[LỊCH SỬ TIỀN CẬN ĐẠI VIỆT NAM ] OSS IN SOUTH CHINA - CƠ QUAN TÌNH BÁO CHIẾN LƯỢC MỸ OSS NHIỆM VỤ ĐÔNG DƯƠNG (1944 - 1945) - ĐỆ NHỊ THẾ CHIẾN KẾT THÚC - QUÂN TRUNG HOA TƯỞNG GIỚI THẠCH TIẾN VÀO VIỆT NAM .

15 Tháng Bảy 20219:08 CH(Xem: 1843)
Trong suốt thời gian Thế chiến II, Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) tìm kiếm và hỗ trợ các đồng minh tại Trung quốc và khu vực Đông Nam Á, kể cả Đông Dương.
Mùa xuân năm 1945, mạng lưới tình báo Gordon Group của phe kháng chiến Pháp ở Đông Dương mà Nhật đã chiếm, bị tê liệt. OSS tìm cách lập ra mạng lưới khác.
Việt Minh, một phong trào nổi lên dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh những năm 40, chống người Pháp và còn muốn thoát khỏi ách chiếm đóng của Nhật Bản.
Vào giữa năm 1944, OSS tiếp cận với Việt Minh nhằm thành lập một mạng lưới tình báo ở Đông Dương chống lại Nhật Bản. Archimedes Patti, cựu Trưởng văn phòng OSS chuyên về Đông Dương tại Washington (Hoa Kỳ) được cử đến Nam Trung Hoa.
Tháng 11-1944 một chiếc máy bay của Mỹ bị quân Nhật bắn hạ trên vùng trời Việt Nam, Trung úy phi công Rudolf Shaw nhảy dù xuống khu rừng được du kích Việt Minh cứu thoát và đưa về gặp HCM . Ông HCM đã đưa viên phi công sang Côn Minh - TQ trao cho đại diện quân đội Mỹ .
Tháng 4-1945, Patti đã tới biên giới Việt-Hoa và gặp HCM , ông Patti đã quyết định dùng nhóm của Việt Minh để thay thế toàn bộ nhóm OSS Pháp, sau khi nhóm này từ chối tấn công đường xe lửa của Nhật ở Việt Nam.
Archimedes LA Patti đã gặp HCM để gửi một đội OSS đến giúp Việt Minh, thu thập thông tin tình báo về Nhật Bản. Ông HCM đồng ý làm việc với một nhóm OSS và cho thành lập một trại huấn luyện trong rừng chiến khu Tân Trào, trụ sở Việt Minh, cách Hà Nội chừng 200 cây số.
Tháng 7-1945, toán quân Đặc nhiệm số 13, biệt danh Deer (Con Nai) đầu tiên do Thiếu tá Allison Thomas dẫn đầu đã nhảy dù xuống khu vực Tân Trào. Deer thuộc Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS), tiền thân của CIA ngày nay, có nhiệm vụ đào tạo du kích Việt Minh và thu thập thông tin tình báo để phục vụ việc chống lại quân Nhật vào giai đoạn cuối khi Chiến tranh Thế giới lần thứ II kết thúc.
Thiếu tá Allison Thomas, đội quân của ông có nhiệm vụ huấn luyện từ 50 đến 100 người làm nhiệm vụ tấn công và ngăn cản giao thông trên tuyến đường sắt Hà Nội- Lạng Sơn, ngăn chặn người Nhật vào Việt Nam từ phía Trung quốc. Ngoài ra, đội quân này còn có nhiệm vụ phát hiện mục tiêu của quân đội Nhật Bản, như căn cứ quân sự và kho bãi, gửi các thông tin sang cho phân ban OSS ở Trung quốc. Phía Việt Minh sẽ nhận được các thông tin về thời tiết giúp Không quân Mỹ (USAAF) gửi các nhu yếu phẩm, trang thiết bị phục vụ huấn luyện và đồn trú của OSS.
Nhóm Allison Thomas nhảy dù xuống Tân Trào hôm 16-7-1945, gồm ba người, cả thượng sĩ điện đài William Zielski, binh nhất Henry Prunier và một phiên dịch. Vào ngày 30-7, các thành viên còn lại của Deer tiếp tục nhảy dù xuống Tân Trào, gồm đội phó Trung úy René Defourneaux, Lawrence R. Vogt, Trung sĩ Aaron Squires và một bác sĩ, Paul Hoagland...
Sau Thế Chiến 2, Anh và Pháp dần thất thế, nhường chỗ ở châu Á cho Hoa Kỳ - nước có các suy tính không rõ ràng về Đông Dương.
Dù vậy, các tính toán chính trị của những đại cường châu Âu và Hoa Kỳ thời hậu chiến đem lại một kết quả khác.
Tại hội nghị Tehran (năm 1943), Moscow và Washington (thời Roosevelt) không muốn Pháp quay lại chiếm Đông Dương.
Nhưng thái độ của Mỹ về Đông Dương, gồm Việt Nam, thay đổi sau khi Harry Truman lên làm Tổng thống.
Quân Đồng Minh để Anh vào Nam Việt Nam giải giáp Nhật ở dưới vĩ tuyến 16; và Trung Hoa Dân quốc vào ở phía Bắc, trên vĩ tuyến 16.
Diễn tiến​ Hoa quân nhập Việt :
Cuối tháng 8 năm 1945, 20 vạn quân Trung Hoa Quốc dân Đảng Tưởng Giới Thạch do Lư Hán làm tổng chỉ huy, Tiêu Văn làm phó tư lệnh vượt biên giới Việt- Hoa tiến vào Việt Nam. Quân đoàn 62 và 53 tiến từ Quảng Tây, dưới sự chỉ huy của Tiêu Văn, đã chiếm Cao Bằng, Lạng Sơn, và những vị trí quan trọng dọc theo bờ biển tới Hải Phòng, còn quân đoàn 93 và 60 của Lư Hán từ Vân Nam tiến vào Lào Cai và dọc theo sông Hồng tới Hà Nội. Ngày 9 tháng 9, quân Tưởng tới Hà Nội.
Quân Tưởng chiếm đóng Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên giới Việt - Hoa đến vĩ tuyến 16, hà hiếp , cướp bóc khắp nơi. Quân Tưởng đổi tiền với tỷ giá vô lý, gây nhiều bất bình cho người dân. Việt Quốc, Việt Cách và Phục Quốc kiểm soát các địa phương phía Bắc Hà Nội. Ngày 14 tháng 9 năm 1945, Lư Hán đến Hà Nội. Lư Hán gặp Hồ Chí Minh .
Ngày 28 tháng 9 năm 1945, lễ đầu hàng của quân Nhật được tổ chức bởi Trung Hoa Dân Quốc.
Chính phủ lâm thời VNDCCH thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời, một số chính trị gia của Việt Quốc, Việt Cách tham gia Chính phủ. Ngoài ra, Việt Quốc và Việt Cách được 50 và 20 ghế trong Quốc hội Việt Nam không bầu cử. Quốc hội khóa I, họp đầu tiên ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã bầu ra Chính phủ Liên hiệp Kháng chiến trong đó Việt Quốc nắm Bộ trưởng Kinh tế, bộ Ngoại giao, Việt Cách nắm chức Phó Chủ tịch, Bộ Xã hội, Y tế, Cứu tế và Lao động, Bộ Canh nông. Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Đảng Cộng sản HCM tuyên bố tự giải tán, thực chất là giả vờ lui khỏi chính trường .
Ngày 28 tháng 2 năm 1946 tại Trùng Khánh, sau một thời gian đàm phán kéo dài, Pháp ký với Trung Hoa Dân Quốc hiệp ước Pháp - Hoa. Những điều khoản chính: Trung Hoa đồng ý để quân Pháp vào Bắc vĩ tuyến 16 trở lên thay Trung Hoa giải giáp quân Nhật, đổi lấy việc Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Hoa; Pháp bán lại đường sắt Côn Minh - Hồ Kiều và miễn thuế quá cảnh ở Hải Phòng cho Trung Hoa.
Ngày 6 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, Hiệp định sơ bộ Pháp - Việt được ký kết, trong đó có các điều khoản quan trọng:
Việt Nam đồng ý cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc Việt Nam thay quân Tưởng và sẽ rút hết sau 5 năm, mỗi năm rút 3000 quân.
CSHCM kêu gọi toàn dân hưởng ứng " Tuần lễ Vàng " để cứu nguy nạn đói Ất Dậu ...
Nhưng thực ra là đúc tượng vàng đút lót tướng Tàu Lư Hán.
Để cho quân đội Trung Hoa Tưởng Giới Thạch mau chóng rút về nước và CSHCM tiêu diệt các thủ lãnh của các đảng phải yêu nước Việt Nam nhưng không CS .
Ngày 18 tháng 3 năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cử một phái đoàn sang Trùng Khánh để giữ hoà hảo với Trung Hoa Dân Quốc.
Ngày 15 tháng 6 năm 1946, quân đội Trung Hoa Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam , ngoại trừ đảo Itu Aba là Taiping Island hay Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa-Việt Nam .
Tháng 7 năm 1946, CSHCM ra tay dựng lên vụ án phố Ôn Như Hầu (Hà Nội) tấn công triệt hạ Việt Quốc, Việt Cách , Đại Việt Quốc Dân Đảng và nhóm CS thuộc Đệ Tứ Quốc tế .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn