-Ai chịu trách nhiệm việc Miền Nam Việt Nam sụp đổ?
“Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu hữu trách”. Khi mất nước, tất cả mọi người dân đều phải chịu trách nhiệm. Mỗi người hãy tự vấn, “mình đã làm gì khi Tổ quốc lâm nguy?”
Nhưng dù sao, người lãnh đạo, chỉ huy, tức là người có quyền ra quyết định sẽ phải chịu trách nhiệm trước hết và trên hết.
- Trận chiến ở Cao Nguyên đã mở đầu cho sự sụp đổ của miền Nam VN , như vậy vị Tư Lệnh Vùng 2, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú phải là người chịu trách nhiệm trước tiên. Tướng Phạm Văn Phú đã đơn phương quyết định phòng thủ Pleiku, Kontum; phòng thủ nhẹ ở Ban Mê Thuột, vì ông tin rằng, khác với dự đoán của Phòng 2 (Phòng Tình Báo), Cộng quân sẽ đánh Pleiku, nơi đặt đại bản doanh của ông. Chưa biết nếu tin theo đề nghị của Ban Tham Mưu để tăng cường phòng thủ Ban Mê Thuột thì có thể cầm cự được không, nhưng chắc chắn CS không thể đột nhập chiếm Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu ở Trung Tâm thị xã chỉ trong 1 tiếng đồng hồ, rồi sau đó Tiểu đoàn 82 BĐQ đã đột nhập vào trung tâm thị xã áp sát đối phương, nhưng phải rút lui vì không có tăng viện. Cuối cùng Cộng quân đã làm chủ toàn thị xã một cách dễ dàng vào trưa hôm sau.
Nhưng cuộc thất thủ của Tướng Phú tại Ban Mê Thuột chỉ là một sự thất bại Chiến thuật trong một trận đánh bất ngờ và QLVNCH có thể tái chiếm Ban Mê Thuột , nếu không mắc phải sai lầm kế tiếp của 3 ông Tướng tối cao !
Nguyên nhân lớn nhất và gây nên sự sụp đổ nghiêm trọng về Chiến Lược của toàn bộ miền Nam Việt Nam đó là trách nhiệm của ba vị lãnh đạo VNCH .
- Chịu trách nhiệm nặng nề nhất là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ; ông Đại tướng Cao Văn Viên và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Họ đã không làm tròn nhiệm vụ của cấp chỉ huy tối cao khi không yểm trợ được cho Tướng Phú. Cuốn “The Decent Interval” của Frank Snepp (trg. 193) ghi: “Ở hội nghị Cam Ranh, ông Phú cho Tổng thống Thiệu biết rằng tất cả mọi con đường xuống vùng duyên hải đã bị đối phương ngăn chặn. Ông chỉ có thể giữ được Cao Nguyên khoảng hơn một tháng nếu có quân tăng viện, đạn dược và không yểm. Nghe vậy Tổng thống Thiệu nhìn Tướng Phú và lắc đầu: Không có gì hết, không có quân, không có thiết bị. Quân đội đang bị rải ra khắp nước, các kho dự trữ cần được giữ ở gần những vùng cần bảo vệ. Như vậy không có cách gì tăng cường phòng thủ Pleiku, Kontum. Cách duy nhất là bỏ hai tỉnh này, đưa quân xuống củng cố vùng Duyên Hải và hỗ trợ cho cuộc phản công lấy lại Ban Mê Thuột.” Rút cách nào và bao giờ rút Tổng thống Thiệu không chỉ thị mà để Tướng Phạm Văn Phú quyết định.
Tổng thống Thiệu là người chịu trách nhiệm nặng nề nhất trong : " Tai họa mất miền Nam Việt Nam ." này !
Vinh thăng từ Đại tá Tư lệnh Sư Đoàn 5 BB tấn công Dinh Gia Long lật đổ chế độ gia đình trị , độc tài , hà khắc của anh em TT Ngô Đình Diệm và ông Nhu - Ông Thiệu đã vươn lên trở thành một Trung tướng QLVNCH và đỉnh cao là Tổng thống Đệ Nhị VNCH .
Đã từng có những hào quang binh nghiệp ... nhưng trong giai đoạn từ năm 1973-1975 Hình như ông Thiệu đã : Suy giảm tinh thần ; Sa sút máu chiến đấu ; Không dự trù,tiên liệu chiến lược ; Không quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và đồng bào thoát sự cai trị của Cộng sản ; Thiếu suy xét nghiêm túc Quân lệnh "quân lệnh bất nhất ... sáng tử thủ , chiều triệt thoái " gây rối loạn hàng ngũ chiến đấu của binh sĩ QLVNCH các cấp tại mặt trận Quân Đoàn I !
Tiểu Khu Phước Long lọt vô tay CS kiểm soát từ ngày 6 tháng 1 năm 1975 , nhưng ông Thiệu không có một cuộc hành quân nào để nuôi hy vọng tái chiếm TK Phước Long và cũng hoàn toàn không điều động lực lượng QLVNCH tăng cường các vùng ven chiến tuyến để ngăn chận Cộng quân tràn tấn . Tiểu Khu Darlac nam Cao nguyên vừa bất ngờ lọt vô tay CS , trong khi QLVNCH Trung đoàn 53/Sư đoàn 23 BB đang giao chiến kháng cự tại phi trường Phụng Dực-BMT . Ông Thiệu lại toan tính bỏ thí luôn hai tỉnh Kontum và Pleiku phía bắc Cao nguyên .
Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được thả xuống vùng phía bắc Tây Ninh và trong Chiến khu D của CS thuộc khu vực Đồng Nai Thượng,phía bắc tỉnh Biên Hòa .
Mặc dù , Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã được vô Nam sau trận Thường Đức - Quảng Nam , nhưng lại nằm trại Hoàng Hoa Thám ớ Sài Gòn đang tái trang bị , chưa thể tăng phái .
Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù được điều động từ mặt trận Thường Đức phía tây Quảng Nam , lên cao nguyên Darlac lập chiến tuyến Khánh Dương ngăn chận Cộng quân ,sau khi Ban Mê Thuột đã thất thủ trong cuộc diện quá trể . Hai sư đoàn CS thừa thế tấn công như nưóc lũ tràn bờ xuống duyên hải miền Trung .
Tiểu Khu Phước Long giáp ranh với TK Quảng Đức và nối với Tiểu Khu Darlac , không có một sự tăng phái nào , ngoại trừ các tiểu đoàn của Trung Đoàn 53 thuộc Sư Đoàn 23 BB trách nhiệm an ninh .
Trong khi đó , toàn bộ Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC - Marine Corps) án ngữ ở phía bắc đèo Hải Vân , hầu như không di chuyển . Đáng lẽ ra , sau tình hình Phước Long thất thủ , ông Thiệu phải chia 2/4 Lữ Đoàn TQLC là 1/2 lực lượng của sư đoàn TQLC lên tăng phái cho phía nam TK Darlac nếu không nói là quá muộn. Án binh bất động toàn bộ Sư Đoàn TQLC tại Quân Đoàn I ,trong khi thiếu vắng tăng viện phòng thủ cho vùng giáp ranh chiến tuyến giữa Quân Đoàn II và Quân Đoàn III , đã đưa tới sự kiện Ban Mê Thuột thất thủ , bởi vì thiếu đi lực lượng Tổng Trừ Bị tại QĐ 2 tham chiến cứu ứng .
Cuối cùng , toàn bộ Sư Đoàn TQLC tinh nhuệ , thiện chiến hoàn toàn bị vô hiệu khi rút lui ra khỏi Cố Đô Huế QĐ 1 và từ đó đến khi Sài Gòn thất thủ thì Sư Đoàn TQLC không có cơ hội tham gia một cuộc giao tranh lớn nào nữa , cho đến khi tự tan rã .
Đây là một sự sai sách lược nghiêm trọng của Tổng thống Thiệu trong giai đoạn cuối cùng mạt vận . Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nên tự sát ngay trong nước cho trách nhiệm nặng nề này , hơn là chọn đường bay lưu vong ngoại quốc và cuối cùng chết già trong ray rứt tâm cang !
Ngoài ra , còn có 1 ông tướng cao cấp cũng liên đới trách nhiệm đó là : ông Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư Lệnh Quân Đoàn III . Đây là ông tướng Vùng 3 đã rời bỏ quân đội trong lúc QLVNCH đang giao tranh quyết liệt với quân thù CS vây hãm , hèn tướng này đã lặng lẽ dùng trực thăng KLVNCH bay ra ngoài Hạm đội 7 Hoa Kỳ để thoát thân , giữa lúc biết bao nhiêu binh sĩ QLVNCH đang giao tranh trong cơn tuyệt vọng sinh tồn ... Hành động này cũng giống y chang như hành động của ông Chuẩn tướng Lê Trung Tường Tư lệnh Sư Đoàn 23 BB , đã dùng trực thăng KLVNCH chở gia đình vợ con bay ra khỏi Ban Mê Thuột , trong khi binh sĩ QLVNCH hậu cứ Sư đoàn 23 BB cùng các đơn vị Địa Phương Quân , Nghĩa Quân và Cảnh sát Tiểu Khu DarLac đang căng mắt, căng người cố thủ , chống cự Cộng quân tràn ngập thị xã Ban Mê Thuột . Rồi ông ta lại lấy cớ bị thương , để rời bỏ cuộc hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột đang được Thiếu tướng Phú gấp rút tập trung lực lượng tại Phước An 30 cây số phía đông Ban Mê Thuột . Đây là trách nhiệm của những hèn tướng nhục nhã này .
- Chiến tranh Việt Nam ngoài tính chất nội chiến còn là chiến tranh ủy nhiệm (Proxy War). Miền Nam bị Hoa Kỳ, lãnh đạo Phương Tây, xúi dục. Miền Bắc bị Liên Sô, Trung cộng giật dây . Hoa Kỳ đã ủy nhiệm Miền Nam làm tiền đồn của Thế Giới Tự Do ngăn chặn sự bành trướng của Đế Quốc Cộng sản thì Hoa Kỳ có trách nhiệm phải yểm trợ đầy đủ. Nhưng sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nichxon của đảng Cộng Hòa USA bật đèn xanh cho tên ngoại trưởng gốc Do thái Henry Kishinger hèn nhát, đi đêm hòa hoãn với Trung cộng năm 1972 thì Hoa Kỳ lơ là đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, nâng bi đám CSHCM Lê Duẫn,Lê đức Thọ ... rồi cuối cùng thì bỏ rơi VNCH luôn. Như vậy trách nhiệm phải là chính phủ Hoa Kỳ.
Ở Mỹ, Quốc Hội nắm quyền quyết định chính sách qua quyền quyết định ngân sách, như vậy, Quốc hội Hoa Kỳ, với tư cách cơ quan có quyền hạn cao nhất, cũng là cơ quan có trách nhiệm.
Trong Quốc Hội, những Dân Biểu, Nghị Sĩ lại bị ảnh hưởng bởi các nhà báo. Các vị này luôn viết bài không chính xác, thiên lệch có hại cho Miền Nam. Bởi thế chính các nhà báo Hoa Kỳ và Phương Tây cũng phải chịu trách nhiệm trong sự sụp đổ của miền Nam.
Đứng ngoài hệ thống chỉ huy quốc gia, tuy không có quyền nhưng uy tín của những trí thức lớn khuynh tả Phương Tây như Jean Paul Sartre, Bertrand Russell v…v đã góp phần kêu gọi thế giới ủng hộ miền Bắc, giúp họ chiến thắng. Như vậy chính họ cũng phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của miền Nam.
- Trước 1975 lý thuyết Karl Marx là vô địch, đã ảnh hưởng phần lớn trí thức khuynh tả Phương Tây, kéo theo đám đông quần chúng sẵn sàng biểu tình ủng hộ miền Bắc, một vùng đất cộng sản. Trong một khóa đào tạo sĩ quan chiến tranh chính trị cấp trung đoàn năm 1969, khi mãn khóa, Đại tá Lâm Ngươn Tánh, chỉ huy trưởng trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt đã có cuộc tiếp xúc với từng nhóm nhỏ 3 sĩ quan học viên, Đại Tá Tánh hỏi, “Các anh thấy có thể mang các điều học hỏi ở trường này về áp dụng trong đơn vị được không?” Hai vị sĩ quan kia hăng hái trả lời, “Dạ được! Khi về đơn vị chúng tôi sẽ mang những điều học hỏi ở trường này về áp dụng trong đơn vị.” Đại tá Tánh tỏ vẻ phấn khởi. Nhưng tới phiên tôi, thì cả Đại tá chỉ huy trưởng với 2 sĩ quan đồng khóa tròn mắt ngạc nhiên. Tôi trình bày với Đại Tá chỉ huy trưởng rằng, “Thưa Đại tá, chương trình học gồm 2 phần. Phần Tâm Lý Chiến có mục đích giúp vui cho anh em quân nhân thì tôi thấy hữu ích; còn phần chính huấn tôi thấy không áp dụng được gì.” Tất cả im lặng tiếp tục dồn ánh mắt về tôi. Tôi tiếp tục, “Lý thuyết Mác xít là một lý thuyết tổng hợp triết lý, chính trị, kinh tế, xã hội, và lịch sử rất chặt chẽ. Hiện nay ngoài những phản biện đơn lẻ về kinh tế và triết lý, chưa có một lý thuyết tổng hợp nào đánh đổ hệ thống Mác xít. Khuyết điểm đó không phải của riêng trường này, cũng không phải của riêng Việt Nam, mà của toàn thế giới.” Đại Tá Chỉ Huy Trưởng không nói gì, lặng lẽ nói cám ơn rồi bắt tay chúng tôi tạm biệt.
Chưa kể, bản tuyên ngôn cộng sản của Karl Marx và Engels có câu cuối hết sức thu hút tầng lớp nghèo, chiếm đa số trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam, “Vô sản khắp thế giới hãy đoàn kết lại! Chúng ta không có gì để mất ngoài xích xiềng.” (“The proletarians have nothing to lose but their chains. They have a world to win. Workingmen of all countries, unite.”) Sự hấp dẫn của lý thuyết Mác xít đã khiến Miền Nam phải sụp đổ.
Như vậy sự sụp đổ của miền Nam chính là sự thất bại của thế giới Tự Do– Nguyên nhân là sự “ngu muội” của nhân loại. Miền Nam chỉ là một thành phần của thế giới tự do nên sụp đổ theo là đương nhiên.
-Hậu quả của sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam.
Tại sao cùng bị chia cắt nhưng Tây Đức và Nam Hàn đứng vững? Về chính trị thì ba quốc gia bị chia cắt giống nhau nhưng về địa thế (địa chính trị) và văn hóa thì khác nhau, cho nên mỗi dân tộc có một định mệnh khác nhau. Địa chính trị của Nam Việt Nam như thế thì số phận của miền Nam phải như thế! Dù cho ai lên lãnh đạo cũng không xoay chuyển được số phận. Đây không phải là thuyết định mệnh mà là lý thuyết địa chính trị (geopolitics, một ngành khoa học khảo cứu ảnh hưởng của địa lý–gồm cả môi trường, tài nguyên và văn hóa– trên chính trị quốc nội và quan hệ quốc tế). Chỉ khi nào văn hóa nhân loại thay đổi thì chính trị quốc tế mới thay đổi. Miền Nam sụp đổ vì trình độ chung của nhân loại, nhưng cũng là yếu tố khởi đầu cho sự thay đổi văn hóa của nhân loại theo chiều hướng tốt hơn. Sự sụp đổ của miền Nam đã giúp nhân loại (thế giới tự do) tỉnh ngộ, kéo theo sự tỉnh ngộ và sự thay đổi thể chế ở toàn khối cộng sản.
Cùng với sự chiếm đoạt miền Nam của cộng sản, hàng triệu người miền Nam bất chấp hiểm nguy của bão tố, hải tặc đã ào ạt ra đi. Hàng trăm ngàn người đã vùi thân trên biển cả. Hàng triệu người khác đã sống sót sau vùi dập từ địa ngục trần gian bởi đói khát lênh đênh trên biển cả dưới trời giông bão. Hàng chục ngàn người khác bị hải tặc giết hại, bắt cóc, hãm hiếp, hành hạ. Trước thảm trạng thuyền nhân nạn nhân của cộng sản, thế giới đã mủi lòng thương xót dang vòng tay cứu vớt. Ngày 20 Tháng Bảy, 1979, tại thành phố Geneve, Thụy Sĩ, 65 quốc gia đã họp bàn tìm cách cứu giúp thuyền nhân Việt Nam. Kể từ đó nhân loại mới hiểu sự tàn ác của cộng sản. Văn hóa nhân loại thay đổi tất yếu đưa tới sự thay đổi xã hội. Sự thay đổi văn hóa tiệm tiến nhưng có khả năng lan rộng. Không biết trong các thay đổi xã hội ở Đông Âu cộng sản có mấy phần trăm do ảnh hưởng của thảm trạng thuyền nhân nạn nhân của cộng sản Việt Nam? Nhưng trong một thế giới toàn cầu thì ảnh hưởng hỗ tương về văn hóa là chắc chắn xảy ra. Từ một thế giới đa số ủng hộ cộng sản, chỉ một thời gian sau thảm trạng thuyền nhân Việt Nam, thế giới đã quay 180 độ, kéo xập đổ khối cộng sản Đông Âu, rồi tiếp đến là xây những tượng đài tưởng niệm hơn 100 triệu nạn nhân của cộng sản, trong đó có người Việt. Một cách hình tượng, có thể ví trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, thế giới đang mông muội ở trong thời kỳ Trung cổ (The Middle Ages). Khi miền Nam sụp đổ, làn sóng thuyền nhân Việt Nam tị nạn cộng sản đã khiến thế giới tỉnh mộng, xét lại những giá trị cũ, tương tự như trong thời kỳ Phục Hưng của Âu châu (The Renaissance). Mười bốn năm sau, 1989, thế giới chuyển mình sang thời kỳ Ánh Sáng (The Enlightenment): Cộng sản Đông Âu sụp đổ. Kể từ đó chủ nghĩa cộng sản bị toàn thể thế giới loại trừ, một bức tường Tưởng Niệm hơn 100 triệu nạn nhân cộng sản trên khắp thế giới đã được dựng lên tại thủ đô Hoa Kỳ, Washington, D.C. ngày 12/6/2007.
Như thế, Miền Nam Việt Nam có số phận vừa bi đát vừa đóng góp vào việc soi sáng cho thế giới!
50 NĂM QUỐC HẬN CHÍNH THỂ VIỆT NAM CỘNG HÒA SỤP ĐỔ (30/4/1975) SUY NGẪM VỀ 4 CHỮ " NẾU " MÊNH MÔNG VÔ CÙNG TẬN ..?
Trong cơ cấu chỉ huy , điều động các đơn vị thuộc lực lượng Tổng Trừ Bị QLVNCH như : Sư Đoàn Nhảy Dù , Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến , Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chỉ có từ quân lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu .
1 - Nếu như sau khi Tiểu Khu Phước Long thất thủ ngày 6/1/1975 vào tay Cộng quân . Ông Thiệu dư sức biết rằng Cộng sản , sẽ dồn lực lượng bộ đội từ Bắc vô Nam , quân nhu , chiến cụ , vũ khí các loại ... vào nơi chúng đã kiểm soát hoàn toàn , không còn sức đề kháng của quân VNCH trấn thủ ,để mở rộng vùng chiếm đóng .
Tại sao , ông Thiệu không tăng cường thêm đối lực xung quanh vành đai chiến tuyến ngay trong tháng 1 năm 1975, để chống lại sự xâm nhập , bành trướng xa hơn, rộng hơn của Cộng quân ?
Nếu như ông Thiệu ra lệnh điều động hai Lữ Đoàn TQLC 258 và 468 với 10.000 quân nhân sẵn sàng chiến đấu , đang trấn đóng tại khu vực đèo Hải Vân phía bắc Đà Nẵng-Quân Đoàn I và thay thế đó với 2 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 1 BB đảm trách an ninh QL1A qua khu vực đèo Hải Vân .
Lữ Đoàn 258 & Lữ Đoàn 468 TQLC nhanh chóng lên tăng phái vùng trái độn phía bắc TK Phước Long và phía nam Tiểu Khu Darlac (thuộc tỉnh Quảng Đức - Đức Lập - Gia Nghĩa ) trong khu vực phía đông QL 14 .
Từ mùa hè 1972 đến đầu năm 1975 Sư Đoàn TQLC VNCH có 4 Lữ Đoàn được tăng phái trấn thủ Quân Đoàn I như sau :
Lữ Đoàn 147 trấn đóng bờ nam sông Thạch Hãn - Quảng Trị .
Lữ Đoàn 369 trấn đóng chi khu Đại Lộc - Quảng Nam .
Lữ Đoàn 258 & Lữ Đoàn 468 trấn đóng khu vực đèo Hải Vân , giữa Huế và Đà Nẵng .
Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC Thiếu Tướng Bùi Thế Lân .
Thì cục diện có thể khác đi hoàn toàn !
Hoặc Cộng quân không dám tấn công Ban Mê Thuột ?
Có thể Cộng quân sẽ tấn công mạnh hơn ở Quân Đoàn I và Quân Đoàn III và đánh thăm dò ở khu vực Cao nguyên . Do đó , kịch bản chiến trường sẽ như Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 tại Cổ thành Quảng Trị , Bình Long - An Lộc và KonTum - Chu Pao .
Hay Cộng quân tấn công Ban Mê Thuột nhưng bị đánh bật ra và rút lui , do có Lữ Đoàn 258&Lữ Đoàn 468 trấn đóng tăng viện nhanh chóng ?
Cho dù lực lượng CS gồm sư đoàn 10 , sư đoàn 316 , sư đoàn 320 và các trung đoàn độc lập như pháo binh 130 ly ,cao xạ,xe tăng T-54 ,công binh ,cơ giới ... tạo thế tấn công Ban Mê Thuột bất ngờ . Nhưng hai Lữ Đoàn 258 và 468 TQLC đã nhanh chóng tăng phái cho Tiểu Khu Darlac và Trung Đoàn 53/Sư Đoàn 23BB giữ vững trận địa BMT .
Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù triệt thoái nhanh từ Thường Đức-Quảng Nam theo hai Dương Vận Hạm HQVNCH từ quân cảng Đà Nẵng vô TK Khánh Hòa , giao cho Lữ Đoàn 369 TQLC trấn đóng Tây Quảng Nam .
Sau hai ngày hải hành , Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đổ bộ lên bờ biển Nha Trang - Khánh Hòa ,sẽ tiến sâu và cao hơn phía đông cao nguyên Darlac lên tới Phước An bắt tay với các đơn vị bạn đang phòng thủ xung quanh Ban Mê Thuột , tạo nên một mũi giáo nhọn xuyên phá lực lượng Cộng quân .
Trong khi các Liên Đoàn Biệt Động Quân trấn thủ Pleiku (như Tiểu Đoàn 82 BĐQ) , sẽ nhanh chóng hành quân dọc theo QL 14 theo hướng Bắc-Nam gây áp lực phía Tây bắc Ban Mê Thuột , cắt đứt đường tiếp tế đạn dược,lương thực của Cộng quân từ phía biên giới Campuchia qua khu vực chiến trường phía tây Ban Mê Thuột . Tình hình chiến cuộc sẽ thay đổi từ lúc này , như kịch bản trận thành PleiMe và chiến trường Ia-Drang phía Tây nam Pleiku 23-10 năm 1965 !... Nếu ?
Trong cuộc họp cao cấp giữa TT Thiệu và các Tướng lãnh của Bộ Tổng tham mưu với Thiếu Tướng Phạm Văn Phú ngày 14-3-1975 tại căn cứ Cam Ranh .
2- Nếu như ông Thiệu không ra lệnh Tướng Phú phải triệt thoái lực lượng nhanh ra khỏi 2 tỉnh KonTum và Pleiku phía bắc cao nguyên . Thì quân phòng thủ VNCH ở hai Tiểu khu phía bắc cao nguyên gồm các Liên Đoàn Biệt Động Quân nhanh chóng di chuyển xuống phía nam cao nguyên theo tuyến Bắc - Nam và tạo nên một cuộc trì cửu chiến mạnh mẽ . Sẽ làm cho 3 sư đoàn Cộng quân tấn công Ban Mê Thuột phải chuyển sang phòng thủ cục bộ tại khu vực Darlac ,chứ không thể nào di quân tấn công xuống duyên hải với thanh thế áp đảo để cắt đôi Quân Đoàn II tại TK Khánh Hòa ra Vĩ tuyến 13- đèo Cả .
Nếu điều này xảy ra như mong muốn , thì Sư Đoàn 22 BB VNCH đang giao chiến kịch liệt, ngăn chận sư đoàn 3 Sao vàng CS ở An Lão ,Tam Quan , Bồng Sơn - bắc Bình Định ... hoàn toàn không bị nổi ám ảnh mất đường rút lui về Nam ... do đó không bị bức rút ra khỏi quân cảng Quy Nhơn , mất luôn tỉnh Bình Định và làm suy yếu cả Sư Đoàn 22 BB.
3- Nếu như TT Thiệu là một Tổng Thống Ukraina Volodymyr Zelensky của Việt Nam Cộng Hòa.
Nếu một khi có vị nguyên thủ VNCH can đảm thao lược, cho QLVNCH rút lui từ Đô thành Sài Gòn xuống miền Tây Nam Phần ,phía nam sông Soài Rạp là hợp lưu của hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây và thành lập Chính phủ Quốc gia Kháng chiến Việt Nam .
Lãnh thổ của Quân Đoàn IV VNCH vẫn còn nguyên vẹn ,trong khi các Công trường 5, Công trường 6 ,Công trường 7 là lực lượng cấp sư đoàn CS đã bị thiệt hại nặng nề khi cố gắng vượt sông ,nhưng không thể qua sông Vàm Cỏ Tây và kênh Thủ Thừa- Long An ... huyết mạch QL4 chạy từ Bến Lức- Long An đến Cần Thơ vẫn thông suốt ... dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Tư Lệnh Phó Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng . QLVNCH kiểm soát an ninh lãnh thổ : do Sư Đoàn 7 BB , Sư Đoàn 9 BB , Sư Đoàn 21 BB , Sư Đoàn 4 Không Quân ở Cần Thơ , HQ Vùng 5 Duyên Hải , các Giang Đoàn Xung Phong Thủy Bộ thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 , một thành phần của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và các binh sĩ từ các đơn vị rã ngũ Sư Đoàn 22 BB và 23 BB tìm xuống , được tái trang bị chiến đấu, sẽ tuần tra sông nước trên toàn châu thổ sông Cửu Long ra đến vịnh Thái Lan .
Trong tình hình như vậy , cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục cho dù chỉ là một cuộc chiến phòng thủ diện địa , cầm cự bảo vệ phần lãnh thổ cuối cùng .
Sản lượng dồi dào , phong phú của nông phẩm lúa gạo và thủy sản trong sông nước vịnh biển của miền Tây Nam Phần ... đủ sức nuôi quân dân VNCH và có thể hoán đổi với các nước khác cần thiết,thành vũ khí chiến đấu lâu dài để chờ cơ hội tái chiếm miền Đông Nam Phần .
CSHCM có 2 lần phải dồn lực lượng lao vô cuộc chiến tranh khác như cuộc chiến tranh với Campuchia Khmer Đỏ Polpot-Ieng Xery từ năm 1976 tới 1978 .
Tiếp theo là cuộc chiến tranh biên giới phia bắc với Trung cộng-Đặng Tiểu Bình từ năm 1979 tới năm 1990 và 1 cuộc rung rinh khi sụp đổ toàn bộ khối Đông Âu CS (1989) và Liên bang Xô Viết Nga 1992 (Liên Sô).
Đây là những cơ hội lớn mà có thể sử dụng hiệu quả tranh thắng như trong giai đoạn Gia Long Phục Quốc (mặc dù Nam hậu duệ VNCH này chỉ một lòng Tôn Kính Đức Hoàng Đế Quang Trung-Nguyễn Huệ) : Nếu như TT Thiệu là một Tổng Thống Ukraina Volodymyr Zelensky của Việt Nam Cộng Hòa giữ lấy Đất nước và Đồng bào để sống còn , không bỏ xứ ra đi lưu vong ngày 25-4-1975 .
Và một chữ Nếu cuối cùng :
4- Nếu bà mẹ của Marx (Các Mác) bị thai ngoài tử cung hay hư thai trong khi mang bầu Karl Marx (Các Mác) và Vladimir Lenin (Lê nin) là một đứa nhỏ bị chứng liệt não (Down's syndrome) ngay từ khi sinh ra . Thì Mao trạch Đông và Hồ chí Minh trở thành các ông quan lại cho triều đình phong kiến vua chúa .
Lúc này nhân loại không bị tiêm nhiễm bởi học thuyết Cộng sản Marxist vô thần , hoang tưởng , tàn bạo vô đạo đức và có một cơ may cho chính thể Quốc Gia Việt Nam+Việt Nam Cộng Hòa tồn tại vững vàng trong tự tình Dân tộc Việt Nam !
“Quốc Gia Hưng Vong Thất Phu hữu trách”. Khi mất nước, tất cả mọi người dân đều phải chịu trách nhiệm. Mỗi người hãy tự vấn, “mình đã làm gì khi Tổ quốc lâm nguy?”
Nhưng dù sao, người lãnh đạo, chỉ huy, tức là người có quyền ra quyết định sẽ phải chịu trách nhiệm trước hết và trên hết.
- Trận chiến ở Cao Nguyên đã mở đầu cho sự sụp đổ của miền Nam VN , như vậy vị Tư Lệnh Vùng 2, Thiếu Tướng Phạm Văn Phú phải là người chịu trách nhiệm trước tiên. Tướng Phạm Văn Phú đã đơn phương quyết định phòng thủ Pleiku, Kontum; phòng thủ nhẹ ở Ban Mê Thuột, vì ông tin rằng, khác với dự đoán của Phòng 2 (Phòng Tình Báo), Cộng quân sẽ đánh Pleiku, nơi đặt đại bản doanh của ông. Chưa biết nếu tin theo đề nghị của Ban Tham Mưu để tăng cường phòng thủ Ban Mê Thuột thì có thể cầm cự được không, nhưng chắc chắn CS không thể đột nhập chiếm Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu ở Trung Tâm thị xã chỉ trong 1 tiếng đồng hồ, rồi sau đó Tiểu đoàn 82 BĐQ đã đột nhập vào trung tâm thị xã áp sát đối phương, nhưng phải rút lui vì không có tăng viện. Cuối cùng Cộng quân đã làm chủ toàn thị xã một cách dễ dàng vào trưa hôm sau.
Nhưng cuộc thất thủ của Tướng Phú tại Ban Mê Thuột chỉ là một sự thất bại Chiến thuật trong một trận đánh bất ngờ và QLVNCH có thể tái chiếm Ban Mê Thuột , nếu không mắc phải sai lầm kế tiếp của 3 ông Tướng tối cao !
Nguyên nhân lớn nhất và gây nên sự sụp đổ nghiêm trọng về Chiến Lược của toàn bộ miền Nam Việt Nam đó là trách nhiệm của ba vị lãnh đạo VNCH .
- Chịu trách nhiệm nặng nề nhất là Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ; ông Đại tướng Cao Văn Viên và Thủ tướng Trần Thiện Khiêm. Họ đã không làm tròn nhiệm vụ của cấp chỉ huy tối cao khi không yểm trợ được cho Tướng Phú. Cuốn “The Decent Interval” của Frank Snepp (trg. 193) ghi: “Ở hội nghị Cam Ranh, ông Phú cho Tổng thống Thiệu biết rằng tất cả mọi con đường xuống vùng duyên hải đã bị đối phương ngăn chặn. Ông chỉ có thể giữ được Cao Nguyên khoảng hơn một tháng nếu có quân tăng viện, đạn dược và không yểm. Nghe vậy Tổng thống Thiệu nhìn Tướng Phú và lắc đầu: Không có gì hết, không có quân, không có thiết bị. Quân đội đang bị rải ra khắp nước, các kho dự trữ cần được giữ ở gần những vùng cần bảo vệ. Như vậy không có cách gì tăng cường phòng thủ Pleiku, Kontum. Cách duy nhất là bỏ hai tỉnh này, đưa quân xuống củng cố vùng Duyên Hải và hỗ trợ cho cuộc phản công lấy lại Ban Mê Thuột.” Rút cách nào và bao giờ rút Tổng thống Thiệu không chỉ thị mà để Tướng Phạm Văn Phú quyết định.
Tổng thống Thiệu là người chịu trách nhiệm nặng nề nhất trong : " Tai họa mất miền Nam Việt Nam ." này !
Vinh thăng từ Đại tá Tư lệnh Sư Đoàn 5 BB tấn công Dinh Gia Long lật đổ chế độ gia đình trị , độc tài , hà khắc của anh em TT Ngô Đình Diệm và ông Nhu - Ông Thiệu đã vươn lên trở thành một Trung tướng QLVNCH và đỉnh cao là Tổng thống Đệ Nhị VNCH .
Đã từng có những hào quang binh nghiệp ... nhưng trong giai đoạn từ năm 1973-1975 Hình như ông Thiệu đã : Suy giảm tinh thần ; Sa sút máu chiến đấu ; Không dự trù,tiên liệu chiến lược ; Không quyết tâm bảo vệ lãnh thổ và đồng bào thoát sự cai trị của Cộng sản ; Thiếu suy xét nghiêm túc Quân lệnh "quân lệnh bất nhất ... sáng tử thủ , chiều triệt thoái " gây rối loạn hàng ngũ chiến đấu của binh sĩ QLVNCH các cấp tại mặt trận Quân Đoàn I !
Tiểu Khu Phước Long lọt vô tay CS kiểm soát từ ngày 6 tháng 1 năm 1975 , nhưng ông Thiệu không có một cuộc hành quân nào để nuôi hy vọng tái chiếm TK Phước Long và cũng hoàn toàn không điều động lực lượng QLVNCH tăng cường các vùng ven chiến tuyến để ngăn chận Cộng quân tràn tấn . Tiểu Khu Darlac nam Cao nguyên vừa bất ngờ lọt vô tay CS , trong khi QLVNCH Trung đoàn 53/Sư đoàn 23 BB đang giao chiến kháng cự tại phi trường Phụng Dực-BMT . Ông Thiệu lại toan tính bỏ thí luôn hai tỉnh Kontum và Pleiku phía bắc Cao nguyên .
Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù được thả xuống vùng phía bắc Tây Ninh và trong Chiến khu D của CS thuộc khu vực Đồng Nai Thượng,phía bắc tỉnh Biên Hòa .
Mặc dù , Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đã được vô Nam sau trận Thường Đức - Quảng Nam , nhưng lại nằm trại Hoàng Hoa Thám ớ Sài Gòn đang tái trang bị , chưa thể tăng phái .
Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù được điều động từ mặt trận Thường Đức phía tây Quảng Nam , lên cao nguyên Darlac lập chiến tuyến Khánh Dương ngăn chận Cộng quân ,sau khi Ban Mê Thuột đã thất thủ trong cuộc diện quá trể . Hai sư đoàn CS thừa thế tấn công như nưóc lũ tràn bờ xuống duyên hải miền Trung .
Tiểu Khu Phước Long giáp ranh với TK Quảng Đức và nối với Tiểu Khu Darlac , không có một sự tăng phái nào , ngoại trừ các tiểu đoàn của Trung Đoàn 53 thuộc Sư Đoàn 23 BB trách nhiệm an ninh .
Trong khi đó , toàn bộ Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC - Marine Corps) án ngữ ở phía bắc đèo Hải Vân , hầu như không di chuyển . Đáng lẽ ra , sau tình hình Phước Long thất thủ , ông Thiệu phải chia 2/4 Lữ Đoàn TQLC là 1/2 lực lượng của sư đoàn TQLC lên tăng phái cho phía nam TK Darlac nếu không nói là quá muộn. Án binh bất động toàn bộ Sư Đoàn TQLC tại Quân Đoàn I ,trong khi thiếu vắng tăng viện phòng thủ cho vùng giáp ranh chiến tuyến giữa Quân Đoàn II và Quân Đoàn III , đã đưa tới sự kiện Ban Mê Thuột thất thủ , bởi vì thiếu đi lực lượng Tổng Trừ Bị tại QĐ 2 tham chiến cứu ứng .
Cuối cùng , toàn bộ Sư Đoàn TQLC tinh nhuệ , thiện chiến hoàn toàn bị vô hiệu khi rút lui ra khỏi Cố Đô Huế QĐ 1 và từ đó đến khi Sài Gòn thất thủ thì Sư Đoàn TQLC không có cơ hội tham gia một cuộc giao tranh lớn nào nữa , cho đến khi tự tan rã .
Đây là một sự sai sách lược nghiêm trọng của Tổng thống Thiệu trong giai đoạn cuối cùng mạt vận . Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nên tự sát ngay trong nước cho trách nhiệm nặng nề này , hơn là chọn đường bay lưu vong ngoại quốc và cuối cùng chết già trong ray rứt tâm cang !
Ngoài ra , còn có 1 ông tướng cao cấp cũng liên đới trách nhiệm đó là : ông Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư Lệnh Quân Đoàn III . Đây là ông tướng Vùng 3 đã rời bỏ quân đội trong lúc QLVNCH đang giao tranh quyết liệt với quân thù CS vây hãm , hèn tướng này đã lặng lẽ dùng trực thăng KLVNCH bay ra ngoài Hạm đội 7 Hoa Kỳ để thoát thân , giữa lúc biết bao nhiêu binh sĩ QLVNCH đang giao tranh trong cơn tuyệt vọng sinh tồn ... Hành động này cũng giống y chang như hành động của ông Chuẩn tướng Lê Trung Tường Tư lệnh Sư Đoàn 23 BB , đã dùng trực thăng KLVNCH chở gia đình vợ con bay ra khỏi Ban Mê Thuột , trong khi binh sĩ QLVNCH hậu cứ Sư đoàn 23 BB cùng các đơn vị Địa Phương Quân , Nghĩa Quân và Cảnh sát Tiểu Khu DarLac đang căng mắt, căng người cố thủ , chống cự Cộng quân tràn ngập thị xã Ban Mê Thuột . Rồi ông ta lại lấy cớ bị thương , để rời bỏ cuộc hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột đang được Thiếu tướng Phú gấp rút tập trung lực lượng tại Phước An 30 cây số phía đông Ban Mê Thuột . Đây là trách nhiệm của những hèn tướng nhục nhã này .
- Chiến tranh Việt Nam ngoài tính chất nội chiến còn là chiến tranh ủy nhiệm (Proxy War). Miền Nam bị Hoa Kỳ, lãnh đạo Phương Tây, xúi dục. Miền Bắc bị Liên Sô, Trung cộng giật dây . Hoa Kỳ đã ủy nhiệm Miền Nam làm tiền đồn của Thế Giới Tự Do ngăn chặn sự bành trướng của Đế Quốc Cộng sản thì Hoa Kỳ có trách nhiệm phải yểm trợ đầy đủ. Nhưng sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nichxon của đảng Cộng Hòa USA bật đèn xanh cho tên ngoại trưởng gốc Do thái Henry Kishinger hèn nhát, đi đêm hòa hoãn với Trung cộng năm 1972 thì Hoa Kỳ lơ là đồng minh Việt Nam Cộng Hòa, nâng bi đám CSHCM Lê Duẫn,Lê đức Thọ ... rồi cuối cùng thì bỏ rơi VNCH luôn. Như vậy trách nhiệm phải là chính phủ Hoa Kỳ.
Ở Mỹ, Quốc Hội nắm quyền quyết định chính sách qua quyền quyết định ngân sách, như vậy, Quốc hội Hoa Kỳ, với tư cách cơ quan có quyền hạn cao nhất, cũng là cơ quan có trách nhiệm.
Trong Quốc Hội, những Dân Biểu, Nghị Sĩ lại bị ảnh hưởng bởi các nhà báo. Các vị này luôn viết bài không chính xác, thiên lệch có hại cho Miền Nam. Bởi thế chính các nhà báo Hoa Kỳ và Phương Tây cũng phải chịu trách nhiệm trong sự sụp đổ của miền Nam.
Đứng ngoài hệ thống chỉ huy quốc gia, tuy không có quyền nhưng uy tín của những trí thức lớn khuynh tả Phương Tây như Jean Paul Sartre, Bertrand Russell v…v đã góp phần kêu gọi thế giới ủng hộ miền Bắc, giúp họ chiến thắng. Như vậy chính họ cũng phải chịu trách nhiệm về sự sụp đổ của miền Nam.
- Trước 1975 lý thuyết Karl Marx là vô địch, đã ảnh hưởng phần lớn trí thức khuynh tả Phương Tây, kéo theo đám đông quần chúng sẵn sàng biểu tình ủng hộ miền Bắc, một vùng đất cộng sản. Trong một khóa đào tạo sĩ quan chiến tranh chính trị cấp trung đoàn năm 1969, khi mãn khóa, Đại tá Lâm Ngươn Tánh, chỉ huy trưởng trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt đã có cuộc tiếp xúc với từng nhóm nhỏ 3 sĩ quan học viên, Đại Tá Tánh hỏi, “Các anh thấy có thể mang các điều học hỏi ở trường này về áp dụng trong đơn vị được không?” Hai vị sĩ quan kia hăng hái trả lời, “Dạ được! Khi về đơn vị chúng tôi sẽ mang những điều học hỏi ở trường này về áp dụng trong đơn vị.” Đại tá Tánh tỏ vẻ phấn khởi. Nhưng tới phiên tôi, thì cả Đại tá chỉ huy trưởng với 2 sĩ quan đồng khóa tròn mắt ngạc nhiên. Tôi trình bày với Đại Tá chỉ huy trưởng rằng, “Thưa Đại tá, chương trình học gồm 2 phần. Phần Tâm Lý Chiến có mục đích giúp vui cho anh em quân nhân thì tôi thấy hữu ích; còn phần chính huấn tôi thấy không áp dụng được gì.” Tất cả im lặng tiếp tục dồn ánh mắt về tôi. Tôi tiếp tục, “Lý thuyết Mác xít là một lý thuyết tổng hợp triết lý, chính trị, kinh tế, xã hội, và lịch sử rất chặt chẽ. Hiện nay ngoài những phản biện đơn lẻ về kinh tế và triết lý, chưa có một lý thuyết tổng hợp nào đánh đổ hệ thống Mác xít. Khuyết điểm đó không phải của riêng trường này, cũng không phải của riêng Việt Nam, mà của toàn thế giới.” Đại Tá Chỉ Huy Trưởng không nói gì, lặng lẽ nói cám ơn rồi bắt tay chúng tôi tạm biệt.
Chưa kể, bản tuyên ngôn cộng sản của Karl Marx và Engels có câu cuối hết sức thu hút tầng lớp nghèo, chiếm đa số trên thế giới, đặc biệt tại Việt Nam, “Vô sản khắp thế giới hãy đoàn kết lại! Chúng ta không có gì để mất ngoài xích xiềng.” (“The proletarians have nothing to lose but their chains. They have a world to win. Workingmen of all countries, unite.”) Sự hấp dẫn của lý thuyết Mác xít đã khiến Miền Nam phải sụp đổ.
Như vậy sự sụp đổ của miền Nam chính là sự thất bại của thế giới Tự Do– Nguyên nhân là sự “ngu muội” của nhân loại. Miền Nam chỉ là một thành phần của thế giới tự do nên sụp đổ theo là đương nhiên.
-Hậu quả của sự sụp đổ của Miền Nam Việt Nam.
Tại sao cùng bị chia cắt nhưng Tây Đức và Nam Hàn đứng vững? Về chính trị thì ba quốc gia bị chia cắt giống nhau nhưng về địa thế (địa chính trị) và văn hóa thì khác nhau, cho nên mỗi dân tộc có một định mệnh khác nhau. Địa chính trị của Nam Việt Nam như thế thì số phận của miền Nam phải như thế! Dù cho ai lên lãnh đạo cũng không xoay chuyển được số phận. Đây không phải là thuyết định mệnh mà là lý thuyết địa chính trị (geopolitics, một ngành khoa học khảo cứu ảnh hưởng của địa lý–gồm cả môi trường, tài nguyên và văn hóa– trên chính trị quốc nội và quan hệ quốc tế). Chỉ khi nào văn hóa nhân loại thay đổi thì chính trị quốc tế mới thay đổi. Miền Nam sụp đổ vì trình độ chung của nhân loại, nhưng cũng là yếu tố khởi đầu cho sự thay đổi văn hóa của nhân loại theo chiều hướng tốt hơn. Sự sụp đổ của miền Nam đã giúp nhân loại (thế giới tự do) tỉnh ngộ, kéo theo sự tỉnh ngộ và sự thay đổi thể chế ở toàn khối cộng sản.
Cùng với sự chiếm đoạt miền Nam của cộng sản, hàng triệu người miền Nam bất chấp hiểm nguy của bão tố, hải tặc đã ào ạt ra đi. Hàng trăm ngàn người đã vùi thân trên biển cả. Hàng triệu người khác đã sống sót sau vùi dập từ địa ngục trần gian bởi đói khát lênh đênh trên biển cả dưới trời giông bão. Hàng chục ngàn người khác bị hải tặc giết hại, bắt cóc, hãm hiếp, hành hạ. Trước thảm trạng thuyền nhân nạn nhân của cộng sản, thế giới đã mủi lòng thương xót dang vòng tay cứu vớt. Ngày 20 Tháng Bảy, 1979, tại thành phố Geneve, Thụy Sĩ, 65 quốc gia đã họp bàn tìm cách cứu giúp thuyền nhân Việt Nam. Kể từ đó nhân loại mới hiểu sự tàn ác của cộng sản. Văn hóa nhân loại thay đổi tất yếu đưa tới sự thay đổi xã hội. Sự thay đổi văn hóa tiệm tiến nhưng có khả năng lan rộng. Không biết trong các thay đổi xã hội ở Đông Âu cộng sản có mấy phần trăm do ảnh hưởng của thảm trạng thuyền nhân nạn nhân của cộng sản Việt Nam? Nhưng trong một thế giới toàn cầu thì ảnh hưởng hỗ tương về văn hóa là chắc chắn xảy ra. Từ một thế giới đa số ủng hộ cộng sản, chỉ một thời gian sau thảm trạng thuyền nhân Việt Nam, thế giới đã quay 180 độ, kéo xập đổ khối cộng sản Đông Âu, rồi tiếp đến là xây những tượng đài tưởng niệm hơn 100 triệu nạn nhân của cộng sản, trong đó có người Việt. Một cách hình tượng, có thể ví trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, thế giới đang mông muội ở trong thời kỳ Trung cổ (The Middle Ages). Khi miền Nam sụp đổ, làn sóng thuyền nhân Việt Nam tị nạn cộng sản đã khiến thế giới tỉnh mộng, xét lại những giá trị cũ, tương tự như trong thời kỳ Phục Hưng của Âu châu (The Renaissance). Mười bốn năm sau, 1989, thế giới chuyển mình sang thời kỳ Ánh Sáng (The Enlightenment): Cộng sản Đông Âu sụp đổ. Kể từ đó chủ nghĩa cộng sản bị toàn thể thế giới loại trừ, một bức tường Tưởng Niệm hơn 100 triệu nạn nhân cộng sản trên khắp thế giới đã được dựng lên tại thủ đô Hoa Kỳ, Washington, D.C. ngày 12/6/2007.
Như thế, Miền Nam Việt Nam có số phận vừa bi đát vừa đóng góp vào việc soi sáng cho thế giới!
50 NĂM QUỐC HẬN CHÍNH THỂ VIỆT NAM CỘNG HÒA SỤP ĐỔ (30/4/1975) SUY NGẪM VỀ 4 CHỮ " NẾU " MÊNH MÔNG VÔ CÙNG TẬN ..?
Trong cơ cấu chỉ huy , điều động các đơn vị thuộc lực lượng Tổng Trừ Bị QLVNCH như : Sư Đoàn Nhảy Dù , Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến , Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù chỉ có từ quân lệnh của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu .
1 - Nếu như sau khi Tiểu Khu Phước Long thất thủ ngày 6/1/1975 vào tay Cộng quân . Ông Thiệu dư sức biết rằng Cộng sản , sẽ dồn lực lượng bộ đội từ Bắc vô Nam , quân nhu , chiến cụ , vũ khí các loại ... vào nơi chúng đã kiểm soát hoàn toàn , không còn sức đề kháng của quân VNCH trấn thủ ,để mở rộng vùng chiếm đóng .
Tại sao , ông Thiệu không tăng cường thêm đối lực xung quanh vành đai chiến tuyến ngay trong tháng 1 năm 1975, để chống lại sự xâm nhập , bành trướng xa hơn, rộng hơn của Cộng quân ?
Nếu như ông Thiệu ra lệnh điều động hai Lữ Đoàn TQLC 258 và 468 với 10.000 quân nhân sẵn sàng chiến đấu , đang trấn đóng tại khu vực đèo Hải Vân phía bắc Đà Nẵng-Quân Đoàn I và thay thế đó với 2 tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 1 BB đảm trách an ninh QL1A qua khu vực đèo Hải Vân .
Lữ Đoàn 258 & Lữ Đoàn 468 TQLC nhanh chóng lên tăng phái vùng trái độn phía bắc TK Phước Long và phía nam Tiểu Khu Darlac (thuộc tỉnh Quảng Đức - Đức Lập - Gia Nghĩa ) trong khu vực phía đông QL 14 .
Từ mùa hè 1972 đến đầu năm 1975 Sư Đoàn TQLC VNCH có 4 Lữ Đoàn được tăng phái trấn thủ Quân Đoàn I như sau :
Lữ Đoàn 147 trấn đóng bờ nam sông Thạch Hãn - Quảng Trị .
Lữ Đoàn 369 trấn đóng chi khu Đại Lộc - Quảng Nam .
Lữ Đoàn 258 & Lữ Đoàn 468 trấn đóng khu vực đèo Hải Vân , giữa Huế và Đà Nẵng .
Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC Thiếu Tướng Bùi Thế Lân .
Thì cục diện có thể khác đi hoàn toàn !
Hoặc Cộng quân không dám tấn công Ban Mê Thuột ?
Có thể Cộng quân sẽ tấn công mạnh hơn ở Quân Đoàn I và Quân Đoàn III và đánh thăm dò ở khu vực Cao nguyên . Do đó , kịch bản chiến trường sẽ như Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 tại Cổ thành Quảng Trị , Bình Long - An Lộc và KonTum - Chu Pao .
Hay Cộng quân tấn công Ban Mê Thuột nhưng bị đánh bật ra và rút lui , do có Lữ Đoàn 258&Lữ Đoàn 468 trấn đóng tăng viện nhanh chóng ?
Cho dù lực lượng CS gồm sư đoàn 10 , sư đoàn 316 , sư đoàn 320 và các trung đoàn độc lập như pháo binh 130 ly ,cao xạ,xe tăng T-54 ,công binh ,cơ giới ... tạo thế tấn công Ban Mê Thuột bất ngờ . Nhưng hai Lữ Đoàn 258 và 468 TQLC đã nhanh chóng tăng phái cho Tiểu Khu Darlac và Trung Đoàn 53/Sư Đoàn 23BB giữ vững trận địa BMT .
Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù triệt thoái nhanh từ Thường Đức-Quảng Nam theo hai Dương Vận Hạm HQVNCH từ quân cảng Đà Nẵng vô TK Khánh Hòa , giao cho Lữ Đoàn 369 TQLC trấn đóng Tây Quảng Nam .
Sau hai ngày hải hành , Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đổ bộ lên bờ biển Nha Trang - Khánh Hòa ,sẽ tiến sâu và cao hơn phía đông cao nguyên Darlac lên tới Phước An bắt tay với các đơn vị bạn đang phòng thủ xung quanh Ban Mê Thuột , tạo nên một mũi giáo nhọn xuyên phá lực lượng Cộng quân .
Trong khi các Liên Đoàn Biệt Động Quân trấn thủ Pleiku (như Tiểu Đoàn 82 BĐQ) , sẽ nhanh chóng hành quân dọc theo QL 14 theo hướng Bắc-Nam gây áp lực phía Tây bắc Ban Mê Thuột , cắt đứt đường tiếp tế đạn dược,lương thực của Cộng quân từ phía biên giới Campuchia qua khu vực chiến trường phía tây Ban Mê Thuột . Tình hình chiến cuộc sẽ thay đổi từ lúc này , như kịch bản trận thành PleiMe và chiến trường Ia-Drang phía Tây nam Pleiku 23-10 năm 1965 !... Nếu ?
Trong cuộc họp cao cấp giữa TT Thiệu và các Tướng lãnh của Bộ Tổng tham mưu với Thiếu Tướng Phạm Văn Phú ngày 14-3-1975 tại căn cứ Cam Ranh .
2- Nếu như ông Thiệu không ra lệnh Tướng Phú phải triệt thoái lực lượng nhanh ra khỏi 2 tỉnh KonTum và Pleiku phía bắc cao nguyên . Thì quân phòng thủ VNCH ở hai Tiểu khu phía bắc cao nguyên gồm các Liên Đoàn Biệt Động Quân nhanh chóng di chuyển xuống phía nam cao nguyên theo tuyến Bắc - Nam và tạo nên một cuộc trì cửu chiến mạnh mẽ . Sẽ làm cho 3 sư đoàn Cộng quân tấn công Ban Mê Thuột phải chuyển sang phòng thủ cục bộ tại khu vực Darlac ,chứ không thể nào di quân tấn công xuống duyên hải với thanh thế áp đảo để cắt đôi Quân Đoàn II tại TK Khánh Hòa ra Vĩ tuyến 13- đèo Cả .
Nếu điều này xảy ra như mong muốn , thì Sư Đoàn 22 BB VNCH đang giao chiến kịch liệt, ngăn chận sư đoàn 3 Sao vàng CS ở An Lão ,Tam Quan , Bồng Sơn - bắc Bình Định ... hoàn toàn không bị nổi ám ảnh mất đường rút lui về Nam ... do đó không bị bức rút ra khỏi quân cảng Quy Nhơn , mất luôn tỉnh Bình Định và làm suy yếu cả Sư Đoàn 22 BB.
3- Nếu như TT Thiệu là một Tổng Thống Ukraina Volodymyr Zelensky của Việt Nam Cộng Hòa.
Nếu một khi có vị nguyên thủ VNCH can đảm thao lược, cho QLVNCH rút lui từ Đô thành Sài Gòn xuống miền Tây Nam Phần ,phía nam sông Soài Rạp là hợp lưu của hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây và thành lập Chính phủ Quốc gia Kháng chiến Việt Nam .
Lãnh thổ của Quân Đoàn IV VNCH vẫn còn nguyên vẹn ,trong khi các Công trường 5, Công trường 6 ,Công trường 7 là lực lượng cấp sư đoàn CS đã bị thiệt hại nặng nề khi cố gắng vượt sông ,nhưng không thể qua sông Vàm Cỏ Tây và kênh Thủ Thừa- Long An ... huyết mạch QL4 chạy từ Bến Lức- Long An đến Cần Thơ vẫn thông suốt ... dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư Lệnh Quân Đoàn IV và Tư Lệnh Phó Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng . QLVNCH kiểm soát an ninh lãnh thổ : do Sư Đoàn 7 BB , Sư Đoàn 9 BB , Sư Đoàn 21 BB , Sư Đoàn 4 Không Quân ở Cần Thơ , HQ Vùng 5 Duyên Hải , các Giang Đoàn Xung Phong Thủy Bộ thuộc Lực Lượng Đặc Nhiệm 99 , một thành phần của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và các binh sĩ từ các đơn vị rã ngũ Sư Đoàn 22 BB và 23 BB tìm xuống , được tái trang bị chiến đấu, sẽ tuần tra sông nước trên toàn châu thổ sông Cửu Long ra đến vịnh Thái Lan .
Trong tình hình như vậy , cuộc chiến đấu vẫn tiếp tục cho dù chỉ là một cuộc chiến phòng thủ diện địa , cầm cự bảo vệ phần lãnh thổ cuối cùng .
Sản lượng dồi dào , phong phú của nông phẩm lúa gạo và thủy sản trong sông nước vịnh biển của miền Tây Nam Phần ... đủ sức nuôi quân dân VNCH và có thể hoán đổi với các nước khác cần thiết,thành vũ khí chiến đấu lâu dài để chờ cơ hội tái chiếm miền Đông Nam Phần .
CSHCM có 2 lần phải dồn lực lượng lao vô cuộc chiến tranh khác như cuộc chiến tranh với Campuchia Khmer Đỏ Polpot-Ieng Xery từ năm 1976 tới 1978 .
Tiếp theo là cuộc chiến tranh biên giới phia bắc với Trung cộng-Đặng Tiểu Bình từ năm 1979 tới năm 1990 và 1 cuộc rung rinh khi sụp đổ toàn bộ khối Đông Âu CS (1989) và Liên bang Xô Viết Nga 1992 (Liên Sô).
Đây là những cơ hội lớn mà có thể sử dụng hiệu quả tranh thắng như trong giai đoạn Gia Long Phục Quốc (mặc dù Nam hậu duệ VNCH này chỉ một lòng Tôn Kính Đức Hoàng Đế Quang Trung-Nguyễn Huệ) : Nếu như TT Thiệu là một Tổng Thống Ukraina Volodymyr Zelensky của Việt Nam Cộng Hòa giữ lấy Đất nước và Đồng bào để sống còn , không bỏ xứ ra đi lưu vong ngày 25-4-1975 .
Và một chữ Nếu cuối cùng :
4- Nếu bà mẹ của Marx (Các Mác) bị thai ngoài tử cung hay hư thai trong khi mang bầu Karl Marx (Các Mác) và Vladimir Lenin (Lê nin) là một đứa nhỏ bị chứng liệt não (Down's syndrome) ngay từ khi sinh ra . Thì Mao trạch Đông và Hồ chí Minh trở thành các ông quan lại cho triều đình phong kiến vua chúa .
Lúc này nhân loại không bị tiêm nhiễm bởi học thuyết Cộng sản Marxist vô thần , hoang tưởng , tàn bạo vô đạo đức và có một cơ may cho chính thể Quốc Gia Việt Nam+Việt Nam Cộng Hòa tồn tại vững vàng trong tự tình Dân tộc Việt Nam !
Gửi ý kiến của bạn