NHỮNG TÀI DANH LÀM VẺ VANG DÂN TỘC VIỆT : Dòng họ Khúc dấy nghiệp - Anh Hùng Dân Tộc Khúc Thừa Dụ 960 - 907 .

08 Tháng Mười Một 20201:36 CH(Xem: 2174)
Họ Khúc Dấy Nghiệp - Khúc Thừa Dụ (960 - 907)
Sau khi , quân binh nhà Đường đánh bại Phùng An ( là con của Bố Cái Đại Vương - Phùng Hưng ), bọn quan lại nhà Đường - Trung Hoa sang cai trị Giao Châu càng tham tàn, độc ác nên lòng dân Việt càng oán thù .
Bọn giặc Đường - Trung Hoa chỉ nghĩ đến việc vơ vét của cải nhiều nên hai lần giặc Nam Chiếu sang đánh giết hơn 15 vạn dân Giao Châu quan quân nhà Đường đều bỏ chạy. Năm Giáp Thân 864 Cao Biền đem đại quân sang đánh mới đuổi được giặc Nam Chiếu. Vua Đường đổi An Nam làm Tĩnh Hải phong Cao Biền làm Tiết độ sứ. Cao Biên cho đắp thành Đại La ở bờ sông Tô Lịch chỉnh đốn mọi việc. Sử chép Cao Biền dùng phép phù thủy khiến thiên lôi phá những thác ghềnh ở các sông để cho thuyền bè đi được. Tục lại truyền rằng Cao Biền thấy Giao Châu ta nắm đất đế vương bèn cho phá những nơi sơn thủy hữu tình cốt triệt long mạch. Năm Đinh Mão 907 nhà Đường mất ngôi nhà Hậu Lương Hậu Đường Hậu Tấn Hậu Hán Hậu Chu tranh nhau làm vua mỗi nhà mấy năm gọi là đời Ngũ Quý hay Ngũ đại.
Nhân cơ hội ấy ở Giao Châu có Khúc Thừa Dụ quê ở Cúc Bồ Ninh Thanh - Hải Dương là một họ lớn nổi dậy lãnh đạo nhân dân Giao Châu khôi phục quyền tự chủ của đất nước .
Khúc Thừa Dụ vốn là một hào phú tính khoan hòa hay thương người được dân chúng kính phục. Năm 905 Khúc Thừa Dụ chiêu tập quân sĩ tiến công thành Tống Bình (Hà Nội) đuổi giặc Đường về nước rồi tự xưng là Tiết độ sứ.
Thế cùng nhà Đường buộc phải công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt.
Ngày 7 tháng 2 năm Bính Dần 906 vua Đường phong cho ông Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ tước Đồng bình chương sự.
Khúc Thừa Dụ là người mở đầu cách cư xử khôn khéo với bọn phong kiến phương Bắc- Trung Hoa .
" Độc lập thật sự , thần phục danh nghĩa ."
Về hình thức vẫn giữ nguyên cách tổ chức của chính quyền đô hộ nhưng thực chất chính quyền ấy là chính quyền tự chủ.
Tất cả bọn quan lại phương Bắc bị bãi bỏ và thay bằng người Việt . Khúc Thừa Dụ phong cho con là Khúc Hạo chức Tĩnh Hải quân Tư mã quyền tri lưu hậu chức vụ chỉ huy quân đội và sẽ thay thế cha.
Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ được non một năm thì mất ngày 23 - 7 năm Đinh Mão 907 giao quyền lại cho con là Khúc Hạo .
Khúc Hạo kế nghiệp Khúc Thừa Dụ, đóng đô ở La Thành, vốn là trị sở cũ do nhà Đường xây dựng nên.
Sử gia nhận xét rằng Khúc Hạo có phong thái của ông nội, trù hoạch quyết thắng, ngoài ý mọi người, chống chọi các nước Bắc triều, là bậc chúa hiền của nước Việt, đã định ra hộ tịch và các chức quản giáp, chế độ mới lập ít nhiều, nửa chừng thì mất (tức năm 917).
Theo Việt Nam sử lược, Khúc Hạo lập ra lộ, phủ, châu, xã ở các nơi, đặt quan lại, sửa sang việc thuế má, việc sưu dịch và lại cho con là Khúc Thừa Mỹ sang sứ bên Quảng Châu, tiếng là kết hiếu với nhau, nhưng cốt để dò thăm mọi việc hư thực …
Theo sách An Nam chí lược, Khúc Hạo người Giao Chỉ. Cuối đời Đường, Khúc Hạo giữ chức Tiết độ sứ thay cho Độc Cô Tổn: đổi các hương ở các huyện làm giáp, đặt mỗi giáp một quản giáp và một phó tri giáp để giữ việc đánh thuế.
Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền nghiệp lại cho con là Khúc Thừa Mỹ. Lúc này bên Trung Hoa , nhà Lương đang cai trị hầu hết lãnh thổ .
Do Khúc Thừa Mỹ từ bỏ chính sách của cha, nhận chức Tiết độ sứ từ nhà Lương chứ không thừa nhận nhà Nam Hán , nên có thể là nguyên nhân quân Nam Hán tiến quân xâm lược nước Việt.
Lịch sử Việt Nam lại bước qua một giai đoạn khác ...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn