cả ấn tín, vượt phao qua sông Hồng, chạy trốn về Tàu, Lê Chiêu Thống chạy theo luôn.
Chiều mồng sáu tết, Nguyễn Huệ với áo bào sạm màu khói súng, trên lưng chiến tượng, cùng đại binh vào thành Thăng Long giữa tiếng hoan hô vang dậy của quân dân. Ông cho người chặt ngay một cành đào Nhật Tân sắc màu rực rỡ chiến thắng gởi vội về kinh đô Phú Xuân, báo tin đại phá quân Thanh cùng Bắc Cung Hoàng hậu, và cả triều thần phương Nam. Kể từ ngày xuất quân ở núi Tam Điệp 30 tết đến lúc vào thành Thăng Long ca khúc khải hoàn, cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung kéo dài có 6 ngày đêm, nhanh hơn cả dự tính.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của nước Việt Nam ta, chưa có cuộc hành quân kháng chiến, thần tốc, bách chiến bách thắng nào rực rỡ hơn cuộc đánh dẹp giặc Mãn Thanh của vua Quang Trung Nguyễn Huệ vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 (theo tác giả Nguyên Đán). Sách Lê Sử Toàn Yếu chép rằng: « Khi ngài còn sống, đại quân của ngài kéo tới đâu, quân địch đều trông gió mà chạy trốn, không hề một địch quân nào dám đương đầu chống trả. »
Chiến thắng mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, mùa xuân đại phá quân Thanh của vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một kỳ tích vẻ vang trong lịch sử chống ngoại xâm. Ngài là một vầng hào quang rạng rỡ sáng lòa trong lịch sử, cũng là niềm tự hào bất diệt của dân tộc Việt Nam.
(Chúc Thanh - 31/01/2024)

Cù Lao Phố (Đồng Nai) - Biên Hòa - Gia Định - Mỹ Tho .
Từ năm 1776, sau khi tạm hòa với Trịnh ở mặt Bắc, Tây Sơn bắt đầu những cuộc truy đuổi tàn dư chúa Nguyễn ở phía Nam. Ngay trong lần đầu hành quân ấy, dù không lấy được Gia Định, nhưng quân tướng nhà Tây Sơn dưới quyền của Nguyễn Lữ, như cách nói của sử quan triều Nguyễn, đã kịp vơ vét thóc lúa chở trên hai trăm thuyền về Quy Nhơn . Kể từ đó, cứ hằng năm quân Tây Sơn lại đánh chiếm Gia Định, quân Nguyễn vừa chống vừa lui, hễ đại quân Tây Sơn rút về Quy Nhơn, quân Nguyễn lại đến tái chiếm, dẫn đến thế trận giằng co liên tục. Từ đây lịch sử sẽ ghi nhận chiến công của Tây Sơn trong công cuộc đánh bại chúa Nguyễn và quân xâm lược Xiêm La (1784), nhưng cũng sẽ ghi nhận cuộc tàn phá và giết chóc tàn bạo nhất của phong trào này.
Những tài liệu cho đến nay vẫn còn ghi nhận về một cuộc thảm sát chưa từng có, của quân Tây Sơn đối với các cư dân người Hoa ở Gia Định, mà nhất là Cù Lao Phố vào năm 1782. Các sử liệu của nhà Nguyễn ghi nhận, tháng 3 năm ấy, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ vào đánh chiếm Gia Định, một viên tướng của Tây Sơn là Phạm Ngạn bị quân Hòa Nghĩa (gồm phần đông người Hoa theo Nguyễn Ánh) do tướng Trần Công Chương cầm đầu giết ở cầu Tham Lương. Đáp lại, Nguyễn Nhạc ra lệnh bắt người Hoa ở Gia Định không kể quân hay dân đều giết hết, xác quăng xuống sông, thây chắt ngổn ngang đến nổi nước không chảy nổi, hơn một tháng người dân không dám ăn cá, tôm và uống nước sông.
Những cảnh tượng “kinh khủng” được miêu tả ở trên phần nhiều là do sự phóng đại của sử quan triều Nguyễn vốn chẳng ưa gì nhà Tây Sơn, con số “hơn vạn người” mà họ đưa ra cũng có thể phần nhiều chỉ là “thổi phồng”. Thế nhưng, bức thư của Linh mục Andre Tôn (1-7-1784) lại ghi nhận số người chết trong các cuộc tấn công của nhà Tây Sơn là khoảng từ 10000 – 11000 người, trong đó phần lớn là người Hoa. Ngược lại, Linh mục Castuera, người đã có mặt ở Chợ Quán ngày 7/7/ 1782, ghi nhận chỉ có 4000 người Hoa bị giết. Vì thế cho đến nay, số nạn nhân thật sự trong những cuộc thành trừng của Tây Sơn là không thể biết chính xác, nhưng một bầu không khí khủng bố đối với người Hoa ở đây là có thật, đó là lý do tại sao mà từ những năm 1778, người Hoa từ Cù Lao Phố đã bắt đầu di cư đến vùng đất Sài Gòn ngày nay và cũng kể từ sau thời kỳ bị Tây Sơn chiếm đóng, Cù Lao Phố hay Nông Nại Đại Phố, một thời thịnh đạt“trên bến dưới thuyền” trở nên hoang tàn.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc thảm sát năm 1782 là gì? Tại sao Nguyễn Nhạc lại đưa ra quyết định trừng phạt người Hoa một cách tàn bạo như vậy? Đó là những câu hỏi lịch sử cần được giải đáp. Trong học giới, hầu hết các học giả như Tạ Chí Đại Trường, Fujiwara Riichiro, Huỳnh Minh và Choi Byung Wook xem việc người Hoa ở Gia Định ủng hộ Nguyễn Ánh trong cuộc chiến chống lại Tây Sơn là lý do chính để gây ra cuộc thảm sát. Tuy nhiên, nguyên nhân của thái độ ác cảm của các thủ lĩnh Tây Sơn hay cuộc thảm sát năm 1782 lại bắt đầu từ một nguyên nhân xâu xa hơn nằm ngoài phạm vi Gia Định, là hệ quả của một chuỗi các sự kiện trước đó.
Người Hoa, ngay từ những ngày đầu xuất hiện trong hàng ngũ Tây Sơn, mà quan trọng nhất là nhóm người Hoa ở Quy Nhơn, tập hợp lại thành Hòa Nghĩa quân do Tập Đình và Lý Tài đứng đầu. Trong lúc quân Tây Sơn đánh chiếm Quảng Nam, họ gặp một nhóm người Hoa nữa chính là những khách buôn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động mậu dịch ở Hội An. Cũng như nhóm người Hoa ở Gia Định, nhóm người Hoa ở đây lại ủng hộ chúa Nguyễn, năm 1775, khi Tôn Thất Quyền, Tôn Thất Xuân nổi dậy chống lại Tây Sơn ở Quảng Nam, một thương nhân người Hoa đã đem tiền bạc giúp sức, nhờ vậy mà quân nổi dậy cầm cự một thời gian . Việc Tây Sơn tàn phá Cù Lao Phố (Đồng Nai) - Biên Hòa - Mỹ Tho - Gia Định có thể bắt nguồn từ đây chăng?
Cũng trong năm này, Tập Đình bị cách chức, Lý Tài cũng ngã về hàng ngũ chúa Nguyễn . Sự phản bội của Lý Tài làm Tây Sơn mất đi một lực lượng quan trọng, không khỏi gây ra sự hậm hực của Nguyễn Nhạc, từ đây ác cảm của ông với người Hoa càng sâu đậm. Sau này, người Hoa Gia Định lại càng là nguồn hỗ trợ đắc lực cho Nguyễn Ánh ớ phía Nam, và là lực lượng hăng hái nhất trong cuộc đối đầu với Tây Sơn. Đó là lý do tại sao ngay từ năm 1776, quân Tây Sơn khi mới vào Gia Định đã đánh đuổi, cướp phá của người Hoa, cho đến năm 1782, nhân cái chết của một vị tướng thân thuộc – Phạm Ngạn – Nguyễn Nhạc đã quyết tiêu diệt người Hoa, trước là để trả thù riêng, sau là muốn diệt trừ một lực lượng quan trọng đóng góp trong sự nghiệp trung hưng chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh lúc bấy giờ.

Tây Sơn Nguyễn Nhạc tấn công thế lực người Hoa nội tuyến của quân Tàu - Mãn Thanh tại miền Nam Việt Nam .
Sử sách nhà Nguyễn và một số thư từ của các giáo sĩ ở Gia Định thời đó đều ghi lại việc tấn công người Hoa của Tây Sơn vào năm 1782, do những người Hoa này đã hỗ trợ cho chúa Nguyễn chống lại Tây Sơn. Việc người Hoa trợ giúp cho chúa Nguyễn khiến họ gây nên mối thù với Tây Sơn và Nguyễn Nhạc đã coi người Hoa là đối thủ chiến tranh cần phải diệt trừ. Quân Tây Sơn khi tấn công vào Cù lao Phố thì gặp phải sự chống đối mạnh của quân Hòa Nghĩa (người Hoa) ủng hộ Nguyễn Ánh tại đây khiến cho một thân tướng là Đô đốc Phạm Ngạn tử trận, binh lính thương vong nhiều, Nguyễn Nhạc nghe tin rất đau xót (Đại Nam thực lục viết: "...Nguyễn Nhạc nghe tin Ngạn chết, đau như mất hai tay"), ông cho rằng đạo quân Hòa Nghĩa toàn là quân Thanh trá hình, rồi nổi giận ra lệnh phá nát khu người Hoa ở Gia Định để trả thù.
Sách Lịch sử Gia Định – Sài Gòn trước 1802 dẫn lại từ Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, một viên quan người Hoa của nhà Nguyễn năm 1820, đã mô tả cuộc tấn công người Hoa ở Gia Định do Nguyễn Nhạc chỉ huy năm 1782:
"Năm 1776 khi mới tiến vào Gia Định thì quân Tây Sơn đã tàn phá Cù lao Phố, một vùng thương mại sầm uất bậc nhất xứ Đàng Trong. Họ dỡ phòng ốc gạch, ngói đem hết về Quy Nhơn khiến dân cư bỏ chạy lưu tán khắp nơi. Năm 1778 khi chúa Nguyễn đã giành lại được Cù lao Phố thì kiểm điểm lại, dân cư còn chưa tới 1% lúc trước"."Từ Bến Nghé tới Sài Gòn xác chết ngổn ngang, vứt cả xuống sông, nước không chảy được, hai ba tháng sau dân cũng không dám ăn tôm, cá... mọi người đều khổ sở".
Sách Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802 của Tạ Chí Đại Trường trích dẫn từ Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện và thư của các linh mục có mặt ở Gia Định lúc đó miêu tả vụ phá hủy khu người Hoa ở Chợ Lớn năm 1782 của Nguyễn Nhạc:
"Người Trung Hoa, bất luận binh lính hay dân buôn, mới đến hay ở lâu, đều bị bắt giết, thây chất ngổn ngang vất đầy sông ngòi, đến nỗi nước ấy không chảy, cả tháng hơn người ta không ai dám ăn tôm cá, uống nước sông. (...) Những ai có hàng Trung Hoa trong nhà như vải, lụa, trà thuốc, hương giấy... đều vứt cả ra đường mà không người dám lượm. Andre Tôn (thư ngày 1/7/1784) nói có từ 10.000 đến 12.000 người chết.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn