ÔN NGUỒN SỬ VIỆT  [RADIONLINE]

onnguonsuviet-home
- Đây là chương trình RADIO thiện chí của Liên Đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa.
- Nhằm mục đích đóng góp vào sự duy trì và phát triển Tiếng Việt đồng thời Nhắc nhớ Lịch sử để nung tinh thần hào hùng Dân Tộc VN  cho thế hệ nối tiếp của dòng giống Rồng Tiên Việt Nam.
- Cây có gốc, nước có nguồn. Con người có quê hương, đất nước, có tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ôn Nguồn Sử Việt giúp các em học sinh thế hệ trẻ Việt Nam nhớ nguồn gốc quê hương VN . Hơn thế nữa, Tiếng Việt & Ôn Nguồn Sử Việt hy vọng gây ý thức Dân Tộc nơi Thanh thiếu niên Lạc Việt.
30 Tháng Tư 2024(Xem: 43)
Trong khi đó, quân Xiêm đánh vào tỉnh An Giang (tháng 12, 1833), rồi tiến lên giao chiến ở rạch Củ Hủ. Trận ấy quân triều đình nhà Nguyễn thắng và phản công chiếm lại đồn Châu Đốc, tỉnh An Giang, thành Hà Tiên rồi cùng lực lượng quân Chân Lạp ngược dòng Cửu Long tiến chiếm lại thành Nam Vang. Quân Xiêm bại trận phải rút khỏi Chân Lạp; triều đình Huế bèn đưa Ang Chan II trở lại ngôi vua. Đuổi được quân Xiêm, Trương Minh Giảng và Lê Đại Cương lập đồn Đại Nam ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp. Việc cai trị trong nước Chân Lạp đều do quan Việt sắp đặt, còn triều thần Chân Lạp chỉ kiêm nhiệm việc nhỏ. Cuối năm 1834, vua nước Chân Lạp là Ang Chan II mất mà lại không có con trai, quyền cai trị trong nước về cả mấy người phiên liêu là Trà Long (Chakrey Long) và La Kiên vốn là người Chân Lạp nhưng nhận quan tước của triều đình Huế. Năm 1836, vua Minh Mạng cho đổi đất Chân Lạp thành Trấn Tây thành, chính thức sáp nhập vào Đại Nam. Ranh giới phía Tây Bắc của Trấn đến biển hồ Tonlé Sap.
29 Tháng Tư 2024(Xem: 45)
Giờ từng đoàn người vượt qua biên giới quyết chiến đấu ... Đã chiếm chiến công ngang trời . Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu ... Đi không ai tìm xác rơi ! Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi ... Hối tiếc tấm thân làm chi ! (Hình ảnh Phi đoàn 821 - KLVNCH Tinh Long 7 - AC-119 K - Trung Úy Trang Văn Thành cùng Phi hành đoàn 8 quân nhân Không Lực VNCH bảo vệ phi trường Tân Sơn Nhất - Sài Gòn sáng 30-4-1975 Anh Dũng Hy Sinh ngăn chận Cộng quân.)
27 Tháng Tư 2024(Xem: 294)
Một trong những vấn đề gây tranh luận gay gắt nhất ở Quốc hội Lập hiến là lựa chọn mô hình Cộng Hòa Tổng Thống chế hay Cộng Hòa Đại Nghị chế . Bị ám ảnh với những hậu quả tai hại của việc tập trung quyền hành vào vị trí tổng thống dưới thời Ngô Đình Diệm có thể biến thành độc tài , nhiều đại biểu ủng hộ chế độ Đại Nghị. Tuy nhiên, bác sĩ Phan Quang Đán cùng các lãnh tụ của Đại Việt Quốc Dân Đảng là Nguyễn Ngọc Huy và Đặng Văn Sung ủng hộ chế độ Cộng Hòa Tổng Thống. Các ông cho rằng trong một xã hội nhiều chia rẽ, bất đồng và luôn bị cộng sản đe dọa, Việt Nam Cộng Hòa cần một Tổng thống mạnh do toàn thể Quốc dân bầu lên nhằm ổn định chính trị và đoàn kết các lực lượng Quốc gia dưới ngọn cờ chính nghĩa chống Cộng. Bản hiến pháp cuối cùng là một sự thỏa hiệp giữa hai phe. HIẾN PHÁP 1967 : BẢN HIẾN PHÁP TIẾN BỘ và DÂN CHỦ NHẤT TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM . (Hình ảnh Cuộc vận động Bầu cử năm 1967 của Chính thể Đệ Nhị VNCH)
23 Tháng Tư 2024(Xem: 119)
[LIÊN ĐOÀN HẬU DUỆ VNCH : CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUÂN SỬ - QLVNCH ] : Ngày 21/4/1975 , Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc bài diễn văn từ chức và trao Hành Pháp VNCH cho Quyền Tổng Thống Trần Văn Hương ...Bốn ngày sau đó 25/4/1975 Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu và gia đình của ông rời xa Việt Nam bay sang Đài Loan , trong khi : " Tình hình Thủ Đô Sài Gòn mỗi ngày thêm nguy ngập ..." Từ ngày 24-4-1975, chiến sự tại vùng trách nhiệm của Quân đoàn III ngày càng sôi động kể từ khi Sư đoàn 18 Bộ binh, lực lượng Nhảy Dù, các binh đoàn tăng phái triệt thoái khỏi Xuân Lộc. Trước những diễn biến dồn dập, sáng ngày 26 tháng 4/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn III đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để bàn kế hoạch tái phối trí lực lượng tại Quân khu III và khu vực quanh Sài Gòn. Theo đó, cụm tuyến phòng ngự sẽ gồm có: tuyến vòng đai Thủ đô, tuyến Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy. (Hình ảnh Chiến sĩ QLVNCH giao tranh bảo vệ cầu Tân Cảng-Sài Gòn 28-4-1975)