VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG THƯƠNG NHỚ ! MIỀN ĐẤT XANH MÁT RỪNG CAO SU : LONG KHÁNH - XUÂN LỘC và SÔNG ĐỒNG NAI .

27 Tháng Mười Một 20214:51 CH(Xem: 1679)
Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Việt Nam về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long.
Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng (Đà Lạt), Đăk Nông (Gia Nghĩa), Bình Phước (Bình Long-Phước Long), Đồng Nai (Long Khánh-Biên Hòa), Bình Dương, Thành phố Sài Gòn với chiều dài 586 Km (364 dặm) và lưu vực 38.600 Km² (14.910 Milex2) .
Đồng Nai nguyên tên phiên âm "Nông-nại" xưa kia của Vương quốc Phù Nam (FuNan) và sau đó bị Chân Lạp sáp nhập . Đây là vùng đất người Việt vào khai phá trước tiên.
Theo sách cổ Gia Định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là "sông Phước Long" vì gọi tên theo phủ Phước Long cũ.
Dòng chảy chính​ :
Sông Đa Dung, đoạn chảy qua Lâm Hà, Lâm Đồng - là thượng nguồn của sông Đồng Nai xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên .
Vịnh Gành Rái, Cần Giờ, Thành phố Sài Gòn là nơi sông Lòng Tàu - một trong những chi lưu của sông Đồng Nai đổ ra biển Đông.
Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông (Gia Nghĩa), Bình Phước (Bình Long-Phước Long), Đồng Nai(Long Khánh-Biên Hòa), Bình Dương, Thành phố Sài Gòn với chiều dài trên 600Km và lưu vực 38.600 Km², nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Dâng thì dài 586 Km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 Km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực Cần Giờ .
Dòng chính sông Đồng Nai ở thượng nguồn còn gọi là sông Đa Dâng-Đa Dung. Sông bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên, uốn khúc theo chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài ( Tân Phú, Đồng Nai).
Sông là ranh giới tự nhiên giữa Đăk R'Lấp-Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Bảo Lâm - Cát Tiên (Lâm Đồng-Đà Lạt), giữa Cát Tiên và Bù Đăng-Bình Phước (Phước Long) - Tân Phú, giữa Tân Phú và Đạ Tẻh.
Sau khi gặp sông Bé, sông Đồng Nai thành ranh giới tự nhiên giữa Đồng Nai (Vĩnh Cửu) ở tả ngạn - phía đông và Bình Dương (Tân Uyên) ở hữu ngạn - phía tây. Đến phường Uyên Hưng thị xã Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc - Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương , sau khi chúa Nguyễn Phúc Chu cho phép một số quân lính của nhà Minh cũ , đó chạy khỏi nam Trung Hoa đã cập vào cửa Tư Dung ( Huế ) để tị nạn do không chấp nhận nhà Mãn Thanh và xin làm dân Việt Nam .
Chúa Nguyễn đã cho số quân lính của nhà Minh cũ này, theo dòng di dân Việt vào nam và định cư tại cù lao Phố ở Biên Hòa.
Vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.
Sông Đồng Nai chảy qua thành phố Biên Hòa, rồi chảy dọc theo ranh giới giữa Đồng Nai (Long Thành, Nhơn Trạch) và Thành phố Sài Gòn (Thủ Đức, Quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ), giữa Bà Rịa - Vũng Tàu (Phú Mỹ) và Thành phố Sài Gòn (Cần Giờ).
Dòng chính sông Đồng Nai ở hạ lưu, đoạn từ chỗ sông Sài Gòn hợp lưu đến chỗ phân lưu thành Soài Rạp và Lòng Tàu, thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình".
Phụ lưu :
Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đa Hoai và sông Vàm Cỏ.
Sông Đa Nhim, góp nước vào sông Đồng Nai ở Đại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có hồ Trị An chắn dòng sông, đây là hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam VN .
Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về.
Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn.
Vì vậy ca dao có câu:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa.
Sông Đồng Nai hòa với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi chảy ra biển Đông.
Phân lưu​ :
Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là:
Sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa Soài Rạp (rộng 2.000 - 3.000 m, sâu 6 – 8 m) ở Cần Giờ .
Sông Lòng Tàu (sâu 15–20 m) đổ vào vịnh Gành Rái. Sông Lòng Tàu lại chia thành hai nhánh là sông Đồng Tranh và sông Ngã Bảy...
LỊCH SỬ: Tỉnh Long Khánh (trước 1975)
Tỉnh Long Khánh : - Long Khánh là một tỉnh cũ thuộc Đông Nam Phần Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa, được lập theo Sắc lệnh 143-NV ngày 22 tháng 10 năm 1956 của Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm.
Tỉnh Long Khánh phía bắc giáp tỉnh Phước Long, đông bắc giáp Lâm Đồng, đông giáp tỉnh Bình Tuy, nam giáp Phước Tuy, phía tây giáp hai tỉnh Biên Hòa và Bình Dương. Diện tích 3.457 kilômét vuông. Tỉnh lỵ đặt tại Xuân Lộc.
Theo Nghị định số 131-BNV/HC/NĐ của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Việt Nam Cộng Hòa ngày 24 tháng 4 năm 1957 thì tỉnh Long Khánh có 2 quận, 3 tổng, 32 xã:
- Quận Xuân Lộc, gồm 1 tổng: Bình Lâm Thượng. Quận lỵ: Xuân Lộc.
- Quận Định Quán, gồm 2 tổng: Ta Lai, Bình Tuy. Quận lỵ: Định Quán.
Khi tỉnh Phước Thành được thành lập vào tháng 1 năm 1959, vùng Ta Lai tách khỏi Long Khánh để nhập vào Phước Thành. Tỉnh sắp xếp lại còn 2 quận, 2 tổng, 16 xã.
Ngày 28-4-1967, lập thêm quận Kiệm Tân tách ra từ quận Xuân Lộc với quận lỵ ở Dốc Mơ (xã Gia Tân).
Ngày 31-12-1974, tách xã Gia Ray ra khỏi quận Xuân Lộc để thành lập quận Bình Khánh.
Cuối năm 1974, tỉnh Long Khánh có 4 quận là: Xuân Lộc, Định Quán, Kiệm Tân, Bình Khánh.
- Quận Xuân Lộc gồm 9 xã: Hiếu Kỉnh, Xuân Lộc, An Lộc, Tân Lập, Thới Giao, Cẩm Mĩ, Cẩm Tâm, Dầu Giây, Hưng Lộc
- Quận Định Quán gồm 4 xã: Định Quán, Đồng Hiệp, Phương Thọ, Chánh Hưng
- Quận Kiệm Tân gồm 5 xã: Gia Kiệm, Gia Tân, Bình Lộc, Bình Hòa, Bến Nôm
- Quận Bình Khánh gồm 3 xã: Gia Ray, Đồng Tâm, Xuân An.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tỉnh Long Khánh giải thể, nhập với 2 tỉnh Biên Hòa và Phước Tuy thành tỉnh Đồng Nai mới (tuy nhiên, đến năm 1991, địa bàn tỉnh Phước Tuy cũ lại được tách ra để thành lập tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Địa bàn tỉnh Long Khánh cũ hiện nay tương ứng với thị xã Long Khánh, các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú và một phần các huyện Trảng Bom, Vĩnh Cửu cùng thuộc tỉnh Đồng Nai ngày nay.
Tỉnh có nhiều núi và rừng rậm, đất đỏ xám. Hầu hết là núi thấp có rừng bao phủ như: núi Chứa Chan (còn gọi là núi Gia Rai) lớn nhất, cao 838 mét; núi Cam Tiên cao 441 mét, núi Bé Bạc cao 319 mét, núi Đồng Bác cao 236 mét, núi Gia cao 225 mét, núi Tràn cao 209 mét, núi Hok cao 157 mét; dãy núi Mây Tào cao 716 mét nằm tại ngã ba ranh giới với Phước Tuy và Bình Tuy.
Sông chính của tỉnh là sông Đồng Nai, chảy dọc tỉnh theo hướng tây-nam. Các sông khác là sông La Ngà, sông Vong, sông Lục, sông Gia Ớt, suối Tâm Bung.
Long Khánh - Xuân Lộc (8-4-1975) Quốc-Cộng Tranh Hùng.
Xem thêm Bài đã đăng : CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUÂN SỬ - QUÂN LỰC VNCH : MẶT TRẬN QUÂN ĐOÀN III - ĐÔNG NAM PHẦN - XUÂN LỘC - LONG KHÁNH PHÒNG TUYẾN ĐẪM MÁU GIAO TRANH ( 8/4/1975 - 20/4/1975 ).
( Sẽ Tiếp Theo )
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn