SÔNG NÚI NƯỚC NAM - ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT : NHỮNG DÒNG SÔNG , CON SUỐI ... NƯỚC ĐẦU NGUỒN PHIÊU BẠT VỀ MIỀN TÂY . (Phần 3 of 3)

02 Tháng Giêng 20232:06 CH(Xem: 580)
Sông Srê-Pốk (Sre Pok) .
Vị trí địa lý và hệ thống sông suối trong Lưu vực :
Cũng như sông Sê San, sông Srêpốk nằm trong khu vực nguồn từ Cao Nguyên Trung Phần (Tây Nguyên) chảy qua lãnh thổ Kampuchia và hợp lưu với sông Mê Kông tại Stung Treng.
Lưu vực sông Srêpôk có diện tích tự nhiên là 30.900 km2, trong đó phía Việt Nam có diện tích là 18.264 km².
Phía Bắc giáp lưu vực sông Sê San; phía Đông giáp lưu vực sông Ba và sông Cái Nha Trang; phía Tây là phần hạ lưu lưu vực sông Srêpôk trên lãnh thổ Kampuchia.
Lưu vực sông Srêpok gồm hai nhánh chính là Krông Knô, Krông Ana và các nhánh Ea H’Leo, Ea Đrăng và Ea Lốp. Sông nhánh Krông Knô bắt nguồn từ những dãy núi cao trên 2000M với diện tích lưu vực là 4.620 km2 .
Sông nhánh Krông Ana lưu vực là 3.200 km2, dài 143 Km có nguồn trong dãy núi Chư Yang Sin.

Các nhánh Ea H’Leo (dài 128 Km), Ea Lốp (104 Km) và Ea Đrăng hay Ia Drang (78 Km) có chung diện tích 5.944 km2 được bắt nguồn từ dãy núi Hàm Rồng thuộc tỉnh Gia Lai và nhập lưu với dòng chính sông Srêpôk ở phía Kampuchia.
Một phụ lưu là sông Đắk Đăm, bên Kampuchia gọi là prek Dak Dam, dài hơn 100 Km chạy theo hướng Nam - Bắc được lấy làm biên giới Việt Nam - Kampuchia ở đoạn này.
Vừa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, Serepôk được bổ sung thêm nguồn chảy dồi dào từ dòng sông Ea H'leo.
Sông Serepôk nhập vào sông Mekong-Mê Kông sát Tx Stung Treng . Trước khi nhập vào, nó còn nhận nước từ sông Sesan (Sê San) và sông Sekong (Sê Kon), là hai sông cũng có nguồn từ lãnh thổ Việt Nam.

Dãy núi Chư Yang Sin (chữ Êđê: Čư Yang Sin) là tên của một dãy núi ở Dak Lak (Dar Lac), có đỉnh Chư Yang Sin cao 2442M so với mực nước biển chính là đỉnh núi cao nhất ở Dak Lak và đứng thứ hai sau đỉnh Ngọc Linh (2598M-2605M) trong dãy núi Trường Sơn Nam .
Chư Yang Sin theo Êđê nghĩa là "Cổng vào Trời". Đỉnh Chư Yang Sin nằm ở địa phận Krông Bông (Dak Lak), với nhiều loài chim, thú, thực vật hiếm. Dưới chân núi có dòng thác Krông Kmar là thượng nguồn của sông Krông Ana, một con sông lớn ở Dak Lak, một phụ lưu quan trọng của sông Serepôk (Sre Pok).
Chư Yang Sin là một đỉnh núi cao trong khu vực Đông nam cao nguyên Dak Lak có độ cao trung bình khoảng 500m , nên có các loài thực vật với độ cao dần lên 2400M phần lớn là các loài cây Thông lá kim. Đỉnh núi là một tảng đá lớn quanh năm mây mù bao phủ .
Phía nam vài chục cây số là Tp Đà Lạt sương mù với ngọn LangBian (2163M) nổi tiếng trên cao nguyên Lâm Viên .

NGƯỜI XƯA ĐÂU ? NGƯỜI XƯA ĐÂU ?
Trại Lực Lượng Đặc Biệt Đức Lập (A.239) . Hay còn gọi là Trại Dak Sak thuộc tỉnh Quảng Đức , phía nam cầu QL14 băng qua sông Sre Pok chạy tới Tx Ban Mê Thuột , được Toán A.239 LĐ.5 LLĐB Hoa Kỳ trú đóng vào tháng 10/1966 .
Trại LLĐB Đức Lập (A.239) được thiết lập trên đồi 722 - độ cao 722M so với mặt biển, có diện tích khoảng 1 Km² ,bây giờ thuộc về tỉnh Dak Nông .
- Trại nằm cách Ban Mê Thuột 67Km về phía Tây nam, cách biên giới Kambodia 14Km.
- Quân số trong Trại gồm :
- Toán A.239 LLĐB Hoa Kỳ, 11 Quân Nhân LLĐB Việt Nam và 600 CIDG (Dân Sự Chiến Đấu) người Sắc tộc bản địa.
Trại đã cải chuyển sang Tiểu Đoàn 96 Biệt Động Quân - Biên Phòng .
Trại LLĐB Đức Lập bị quân CS dồn lực bao vây tấn công 2 lần vào tháng 8/1968 và tháng 10/1969 nhưng đều bị quân VNCH phòng thủ đánh trả quyết liệt, quân CS tổn thất nặng và rút lui.

Quảng Đức là một tỉnh nhỏ được thành lập từ thời VNCH nằm dọc theo Quốc lộ 14 giáp ranh Kampuchia và các Tiểu khu Phước Long,Lâm Đồng,Tuyên Đức và quận Ban Mê thuột. Tỉnh có ba quận : Kiến Đức, Đức Lập, Khiêm Đức (Gia Nghĩa) và Chi khu biệt lập Đức Xuyên.
Dân chúng hầu hết là người Thượng sống về nghề làm rẫy và săn bắn thú rừng,còn lại là người Kinh,hầu hết là gia đình quân nhân,công chức và dân buôn từ miền xuôi lên.
Đặc biệt quận Đức Lập nằm về hướng Bắc của tỉnh Quảng Đức, giáp với quận Ban Mê Thuột tỉnh Dar Lac (Dak Lak) ,đất đai màu mỡ,dân chúng phần nhiều là người Miền Trung di cư vào lập nghiệp từ năm 1954,sau ngày chia đôi đất nước,sống về nghề trồng trà và café rất thịnh vượng.
Quảng Đức là một tỉnh nhỏ và nằm sát ranh giới Kampuchia-hành lang xâm nhập của quân CS , cho nên chịu áp lực của Cộng quân rất nặng nề.Từ năm 1972, Quốc lộ 14 nằm song song và sát với ranh giới Miên - Việt xuyên qua ba tỉnh Phước Long ,Quảng Đức, Dar Lac quận Ban Mê Thuột bị gián đoạn giữa ranh giới Phước Long và Quảng Đức. Vì vậy Quảng Đức chỉ còn sử dụng được đoạn đường bộ duy nhất từ Bubinh xuyên qua thị xã Gia Nghĩa đi Ban Mê Thuột . Tỉnh Phước Long rơi vào tay CS đầu năm 1974.

TRẬN ĐỨC LẬP (QUẢNG ĐỨC) 1975 - 9 THÁNG 3 GÃY SÚNG .
Theo tin tình báo cũng như tài liệu thu được tại chỗ do pháo binh bắn quấy rối và hệ thống điện tử chung quanh Chi khu Đức Lập cho biết: sư đoàn 968 tân lập cùng sư đoàn 10 CS có thể sắp tấn công Ban Mê Thuột ,Tiểu khu trưởng Tiểu khu Quảng Đức,Đại tá Phạm Văn Nghìn đã xin thêm quân phòng thũ quận Đức Lập nhưng chưa được.
Sáng ngày thứ bảy (8/3/75), Đại tá Nghìn đáp trực thăng ra quận Đức Lập có gặp Đại tá Vũ Thế Quang-Tư Lệnh Phó sư đoàn 23 Bộ Binh(BB)-cũng đến đây thị sát tình hình.
Đại tá Nghìn chỉ thị Trung tá Trần Nguyên Khoa (k18ĐL)-Trung đoàn Phó Trung đoàn 53 BB-đang chỉ huy trung đoàn trừ đóng gần Chi khu Đức Lập phải dời Bộ chỉ huy nhẹ của ông cùng các đơn vị bảo vệ vào căn cứ Daksak-một căn cứ thật kiên cố do lực lượng đặc biệt Mỹ để lại-cách vị trí đóng quân hiện tại chừng ba cây số. Lúc này, Trung đoàn 53 BB trừ đang được tăng phái cho Tiểu khu Quảng Đức.
Nói là Trung đoàn trừ chứ thực sự quân phòng thủ tại bộ chỉ huy nhẹ này chỉ có một chi đoàn trừ (-) 1/8 thiết vận xa M113 của Đại uý Tánh,đại đội trinh sát của trung đoàn mà phân nửa đã hoạt động bên ngoài tìm tin tức,một trung đội pháo binh 105 ly (TĐ 231PB),một trung đội PB155 ly thuộc tiểu đoàn 230 PB và một ít bệnh binh của tiểu đoàn 2/53BB.
Thám sát xong , nhận thấy không có đủ thời gian,việc di chuyển dời lại sáng hôm sau (9/3/75).
Nào ngờ,khoảng năm giờ sáng-trước giờ quân VNCH chuẩn bị di chuyển vào căn cứ Daksak như dự định, Cộng quân bắt đầu pháo ào ạt rồi sau đó tấn công biển người vào các đơn vị Trung đoàn 53 BB .
Đáng tiếc thay những đợt pháo đầu tiên lại trúng ngay vào bộ chỉ huy nhẹ của Trung tá Trần Nguyên Khoa. Dù ông là một Sĩ quan giỏi,lanh lợi,đã từng được thăng cấp tại mặt trận nhưng vì nơi đóng quân hiện tại là một căn cứ dã chiến hầm hố không được kiên cố lắm nên không chịu nổi sức công phá của các loại pháo địch,đặc biệt pháo 130 ly.Cầm cự không lâu,hơn phân nửa số thiết vận xa bảo vệ bộ chỉ huy nhẹ bị tê liệt,hầm chỉ huy của Trung tá Khoa bị sập, Đại uý Bùi Minh Ngọc sĩ quan liên lạc pháo binh của Trung đoàn 53 BB bị thương nặng và chết ngay sau đó,Trung tá Trần Nguyên Khoa bị thương ở sau ót và cánh tay trái gảy gần đứt lìa được lính pháo binh dìu ra khỏi căn cứ nhưng rồi bị bắt làm tù binh ngày hôm sau.
Nếu.. nếu... hôm đó (8/3/75),bộ chỉ huy nhẹ Trung đoàn 53 di chuyển đi, Cộng quân không điều nghiên kịp mục tiêu,tình hình có thể khác ???
Chi khu Đức Lập gần đó cũng bị pháo và tấn công tơi bời cùng một lúc nhưng nhờ hầm hố kiên cố , cộng với sự gan lì, mưu lược của Trung tá quận trưởng Nguyễn Cao Vực (K13ĐL), Cộng quân không làm gì được,đành bỏ đầy xác ngoài bờ rào quận.
Cùng lúc tại căn cứ Núi Lửa cách Chi khu Đức Lập về phía Tây chừng sáu cây số,nơi trung đội pháo binh (PB) 105 ly của Trung úy Nguyễn Văn Quý đóng,được bảo vệ bởi đại đội chỉ huy thuộc Tiểu đoàn 261 ĐPQ/Quảng Đức (các đại đội tác chiến hoạt động bên ngoài) của Thiếu tá Bùi Ngọc Long cũng bị pháo khủng khiếp.
Cộng quân đồng loạt tấn công ba nơi trên cùng một lúc với những cơn mưa pháo tới tấp , khiến quân phòng thủ VNCH không thể yễm trợ hổ tương nhau được. Cộng quân đã áp dụng tiền pháo hậu xung biển người trận này rất hiệu quả .
Khoảng bảy giờ sáng,sau khi nhận được chiếc trực thăng tăng phái từ Phi đoàn 235 trực thăng Pleiku, Đại tá Nghìn bay về hướng Đức Lập.
Trước khi rời trung tâm hành quân tiểu khu ra trực thăng, Trung uý Quý vừa báo cáo thành tích hạ địch của đơn vị cho biết tình hình ... nhưng đột ngột không thấy Trung úy Qúy trả lời… Trung đội trưởng PB Núi Lửa mất liên lạc vô tuyến .
Bên tần số bộ binh bảo vệ PB Núi Lửa cũng không liên lạc được … chiến sự thay đổi bất ngờ , pháo binh CS bắn điều chỉnh nhiều lần liên tiếp, làm sập đài tác xạ chết mấy quân nhân và cộng quân ùa vào từ lưng đồi phía sau tràn ngập căn cứ .
Bay gần tới căn cứ Núi Lửa cũng không thấy hồi âm , mà chỉ thấy một làn khói trắng từ căn cứ bốc lên. Làn khói đó chính địch đã đánh dấu cho phe chúng biết đã chiếm được mục tiêu Núi Lửa.
Thấy làn khói bốc lên mọi người nhìn nhau không ai nói gì ngoài sự ngậm ngùi thương xót số phận quân mình, thuộc cấp mình và chỉ còn có cách báo cáo lên thượng cấp và xin tăng viện từ Sư Đoàn 23BB và Quân đoàn II.
Lúc bấy giờ chỉ còn Chi khu Đức Lập của Trung tá Nguyễn Cao Vực,dù không được yễm trợ của quân VNCH - quân trú phòng vẫn cầm cự với địch. Ngoài việc kêu gào cấp trên tăng viện gấp, Đại tá tỉnh trưởng vẫn bay vòng vòng rất thấp trên khu vực quận Đức Lập đến trưa đễ hướng dẫn,trấn an và khuyến khích Trung tá Vực và binh sĩ cố gắng phòng thủ chờ quân tiếp viện.
Xa xa đằng kia,cũng tại vùng trời Đức Lập,Trung tá Võ Ân (K12 TĐ),Trung đoàn trưởng Trung đoàn 53BB cũng đang bay tìm quân của bộ chỉ huy nhẹ Trung đoàn 53 đang thất lạc.
Khác với những lần trước,mỗi khi bị địch tấn công mạnh,ngoài lực lượng pháo binh sẵn có,phi cơ yễm trợ đủ loại bay đầy trời;lần này,mấy ngày nay vùng trời Đức Lập phẵng lặng,vắng vẻ làm sao!Tàu bay , tàu bò biến đâu cả ,ngoài hai chiếc trực thăng chỉ huy cô đơn này .
Trong khi đó tại Ngả ba Dakson cách căn cứ Núi Lửa chừng tám cây số về hướng Tây do Tiểu đoàn 2/53 BB của Đại úy Nguyễn Tiên (kII TĐ vừa thay thế Thiếu tá Võ Đức Lai) và một trung đội pháo binh 105ly đóng quân,không thấy có giao tranh, đấm đá gì ? Nhưng không hiểu tại sao BCH Tiểu khu Quảng Đức không liên lạc được họ.
Quá đau lòng trước sự thất thủ của quân bạn gần đó không được yễm trợ nên sau khi Đại tá Nghìn quay về trung tâm hành quân tiểu khu … bay trở lai hướng Dakson.
Khi trực thăng bay vòng nhiều lần trên vùng này,càng lúc càng thấp để cố gắng liên lạc và quan sát tình hình.
Thấy Tiểu đoàn 2/53BB vẫn đang tư thế bố trí sẵn sàng chiến đấu, phi cơ trưởng tìm cách đáp xuống. Anh bay thêm mấy vòng để xem hướng nào thuận tiện và an toàn,rồi anh... đột nhiên nhào xuống rất nhanh trông như chú diều hâu đang xà xuống gắp mồi.
Đang tư thế sắp đậu,bổng nhiên nhiều loạt pháo CS rớt cạnh máy bay ... khiến anh ta cho tàu lướt về phía trước cất cánh lên lại,xém đụng rừng cây trước mặt . Anh phi công này rất lanh lợi và bình tĩnh,nếu không thì cả phi cơ không chết vì pháo cộng quân cũng chết vì các cành cây. Từ đó đến khi rút bỏ Tiểu khu Quảng Đức, không liên lạc được với cánh quân này.
Ngày thứ nhất trôi qua ... ngày thứ hai trông chờ quân VNCH tăng viện như cấp trên đã định...
Bất hạnh thay!ngày thứ hai đó lại 10-3-1975 là ngày thất vọng nhất khi cộng quân tấn công thẳng vào thị xã Ban Mê Thuột và phi trường Phụng Dực.
Riêng các lực lượng khác của QL VNCH đồn trú tại Quảng Đức đều bị cộng quân cầm chân cả , không thể nào lấy đi giúp Đức Lập được.
Càng chờ đợi,sự tổn thất càng tăng lên trước những loạt pháo đủ cở cuả địch ... Mặt khác không còn trông chờ vào sự tăng viện của đơn vị quân tăng phái được nữa ,Trung tá Vực cùng thuộc cấp đành rút khỏi quận, băng rừng về căn cứ Đạo Trung mấy ngày sau và được trực thăng đón về Tiểu Khu Quảng Đức , căn cứ Đạo Trung cách Gia Nghĩa TK/Quảng Đức trên 15 cây số .

Người Tình Không Chân Dung
Nhạc Sĩ : Hoàng Trọng

       Hỡi người chiến sĩ đã để lại
cái nón sắt trên bờ lau sậy này
Bây giờ anh ở đâu, bây giờ anh ở đâu?
Còn trên đời này đang xông pha đèo cao dốc thẩm
hay đã về bên kia, phương trời miên viễn chiêm bao.

Trên đầu anh cái nón sắt ngày nào ấp ủ
mộng mơ của anh mộng mơ của một con người.

(Ngâm)

Ôi nó khác chi mây trời hiền hoà
khác chi bốn mùa êm trôi
có tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ
và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền
phải thế không anh?
(Hát)
Trong cái nón sắt của anh
mặt trời vẫn còn đó ban ngày
và ban đêm mặt trăng hoặc muôn muôn
triệu triệu vì sao vẫn còn đó
tất cả vẫn còn đó vẫn còn đó.

Nhưng anh bây giờ anh ở đâu
con ễnh ương vẫn còn gọi tên anh trong mưa dầm
tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ
Dạo tháng Ba tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa
nghe như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời.

Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt
trên bờ lau sậy này
Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?

(NgheQua YouTube)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn