DIỄN THẾ THÁNH GIÓNG VƯƠN VAI - SỐ 24 [ TẬP LUYỆN NGOẠI CÔNG : BÀI QUYỀN ĐAI CAM ( Phần 1 of 4 ) CHI TIẾT KỸ THUẬT CHUẨN BỊ ] [ Ý CHÍ PHẤN ĐẤU - KHỎE VÌ NƯỚC VÀ SỨC CHỊU ĐỰNG ĐAU ĐỚN KHI VA CHẠM - TẬP LUYỆN FUKIYA ] TÔN TRỌNG LẪN NHAU KHI DIỄN THỂ THÁNH GIÓNG VƯƠN VAI .

13 Tháng Mười Một 20209:50 CH(Xem: 1728)
Bài Quyền Đai Cam sẽ sử dụng các thế đứng chân Tấn như : 1- Tấn Nghiêm ; 2 - Tấn Chuẩn bị ; 3- Tấn Sau ; 4- Tấn Trung bình ( Cởi Ngựa ); 5- Tấn Trước .
Anh chị em nhớ ôn luyện trở lại các Thế chân Tấn này, trong các bài Diễn Thế Thánh Gióng Vươn Vai các kỳ trước .
Một kỹ thuật công phá và phòng thủ dựa vào : Bàn Tay Đao hay Chặt cạnh Tay hay Bàn Tay Xỉa ( Tùy theo cách gọi của mỗi môn phái ) .
Trên hai bàn tay ( Quyền ) có rất nhiều điểm tung đòn uyển chuyển và đa dạng hơn chân, khi khai triển cú Đá ( Cước ) .
Nhưng trong Bài Quyền Đai Cam cần thiết tập trung vào 3 điểm của bàn tay . Còn những điểm khác hơn sẽ đề cập tới khi có dịp ...
Tập luyện 2 Bàn Tay Đao :
Đứng chân Tấn Ngựa ( Trung bình ) - Hai tay thu về thủ chuẩn bị ở hai bên hông .
Mở hai bàn tay ra - Năm ngón tay khép chặc - Ngón cái ép chặc vào ngón trỏ ở vị trí phía trong lòng bàn tay - Các đầu ngón tay ở đốt thứ nhất co lại một chút - Mục đích tạo sự rắn chắc của cạnh bàn tay .
Các vị trí va chạm của Bàn tay Đao :
1- Điểm dùng để Chặt là phần cơ cứng ở phía tiếp nối ngón út . Bàn tay hơi co lại đến đốt tay thứ hai , để tạo nên độ rắn chắc chịu va chạm của điểm tiếp xúc .
2- Điểm dùng để Xỉa là phần chụm lại của 4 ngón tay dài nhất ( Không tính ngón cái ). Bàn tay hơi co lại đến đốt tay thứ nhất , để tạo nên độ phẳng của một mũi dao , giảm lực cản của điểm tiếp xúc .
3- Điểm dùng để va chạm khi Móc ngược vô ( Hook ) là vùng cơ ở giữa 2 ngón tay cái và tay trỏ kẹp chặc . Bàn tay co xếp như động tác chặt .
Xoay mặt và người qua trái - Tay trái xòe ra như Bàn tay Đao - Thực hiện một cú Đỡ ra qua trái với Bàn tay Đao . Sau đó thu về hông .
Xoay người qua phải và thực hiện tương tự như vậy với bàn tay phải .
Thực hành luyện tập nhiều lần , cho đến khi nghe thấy tiếng gió theo sau mỗi động tác đỡ ra và thu về .
Dần dần , cho các điểm 1-2-3 của bàn tay Đao va chạm mạnh hơn với bao đấm cứng và tấm ván có quấn dây cao su ...
Với mục đích là luyện Ngạnh Công để cho bàn tay và cổ tay chắc chắn chai đòn- chịu đau .
Động tác Xỉa :
Đứng chân Tấn Cởi Ngựa ( Trung bình ) - Hai tay thu về thủ chuẩn bị ở hai bên hông - Hai bàn tay xòe ra thành bàn tay Đao , lòng bàn tay hướng lên ( Palm Up ).
Bắt đầu tập Xỉa ra trước với bàn tay Đao - lòng bàn tay từ hướng lên trời - chuyển sang hướng vô trọng tâm . Mục tiêu công phá là điểm sâu nhất của lồng ngực ( Chấn thủy ) và bụng ( Rún ) của Đối phương .
Nên nhớ là đòn Xỉa rất nguy hiểm như lưỡi dao nhọn, có thể gây ra thương tích nghiêm trọng . Do đó khi tập luyện với nhau , Anh chị em không nên Xỉa mạnh vào nhau .
Cách di chuyển của cánh tay hầu như tương tự cách tung một cú Đấm thẳng (1 tay thủ và 1 tay công) . Chỉ khác là dùng bằng 4 đầu đỉnh của ngón tay .
Do đó , phải cố gắng tập luyện Ngạnh Công - muốn cho luyện cứng tất cả các đầu ngón tay - Phải thường xuyên tập Xỉa hai bàn tay vào trong thùng Gạo hay Cát mịn ...Nhằm mục đích chịu lực- giảm đau .
Di chuyển chân Tấn và Xoay người 90 độ hay 180 độ .
Xoay người 90 độ theo trục dọc :
Đứng Tấn Sau với chân phải trước . Xoay người qua phải , đưa chân trái từ sau , qua trước chân phải và lật cả người qua đổi phía .
Xoay người 180 độ theo trục ngang : Đứng Tấn Sau với chân phải trước - Bước chân trái phía sau lên qua phải - ngang hàng với chân phải và xoay người trở lại - mặt lúc này sẽ hướng về phía ngược lại .
Anh chị em cố gắng tập luyện dần dần , để quen cách xoay chiều - Nhớ chuyển đổi vị trí chân phải và trái để dễ dàng thực hiện động tác xoay chiều từ 2 phía với 2 chân khác nhau .
Chúc Anh chị em may mắn và hẹn gặp lại trong Diễn Thế Thánh Gióng Vươn Vai Số 25 - Bài Quyền Đai Cam ( Phần 2 )
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn