CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUÂN SỬ - QUÂN LỰC VNCH : MẶT TRẬN CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN - QUÂN ĐOÀN II VNCH - PHÒNG TUYẾN KHÁNH DƯƠNG M'DRAK QUỐC LỘ 21 - LỮ ĐOÀN 3 NHẢY DÙ ,TRUNG ĐOÀN 40 / SƯ ĐOÀN 22 BB , 2 TIỂU ĐOÀN / LIÊN ĐOÀN 922 ĐỊA PHƯƠNG QUÂN TK KHÁNH HÒA - QLVNCH GIAO CHIẾN QUYẾT LIỆT.

12 Tháng Ba 20258:18 CH(Xem: 57)
(4689)+(3686)+(1291)+(1187)
Quân Lực VNCH bắt đầu rút lui về phía đông 48 Km và tập trung tại phòng tuyến Khánh Dương - đèo Phượng Hoàng M'Drak trên độ cao 1000M cách duyên hải khoảng 60 Km phía đông .
Ở rìa phía đông của cao nguyên DakLak có một khối núi đá hoa cương cao ngất , bắt đầu từ phía bắc của cao nguyên Lâm Viên - Langbian- Đà Lạt và chạy đâm ra sát biển theo hướng đông bắc và tạo ra những đỉnh nhọn có các khối đá sừng sững , kéo dài ra đến đèo Cả ranh giới tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa dọc Quốc Lộ 1 .
Và tạo ra một loạt bán đảo và vịnh đẹp ven biển : vũng Rô , Đại Lãnh , vịnh Vân Phong , vịnh Hòn Khói và vịnh Cam Ranh . Khối núi đá hoa cương đồ sộ này , đã làm đổi hướng dòng chảy sông Ba bắt nguồn từ rìa phía đông của cao nguyên Kon Tum - Gia Lai ,đang theo hướng bắc-nam phải đổi dòng sang hướng tây-đông đổ ra biển tại thị xã Tuy Hòa -Phú Yên với tên gọi khác sông Đà Rằng.
Liên Tỉnh Lộ 7 con đường máu và nước mắt dân Việt , chạy dọc theo sông Ba nối liền Bắc Tây Nguyên - PleiKu về đồng bằng duyên hải miền Trung biển xanh ,cát trắng ...
Từ Ban Mê Thuột theo QL 21 chạy xuống duyên hải phải qua một vùng bồn địa thấp thoai thoải , với nhiều cỏ tranh um tùm và cây dại bao phủ các ngọn đồi .Khoảng chừng 78 Km về phía đông là Khánh Dương thuộc phía tây tỉnh Khánh Hòa - Dục Mỹ là nơi có các quân trường của Quân Lực VNCH .
Tại đây ,dựa vào địa hình núi cao 1000M và vực sâu với đèo Phượng Hoàng quanh co, hiểm trở . Một chiến tuyến của Quân Lực VNCH đã được thiết lập với nỗ lực đánh bại quân đội CS tiến về chiếm đóng miền duyên hải Nha Trang - Cam Ranh - Khánh Hòa .
Bộ Chỉ Huy 5 Tiếp Vận VNCH-Quân Đoàn 2 : khu vực trách nhiệm tiếp vận từ phía nam đèo Cả trở vô đến giáp tuyến với Quân Đoàn 3 phía nam . Bản doanh tại căn cứ bán đảo Cam Ranh đã tăng cường thiết lập hệ thống tiếp liệu xăng dầu tiền phương tại Dục Mỹ , đến đèo bốn khúc trước khi lên đèo Phượng Hoàng-M'Drak . Trang bị một số lượng hỏa tiễn chống chiến xa TOW ,từ kho đạn Đồng Bà Thìn - Cam Ranh , được vận chuyển tới tay Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù , đang bắt đầu hành quân đường bộ từ cảng Cầu Đá - Nha Trang lên phòng tuyến Khánh Dương .
Diễn tiến chiến sự Mặt trận phía đông DakLak .
Ngày 15/3/1975, TĐ5ND đang trấn đóng tại Đại Lộc Quảng Nam sau chiến trận Thượng Đức được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm cho Lữ Đoàn 369 TQLC và cùng toàn thể LĐ3ND xuống 2 tàu Dương Vận Hạm HQ504 và HQ404 của Hải Quân tại cảng Đà-Nẵng để xuôi Nam về phòng thủ Sài Gòn theo lệnh triệt thoái của bộ TTM.
Trong lúc đó,Thiếu Tướng Phú xin bộ Tổng Tham Mưu cho LĐ3ND tăng viện để lập phòng tuyến mới tại Khánh Dương. Cùng một lúc LĐ2ND được lệnh bàn giao khu vực trách nhiệm phiá Bắc đèo Hải Vân cho TQLC và được không vận thẳng về Sài Gòn.
Trong ngày này, đang trên đường xuôi Nam sau 2 ngày và 3 đêm hải hành, LĐ3ND được lệnh đổ quân xuống Cầu Đá Nha Trang để tăng viện cho mặt trận Quân Khu 2.
Sau khi cập Bến Nha Trang, Trung Tá Lê Văn Phát LĐT/LĐ3ND nhận lịnh từ Thiếu Tướng Phú:
Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù điều động 3 Tiểu Đoàn cơ hữu 2, 5 và 6 Nhảy Dù cùng một Tiểu Đoàn Pháo Binh 105 ly và Đại Đội 3 Trinh Sát Nhảy Dù đến lập tuyến phòng thủ dọc theo QL21 trên đèo M’Drak khởi đầu từ chân đèo Phượng Hoàng đến Khánh Dương.
Cộng quân áp lực Khánh Dương cùng lúc tấn công vào Quảng Đức, trong ngày 20/3/1975, Cộng quân đã áp lực nặng ở Bắc Khánh Dương, tỉnh Khánh Hòa.
Tin tức tình báo ghi nhận sư đoàn 968 CS và hai trung đoàn của sư đoàn 320 CS đã từ Ban Mê Thuột di chuyển xuống Khánh Dương, cách địa điểm này 8 Km về hướng Tây bắc.
Ngày 20/3/1975 Trung Tá Lê Văn Phát ra lệnh cho BCH/LĐ3ND,TĐ2ND,TĐ3PBND, ĐĐ3TSND theo đường bộ kéo lên Dục-Mỹ, Ninh Hoà. TĐ5ND và TĐ6ND rải quân bố trí từ núi Chu Kroa (3100m) dọc theo QL21 dài khoảng 30 cây số về Khánh Dương.
Phiá Nam cuả LĐ3ND có một TĐ Điạ Phương Quân trấn thủ .
Tại đèo Cả trên QL1 có TĐ34BĐQ trách nhiệm trấn giữ.
Sáng ngày 21/3 tất cả đơn vị thuộc LĐ3ND đều sẳn sàng tại vị trí chiến đấu của mình.
Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù do Trung Tá Bùi Quyền làm TĐT trấn ngự tại phía Nam Thị trấn Khánh Dương cạnh QL21; Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù do Trung Tá Nguyễn Văn Thành làm TĐT trấn ngự tại cao điểm 957M Buôn Ea Thi. Và Tiểu Đoàn 2 Nhảy Dù trấn ngự ngay tại chân đèo Phượng Hoàng. BCH Lữ Đoàn , TĐ3 Pháo Binh và Đại Đội 3 Trinh Sát đóng tại Dục Mỹ.Vào lúc 12 giờ 15 ngày 21/3/1975, phi trường Khánh Dương bị pháo kích.
Một đơn vị CS di chuyển về vị trí cách phi trường Khánh Dương khoảng 1 km về hướng Nam.
Tin tức tình báo cho biết 2 Sư Đoàn Cộng sản F10 và 320 từ Ban Mê Thuột sẽ tiến đánh Khánh Dương bứng nút chặn LĐ3ND để dọn đường tiến thẳng về Sài Gòn. Sau khi quan sát trận địa, Trung Tá LĐT yêu cầu Quân Đoàn tăng viện ít nhất một Sư Đoàn Bộ Binh hậu thuẩn để cho Lữ-Đoàn 3 Nhảy Dù có thể xung kích ngăn chận đà tiến quân của địch quân. Quân đoàn đã trả lời không còn quân để tăng viện.
17 giờ 45, Một Trung Đoàn của SĐF10 CS tấn công vào TĐ2/40/22BB tại 10km phía Tây Khánh Dương (cây số 62).Gần 100 quân CS bỏ xác tại trận và 2 tù binh. Đây chỉ là trận đánh dò dẫm của Cộng quân.
Sáng ngày 22/3/1975, mặt trận Khánh Dương bị áp lực nặng. Lực lượng CS đã dốc toàn lực mở cuộc tấn công phòng tuyến Khánh Dương.
7.30 giờ quân CS mở trận địa pháo kinh hồn vào các đơn vị phòng thủ phía Tây Khánh Dương. Hàng ngàn quả đạn pháo đủ loại tới tấp rơi vào các căn cứ phòng thủ của Trung Đoàn 40BB và hai TĐ/ĐPQ thuộc Liên đoàn 922 Địa Phương Quân thuộc Tiểu Khu Khánh Hòa trấn giữ.
Sau đó SĐF10 CS dốc toàn lực biển người với xe tăng yểm trợ tấn công vào các đơn vị này.
Sau một giờ giao tranh các đơn vị phòng thủ bị tràn ngập và cắt ra từng mãnh nhỏ, trên phân nửa quân số bị thương vong, một số tàn quân của các đơn vị nầy rút về phía Nam cuả phòng tuyến Nhảy Dù rồi tiếp tục rút về Diên Khánh.
9 giờ 00 sáng Cộng quân tiến về Chi khu Khánh Dương với 12 chiếc xe tăng hổ trợ không cần ngụy trang. Sau đó CS pháo đại bác122 ly vào quận Khánh Dương,
đến 9.30 giờ thì chi khu Khánh Dương mất liên lạc.
Đến 10 giờ, Quận trưởng Khánh Dương báo cáo phải di tản chiến thuật vì Cộng quân tràn ngập.
Ngày 23/3/1975 Tại mặt trận Khánh Dương , Cộng quân đã gia tăng áp lực tại tuyến phòng ngự của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù.
Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND yêu cầu phi pháo oanh kích đoàn chiến xa CS khoảng 20 chiếc trên đường kéo lên đèo M’Drak và xin tăng cường lực lượng Thiết Kỵ cũng như trang bị hỏa tiển TOW chống chiến xa.
16 giờ 30, nhiều chiến xa của Cộng quân xuất hiện ở vị trí cách trung tâm quận lỵ Khánh Dương 2 km về phía Tây Bắc.
Ở phía Đông Nam Khánh Dương, phi cơ quan sát của Không quân VNCH ghi nhận có 2 chiến xa T-54.
Ở phiá Bắc có nhiều xe kéo đại pháo cách quận lỵ khoảng 3 km.
Không quân đã thực hiện nhiều phi xuất oanh tạc chính xác ngăn chận mức độ tiến quân của Cộng quân.
Sau đó các đơn vị tiền sát cuả LĐ3ND bắt đầu chạm địch, với thế tấn công ào ạt cuả CS trên QL21,
nhưng gặp sức kháng cự dũng mãnh cuả các chiến sĩ Nhảy Dù với những trận cận chiến ngoạn mục ,
địch quân CS đã bị tổn thất nặng ngay trận đầu với 5 chiến xa T54 bị hạ tại trận và hằng trăm xác bộ đội CS bỏ lại chiến điạ.
Với kinh nghiệm già dặn chiến trường đoán chắc cộng quân sẽ tập kích sau đó,
LĐT/LĐ3ND cho ĐĐ3TSND của Đ/U Nguyễn Viết Hoạch bung rộng ra dọc hai bên sườn quốc lộ 21 sẳn sàng nghinh chiến.
Vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/3/1975, đúng như dự đoán của Lữ Đoàn Trưởng LĐ3ND, trong ngày này, Sư đoàn F-10 CS mở cuộc tấn công toàn diện vào phòng tuyến của Lữ đoàn 3 Nhảy Dù với quân số gấp 6 lần.
Các chiến sĩ Nhảy Dù không hề nao núng chống trả mảnh liệt đôi khi phải dùng thế cận chiến để đối đầu với cộng quân tại Khánh Dương, sau cùng lực lượng Nhảy Dù đã đánh bật cộng quân ra khỏi phòng tuyến sau những trận kịch chiến.
Ngày 28/3/1975 một đoàn xe tiếp tế thực phẩm và đạn dược cho LĐ3ND đã bị cộng quân phục kích đánh tan trên Quốc lộ 21 dưới chân đèo Phượng Hoàng.
TĐ5ND được lịnh lui quân về vị trí TĐ6ND và TĐ2ND trở thành đơn vị cơ động ứng chiến và được lịnh giải tỏa QL21 từ đèo Phượng Hoàng đến Dục Mỹ để an ninh lộ trình tiếp tế.
Ngày 29/3/1975 vào lúc 3.00 giờ sáng, Pháo binh cộng sản đủ loại dập lên tuyến phòng thủ của Tiểu Đoàn 5 và 6 Nhảy Dù sau đó cộng quân tập trung toàn lực lượng biển người với các Sư Đoàn 316, 320 và F10 quyết dứt điểm LĐ3ND từ 3 phía.
LĐT/LĐ3ND ra lệnh cho các đơn vị trực thuộc lập “phòng tuyến thép” không lui.
Cho đến 21.00 giờ đêm 4 chiếc Thiết Vận Xa M113 tự ý rời khỏi vị trí được chỉ định liền bị bắn cháy ngay tức khắc.
Đó là kỷ luật thép của “Đoàn Quân Mũ Đỏ” khi lâm chiến.
LĐ3ND sau những thiệt hại tại Thường Đức Quân Khu 1 và hơn một tuần lễ đương đầu với ba Sư Đoàn CS đông gấp 10 lần, không đươc bổ sung, không được tiếp tế, không chiến xa, không pháo binh hạng năng hổ trợ, chỉ còn lại khoảng hơn 1000 chiến binh.
Tuyến đầu tiên là TĐ5ND và TĐ6ND bị địch bao vây tứ bề. Địch quân đông như kiến cùng quân phòng thủ đánh cận chiến “xáp lá cà” suốt đêm đến 7.00 giờ sáng mà tuyến phòng thủ vẫn còn giữ vững.
Sáng ngày hôm sau 30/3/1975, trên 20 phi tuần A37 bay lên yểm trợ làm giảm bớt áp lực của địch quân.
Quân Dù gấp rút tổ chức lại hệ thống phòng thủ.
2 giờ 15 chiều ngày 30/3/1975, Cộng quân lại mở cuộc tấn công cường tập mới vào phòng tuyến của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù tại Khánh Dương.
Lữ Đoàn Trưởng báo cáo khẩn về tình hình cho Thiếu tướng Phú. Vị Tư lệnh Quân Đoàn 2 ra lịnh “Lữ đoàn Dù cố gắng giữ phòng tuyến”, và hứa sẽ có lực lượng tăng viện.
Một cây cầu trên QL21 đến Khánh Dương bị Không Quân VNCH phá sập...
Ngày 31/3/1975 Sáng sớm tình hình tại Khánh Dương vô cùng nguy ngập,LĐT/LĐ3ND báo cáo cho Tướng Phú : tuyến phòng thủ TĐ5ND bị cộng quân cắt đứt thành nhiều mảnh, nếu không có quân tăng viện LĐ3ND sẽ bị địch quân tràn ngập.
Tướng Phú gọi về Bộ Tổng Tham Mưu khẩn cầu gởi quân tăng viện gấp cho Khánh Dương xin tăng cường 2 TĐ/BĐQ trấn đóng tại đèo Cả và cho LĐ3TQLC vào vùng trách nhiệm tại Khánh Dương ngay ngày hôm nay.
Sáng ngày 1/4/1975, nhiều vị trí phòng thủ của các đơn vị Quân Lực VNCH tại Khánh Hòa bị tấn công.
Tại Khánh Dương, Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù do Trung Tá Lê Văn Phát chỉ huy đã kịch chiến với 4 trung đoàn CS (thuộc hai sư đoàn khác nhau).
Lực lượng của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù gồm có một tiểu đoàn Pháo Binh và 3 Tiểu Đoàn bộ-chiến Dù đã giao tranh quyết liệt với các đơn vị thuộc Sư Đoàn F-10 và SĐ 320 CS.
Các Tiểu Đoàn Nhảy Dù đã chống trả dữ dội bất chấp đạn pháo binh của Cộng quân bắn khá chính xác.
Nhiều vị trí mất rồi được chiếm lại, rồi lại bị mất, nhiều lần như vậy nhưng các Tiểu Đoàn thuộc Lữ Đoàn 3 Dù vẫn cố giữ vững vị trí chiến đấu.
Trung Đoàn 25/SĐ10 CS đồng loạt tấn công vào vị trí cuả TĐ6ND do Trung Tá Nguyễn Hữu Thành làm TĐT, Thiếu Tá Trần Tấn Hoà làm TĐP.
Tuyến phòng thủ cuả TĐ6ND bị tràn ngập sau đó. Trung Tá Thành, Đ/Úy Triết,cùng một số quân nhân ND bị bắt tại trận.
TĐ5ND do Trung Tá Bùi Quyền TĐT và Thiếu Tá Võ Trọng Em làm TĐP bị Trung Đoàn 28 CS vây hãm và tràn ngập.
Thiếu Tá Võ Trọng Em đã hướng dẩn được khoảng 200 chiến sĩ lui vào rừng, vượt núi xuyên rừng về Nam, 5 ngày sau toán quân này mới được trực thăng giải cứu bốc về Phan Rang.
. Một số quân Nhảy Dù khác tháp tùng Thiết Đoàn M113 về được Dục Mỹ.
Trong tình hình sôi động và trước áp lực nặng của Cộng quân, vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 1 tháng 4/1975, Trung Tá Phát trình với Thiếu Tướng Phú là nếu không có tăng viện, không được cấp phát thêm đạn dược và hỏa tiễn TOW chống chiến xa thì tuyến Khánh Dương sẽ bị Cộng quân tràn ngập.
Tướng Phú yêu cầu Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù cố gắng để chờ quân của Sư Đoàn 22 Bộ Binh từ Qui Nhơn rút vào cùng với một Trung Đoàn của Sư Đoàn 23 Bộ Binh được tái chỉnh trang.
.Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đã bị địch quân bao vây rất ngặt, đã hạ được 4 chiến xa địch nhưng phòng tuyến đã bị lùi xa lại phía sau.
Tướng Lê Quang Lưỡng gọi Tướng Phú yêu cầu gởi quân tăng viện cho LĐ3ND. Ông cũng cố gắng liên lạc với các nơi khác tìm cách trợ giúp thêm quân cho LĐ3ND.
Trong ngày này Trung Tá Phát gọi xin thêm viện quân khẩn cấp lần thứ năm và được Thiếu Tướng Phú trả lời không còn quân để tăng viện và ra lịnh cho LĐ3ND di chuyển về phía Nam.
Lúc 15.30 giờ, Tướng Phú ra lệnh cho 2 phi tuần khu trục đến yểm trợ mặt trận Khánh Dương để giải tỏa bớt áp lực của địch lên cánh quân Nhảy Dù.
. Đây là những trái bom cuối cùng được sử dụng trên chiến trường Quân Khu 2.
Đến 4 giờ 10 chiều ngày 1 tháng 4/1975, khi đang bay trên không phận Khánh Dương thì Tướng Phú chỉ liên lạc được với một sĩ quan của Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù.
Tướng Phú được báo vắn tắt là Cộng quân đã tràn ngập nhiều vị trí của các đơn vị Nhảy Dù, tuyến phòng thủ đã bị cắt nhỏ.
Sau đó cuộc điện đàm đã bị gián đoạn..
Trong khi đó Trung Đoàn 66 CS quyết tâm diệt gọn TĐ2ND do Thiếu Tá Trần Công Hạnh làm TĐT và Thiếu Tá Nguyển Văn Phương làm TĐP. TĐ3 Pháo Binh ND do Thiếu Tá Nguyễn Văn Triệu làm TĐT và ĐĐ3TS do Đại Úy Nguyễn Viết Hoạch làm ĐĐT.
Các đơn vị nầy đang trấn giữ dọc theo chân đèo Phượng Hoàng thì bị địch quân tấn công tràn ngập. TĐ3PBND được lịnh phá huỷ một số đại bác 105 ly cơ hữu.
Sau những đợt tấn công biển người liên tục và ác liệt cuả địch, tuyến phòng thủ bị chia cắt ra thành nhiều mảnh nhỏ, lại không được tiếp tế lương thực và đạn dược.
LĐT/LĐ3ND phải triệt thoái đơn vị về bãi biển dưới chân hòn Son... đèo Rù Rì phía bắc Nha Trang và men theo đường bộ về Phan Rang lập phòng tuyến mới.
Tính đến sáng ngày 1 tháng 4/1975, khu vực trách nhiệm của Quân Khu 2 chỉ còn lại một phần tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, (Quân Khu II có 12 tỉnh).
Về quân số, ngoài Lữ Đoàn 3 Nhảy Dù đang bảo vệ phòng tuyến Khánh Dương, chỉ còn một trung đoàn Bộ Binh và 2 tiểu đoàn Biệt Động Quân.
Tuy nhiên, 2 liên đoàn Địa Phương Quân của hai tiểu khu Ninh Thuận và Bình Thuận cùng một số đại đội biệt lập vẫn còn khả năng tham chiến.
Buổi tối cùng ngày, Trung tá Lê Văn Phát, Lữ Đoàn Trưởng- Lữ Đoàn 3 Dù cùng Bộ chỉ huy Lữ đoàn và một phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, trên đường rút từ Khánh Dương ra QL1 không còn liên lạc được với BTL QĐ2 nên liên lạc thẳng về Sài Gòn bằng hệ thống GRC106 và được lịnh liên lạc với Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang để vào phòng thủ Phi Trường Phan Rang.
Đến ngày 4/4/1975 LĐ2ND được không vận từ Sài Gòn đến Phan Rang thay thế LĐ3ND và ngày hôm sau LĐ3ND được phi cơ bốc về Sài Gòn bổ sung quân số và sẳn sàng ứng chiến cho Biệt Khu Thủ Đô...
Chiều ngày 1-4-1975 Tướng Phạm Văn Phú đã chỉ thị cho Đại Tá Lê Hữu Đức: Quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 23 Bộ Binh VNCH .
Với tất cả cố gắng tập trung các đơn vị còn sót lại của Sư Đoàn 23BB tại khu vực kho đạn Đồng Bà Thìn nằm dọc QL1 về phía tây bắc căn cứ bán đảo Cam Ranh - cách cổng Mỹ Ca và cầu Long Hồ lối vào căn cứ quân sự 2 Km và công binh VNCH sẽ giật sập cây cầu lớn trên QL1 phía bắc trên sông Cái-Thành -Diên Khánh , nhằm cố gắng lập nên tuyến phòng thủ tại Đồng Bà Thìn- Cam Ranh , dựa vào địa hình núi 728 M ( 2388Ft ) nằm dọc biển án ngữ giao điểm QL1 và tuyến đường sắt xuyên Việt .
Nhưng không thành , vì tình hình bên trong căn cứ không quân và quân cảng Cam Ranh đã có tình trạng rối loạn của binh sĩ thất lạc đơn vị từ các vùng mặt trận rút lui ,sự bất tuân quân lịnh của một số sĩ quan và tự động di tản...
Do đó tuyến phòng thủ tiền phương Quân Đoàn 3 VNCH , đã được thiết lập lùi dần về phía nam Cam Ranh hơn 30 Km , tại phía bắc Thị xã Phan Rang - Ninh Thuận , với căn cứ của Sư Đoàn 6 Không Quân VNCH trấn thủ sân bay Phan Rang ./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn