[ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VIỆT NAM 1945 - 1975 ] CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI NGÔ ĐÌNH DIỆM (Phần 8) :TỪ THAM VỌNG GIA ĐÌNH TRỊ ĐỘC TÀI ĐẾN MƯU TOAN HÒA GIẢI VỚI CHUYÊN CHẾ CS.

12 Tháng Giêng 202310:35 CH(Xem: 693)
LỬA VÀ KHÓI ... THỰC-HƯ VÀ HƯ-THỰC ???

Về phiá nội-bộ Miền Nam, chế-độ Ngô Đình Diệm đã đánh mất lòng dân, nhiều nhất là kể từ đầu thập-niên 1960, cụ-thể với vụ 18 nhà chính-trị trong đó có đến 11 Tổng-Trưởng, Bộ-Trưởng cuả chính Đệ-Nhất Cộng-Hoà họp tại nhà hàng Caravelle ra Tuyên-Ngôn đòi ông Ngô Đình Diệm thay-đổi chính-sách vào tháng 4-1960, cuộc đảo-chính hụt ngày 11-11-1960, vụ ném bom Dinh Độc-Lập đầu năm 1962, rồi đến việc cấm treo cờ Phật-Giáo vào ngày lễ Phật-Đản, nổ chết người tại Đài Phát-Thanh Huế tối 8-5-1963, tổng-tấn-công chuà-chiền đêm 20-8-1963, rồi Hoà-Thượng Thích Quảng-Đức (và các vị khác) tự-thiêu, Phật-Tử khắp nơi xuống đường ...
Chính ông&bà Trần Văn Chương, Đại-Sứ tại Mỹ và Quan-Sát-Viên tại Liên-Hiệp-Quốc, là cha mẹ đẻ của bà Ngô Đình Nhu, thạc-sĩ Vũ Văn Mẫu, Ngoại-Trưởng và là cộng-sự-viên lâu năm nhất của Tổng-Thống Diệm, mà cũng quyết-liệt chống lại chế-độ họ Ngô. Đó là những tín-hiệu, những cảnh-báo trước, từ phía người dân Miền Nam.
Thái độ và quyết định cuả Hoa Kỳ tùy-thuộc rất nhiều vào lòng dân Miền Nam Việt-Nam.
Sự ủng hộ của một thành phần thiểu số trong dân chúng không thể gọi là thành quả của chế độ, khi đem đối chiếu với sự bất mãn và đau khổ của thành phần đại đa số. Các thành quả nhứt thời và ngắn hạn không thể xem là thành công của chế độ, khi đem đối chiếu với những hậu quả lớn lao và lâu dài mà chế độ ấy đã gây ra cho quốc gia và dân chúng.
Hoa-Kỳ đã thấy rõ tính-chất độc-tài hại dân của tập-đoàn họ Ngô và tinh-thần đối-kháng của sĩ-phu và quần-chúng Việt-Nam từ lâu, cũng như biết trước về dự-mưu đảo-chính cuả số tướng VNCH liên-hệ từ nhiều năm qua. Thế nhưng mãi đến tháng 9-1963 Tổng Thống Kennedy mới trả lời báo-chí rằng muốn chiến-thắng Cộng sản thì phải thay-đổi chính-sách và nhân-sự cuả chính-phủ Ngô Đình Diệm, và đại-sứ Henry Cabot Lodge mới trực-tiếp đề-nghị Tổng-Thống Ngô Đình Diệm cải-tổ ,nhưng ông Diệm vẫn không nghe theo!.

NHỮNG CUỘC SĂN TÌM " CÁO " CỦA ANH EM NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ NGÔ ĐÌNH NHU TRÊN CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN .

Hãy nghe ông Ngô Đình Nhu độc thoại trước mặt đại sứ CS Ba Lan Mieczyslaw Maneli , trong cuộc gặp ngày 2-9-1963 : Điều này bộc lộ xu hướng tư tưởng Marxist của ông cố vấn Ngô Đình Nhu .
“ Tôi tiến hành một cuộc chiến tranh mà mục đích là chấm dứt chiến tranh một cách vĩnh hằng ; tôi chiến đấu chống Cộng sản thực sự là để kết liễu chủ nghĩa tư bản duy vật. Tạm thời tôi buộc phải hạn chế tự do để rồi mang lại tự do dưới dạng thức vô hạn của nó. Tôi củng cố kỷ luật cũng là để đi tới mục tiêu bãi bỏ những ràng buộc bên ngoài của nó. Tôi tập trung hoá Nhà nước là để dân chủ hoá và giải tập trung Nhà nước. Ông thấy đó, tôi là môn sinh của Hegel về biện chứng pháp ”.
“ Người Mỹ và Việt cộng tưởng đâu rằng ấp chiến lược chỉ đơn thuần là những cơ cấu quân sự, chiến thắng rồi, không cần nữa, sẽ dẹp đi. Cả Mỹ lẫn Việt cộng đều nhầm cả vì họ đi từ những tiền đề duy vật chủ nghĩa. ấp chiến lược là định chế cơ bản của nền dân chủ trực tiếp. Một khi phát triển và đơm hoa kết trái rồi, ấp chiến lược sẽ là những hạt nhân thực thụ của tổ chức quốc gia, còn Nhà nước thì, như Marx nói, sẽ tiêu vong ”.
Cố nhiên, cũng như nhà báo Mỹ Alsop, ông đại sứ CS Ba Lan Maneli “ không tin nổi tai mình ”, sợ mình nghe lầm, hay là ông cố vấn đặc biệt “ đặc cố ” lỡ miệng dùng ngôn ngữ mác-xít.
Thấy người đối diện trố mắt ngạc nhiên, Ngô Đình Nhu phải nhắc lại, nhấn mạnh hơn :
“ Đúng như vậy đó. Tôi đồng ý với kết luận cuối cùng của Marx : Nhà nước phải tiêu vong — đó là điều kiện cho sự toàn thắng tối hậu của dân chủ. Lẽ sống của tôi là làm sao để tôi trở thành không cần thiết nữa ”

HƯ VÀ THỰC ???
Lời tự Thuật trong gia đình của cán bộ Đảng Cần lao Nhân vị .

…" Ba tôi là dân biểu Ban Mê Thuột (DarLac), trông coi Dinh điền rừng cấm, đàn em thân tín của cụ Diệm, người nghĩ rằng sớm muộn Cụ Diệm sẽ bắt tay với Cụ Hồ, nhưng chưa biết khi mô, và với hình thức ra răng đây, khó quá.
Một ngày kia Ba tôi đi họp Sài Gòn về Ban Mê Thuột. báo tin cho mạ tôi rằng cuối tuần ông Cụ Diệm và ông Nhu sẽ lên Ban Mê Thuột đi săn (Ban Mê Thuột - BMT thời ấy là thủ đô Miền Cao Nguyên).
Tôi nghe chuyện nhà nước BMT tồ chức cho TT Diệm đi săn, thì vui thích quá, bèn xin Ba tôi cho tôi đi theo. Ba tôi nói rằng "Đi săn thì phải cưởi ngựa" "Con biết cưởi ngựa." "Nếu có cọp nhảy, ngựa sợ hất con chết thì không sao, nhưng nếu gảy chân gảy lưng, gảy cổ thì phiền lắm, thôi con không đi." tôi hết hy vọng.
Sáng thứ bảy quãng vào mùa hè 1962 tôi không nhớ rõ (xin vị nào công cán chính, trong QLVNCH có mặt hôm đó cho tôi được biết.) cả tỉnh Ban Mê Thuột chộn rộn dậy thật sớm. Toàn thể quân cán chính tấp nập sửa soạn, đi đón cụ Diệm và ông Nhu lúc 5 giở sáng đế cùng thẳng tiến vào rừng xanh BMT đi săn. Tôi tuy không dược đi săn nhưng hồi hộp theo dỏi.
Rồi đoàn người quân cán chính, nào xe hơi nào ngựa. Nhất là quân đội sẵn sàng bao vây tứ phía cuộc săn bảo vệ ông Cụ Diệm. Vậy là đoàn người đông đảo, tấp nập, họp lại trước tòa Tỉnh, hớn hở kéo nhau ra đi khi trời chưa hừng sáng . Tôi chỉ đứng trên lầu thượng của hãng SCIB (Société Commerciale et Industrielle de Banmêthuôt) nơi Ba tôi làm Giám đốc nhìn lên Tòa tỉnh mà thôi.
Rồi suốt cả ngày hôm đó gia đình ba mạ tôi và các gia đình khác chỉ điện thoại cho nhau chia sẽ lo lắng. Đến chiều tối, mọi người thấp thỏm chờ mong. 5 giờ, rồi 6 giờ vẫn không tin tức. Chúng tôi lo quá, đến 7 giờ cũng không tin gì cả.
Đến gần 8 giờ Ba tôi mới về đến nhà, người bơ phờ, xất ba xất bất, mặt tái mét nhưng vẫn cười gượng. Tôi gấp rút muốn biết chuyện gì đã xảy ra. Ba tôi điềm tĩnh không nói.
Sau khi tắm rửa, ăn uống xong, vào phòng nằm nghỉ một hồi, Ba tôi mới nhỏm dậy, tôi và mạ tôi chờ đợi. Ba tôi cho hay đây là cuộc đi săn tráo trộn. Ba tôi kể:
"Một điều quá sức ngạc nhiên là đi săn mà ông Cụ và ông Nhu đều mặt đồ tây complet, cravate đàng hoàng, ông cụ măc bộ đồ tơ tằm 'Tussor', tay cầm baton. Mọi người vào rừng, lúc đầu đi xe hơi một đoạn, sau bỏ lại xe đi ngựa và đi bộ. Quân đội tỏa ra bao vây khắp nơi. Đi từ 6 giờ sáng đến chừng hơn 11 giờ trưa đến một khoảng xa rừng cấm., thì ông Cụ ra lệnh ngưng lại dùng cơm trưa. Ăn uống vui vẻ nghỉ ngơi chừng hơn một giờ.
Sau đó ông Cụ quay lại nói với mọi người rằng : "Chúng tôi mời quý vị ngồi nghỉ cho khỏe ở đây, tôi và ông cố vấn sẽ đi với nhau mà thôi."
Mọi người phản kháng. Quân đội đòi bao vây bảo vệ.
Ông cụ dẹp hết. Ông Cụ Diệm mặc Veste, đội mũ , tay xách baton cùng ông Nhu cuốc bộ đi sâu vào rừng.
Mọi người vừa ngạc nhiên vừa tê tái lo sợ, xầm xì to nhỏ nói chuyện với nhau. Họ chờ đợi và lo sợ đến tiều tụy xanh xao. Vì mãi đến 4 giờ tối, 5 giờ tối vẫn chưa thấy ông Cụ trở về .
Trời gần sập tối, mọi người mướt mồ hôi lo sợ thì đến 6 giờ hơn ông Cụ Diệm và ông Nhu lủi thủi từ trong rừng đi ra. Mọi người đều im lặng không một tiếng nói. Tất cả đều nhanh chóng ra về, và đưa ông Cụ thẵng lên tàu bay chờ sẵn về thủ đô Sài Gòn.
Ba tôi kết luận: " Rõ ràng đây là ông Cụ thực hiện lời ông Cụ đã nói với tui nhiều lần : " Thà chịu nhục với anh em, còn hơn nhục với ngoại bang." .
Rõ ràng là ông Cụ đi nói chuyện với CS và với Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, chưa biết ra răng đây?" Sau đó, Ba tôi được ông Cụ gọi về Sài Gòn , Ba tôi mới được biết hôm đó ông Cụ Diệm và ông Nhu gặp đại diện đảng CS và đại diện MTGPMN nói chuyện, hai bên thỏa thuận nhiều điều. Vì CS cũng rất ngại Mỹ thả bom Bắc Việt .
Đó là lần độc nhất Cụ Diệm gặp gỡ phe bên kia không công khai, qua mặt Mỹ. Ông Cụ cũng cho hay Mỹ tỏ thái độ lạnh lùng, không bằng lòng quyết định của ông Cụ và ông Nhu.
Đây là lần gặp gỡ đầu tiên đích thân Cụ Diệm đi gặp mà Ba tôi biết rõ ràng và là nhân chứng. Rất nhiều vị sĩ quan QLVNCH có mặt trong buổi hôm ấy, nay hẳn còn sống và nhớ rõ về buổi đi săn và ngày tháng năm.
Việc ra đi đối thoại với CS như vậy rõ ràng Cụ Diệm thực hành lời Cụ đã nói: "Thà chịu nhục với anh em, còn hơn chịu nhục với ngoại bang.".
Sau đó còn vài cuộc gặp gỡ khác ở Di Linh ?? Cụ Diệm không đi gặp ai nữa. Coi như có sự đồng thuận giữa hai bên, đặt biệt là giữa TT Ngô Đình Diệm và chủ tịch Hồ Chí Minh.

THỰC VÀ HƯ ???

Vai trò trung gian giữa chính quyền hai miền Nam - Bắc trong giai đoạn này (1963) ,rốt cuộc chỉ còn một mối : đại sứ CS Ba Lan Mieczyslaw Maneli.
May thay cho các nhà sử học, Mieczyslaw Maneli là một nhà luật học, được chính quyền CS Ba Lan cử vào Uỷ hội quốc tế với tư cách một luật gia chứ không phải là với tư cách cán bộ chính trị hay ngoại giao. Sau hai nhiệm kỳ ở Việt Nam, ông trở lại giảng dạy ở Trường đại học Warzsaw. Vì những bài giảng và bài viết không “ đúng lập trường xã hội chủ nghĩa ” ông bị cách chức rồi di cư sang Mỹ dạy học ở Queens College (New York).
Cho nên, Maneli không phải là một người “ vượt màn sắt chọn tự do ”, viết sách vì “ căm thù cộng sản từ trong máu ” hay là " làm vừa lòng Mỹ " .
Chứng từ của ông là một tài liệu đáng tin cậy, ít nhất là đáng tin cậy như một chứng từ trung thực và cũng như mọi chứng từ trung thực, nó cần được nghiên cứu chi tiết ngôn từ .
Maneli cho biết trong một cuộc gặp thủ tướng CS Phạm Văn Đồng và bộ trưởng ngoại giao CS Xuân Thuỷ (đầu tháng 7-1963) : “ Tôi hỏi nên làm gì nếu Ngô Đình Nhu mời tới nói chuyện.
Họ trả lời ngay lập tức : nhận gặp và lắng nghe.
Tôi lại hỏi họ có muốn tôi nói gì (với Nhu).
Họ trả lời : ‘Tất cả những gì đồng chí biết về lập trường của chúng tôi trong sự trao đổi và hợp tác kinh tế và văn hoá (giữa hai miền). Một điều chắc chắc là : Mỹ phải rút đi. Trên cơ sở chính trị ấy, chúng tôi có thể thương lượng bất cứ điều gì’ ”.
Maneli hỏi thêm về khả năng một chính phủ liên hiệp ở miền Nam hay một hình thức liên bang Bắc Nam .
ông Đồng trả lời (có mặt chủ tịch Hồ Chí Minh) : “ Trên cơ sở độc lập và chủ quyền của Việt Nam, mọi điều đều có thể thương lượng. Hiệp định Genève đã đặt ra nền tảng pháp lý và chính trị : không có căn cứ hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ đất nước chúng tôi. Như thế, chúng tôi có thể đi tới thoả thuận với bất luận người Việt Nam nào ” .
Trở vào Sài Gòn, Maneli đợi Lalouette và d’Asta (đại sứ Pháp Roger Lalouette, khâm mạng Toà Thánh Vatican Salvatore d’Asta) sắp xếp cuộc gặp Ngô Đình Nhu. Như đã nói trên, họ bắt tay nhau lần đầu trong cuộc chiêu đãi ngày 25.8. 1963 ngày hôm đó, sinh viên Sài Gòn xuống đường phản đối cuộc tấn công chùa chiền 20.8, Cabot Lodge xuất hiện tại cuộc chiêu đãi nhưng chưa chính thức là đại sứ vì chưa trình quốc thư ; tin đồn sẽ có đảo chính ngày 1 hay 2.9.1963 .
Ngày 2.9 (Quốc khánh Việt Nam dân chủ cộng hoà !), Ngô Đình Nhu tiếp riêng Maneli tại văn phòng ở dinh Gia Long.
Như các cuộc hội kiến khác của anh em Diệm-Nhu với bất luận người nước nào, phần lớn thời giờ dành cho lời độc thoại tràng giang đại hải.
Ông Nhu nói những gì? " Tràng giang đại Hải " ...
Nhưng riêng về vấn đề hiệp thương, thì theo chứng từ của đại sứ CS Ba Lan, ông ta chỉ vỏn vẹn hai ý :
1. “ Tôi không phản đối đàm phán và hợp tác với miền Bắc, và như ông biết, nhiều nhà ngoại giao phương Tây đã đề nghị với tôi. Ngay trong những trận giao tranh tàn ác nhất, người Việt Nam cũng không quên ai là người Việt, ai là ngoại quốc. Nếu có bắt đầu đối thoại trực tiếp, thì có thể tiến tới xích lại gần. Và Uỷ hội quốc tế - cũng như bản thân ông - sẽ có thể đóng vai trò tích cực ở đây ”.
2. “ Trong tương lai gần, tôi không dự liệu điều gì có thể dẫn tới nói chuyện trực tiếp, nhưng sớm muộn có thể sẽ hé ra khả năng ” .

LỬA VÀ KHÓI ???
Ông cố vấn Ngô Đình Nhu họp kín với Phạm Hùng , cán bộ cao cấp CS trong khu rừng Tánh Linh (Bình Tuy) 1963 .
Bình Tuy là một tỉnh thuộc Quân Đoàn III - Quân Khu III thời Việt Nam Cộng Hòa , ngày nay gộp chung với tỉnh Bình Thuận.
Địa giới tỉnh Bình Tuy của Việt Nam Cộng Hòa.
Địa lý
Theo đơn vị hành chính VNCH :
Tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên Di Linh - Djirinh (phía nam Tp Đà Lạt) .
Tỉnh Tuyên Đức nằm trên cao nguyên Lâm Viên - Langbiang (phía bắc gồm Tp Đà Lạt).
Sau năm 1975 hai tỉnh này chung nhau trở thành một tỉnh Lâm Đồng .
Phía bắc giáp tỉnh Lâm Đồng
Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận
Phía nam giáp Biển Đông
Phía tây giáp tỉnh Long Khánh (Đồng Nai) và tỉnh Phước Tuy(Bà Rịa) .
Diện tích 3.560 Km². Tỉnh lỵ là Hàm Tân gần bờ biển phía nam, cách Sài Gòn 183 Km về hướng đông.
Phía đông bắc tỉnh nhiều rừng núi, các ngọn núi đáng kể là núi M'Hai 1.642 M, núi B'Nom Dan Lu 1.339 M, núi Pacam 1.205 M, núi Nam Hu 1.186 M, núi B'Nom Pang Ko 734 M.
Ở giữa tỉnh gần Tánh Linh có núi Ông cao 1.302 M, núi Đen cao 507 M.
Phía tây và phía nam có những ngọn núi thấp như: núi La A 332 M, núi Dinh (Djinh) 295 M, núi Hok 157 M, núi Giang Cò 352 M, núi Bà 871 M, núi Ky 736 M, núi Đất 166 M, núi Nhọn 570 M, núi Tà Cú 666 M.

Người trong Cuộc - Cao Xuân Vĩ ! Nhân Chứng của cuộc săn tìm " Cáo " rừng Tánh Linh , khu vực phía đông cao nguyên Di Linh (Djirinh) .
Đầu tháng 2-1963, cuộc họp "bí mật" giữa ông Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng diễn ra tại một địa điểm kín đáo ở quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Trong cuộc họp này có cả Nguyễn công Tài (Nguyễn Tài) cũng được dự. Khi chia tay, cả hai bên đều hỷ hả...
Nhân vật : Nguyễn công Tài (Nguyễn Tài) là Đặc phái viên đặc biệt, Tướng Nguyễn Tài - Thứ trưởng Bộ Công An (chứ không phải Nội vụ) của chính phủ VNDCCH đến Sài Gòn.
Ông Nguyễn công Tài là em ruột nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan , đóng vai một người Bắc 54 di cư - thông qua kinh doanh táo bạo với Mã Tuyên một người Tàu gốc Hoa ở Chợ Lớn làm công việc kinh tài cho gia đình ông Ngô Đình Diệm .
Mã Tuyên làm trung gian , môi giới giao tiếp cho Nguyễn công Tài với ông cố vấn Ngô Đình Nhu .
Sau đó , Nguyễn công Tài đã được ông Ngô Đình Diệm tin dùng và Ông Diệm cho ông Tài ở ngay bên cạnh mình trong Dinh Gia Long (Sài Gòn) .

" Không có lửa , sao có khói ?"
Người trong Cuộc - Ông Cao Xuân Vĩ, nguyên là sĩ quan trong Bảo An Đoàn Miền Trung, được Tổng thống Ngô Đình Diệm. bổ nhiệm vào chức vụ Tổng giám đốc Thanh niên và Thể thao, chỉ huy cả đoàn thể Thanh Niên Cộng Hòa.
Cao Xuân Vĩ là người thân tín của Tổng thống Ngô Đình Diệm và cố vấn Ngô Đình Nhu.
Khi ông Cao Xuân Vỹ cùng ông Nhu đi Bình Tuy, ông Nhu có cho ông biết bàn chuyện gì không?
Cao Xuân Vĩ : Lúc ấy thì không. Chỉ biết chúng tôi cùng đến Quận Tánh Linh ở đây có một vùng do Cộng quân kiểm soát. Ban đầu cứ tưởng đi săn cọp như mọi khi.
Nhưng đến nơi ông Nhu bảo chúng tôi ở ngoài, còn ông đi về phía trước độ vài trăm mét. Có Phạm Hùng chờ ở đó.
Cao Xuân Vĩ : Sau này về nhà ,tôi cũng không tiện hỏi ông Nhu. Nhưng qua những gì ông tự ý nói ra vào một lúc nào đó thì, nội dung câu chuyện trên một tiếng đồng hồ, gồm nhiều điều cho đến nay vẫn chưa được tiết lộ.
Có một điều mà phía họ rất quan ngại, nếu không bảo là sợ, rất sợ chương trình Ấp Chiến Lược.
Họ yêu cầu cho biết ai là người chủ trương và mục đích để làm gì?
Ông Nhu trả lời: đó chỉ là một chủ trương của chính phủ nhằm bảo vệ sinh mạng và tài sản của người dân, ngăn ngừa sự xâm nhập, phá phách của du kích các ông...
Các ông bảo cán bộ đừng tìm cách đánh phá làng xã, thì chúng tôi sẽ bỏ luật 10/59. Cán bộ các ông có thể về sống với dân lành tại các ấp...
Về các điều kiện để hiệp thương thì nhiều lần Tổng Thống Diệm đã nói, phải có 6 giai đoạn:
- Bắt đầu bằng việc cho dân hai miền trao đổi thư tín tự do.
- Rồi cho dân qua lại tự do
- Thứ 3 là cho dân hai bên được tự do chọn định cư sang bên kia nếu muốn
- Thứ 4 mới đến giai đoạn trao đổi kinh tế.
Ví dụ miền Nam đổi gạo lấy than đá của miền Bắc chẳng hạn.
- Qua được các giai đoạn đó rồi mới tiến tới hiệp thương.
- Và sau cùng là tổng tuyển cử.
Có lần ông Nhu tính với chúng tôi (Cao Xuân Vĩ) : Ông dự đoán rằng, nếu cho dân tự do chọn nơi định cư, thì căn cứ theo tình trạng về tự do dân chủ tồi tệ và kinh tế kiệt quệ của miền Bắc lúc ấy, sẽ có khoảng 3 triệu người dân sẽ dần dần vào định cư ở miền Nam. Vì vậy “mình” phải chuẩn bị đất cho dân.
Ông cũng tính rằng hiện dân số miền Bắc có tới 23 triệu, trong khi dân số miền Nam chỉ có 17 triệu.
Nếu có được 3 triệu dân Bắc vào định cư ở miền Nam thì dân số 2 bên sẽ cân bằng. Bầu cử tự do, với sự giám sát của Quốc Tế thì chắc mình sẽ thắng.

Sơ lược cán bộ CS cao cấp Phạm Hùng : tên thật là Phạm Văn Thiện, sinh ngày 11 tháng 6 năm 1912, tại làng Long Hồ, huyện Châu Thành, tỉnh Vĩnh Long .
16 tuổi, ông tham gia hoạt động trong phong trào thanh niên, học sinh, tham gia tổ chức Nam Kỳ học sinh liên hiệp hội và Thanh niên cộng sản đoàn. Năm 1930, được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1930, ông bị thực dân Pháp bắt và kêu án tử hình ,sau Pháp đã giảm án xuống khổ sai chung thân và đưa ra Côn Đảo giam giữ. Sau 14 năm trong tù, năm 1945 ông được ra đón về và giữ chức Bí thư Xứ ủy lâm thời Nam Bộ.
Sau khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, được phân công xây dựng lực lượng công an Nam Bộ.
Tại Đại hội lần thứ 2 của Đảng Lao động Việt Nam họp năm 1951, Phạm Hùng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và công tác ở Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban Kháng chiến hành chính miền Đông Nam Bộ (Đông Nam Phần - Quân Đoàn III VNCH).
Sau Hiệp định Genève, 1954, ông được cử làm Trưởng đoàn Quân đội CS trong Ban Liên hiệp đình chiến tại Nam Bộ và làm Trưởng phái đoàn Quân đội CS bên cạnh Ủy ban quốc tế tại Sài Gòn, và mang hàm Đại tá.
Sau năm 1975 , Phạm Hùng giữ chức vụ cao nhất là Thủ tướng (Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng 1987-1988) của chế độ CS .

LỬA VÀ KHÓI ??? GIEO NHÂN NÀO . GẶT QUẢ NẤY ! VẬY THÔI .
Trong một dịp Tết trước năm 1963 , ông Hồ Chí Minh công-khai gửi vào miền Nam biếu ông Ngô Đình Diệm một cành hoa đào để chúc Tết!
Sự việc ông Hồ mà "khen" và làm thân với ông Ngô là một câu hỏi mà mọi người cần tìm câu trả lời.
Tại sao - WHY ?
Rốt cuộc, hai anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đã mắc mưu ông Hồ Chí Minh, tìm cách lén-lút liên-lạc với đối-phương CS , và bị tình báo CIA biết được, nên đã đánh mất tín-nhiệm và hậu-thuẫn cuả Hoa-Kỳ.
Sau cuộc tiếp-xúc thương lượng với CS đó, ông Nhu cố ý tiết-lộ nội-dung cuộc tiếp-xúc cho báo-chí biết để ngầm thông-báo cho Washington.
Ông Quách Tòng Đức Đổng lý Văn phòng Tổng-Thống Ngô Đình Diệm xác-nhận là : “chính ông Nhu có đề-cập đến chuyện này trong vài phiên nhóm với tướng-lãnh tại Bộ Quốc-phòng và ngày 23.7.1963 tại suối Lồ Ồ khi nóí chuyện với các cán-bộ xây-dựng Ấp Chiến lược khoá 13.”
Nhưng tình hình trên thực địa , có vẻ tiến nhanh và đốt giai đoạn hơn những gì thương lượng trong cuộc tiếp xúc bí mật . Khi người ta đã nhìn thấy những chiếc xe vận tải nặng kéo công-voa hàng chục tấn gạo , chạy trên Quốc Lộ 20 theo hướng lên Đà Lạt và xuất hiện tại khu vực đá Ba Chồng, chi khu Định Quán thuộc tỉnh Long Khánh, cách ngả Ba Dầu Giây chừng 50 Km .
Không ai biết được địa chỉ để đưa gạo đến là ở đâu ? Nhưng có sự hoài nghi sâu sắc về đoàn công-voa chở đầy gạo này ... đã biến mất trong mịt mù của cao nguyên Di Linh-Djirinh vắng lặng , sau cuộc gặp mặt và thoả thuận tại khu rừng hoang vu quận Tánh Linh tỉnh Bình Tuy... giữa ông cố vấn Ngô Đình Nhu và Đại tá Phạm Hùng - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng CS .
Có thể những địa chỉ này là những mật khu của CS mờ mờ , ảo ảo như khói như sương ?

Về phiá nội-bộ Miền Nam, chế-độ Ngô Đình Diệm đã đánh mất lòng dân, nhiều nhất là kể từ đầu thập-niên 1960, cụ-thể với vụ 18 nhà chính-trị trong đó có đến 11 Tổng-Trưởng, Bộ-Trưởng cuả chính Đệ-Nhất Cộng-Hoà họp tại nhà hàng Caravelle ra Tuyên-Ngôn đòi ông NĐD thay-đổi chính-sách vào tháng 4-1960, cuộc đảo-chính hụt ngày 11-11-1960, vụ ném bom Dinh Độc-Lập đầu năm 1962, rồi đến việc cấm treo cờ Phật-Giáo vào ngày lễ Phật-Đản, nổ chết người tại Đài Phát-Thanh Huế tối 8-5-1963, tổng-tấn-công chuà-chiền đêm 20-8-1963, rồi Hoà-Thượng Thích Quảng-Đức (và các vị khác) tự-thiêu, Phật-Tử khắp nơi xuống đường, v.v... Chính ông&bà Trần Văn Chương, Đại-Sứ tại Mỹ và Quan-Sát-Viên tại Liên-Hiệp-Quốc, là cha mẹ đẻ của bà Ngô Đình Nhu, thạc-sĩ Vũ Văn Mẫu, Ngoại-Trưởng và là cộng-sự-viên lâu năm nhất của Tổng-Thống Diệm, mà cũng quyết-liệt chống lại chế-độ họ Ngô. Đó là những tín-hiệu, những cảnh-báo trước, từ phía người dân Miền Nam.
Hoa-Kỳ đã thấy rõ tính-chất độc-tài hại dân của tập-đoàn họ Ngô và tinh-thần đối-kháng của sĩ-phu và quần-chúng Việt-Nam từ lâu, cũng như biết trước về dự-mưu đảo-chính cuả số tướng VNCH liên-hệ từ nhiều năm qua. Thế nhưng mãi đến tháng 9-1963 Tổng Thống Kennedy mới trả lời báo-chí rằng muốn chiến-thắng CS thì phải thay-đổi chính-sách và nhân-sự cuả chính-phủ Ngô Đình Diệm, và đại-sứ Henry Cabot Lodge mới trực-tiếp đề-nghị Tổng-Thống Ngô Đình Diệm cải-tổ nhưng ông Diệm vẫn không nghe theo!.
Như thế, thái độ và quyết định cuả Hoa Kỳ tùy-thuộc rất nhiều vào lòng dân Miền Nam Việt-Nam.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn