TAI-SIAM vs KHMER in PREAH VIHEAR MOSQUE CONFLICT - TRANH CHẤP LÂU ĐỜI GIỮA KHMER (CAMPUCHIA) VỚI TAI-SIAM (THAILAND) TRÊN NGÔI ĐỀN CỔ PREAH VIHEAR .

07 Tháng Sáu 20258:00 CH(Xem: 74)
TAI-SIAM vs KHMER in PREAH VIHEAR MOSQUE CONFLICT - TRANH CHẤP LÂU ĐỜI GIỮA KHMER (CAMPUCHIA) VỚI TAI-SIAM (THAILAND) TRÊN NGÔI ĐỀN CỔ PREAH VIHEAR .
Nguyên nhân chính yếu cho sự việc tranh chấp và xung đột tại đền Preah Vihear là do người Khmer cổ hay là bộ tộc Khom của Campuchia hiện nay , đã phủi tay bỏ đi và không cố gắng bảo vệ phần đất cổ xưa , gốc gác của họ tại khu vực trung lưu sông Mê Kong nơi hợp lưu của con sông Chi và sông Mun nhập vào sông Mê Kong tại phía tây ở phần đất cổ xưa là đền Wat Phou thuộc Nam Lào bây giờ .
Ngược dòng lịch sử của bộ tộc Khmer sẽ thấy rõ ràng : Nội lực tộc Khmer hay Khom không đủ sức lực để giữ lấy đất gốc , nhưng nó có lòng tham lam vô đáy đối với lãnh thổ của dân tộc láng giềng Phù Nam (FuNan) nằm xa tít ở phía Đông nam của bán đảo Đông Dương !
Người Khmer cổ (Khom) đã tiến tới sông Mê Kông từ phía bắc sông Chao Phraya thông qua thung lũng sông Mun. Ban đầu người Khmer cổ định cư trong một khu vực tương ứng với phần đất là miền trung và nam Lào cùng với vùng đông bắc Thái Lan ngày nay. Các ghi chép sử học Trung Hoa cổ đại đề cập tới hai vị vua, Shrutavarman (trị vì 435-495) và Shreshthavarman (trị vì 495-530), những người trị vì tại kinh đô Shreshthapura nằm ở miền Nam Lào ngày nay, trong khu vực cận kề Wat Phou gần Champasak (Nam Lào) .
Ban đầu Khmer cổ (Khom) là một nhà nước chư hầu của Vương quốc Phù Nam-FuNan KingDom (khoảng cho tới năm 550), trong vòng 60 năm sau đó nhà nước này đã giành được độc lập và dần dần lấn lướt Phù Nam. Đến thế kỷ 6 thì Khmer cổ (Khom) đã xâm chiếm được miền bắc của Phù Nam. Cuối cùng, trong thế kỷ 7 (khoảng giai đoạn 612-628), nhà nước này đã xâm chiếm toàn bộ Phù Nam, chiếm toàn bộ dân cư của nhà nước đó nhưng lại hấp thu nền văn hóa của dân tộc Phù Nam-FuNan .
Đôi dòng lịch sử của những ngôi Đền (Mosque) gốc tích Khmer cổ (Khom).
- Đền Wat Phou nằm dưới chân của một núi thiêng gọi là Phou Kao (Núi Voi). Theo các nhà sử học, Wat Phou là đền thờ xưa nhất ở Champasak (Nam Lào) , từng là trung tâm của đạo Hindu, thờ thần Shiva. Đến thế kỷ 13, Wat Phou trở thành đền thờ Phật và tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một trong những nơi lưu giữ các giá trị về lịch sử và văn hóa Lan Xang .
Truyền thuyết và lịch sử xác định đó là đền thờ Thần Badhecvara, được xây dựng từ thế kỷ thứ V và thứ VII. Nơi đây có thành Crethapura, kinh đô đầu tiên của vương quốc Chân Lạp-Chenla (Khmer). Các nhà khảo cổ học luận giải rằng, thời kỳ đó đã từng tồn tại một con đường nối Wat Phou với kinh đô Angkor, cách đó khoảng 100 km.
- Đền Preah Vihear toạ lạc trên một chỏm núi 525 m thuộc dãy Dângrêk ở Campuchia gần biên giới với Thái Lan, ngôi đền đầu tiên vào đầu thế kỷ 9 dùng để thờ thần Shiva trong những thế kỷ tiếp theo. Các di vật được tìm thấy ở tỉnh này (Preah Vihear) cho thấy khu vực này là khu định cư quan trọng của Đế quốc Khmer trong thế kỷ 12.
Những phần còn sót lại sớm nhất lại có niên đại thời Koh Ker vào thế kỷ 10 khi kinh đô của Đế quốc Khmer gần hơn so với khi nó ở Angkor. Có một số yếu tố thuộc phong cách Banteay Srei cuối thế kỷ 10, nhưng phần lớn ngôi đền được lập dưới thời các vua Suryavarman I và Suryavarman II trong các nửa đầu thế kỷ 11 và 12.
- Đền Banteay Srei (hay Banteay Srey) là một ngôi đền Campuchia được xây để thờ thần Hindu là Shiva. Ngôi đền "Banteay Srei" (đền của phụ nữ) vào thế kỷ thứ 10 hay còn gọi là "Tribhuvanamahesvara" này tọa lạc tại khu vực Angkor ở Campuchia, ngôi đền này nằm gần đồi Phnom Dei, cách 25 km (15 dặm) về phía đông bắc của nhóm các đền đã từng thuộc về các kinh đô cổ đại của Yasodharapura và Angkor Thom.
- Thành Angkor Thom (tiếng Khmer: អង្គរធំ) là thủ đô cuối cùng và lâu dài nhất của Đế quốc Khmer , được vua Jayavarman VII xây dựng vào cuối thế kỷ XII. Thành Angkor Thom nằm trên bờ hồ Tonlé Sap, cách hồ khoảng 1/4 dặm. Cổng phía Nam của Angkor Thom nằm cách Siem Reap 7,2 km về phía Bắc, cách cổng vào đền Angkor Wat 1,7 km về phía Bắc. Angkor Thom rộng 9 km², bên trong có nhiều đền thờ từ các thời kỳ trước cũng như các đền thờ được Jayavarman và những người nối nghiệp xây dựng.Trung tâm là ngôi đền của Jayavarman, đền Bayon, với các di tích khác quần tụ quanh khu quảng trường nằm ngay phía Bắc đền.
- Quần thể đền đài Angkor Wat nằm cách Xiêm Riệp 5.5 km (3.4 dặm) về phía bắc và chếch về phía đông nam của kinh đô cũ, với trung tâm là đền Baphuon. Đây là một khu vực có nhiều kiến trúc cổ và là cực nam của cụm di tích chính Ăngkor. Angkor Wat (tiếng Khmer: អង្គរវត្ត,tiếng Việt: Ăng-co Vát) là một quần thể đền đài tại phía Tây bắc hồ Tonlé Sap và là di tích tôn giáo lớn , rộng 162,6 hecta (1.626.000 mét vuông). Ban đầu công trình được xây dựng làm đền thờ Ấn Độ giáo của Đế quốc Khmer, và dần dần chuyển thành đền thờ Phật giáo vào cuối thế kỷ XII. Vua Khmer Suryavarman II xây dựng Angkor Wat vào đầu thế kỷ XII tại Yaśodharapura (tiếng Khmer: យសោធរបុរៈ, Angkor ngày nay), thủ đô của Đế quốc Khmer như là đền thờ và lăng mộ của ông. Khác với truyền thống theo Giáo phái Shaiva (thờ thần Shiva) của các vị vua tiền nhiệm, Angkor Wat thờ thần Vishnu. Được bảo tồn trong khu vực, Angkor Wat là ngôi đền duy nhất vẫn giữ được vị trí trung tâm tôn giáo. Ngôi đền là đỉnh cao của kiến trúc Khmer.
Theo dấu tích của những quần thể đền đài theo kiến trúc Khmer cổ . Tất cả đều cho thấy rằng xu hướng di chuyển của các vua người Khmer cổ đều tránh xa dòng chảy sông Mê Kong rộng lớn và chọn dễ dàng hơn là đi theo hướng Tây nam . Do đó va chạm không gian sinh tồn với tộc Tai-Siam ở lưu vực sông Chao Phraya (Mê Nam) và giao tranh là điều tất yếu !
+Đế quốc Khmer mất chủ quyền đền Preah Vihear lần thứ Nhất - Cuộc ly khai của Phà Ngừm (Fa Ngum)- Vương quốc Lan Xang (Ai Lao) được thành lập .
Phà Ngừm là cháu nội của Souvanna Khamphong, chẩu mường xứ muang Sua, là con vua Khun Phi Fa, là hậu duệ của Khun Lo. Vì cha của Phà Ngừm khi còn là (Hoàng tử) Brhat-Anya Phya Vath đã dụ dỗ một vương phi của Souvanna Khamphong, nên cả hai cha con ông bị đẩy đi làm con tin của muang Sua ở Angkor. Tại đó, ông đã kết hôn cùng công chúa Khmer tên là Keo Keng Nya.
Cũng nhắc lại một sự quan hệ dòng tộc của Tai-Siam (Thái Xiêm) và Tai-Isan tức là người Lào bây giờ . Cả hai có cùng một nguồn gốc từ trên vùng đất Nam Chiếu thuộc Tứ Xuyên - Trung Hoa . Vì lý do bị sự tấn công của người Hoa Hạ (Hán) và tiếp theo là sự tàn bạo của quân Mông Nguyên , mà ông tổ của Tai People là Khun Borom đã chạy xuống vùng phía bắc của khu vực Đông Nam Á , mà lập nên các khu định cư của Tai People vào thế kỷ 13 .
Khun Borom có 7 người con trai trong đó có 3 người cai trị ba khu vực mà lưu dấu trong lịch sử đến ngày nay . Đó là Khun Lo cai quản dọc theo thượng du sông Mê Kong ở Moung Sawa (Sua), (Luang Phrabang, Lào) trong khi Khun Saiphong cai quản Lanna, (Chiang Mai, Thái Lan) và Khun Ngua In cai quản Ayuthaya, (Thái Lan) dọc theo sông trung lưu sông Mê Nam (Chao Phraya) , sau lập nên vương triều Ayuthaya tức Tai-Siam ngày nay.
Cuối năm 1351, Angkor bị Vương quốc Ayutthaya nổi lên cạnh tranh. Triều đình Angkor giao cho ông chỉ huy một đội quân phần lớn là tướng sĩ người Khmer để đi giành lại sự kiểm soát của Angkor ở miền bắc cao nguyên Khorat. Càng chiến đấu, đội quân của ông càng đông và càng mạnh. Trong trận giao chiến với chẩu mường vùng Viêng Chăn ngày nay, ông không thắng được. Nhưng một quý tộc ở muang Phuan (Cánh đồng Chum ngày nay) tên là Khio Kamyor giúp đỡ ông chinh phạt muang Phan và từ đó đánh tới muang Sua. Chú của Phà Ngừm phải tự sát và Phà Ngừm trở thành thủ lĩnh muang Sua vào năm 1353. Những chiến thắng của ông đã khiến các chẩu mường nhiều nơi phải thần phục.
Phà Ngừm tiếp tục phái quân lên phía Bắc và thu phục các chẩu mường ở đó. Điều này đã thách thức Lan Na. Tiếp theo, Phà Ngừm quay lại tấn công vùng Viêng Chăn và dọc sông Mê Công tới tận Nakhon Phanom (Thái Lan) ngày nay, khuất phục các chẩu mường ở đó.
Khi đã khuất phục được rất nhiều muang, ông quyết định xây dựng nhà nước Lan Xang Hom Khao (nghĩa đen là "triệu thớt voi che lọng trắng"), đổi tên muang Sua thành Xieng Dong Xieng Thong và lấy đó làm kinh đô, ban hành luật kotmai thammasat Khun Bulom để cai trị đất nước. Angkor không ngăn cản được điều này vì còn phải đối phó với Ayutthaya và Sukhothai. Vì đồng minh của Phà Ngừm ở muang Phuan là Khio Kamyor không theo ông nữa, nên Phà Ngừm đã tiến quân chinh phạt muang Phuan và tấn công sang cả phía Đông .
Lãnh thổ của Lan Xang bao gồm toàn bộ nước Lào ngày nay , cả cao nguyên KhoRat phía Tây sông Mê Kong và biên giới phía Nam bao gồm luôn dãy Đăngrek và dĩ nhiên đền Preah Vihear nằm bên trong lãnh thổ Vương quốc Lan Xang của Phà Ngừm .
+ Đế quốc Khmer mất chủ quyền đền Preah Vihear lần thứ Hai - Tiểu vương quốc Champasak và sự sáp nhập lãnh thổ vùng Isan với Vương quốc Ayutthays (Tai-Siam) .
Năm 1690, quốc vương Lan Xang Sourigna Vongsa qua đời, không có người nối ngôi, thừa tướng Tian Thala đăng cơ. Tian Thala không được lòng dân, nhân lúc Vương quốc Lan Xang thực hiện kế thừa ngôi vua đã phát sinh nội loạn. Công chúa Sumangala dẫn 3.000 người bỏ trốn đến hạ du sông Mê Kông, được sự bảo hộ của các nhà sư địa phương. Cùng lúc đó, Vương quốc Ayutthaya vì mục đích làm suy yếu thế lực của Lan Xang, cho nên xúi giục Nokasad độc lập vào năm 1713, thiết lập Vương quốc Champasak. Nokasad hay Soi Sisamut (1693 tại Poosangor Horkam - 1738 tại Khorat) vương hiệu đầy đủ Somdetch Brhat Chao Jaya Sri Samudra Buddhangkura, là vị vua đầu tiên của tiểu vương quốc Champasak, trị vì từ năm 1713 đến năm 1738.
Soi Sisamut là con của Công chúa Sumangala Kumari và Phaya Senadivya. Soi Sisamut được sinh ra ở vùng đồi Poosangor Horkam sau khi cha ông bị sát hại năm 1690 .
Lúc này , nội tình Vương quốc Lan Xang rối loạn và chia làm ba Tiểu vương quốc : Luang Phrabang ; Vientiane (Viêng Chăn) và Champasak . Năm 1819, quốc vương Viêng Chăn Chao Anouvong xâm lược Champasak, lập Chao Raja Putra Nyô - con trai của ông, làm quốc vương Champasak. Từ năm 1826 đến 1829, Chao Anouvong phát binh chống lại sự thống trị của Xiêm La (en) . Tiểu vương quốc Champasak cũng phát binh ủng hộ, Chao Nyô cầm quân tiến công Ubon Ratchathani. Sau chiến tranh, Tiểu vương quốc Viêng Chăn bị Tai-Siam thôn tính, Champasak bị sáp nhập vô Vương quốc Ayutthaya và Đế quốc Khmer mất trắng chủ quyền đền Preah Vihear cùng đất đai xung quanh lần thứ Hai .
+ Khmer-Campuchia dưới ách đô hộ của người Pháp - Đền Preah Vihear thuộc chủ quyền của Đông Dương thuộc Pháp (1893-1904) - Vương quốc Khmer thất bại chủ quyền tại đền Preah Vihear lần thứ Ba .
Trước khi người Pháp chiếm Đông Dương vào năm 1861, Campuchia nằm dưới sự bảo hộ của Siam (nay là Thái Lan). Sau đó, Pháp chiếm dần Campuchia sau khi đánh bại quân Xiêm La (Tai-Siam) trong cuộc chiến năm 1893 .
+ Vương quốc Khmer-Campuchia suy yếu,không thể bảo vệ được Preah Vihear Mosque lần thứ Tư - Đền Preah Vihear thuộc về tỉnh Nakorn Champasak của Thái Lan .
Cho đến năm 1940-1941, Thái Lan là đồng minh với Nhật thời Thế chiến thứ hai và Mẫu quốc Pháp ở Âu châu đã đầu hàng Đức Quốc Xã , do đó Thái Lan tuyên chiến với Toàn quyền Pháp ở Đông Dương và cuộc chiến tranh Pháp-Thái đã xảy ra tháng 10 năm 1940 . Trong khi các cuộc biểu tình thể hiện chủ nghĩa dân tộc và các cuộc mít tinh chống Pháp được tổ chức tại Bangkok, các cuộc giao tranh nhỏ lẻ diễn ra ở dọc biên giới sông Mekong. Không quân Hoàng gia Thái Lan đã tiến hành các vụ ném bom ban ngày ở Vientiane, Phnom Penh, Sisophon và Battambang. Người Pháp đã trả đũa bằng chính chiếc máy bay của họ, nhưng thiệt hai gây cho đối phương là ít hơn. Những hoạt động của Không quân Thái Lan, đặc biệt trong việc ném bom bổ nhào đã được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux nhận xét miễn cưỡng rằng, những chiếc phi cơ Thái Lan dường như được lái bởi những phi công dày dạn kinh nghiệm trận mạc.
Thỏa thuận ngừng bắn​
Nhật Bản đã làm trung gian hòa giải cho cuộc xung đột này. Một "Hội nghị đình chiến" do Nhật Bản bảo trợ đã diễn ra ở Sài Gòn và một văn kiện sơ bộ cho việc ngừng bắn giữa chính phủ Vichy của tướng Philippe Pétain và Vương quốc Xiêm đã được ký kết trên tàu tuần dương Natori của Nhật ngày 31 tháng 1 năm 1941 và một lệnh đình chiến hoàn toàn được áp đặt vào lúc 10 giờ ngày 28 tháng 1. Ngày 9 tháng 5, một hiệp ước hòa bình đã được ký kết ở Tokyo. Pháp bị Nhật ép buộc phải từ bỏ chủ quyền đối với các vùng đất tranh chấp gần biên giới. Pháp đã phải nhượng lại các tỉnh sau cho Thái Lan:
(từ lãnh thổ Campuchia):
•Battambang và Pailin, hai tỉnh này được tái tổ chức thành tỉnh Phra Tabong của Thái;
•Siem Reap, Banteay Meanchey và Oddar Meanchey, ba tỉnh này được tái lập thành tỉnh Phibunsongkhram;
•Preah Vihear, được gộp vào một phần của tỉnh Champassak của Lào thành tỉnh Nakorn Champassak;
•Koh Kong, ngày nay là một phần của tỉnh Koh Kong và Pursat.
(từ lãnh thổ Lào):
•Xayabury gồm có Luang Prabang, được đổi tên thành tỉnh Lan Chang;
•một phần phía tây tỉnh Champassak bên sông Mekong, sau là tỉnh Nakorn Champassak.
Tuy vậy, thị xã Siem Reap và đền Angkor Wat vẫn thuộc Đông Dương thuộc Pháp.
Thái Lan đã giành lại tất cả phần đất đã mất về tay Pháp dưới thời vua Rama V.
+ Đền Preah Vihear thay đổi chủ quyền lần thứ Năm - Quân đội Pháp phục hồi Đông Dương thuộc địa - Cambodia KingDom và Preah Vihear Mosque thuộc Pháp .
Sau khi Nhật bại trận năm 1945, Thái Lan đã phải trả lại đất cho Pháp. Nhân dịp này, năm 1946 Pháp nêu vấn đề Phra Viharn (Preah Vihear Mosque), phản đối việc chiếm đóng của Thái Lan và cho rằng Preah Vihear Mosque thuộc chủ quyền của Pháp (Người Pháp đã vẽ bản đồ theo kiểu Pháp 1904). Theo đó không những đền mà cả phần diện tích xung quanh đều thuộc lãnh thổ Cambodia thuộc Pháp . Bản đồ của quân đội Mỹ năm 1954 cũng giữ nguyên như vậy.
Tuy nhiên, bản đồ của Thái Lan năm 1962 thể hiện diện tích 4,6 ki lô mét vuông đất xung quanh đền thuộc về Thái Lan.
+ Năm 1954 Đền Preah Vihear thất bại bảo vệ chủ quyền từ tộc Khmer lần thứ Sáu .
Ngày 7-5-1954 quân đội Pháp bị thất trận Điện Biên Phủ ở Tây bắc Việt Nam vs Việt Minh CS . Nước Pháp chấm dứt vai trò bảo hộ trên nền tảng Đông Dương thuộc Pháp . Sau hiệp định Geneva tại Thụy Sĩ , quân Pháp rút khỏi Đông Dương và hình thành 4 nhà nước độc lập : Bắc Việt Nam Cộng sản XHCN ; Quốc Gia Việt Nam (Nam Việt Nam) ; Vương quốc Lào và Vương quốc Cambodia .
Nhanh chóng , sau khi Đông Dương thuộc Pháp giải thể ... trong năm 1954 quân đội Hoàng gia Thái Lan đã tiến vào đền Preah Vihear và kiểm soát toàn bộ khu vực 4,6 Km vuông xung quanh . Vương quốc Khmer - Cambodia bó tay , bất lực trưóc quân đội Hoàng gia Thái Lan hung hăng.
+ Quân tình nguyện Việt Nam đánh bại quân Khmer đỏ Polpot và kiểm soát khu vực đền Preah Vihear & Vương quốc Khmer-Campuchia mất chủ quyền Đền Preah Vihear lần thứ Bảy .
Trận cao điểm (547)-khu vực đền Preah Vihear, Campuchia 4.1984
Sau 4 lần đánh, kể cả lần vào tháng 5.83 của Sư đòan 307 không thành công. Trận đánh căn cứ 547 lần này của QK5CS là một trận đánh qui mô lớn, hiệp đồng binh chủng, do Tư lệnh QK5CS trực tiếp chỉ huy.
Dãy Đăng rếch (Dangrek/chiếc đòn gánh 300Km) dọc theo biên giới phía bắc Campuchia và Thái lan . Cao điểm 547 nằm phía đông Đăngrek dài khoảng 40km, chiều rộng 30km. Dãy núi nằm sát biên giới Thái lan, đứng dưới chân núi nhìn lên như một bức tường thành vững chắc, án ngữ một vùng rộng lớn. Một trục đường lớn từ Thái lan vắt qua dãy núi. Dãy núi này về mùa khô nước chỉ có ở chân núi. Trong nội địa Campuchia, hầu hết là rừng khộp, lại càng khan hiếm nước. Hết mùa mưa là các khe suối cạn, nước chỉ còn đọng lại thành từng vũng nhỏ, có nơi đi hàng buổi đường mới tìm thấy nước. Dân cư thưa thớt, chủ yếu ở dọc theo trục đường từ Thái lan sang.
Quân Khmer đỏ Polpot chọn dãy Đăng rếch làm căn cứ phía trước của chúng, gồm 2 chức năng:
1. Tạo chân hàng từ Thái lan qua
2. Dùng sức người tổ chức gùi hàng vào các căn cứ của địch ở sâu trong đất Campuchia.
Căn cứ quân Polpot có 2 tầng phòng thủ: tầng trên là các lọai hỏa lực, tầng dưới là mìn. Ở mặt đất địch gài mìn chông bộ binh, mìn chống tăng, địch còn treo hàng nghìn quả mìn trên đá, trên cây thay cho lính cảnh giới. Đây là một căn cứ phòng ngự kiên cố, nhiều tầng, có chính diện, có chiều sâu kết hợp với đội hình phức tạp, núi cao trung bình 400-500m, có nới 600-700m, đá lởm chởm, vách núi cheo leo, nhiều hang động, nhiều vách đứng có độ dốc từ 45 đến 60 độ, có nơi thẳng đứng muốn leo lên phải dùng thang dây.
Căn cứ 547 do 2 sư 612 (thiếu) và sư 616 (thiếu) của Polpot chiếm giữ. Ngòai lực lượng bộ binh, địch có cả hỏa lực mạnh chi viện từ 1 đến 2 tiểu đòan pháo binh, 10-12 lần chiếc máy bay/ngày của Thái lan, bố trí cách đó 9-10km. Trên cơ sở 2 tần phòng thủ, hệ thống chốt điểm ở 547 chia làm 3 tuyến:
1. Tuyến an ninh cảnh giới bên ngòai
2. Tuyến đề kháng chính do bộ binh kết hợp với hỏa lực bố trí dựa vào các hang động hình thành từng điểm tựa có công sự gỗ tương đối vững chắc, có hệ thống vật cản thiên nhiên kết hợp với rào dây thép gai và các lọai mìn
3. Tuyến trung tâm gồm sở chỉ huy, lực lượng bảo vệ, kho tàng thành từng cụm, có những khu kho vào sâu trong biên giới (TL?).
Lực lượng quân tình nguyện Việt Nam tham gia trận đánh gồm:
- Sư đoàn 307 đủ,
- Trung đoàn 1/Sư đoàn 2,
- Trung đoàn 143/Sư đoàn 315
- 1 Trung đoàn pháo
- 1 Trung đoàn Cao xạ
- 1 Tiểu đoàn xe tăng
- 1 Tiểu đoàn xe bọc thép M113 (35 xe)
- 1 Tiểu đoàn cao xạ 37mm
Lực lượng và binh khí kỹ thuật vào khu tập kết gồm hơn một vạn quân (11.000) trong đó đưa từ Việt Nam sang 3.000 quân (Trung đoàn 1/Sư đoàn 2). Huy động 438 chuyến xe và 5 chuyến chyên cơ bằng trực thăng và AN 26 cho cán bộ từ Pleiku sang và phân đội A72 từ Hà nội vào Tà beng.
Sư đoàn 307 đánh vòng và vây ép chặn quân Polpot từ phía đất Thái lan. Trong khi đó Sư đoàn 2 và các đơn vị khác đánh chính diện từ phía đất Campuchia.
Điểm cao 547 nằm trên đường biên Thái lan – Cam pu chia (Dãy Đăng rếch ) cách đền Preah Vihear khoảng 25km về phía tây .
Ngày 20.4 (N-5) các trung đoàn của Sư đoàn 307 thực hiện đánh tạo thế và vây cắt. Trung đoàn 678 đánh ép từ đông nam căn cứ tạo điều kiện cho công binh mở đường, làm trận địa và triển khai hệ thống thông tin, Trung đoàn 678 đã đánh tan một cánh quân địch ra ngăn chặn và đã chiếm được hồ nước Suối tre, điểm cao 106.
Cùng thời gian đó từ 20.4 đến 24.4, các Trung đoàn 94, 95, 29 của Sư đoàn 307, Trung đoàn 143/Sư đoàn 315 phái trinh sát đi trước chuẩn bị hành lang và vào vị trí chuẩn bị vây cắt. Địch phát hiện được đã dùng cối 82 ly, B40, B41 bắn chặn. Quân tình nguyện Việt Nam vẫn khôn khéo giữ bí mật, cánh nào lộ thì tổ chức đánh chiếm vị trí, cánh nào không lộ thì tránh địch, không cho quân Polpot phán đoán ý đồ của quân tình nguyện Việt Nam.
Trên hướng tấn công đột phá chính diện, Trung đoàn 1/Sư đoàn 2 và xe thiết giáp K63 (hay M113?), một đại đội xe tăng T54, pháo binh, cao xạ cũng vào triển khai chiếm lĩnh.
Ở mũi đánh phối hợp ngày 22.4, 23.4, Trung đoàn 19K của bạn CPC bao vây và đánh chiếm khu vực Anlung.
7 giờ sáng 25.4, quân tình nguyện Việt Nam đồng lọat nổ súng tiến công. Trung đoàn 1 của Sư đoàn 2 được hỏa lực pháo binh chi viện, phát huy hỏa lực đi cùng của bộ binh, hỏa lực của xe tăng, thiết giáp, các đơn vị lần lượt đánh chiếm từng mục tiêu được quy định. Trung đoàn 1 nhanh chóng đánh chiếm được mục tiêu Z6. Đến hết ngày 25.4, Trung đoàn 1 làm chủ hòan tòan các mục tiêu Z1, Z12, Z14.
Các trung đoàn của Sư đoàn 307 thực hành bao vây phía sau địch ở cánh phải. Đánh từ sau lưng địch đánh ra. Quân tình nguyện Việt Nam lần lượt chiếm các điểm cao, cắt con đường địch có thể chạy từ 547 sang Thái lan.
Ở cánh trái, mặc dù đã ở vị trí xuất phát, nhưng Trung đoàn 143/Sư đoàn 315 theo lệnh của MT719 (là mật danh Tiền phưong BTTM/BQP) không được đánh sâu vào đất Thái lan, do vậy nhiệm vụ của Sư đoàn 307 (ở cánh phải) nặng hơn, phải nhanh chóng phát triển phối hợp với Trung đoàn 1/Sư đoàn 2 diệt gọn bọn Khmer đỏ Polpot.
Ngày 26.4, mức độ chống trả của địch ở các mục tiêu còn lại quyết liệt hơn. Lợi dụng các hang đá trên vách núi, chúng bố trí DKZ, trọng liên, đại liên bắn dữ dội khi quân Việt Nam nổ súng xung phong. Quan sát trực tiếp những thủ đọan chống trả của địch, sư đòan trưởng (Sư đoàn 2) Trương Hồng Anh lệnh cho trận địa pháo 85 ly và pháo cao xạ 37 ly hạ nòng bắn “xăm” vào từng hỏa điểm của địch. Đại đội xe tăng T54 cũng được lệnh cơ động lên phía trước, dùng pháo trên xe tham gia tiêu diệt các hỏa điểm địch trên vách núi. Trung đoàn 1 vừa theo dõi phát hiện mục tiêu cho pháo bắn vừa chớp thời cơ tổ chức xung phong đánh chiếm mục tiêu. Sư đoàn 307 từ trên thế cao tiếp tục khép chặt vòng vây, đánh dồn địch lại. Đánh thẳng vào các căn cứ, kho tàng của địch. Đến hết ngày 26.4, quân tình nguyện Việt Nam đã chiếm được các mục tiêu chủ yếu như Z1, Z1a, Z4.
Sáng 27.4, Trung đoàn 1/Sư đoàn 2 đã bắt liên lạc được với Sư đoàn 307, phối hợp tấn công dứt điểm các mục tiêu còn lại quanh khu vực căn cứ 547 và tiến hành lùng sục, tảo trừ, truy quét tàn quân Polpot.
Trận đánh Ba Biên giới (Campuchia-Lào-Thái lan), 1.1985 .
Vùng 3 biên giới có địa hình khá phức tạp.
Ở phía Campuchia, dãy Dangreak kéo dài thấp dần về phía Lào. Dốc đá lởm chởm, độ dốc cao rất phức tạp cho việc di chuyển đội hình cỡ sư đòan. Cũng như ở căn cứ 547, địch lợi dụng địa thế này để tổ chức phòng ngự và thiết lập các kho tàng.
Ở phía đất Lào, địa hình đỡ phức tạp hơn, đất bằng chủ yếu là rừng khộp, thuận lợi cho việc cơ động.
Bên kia núi là đất Thái lan, có con đường từ nội địa đến Pad Úm, là căn cứ chính của vùng 3 biên giới (trên bản đồ bản Pad Úm nằm trên đất Thái lan, cách biên giới Thái lan-Campuchia-Lào khoảng gần 4km). Ở đây là căn cứ hậu cần, huấn luyện, kho tàng của quân Khmer đỏ Pol Pot lớn nhất bắc Campuchia. Địch thường dùng ô tô vận chuyển hàng hóa, súng đạn, lương thực từ Thái lan tập kết ở đây, rồi dùng sức người chuyển vào nội địa Campuchia. Cũng từ đây, địch xuất phát từ những đợt họat động quân sự để quấy phá vùng do ta kiểm sóat. Do căn cứ địch phần lớn nằm trên đất Thái lan, nên việc trinh sát, nghiên cứu địa hình, nắm tình hình quân Polpot có nhiều khó khăn.
Lực lượng Khmer đỏ Pol Pot ở khu vực này có khỏang 1800 tên đến 2000 tên, được biên chế đến 5 đầu sư đòan. Thành phần địch ở đây rất hỗn tạp bao gồm quân Pol Pot, quân Srieka (CCK), bọn Fulro và cả phỉ Lào. Chúng đóng thành nhiều chốt điểm và cứ điểm trên chính diện dài hơn 40km, với chiều sâu từ 10km đến 12km. Địch dứng ở trên Dangreak thế cao, vững chãi.
Hỏa lực của địch ở các căn cứ này, ngòai các lọai cối 82 ly, 120 ly, DKZ75 ly, DKZ82 ly, còn có pháo xe kéo 85 ly. Chúng còn được không quân Thái lan sẵn sàng xuất kích chi viện. Sau khi bị quân tình nguyện Việt Nam tấn công tiêu diệt cao điểm 547 (cuối 4.84), địch đã tăng cường đề phòng gắt gao. Ngòai việc bố trí lực lượng canh phòng trên từng cứ điểm, địch còn bố trí chông, mìn và có nhiều lớp rào xung quanh. Thủ đọan của địch cũng khôn ngoan hơn, chúng thường xuyên nống ra thăm dò phát hiện quân tình nguyện Việt Nam từ xa. Chúng dùng pháo 85 ly bắn thẳng từ trên cứ điểm xuống làm cháy xe vận tải của ta đang chạy trên đường.
Lực lượng quân tình nguyện Việt Nam vùng ba biên giới là lực lượng cấp quân khu, gồm sư đoàn 2, sư đoàn 315, riêng sư đoàn 307 phần lớn ở lại tổ chức phòng ngự tại 547, các trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh. Tính đầu trung đoàn là 6 trung đoàn bộ binh và 4 trung đoàn hỏa lực, được bổ sung đủ quân số và trang bị đủ theo biên chế (hơn 25000 quân?).
Diễn biến chiến dịch:
Đánh nghi binh:
Từ giữa 12.1984 quân tình nguyện Việt Nam đã dùng các đơn vị đặc công và Trung đòan 95 sư đòan 307 đánh chiếm điểm cao 439, đánh chiếm núi Cụt của bọn Srieka (CCK) chiếm giữ, mở thông đường kéo pháo, triển khai lực lượng trên hứơng chính diện hơn 40km.
Từ 28.12.1984 lực lượng đánh ép nghi binh của quân tình nguyện Việt Nam bắt đầu hành động. Các đơn vị xe tăng, công binh, pháo binh, pháo cao xạ xuất hiện trên khu chiến, rầm rộ đánh phá các mục tiêu, làm đường cho xe chạy, và nổ súng bắn máy bay trinh sát Thái lan nếu chúng mon men vào không phận có quân ta. Một bộ phận bộ binh ta kết hợp Trung đòan bộ binh 19K của Campuchia, đánh chiếm một số cao điểm tạo thế gây sức ép buộc địch phải đưa lực lượng bộ binh và hỏa lực ra tuyến ngòai chống đỡ. Đợt đánh nghi binh này dài 10 ngày.
Lợi dụng lúc địch đang tập trung đối phó ở hướng chính diện, quân tình nguyện Việt Nam đã nhanh chóng đưa lực lượng chủ yếu của chiến dịch luồn sâu vào phía sau, theo phương án có chiều sâu 13km trên đất Thái lan: cánh trái là sư đòan 315 xuất phát trên đất Campuchia, cánh phải là sư đòan 2 xuất phát trên đất Lào (Khỏang cách giữa 2 sư đòan là 24km).
Sau nhiều ngày xuyên rừng, hành quân trong nắng nóng ở phía đất Lào, dùng thang dây vượt qua núi đá cheo leo trên đất Campuchia, các phân đội hỏa lực phải khiêng vác cối 120 ly bám theo đội hình, 2 sư đòan bộ binh của quân tình nguyện Việt Nam đã đến nơi quy định (trên đất Thái lan) và liên lạc được với nhau.
Diễn biến trận đánh chính:
Hướng vu hồi:
7 giờ ngày 4.1.1985, các đơn vị quân tình nguyện Việt Nam đồng lọat nổ súng tấn công. Ở cánh trái, phía sau các căn cứ địch, Trung đòan bộ binh 143, sư đòan 315 tiến công đánh chiếm điểm cao 753. Ở cánh phải, Tiểu đòan bộ binh 5, Trung đòan 38 của Sư đòan 2 đánh chiếm điểm cao 412.
Lúc 18 giờ ngày 4.1.1985, Tiểu đòan 1, Trung đòan 1, Sư đòan 2 chiếm điểm cao 416, Tiểu đòan 2, Trung đòan 1, Sư đòan 2 chiếm đồi không tên, Tiểu đòan 3, Trung đòan 1, Sư đòan 2 chiếm mục tiêu X4 và X5 hình thành thế tấn công từ phía sau vào trung tâm địch.
Ngày 5.1.1985, lúc 10 giờ sáng, Tiểu đòan 4, Trung đòan bộ binh 142, Sư đòan 315 đánh chiếm các điểm cao 694, 651, đồng thời Trung đòan 733, Sư đòan 315 tiến công tiêu diệt địch ở suối Ô Chênh.
Ngay sau đó vào lúc 11 giờ bên cánh phải, Tiểu đòan 2, Trung đòan 1 đánh chiếm điểm cao 555, Tiểu đòan 3, Trung đòan 1 đánh chiếm sở chỉ huy Sư đòan 801 quân Pol Pot ở sườn điểm cao 555.
Hòan tòan bị bất ngờ, bọn Khmer đỏ Pol Pot chống trả lúng túng. Vòng vây của quân tình nguyện Việt Nam mỗi lúc một khép chặt không cho địch chạy sang Thái lan.
Hướng chính diện:
Hiệp đồng chặt chẽ và nhịp nhàng với lưc lượng quân tình nguyện Việt Nam chính đang vu hồi từ phía sau tới, trên hướng chính diện, Tiểu đòan 3, Trung đòan 95, Sư đòan 307 kết hợp với pháo binh và xe tăng đánh chiếm điểm cao 612 và chặn quân địch đang hoang mang ở phía nam 612 và tiêu diệt chúng.
Với sức tấn công áp đảo, nhất là cánh quân của 2 sư đòan bộ binh ta từ đất Thái lan đánh tới cộng với các lực lượng pháo binh, xe tăng, công binh, bộ binh, cao xạ từ phía huớng chính diện đánh lên, quân Khmer đỏ Pol Pot hòan tòan rối lọan, không thể đánh trả quyết liệt được, dần dần tan rã.
12 giờ ngày 5.1.1985, quân tình nguyện Việt Nam cơ bản đã đánh nhanh và làm chủ tòan bộ các cứ điểm ở khu vực Ba biên giới, tổ chức truy quét, thu dọn chiến lợi phẩm và tổ chức lực lượng chốt giữ.
Kết quả trên một địa bàn rộng nằm giữa biên giới 3 nước Campuchia-Lào-Thái lan quân tình nguyện Việt Nam đã tiêu diệt một lọat các căn cứ gồm:
+ Căn cứ Núi Cụt do bọn Srieka chiếm giữ
+ Căn cứ hỗn hợp của sư đòan 801 quân Pol Pot
+ Căn cứ hậu phương sư đòan 920 quân Pol Pot
+ Vùng 105 của trung ương tổ chức Fulro
+ Tiền phương Bộ Tổng Tham mưu Pol Pot ở Pad Úm .
Lọai khỏi vòng chiến đấu 1.173 quân Pol Pot, trong đó bắt sống 244 tên. Phá hủy nhiều kho tàng, đạn dược, trang thiết bị khác.
Sau khi làm chủ chiến trường, công binh đã nối đường ,chuyển chiến lợi phẩm vào nội địa Campuchia.
Kết luận :
Đền cổ Preah Vihear là do tộc Khmer cổ (Khom) xây dựng nên vào đầu thế kỷ 9 , nhưng nội lực tộc Khmer từ xa xưa cho đến ngày nay không đủ sức mạnh , bản lĩnh và trí tuệ để bảo vệ chủ quyền đó .
Những người lãnh đạo Khmer-Campuchia nên suy tính, chuẩn bị tiền bạc dồi dào cho một sức mạnh nội lực thực sự trong thời chiến tranh hiện đại của : Nightmare Drone UAV ; Hypersonic Missile ; Long Rank Guide Rocket ; Smart Bomb ; Robotic Infantry ; Laser Air Defence & cùng với khả năng vựợt bậc của A.I - Trí tuệ Nhân tạo ... hơn là phí phạm tài chính để theo đuổi những tham vọng đầy ảo tưởng như : Cambo Techo Canal kênh đào chia nưóc sông Mê Kong (Bassac) ra vịnh Thái lan, hay toan tính đào núi nối dòng Mê Kong ở Stung Streng vô sông Stung Saen ; Stung Chinit nhằm gom nước , gom cá vào hồ Tonlê Sáp . Tất cả các công trình này chỉ là ảo ảnh ! Nước luôn luôn chảy xuôi . Chứ không bao giờ chảy ngược lên dốc cao ! Ngoại trừ , tốn tiền Điện lực và Xăng dầu vô ích, điên khùng bơm nước ngược dòng .
Thủ phạm làm cho sông Mê Kong cạn dòng chính là Trung quốc (China) với hơn 13 đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kong (Lan Thương Giang) bên Tứ Xuyên , Vân Nam - Trung quốc (China) đã tích trữ nước làm cho hạ lưu sông Mê Kong bị khô cạn nhiều năm .
Những nhà quản trị Campuchia của gia đình họ Hun Sen ; Hun Man et ; Hun Man y ... nên nhớ rằng : Hàng trăm công trình Chùa Tháp của tộc Khmer cổ , đâu có thể trở thành pháo đài ngăn chống ,sự tấn công của quân Ayutthaya được ! Hãy từ bỏ những tham vọng điều khiển dòng nước sông Mê Kong , nên trả lại cho sự tự nhiên của nó !
Đừng nên phá hoại cuộc sống yên bình của người Việt Nam trên đồng lúa vàng .
Nếu không, sẽ có thêm một mũi dao găm Việt Nam ở phía Đông , chứ không chỉ có một lưỡi lê Thái lan ở phía Tây . Đừng làm cho Dân tộc Việt Nam nổi giận - Lịch sử Trấn Tây Thành của Đại-Nam Tướng Quân Trương Minh Giảng sẽ lập lại !
- Để giữ hòa khí với Dân tộc Việt Nam lâu dài và bền vững ! Chính quyền Khmer-Campuchia-Hun Comrade nên làm như dưới đây :
1- Ngưng hoàn toàn và hủy bỏ tất cả Dự án : Cambo Techo Canal - Chấm dứt đào kênh chia nước sông Mê Kong đoạn Bassac chảy ra vũng Kep thuộc vịnh Thái lan.
2 - Chấm dứt việc khai triển Dự án đào kênh nối chia nước dòng chính Mê Kong từ Stung Streng qua sông Stung Saen hay Stung Chinit với mục đích ích kỷ là gom nước và gom cá vô trong hồ nội địa Tonlê Sáp-Campuchia only .
3- Không nên làm tay sai cho Trung quốc bành trướng sức mạnh quân sự ở căn cứ và quân cảng trên bán đảo Ream,cũng như trên khu vực phía Đông sông Mê Kong , bởi vì điều này sẽ gây nguy hại an ninh lãnh thổ và cuộc sống bình an của Dân tộc Việt Nam .
+ Nếu chấm dứt 3 điều này sẽ làm cho quân đội Campuchia thêm ngân khoản tài chính đầu tư ... dẫn đến nền quốc phòng sẽ mạnh mẽ & hiện đại và do đó có thể bảo vệ chủ quyền đền cổ Preah Vihear từ nội lực , mà không nhờ ảnh hưởng của ngoại bang !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn