CHINH PHỤC LÂM VIÊN 11 [ Đường lên non thì cao . Tình yêu nước nung nấu ] : MỤC ĐÍCH HƯỚNG DẪN TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH - TOPOGRAPHIC MAP CHO DI HÀNH TRÊN ĐỊA THẾ THIÊN NHIÊN MẶT ĐẤT VÀ THUẬT NGỤY TRANG - CAMOUFLAGE .

06 Tháng Mười Hai 20202:24 CH(Xem: 1628)
Quần Đảo Trường Sa - Việt Nam :
Đá Chữ Thập : ( tên theo Việt Nam ); tiếng Anh: Fiery Cross Reef hoặc North West Investigator Reef; tiếng Filipino: Kagitingan; tiếng Trung: 永暑礁; bính âm: Yǒngshǔ jiāo, Hán-Việt: Vĩnh Thử tiêu.
Đặc điểm: có chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là 14 hải lý (25,93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7,4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên.
Theo nguồn tin của Trung quốc, Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ thuộc UNESCO ủng hộ về mặt ngoại giao và giao phó cho Trung quốc xây dựng trạm quan sát trên biển tại quần đảo Trường Sa vào tháng 3 năm 1987.
Lợi dụng sự ủy nhiệm của UNESCO và chớp thời cơ thực hiện mưu đồ xâm lăng ... Trung quốc bắt đầu khảo sát quần đảo Trường Sa ngay trong tháng 4 năm 1987 và quyết định chọn đá Chữ Thập làm nơi đóng quân vì đá này không những đủ lớn mà còn nằm xa các căn cứ đồn trú của các nước khác.
Trong thời gian sau đó, Trung quốc còn liên tục viếng thăm và tiến hành khảo sát nhiều thực thể địa lý hoang vu khác.
Ngày 31 tháng 1 năm 1988, hải quân CSHCM cử hai tàu chở vật liệu từ đá Tây đến xây dựng công trình tại đá Chữ Thập nhưng bị hải quân Trung quốc chặn lại. Từ cuối tháng 2, Trung quốc bắt đầu xây dựng căn cứ tại đây . Đá Chữ Thập là mục tiêu tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung quốc. Sau trận đụng độ đẫm máu với bộ đội xây dựng CSHCM tại đảo GạcMa , quần đảo Trường Sa 14/3/1988, Trung quốc đã kiểm soát đá này và hoàn tất việc tạo lập căn cứ vào tháng 7 cùng năm.
Trung quốc đã xây dựng một toà nhà bê tông dài hơn 60 m trên đá Chữ Thập. Trên ngôi nhà có nhiều ăng-ten, gồm cả một ăng-ten radar thu phát sóng cao tần Yagi của hải quân cùng hai vòm che radar. Ngày 26 tháng 5 năm 2010, Trung quốc phủ sóng mạng điện thoại trên đá này.
Từ năm 2014, Trung quốc bắt đầu cải tạo mở rộng đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) thành đảo nhân tạo lớn nhất quần đảo Trường Sa, có diện tích 2,74 km² với chi phí hơn 73 tỉ nhân dân tệ (11,5 tỉ USD). Trung quốc xây dựng trên đá Chữ Thập 9 cầu tàu, 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar. Đặc biệt là việc xây dựng một đường băng dài 3.125m và rộng 60m, là đường băng duy nhất đủ lớn cho máy bay ném bom chiến lược tại Trường Sa, quân đội Trung quốc tham vọng kiểm soát không phận rộng lớn từ Tây Thái Bình Dương gồm cả Guam (nơi có căn cứ của Mỹ) đến Ấn Độ Dương.
Nhưng tham vọng bá chủ thế giới của Trung cộng là một chuyện . Còn được hay không , lại là một chuyện hoàn toàn khác . Nó nằm trong ý chí chiến đấu của mỗi người dân các nước khác , ngoài tầm kiểm soát của Trung cộng .
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc Harry Harris, cho biết hiện các vỉa đá ngầm mà Trung Quốc chiếm giữ và xây dựng ở Biển Đông nhìn giống hệt các căn cứ cho máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tàu và hoạt động do thám.
World War 2 - Chiến tranh Thái Bình Dương :
Trận chiến đảo Saipan :
Trận chiến đảo Saipan thuộc mặt trận Chiến tranh Thái Bình Dương của Chiến tranh thế giới thứ hai, diễn ra trên đảo Saipan thuộc quần đảo Mariana ngày 15 tháng 6 năm 1944 – 9 tháng 7 năm 1944. Tại đây, các sư đoàn Thủy quân lục chiến số 2 và Thủy quân lục chiến số 4 cùng sư đoàn Bộ binh số 27 của Mỹ do Trung tướng Holland Smith chỉ huy đã đánh bại sư đoàn số 43 thuộc quân đội Đế quốc Nhật Bản của Trung tướng Yoshitsugu Saito.
Các cuộc oanh tạc và bắn phá hòn đảo bắt đầu ngày 13 tháng 6 năm 1944. 15 chiến hạm được điều động, 165.000 quả đạn pháo được bắn ra.
Cuộc đổ bộ bắt đầu lúc 7 giờ ngày 15 tháng 6 năm 1944. 8.000 lính thủy quân lục chiến trên hơn 300 tàu đổ bộ đổ bộ xuống bờ biển phía tây đảo Saipan vào khoảng 9 giờ. Các đơn vị pháo binh của Nhật chuẩn bị rất cẩn thận: họ đặt những lá cờ trên vịnh để xác định tầm bắn. Điều này cho phép họ phá hủy khoảng 20 xe lội nước và xe bọc thép, gây ra hơn 400 thương vong cho quân Mỹ. Nhưng khi trời sẩm tối, các đơn vị của hai sư đoàn lính thủy đánh bộ số 2 và số 4 đã đổ bộ trên một khu vực rộng gần 10 km và sâu 1 km vào trong đất liền. Khi trời đã tối, quân Nhật huy động một lực lượng lớn có xe tăng yểm trợ lập tức phản công, nhưng cuộc tấn công đã bị đẩy lùi với thương vong nặng nề. Ngày 16 tháng 6, sư đoàn bộ binh số 27 quân đội Hoa Kỳ đổ bộ và tiến về sân bay Aslito, quân Nhật một lần nữa lại tổ chức đánh trả trong đêm. Đến ngày 18 tháng 6, tướng Saito buộc phải bỏ sân bay Aslito sau khi mất hàng ngàn binh sĩ trong khi lực lượng bảo vệ hòn đảo chỉ có hơn 30.000 người.
Cuộc tấn công hoàn toàn làm bất ngờ quân Nhật, vốn đang chờ đợi một cuộc công kích ở hướng nam. Đô đốc Toyada Soemu, tổng tư lệnh Hải quân Nhật, nhận ra đây là thời cơ để sử dụng lực lượng A-Go để tấn công Hải quân Mỹ quanh đảo Saipan. Nhưng kết quả của Trận chiến biển Philippines là một thảm họa đối với Hải quân Đế quốc Nhật, họ mất 3 tàu sân bay và 450 máy bay, hạm đội cơ động Nhật mất gần như toàn bộ số máy bay cần thiết cho trận đánh. Không còn hy vọng cho phe phòng thủ trên đảo Saipan.
Không có tiếp viện, tình hình trên đảo trở nên vô vọng, nhưng người Nhật quyết chiến đấu cho đến người cuối cùng. Saito tổ chức binh lính của ông thành những hàng, bám trụ vào núi Tapotchau trong địa hình đồi núi có thể phòng thủ ở trung tâm đảo Saipan, khi quân Mỹ đến gần thì lính Nhật nấp trong các giao thông hào dùng súng trường, súng máy và súng cối bắn trả dữ dội. Những biệt danh mà lính Mỹ đặt cho các trận chiến-"Hell’s Pocket" (Túi địa ngục), "Purple Heart Ridge" (Dãy đồi Trái tim tía) và "Death’s Valley" (Thung lũng chết chóc) - đã cho thấy tính khốc liệt của chúng. Quân Nhật sử dụng các hang động trong địa hình núi lửa để cản trở quân Mỹ bằng cách ngày nấp trong hang và dùng pháo binh, súng máy bắn vào quân Mỹ đang co cụm, đêm xông ra phá vòng vây bằng những cuộc đột kích bí mật vào các hố cá nhân. Người Mỹ dần dần mở các chiến dịch nhằm "dọn dẹp" các hang động này bằng cách sử dụng những đội lính súng phun lửa hỗ trợ bởi pháo binh và súng máy. Quân Nhật bảo vệ từng tấc đất ở Saipan với tinh thần quyết tử, lần đầu tiên lính thủy da trắng và da đen cùng chiến đấu để đẩy quân thù ra khỏi địa hình núi non, cuộc chiến diễn ra ác liệt và đẫm máu nên quân Mỹ phải tiến từng bước một. Trung bình mỗi ngày hai bên liên tục tấn công và phản kích lẫn nhau cả chục lần, tổn thất mỗi ngày một tăng nghiêng về phía Nhật, đây là lần thứ 2 sau trận Tarawa người Mỹ đối đầu với kẻ thù thà chết chứ không chịu từ bỏ một thước đất trên hòn đảo vốn đã bị bom đạn tàn phá, cày xới liên tục.
Tuy nhiên, chiến dịch bị phá hỏng bởi những cuộc tranh cãi, mâu thuẫn nội bộ khi Tướng Thủy quân lục chiến Holland "Howling Mad" Smith tỏ ra không hài lòng với những gì mà Sư đoàn bộ binh số 27 đã thể hiện trên chiến trường.
Trong trận chiến trên đảo Saipan, những người đọc mã Navajo đóng một vai trò then chốt trong việc chỉ dẫn cho pháo hạm hải quân bắn vào các vị trí phòng ngự của quân Nhật.
Ngày 7 tháng 7, quân Nhật không còn đường lùi. Tướng Yoshitsugu Saito ra lệnh cho những người lính lành lặn còn lại của ông, khoảng 3.000 người tự sát, sau đó ông cũng tự vẫn. Hàng trăm thường dân Nhật cũng tự sát trong những ngày cuối của trận chiến. Trong đó, một số nhảy xuống từ "Suicide Cliff" (Vực đá tự sát) và "Banzai Cliff" (Vực đá vạn tuế). Những nỗ lực của lính Mỹ nhằm thuyết phục họ đầu hàng thay vì tự sát đa số không có hiệu quả. Như vậy, sau 3 tuần chiến đấu căng thẳng, thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã giành quyền kiểm soát hòn đảo.
Thất bại của quân Nhật trong trận đánh Saipan đã kéo theo sự sụp đổ của Thủ tướng Nhật Hideki Tojo. Ngay sau khi tin thất trận bay về Tokyo, Tojo rút lui với tư cách là đầu não của quân đội Nhật Bản. Ngày 18 tháng 7 năm 1944, Tojo cùng toàn bộ chính phủ từ chức.
Sau trận chiến, đảo Saipan trở thành một căn cứ quan trọng cho các chiến dịch khác trong quần đảo Mariana, và cuộc tấn công Philippines sau này (tháng 10/1944), quần đảo Ryukyu cũng như chính Nhật Bản.
Đại úy quân Nhật Sakeo Oba không chịu đầu hàng, ẩn trốn trong những ngọn núi cùng 46 binh lính khác, cho đến khi ông phải đầu hàng ngày 1 tháng 12 năm 1945.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn