(761)
NHẬT ĐẢO CHÁNH PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG (9-3-1945).
Về vấn đề Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương năm 1945, có một câu hỏi khá quan trọng cần đặt ra trước hết là tại sao quân đội Nhật có mặt tại Đông Dương từ năm 1940, nhưng mãi đến năm 1945, Nhật mới tổ chức đảo chánh nắm chánh quyền"
Nguyên ngày 14-6-1940, quân đội Đức chiếm đóng Paris, Pháp đầu hàng Đức. Năm ngày sau, bộ Ngoại giao Nhật gởi cho đại sứ Pháp tại Nhật một tối hậu thư ngày 19-6-1940 buộc nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương phải chấp nhận trong vòng 24 giờ: đóng cửa biên giới Hoa Việt, đình chỉ sự chuyên chở quân nhu bằng đường hỏa xa qua Trung Hoa, để cho Nhật kiểm soát việc đóng cửa biên giới và chuyên chở. Ngày 1-8-1940, chính phủ Nhật tuyên bố thiết lập Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á, theo đó các nước Đông Dương và Indonesia được coi là các quốc gia thân hữu. Lúc đó các nước Đông Dương trên danh nghĩa vẫn còn lệ thuộc Pháp, nên chưa gia nhập vào Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á.
Nhật tràn quân qua kiểm soát hoàn toàn Đông Dương từ năm 1940, nhưng Nhật vẫn để chính quyền Pháp tồn tại ở đây, vì lúc đó, chính quyền Pháp ở Đông Dương trực thuộc chính quyền Pétain đóng ở Vichy, miền nam nước Pháp. Chính phủ Pétain đã đầu hàng Đức và bị Đức chi phối. Đức là đồng minh của Nhật, nên Nhật không sợ chính quyền Pháp ở Đông Dương lật lọng. Nhật Bản khỏi phải lo việc cai trị mà cứ để cho Pháp cầm quyền dưới ảnh hưởng của Nhật Bản.
Vào năm 1944, tình hình thay đổi. Ngày 23-8-1944, quân đội Đồng minh tiến vào Paris. Tướng Charles de Gaulle (1890-1970) lập chính phủ lâm thời. Về hành chánh, chính quyền Pháp tại Đông Dương trực thuộc chính phủ Paris. Chính phủ Paris lúc nầy lại chống Đức, nên Nhật lo ngại chính quyền Pháp tại Đông Dương vâng lịnh Paris mở cửa cho quân đội Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh tập hậu quân đội Nhật. Lúc nầy, Nhật thất bại và đang kiếm cách rút quân về Nhật. Do đó, Nhật quyết định tổ chức cuộc hành quân Meigo, đảo chánh lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương ngày 9-3-1945, để nắm vững tình hình Đông Dương.
VUA BẢO ĐẠI CÔNG BỐ BẢN TUYÊN CÁO VIỆT NAM ĐỘC LẬP (11-3-1945).
Sau khi đảo chánh xong, đại sứ Nhật là Yokoyama đến yết kiến vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) tại điện Thái Hòa (trong hoàng thành Huế) sáng ngày 11-3, giải thích những hành động mới nhất của Nhật tại Việt Nam, tuyên bố muốn đem "châu Á trả về cho người châu Á ". Ông ta còn nói rằng ông ta có "nhiệm vụ dâng nền độc lập" lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật đứng đầu. (Khối nầy đã được chính phủ Nhật công bố thành lập ngày 1-8-1940.)
Ngay chiều hôm đó, vua Bảo Đại triệu tập Cơ mật viện, các thượng thư và các hoàng thân để thảo luận tình hình mới. Cuộc họp đưa đến kết quả là nhà vua cùng các thượng thư Phạm Quỳnh (bộ Lại), Hồ Đắc Khải (bộ Hộ), Ưng Uỷ hay Hy (bộ Lễ), Bùi Bằng Đoàn (bộ Hình), Trần Thanh Đạt (bộ Học), và Trương Như Định (bộ Kinh tế) cùng ký bản Tuyên ngôn độc lập do Phạm Quỳnh soạn, hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng Pháp Việt, chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam. Nguyên văn bản Tuyên ngôn độc lập như sau:
"Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp [năm 1884] được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.
Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung.
Vì vậy, chính phủ nước Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác với nước nầy, hầu đạt mục đích nói trên.
Khâm thử
Huế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại."
CHÍNH PHỦ DÂN SỰ ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN - NỘI CÁC THỦ TƯỚNG TRẦN TRỌNG KIM (17-4-1945).
Ngày 19-3-1945, vua Bảo Đại báo cho thượng thư Phạm Quỳnh biết là từ nay, nhà vua tự tay đảm trách quyền lãnh đạo quốc gia. Phạm Quỳnh ý thức được tình thế mới, đã cùng toàn thể thượng thư lục bộ xin từ chức.
Theo hồi ký của cựu hoàng Bảo Đại, ông nghĩ rằng sau cuộc đảo chánh của Nhật, người có thể đáp ứng được tình thế mới là cựu thượng thư Ngô Đình Diệm. Nhà vua liền nhờ người Nhật tìm kiếm ông Diệm để mời ông ta ra chấp chánh. Người Nhật lơ là và trả lời không kiếm được Ngô Đình Diệm, mặc dầu ông ta đang ngụ tại Sài Gòn. Vua Bảo Đại đợi ba tuần lễ mà vẫn không gặp được ông Ngô Đình Diệm. Trong khi người Nhật đưa ông Trần Trọng Kim từ Singapore về nước thì trong triều đình có ý kiến đề nghị vua Bảo Đại mời Trần Trọng Kim lập chính phủ. Vừa đến Huế, Trần Trọng Kim vào yết kiến vua Bảo Đại ngày 7-4, liền được nhà vua giao trọng trách lập nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Sự việc nầy rõ ràng là do sự sắp đặt và yểm trợ từ phía người Nhật Bản.
Ngày 17-4-1945, tại điện Thái Hòa, Trần Trọng Kim trình danh sách chính phủ lên vua Bảo Đại và được chuẩn y. Sau đây là thành phần chính phủ Trần Trọng Kim:
- Thủ tướng: Trần Trọng Kim (Giáo sư)
- Bộ trưởng Ngoại giao : Trần Văn Chương (Luật sư)
- Bộ trưởng Nội vụ : Trần Đình Nam (Bác sĩ)
- Bộ trưởng Kinh tế : Hồ Tá Khanh (Bác sĩ)
- Bộ trưởng Tài chánh : Vũ Văn Hiền (Luật sư)
- Bộ trưởng Tiếp tế : Nguyễn Hữu Thí (Bác sĩ)
- Bổtrưởng G. dục và Mỹ thuât: Hoàng Xuân Hãn (Kỹ sư)
- Bộ trưởng Tư pháp : Trịnh Đình Thảo (Luật sư)
- Bộ trưởng Thanh niên : Phan Anh (Luật sư)
- Bộ trưởng G. thông C. chánh : Lưu Văn Lang (Kỹ sư)
- Bộ trưởng Y tế và Cứu tế : Vũ Ngọc Anh (Bác sĩ)
Đây là chính phủ đầu tiên của Việt Nam được tổ chức theo cơ cấu Tây phương, gồm nhiều bộ. Đặc biệt chính phủ nầy không có bộ Quốc phòng, hay bộ An ninh. Chắc chắn đây là ý đồ của Nhật muốn nắm toàn bộ vấn đề quốc phòng và an ninh mà không giao phó cho chính phủ Trần Trọng Kim, đồng thời buộc chính phủ nầy lệ thuộc vào chính sách quân sự chung của Nhật tại Đông Nam Á. Điều nầy sẽ rất tai hại về sau, khi Nhật đầu hàng, thì chính phủ Trần Trọng Kim không có lực lượng quân sự để bảo vệ an ninh lãnh thổ, tạo điều kiện cho Mặt trận Việt Minh lộng hành.
Bắt tay vào làm việc, trước hết vào ngày 4-5-1945, chính phủ quyết định quốc hiệu mới là Việt Nam chứ không dùng An Nam, Đại Nam hay Đại Việt. Bắc Kỳ được đổi thành Bắc Bộ (được Nhật trao lại cho Việt Nam ngay khi chính phủ thành hình), Trung Kỳ thành Trung Bộ và Nam Kỳ thành Nam Bộ, dầu lúc đó Nam Bộ chưa chính thức được sát nhập vào trung ương. Kinh đô Huế được đổi thành Thuận Hóa. Ngày 2-6-1945, chính phủ chọn quốc kỳ Việt Nam nền vàng, ba sọc đỏ theo hình quẻ ly. Quốc ca là bài Đăng đàn cung.../.
NHẬT ĐẢO CHÁNH PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG (9-3-1945).
Về vấn đề Nhật đảo chánh Pháp tại Đông Dương năm 1945, có một câu hỏi khá quan trọng cần đặt ra trước hết là tại sao quân đội Nhật có mặt tại Đông Dương từ năm 1940, nhưng mãi đến năm 1945, Nhật mới tổ chức đảo chánh nắm chánh quyền"
Nguyên ngày 14-6-1940, quân đội Đức chiếm đóng Paris, Pháp đầu hàng Đức. Năm ngày sau, bộ Ngoại giao Nhật gởi cho đại sứ Pháp tại Nhật một tối hậu thư ngày 19-6-1940 buộc nhà cầm quyền Pháp tại Đông Dương phải chấp nhận trong vòng 24 giờ: đóng cửa biên giới Hoa Việt, đình chỉ sự chuyên chở quân nhu bằng đường hỏa xa qua Trung Hoa, để cho Nhật kiểm soát việc đóng cửa biên giới và chuyên chở. Ngày 1-8-1940, chính phủ Nhật tuyên bố thiết lập Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á, theo đó các nước Đông Dương và Indonesia được coi là các quốc gia thân hữu. Lúc đó các nước Đông Dương trên danh nghĩa vẫn còn lệ thuộc Pháp, nên chưa gia nhập vào Khối Thịnh Vượng Chung Đại Đông Á.
Nhật tràn quân qua kiểm soát hoàn toàn Đông Dương từ năm 1940, nhưng Nhật vẫn để chính quyền Pháp tồn tại ở đây, vì lúc đó, chính quyền Pháp ở Đông Dương trực thuộc chính quyền Pétain đóng ở Vichy, miền nam nước Pháp. Chính phủ Pétain đã đầu hàng Đức và bị Đức chi phối. Đức là đồng minh của Nhật, nên Nhật không sợ chính quyền Pháp ở Đông Dương lật lọng. Nhật Bản khỏi phải lo việc cai trị mà cứ để cho Pháp cầm quyền dưới ảnh hưởng của Nhật Bản.
Vào năm 1944, tình hình thay đổi. Ngày 23-8-1944, quân đội Đồng minh tiến vào Paris. Tướng Charles de Gaulle (1890-1970) lập chính phủ lâm thời. Về hành chánh, chính quyền Pháp tại Đông Dương trực thuộc chính phủ Paris. Chính phủ Paris lúc nầy lại chống Đức, nên Nhật lo ngại chính quyền Pháp tại Đông Dương vâng lịnh Paris mở cửa cho quân đội Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương đánh tập hậu quân đội Nhật. Lúc nầy, Nhật thất bại và đang kiếm cách rút quân về Nhật. Do đó, Nhật quyết định tổ chức cuộc hành quân Meigo, đảo chánh lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương ngày 9-3-1945, để nắm vững tình hình Đông Dương.
VUA BẢO ĐẠI CÔNG BỐ BẢN TUYÊN CÁO VIỆT NAM ĐỘC LẬP (11-3-1945).
Sau khi đảo chánh xong, đại sứ Nhật là Yokoyama đến yết kiến vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) tại điện Thái Hòa (trong hoàng thành Huế) sáng ngày 11-3, giải thích những hành động mới nhất của Nhật tại Việt Nam, tuyên bố muốn đem "châu Á trả về cho người châu Á ". Ông ta còn nói rằng ông ta có "nhiệm vụ dâng nền độc lập" lên vua Bảo Đại, đồng thời kêu gọi Việt Nam cùng các nước Đông Dương gia nhập khối Đại Đông Á do Nhật đứng đầu. (Khối nầy đã được chính phủ Nhật công bố thành lập ngày 1-8-1940.)
Ngay chiều hôm đó, vua Bảo Đại triệu tập Cơ mật viện, các thượng thư và các hoàng thân để thảo luận tình hình mới. Cuộc họp đưa đến kết quả là nhà vua cùng các thượng thư Phạm Quỳnh (bộ Lại), Hồ Đắc Khải (bộ Hộ), Ưng Uỷ hay Hy (bộ Lễ), Bùi Bằng Đoàn (bộ Hình), Trần Thanh Đạt (bộ Học), và Trương Như Định (bộ Kinh tế) cùng ký bản Tuyên ngôn độc lập do Phạm Quỳnh soạn, hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng Pháp Việt, chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam. Nguyên văn bản Tuyên ngôn độc lập như sau:
"Chiếu tình hình thế giới nói chung, và tình hình Á châu nói riêng, chính phủ Việt Nam long trọng công khai tuyên bố, kể từ ngày hôm nay, hiệp ước bảo hộ ký với nước Pháp [năm 1884] được bãi bỏ, và đất nước thu hồi chủ quyền độc lập quốc gia.
Nước Việt Nam cố gắng tự lực, tự cường, để xứng đáng là một quốc gia độc lập, và sẽ theo đường hướng của bản tuyên ngôn chung của khối Đại Đông Á, hầu giúp đỡ nhau tài nguyên cho nền thịnh vượng chung.
Vì vậy, chính phủ nước Việt Nam đã đặt tin tưởng vào sự thành tín của nước Nhật, và đã có quyết định cộng tác với nước nầy, hầu đạt mục đích nói trên.
Khâm thử
Huế, ngày 27 tháng giêng năm thứ 20 triều Bảo Đại."
CHÍNH PHỦ DÂN SỰ ĐỘC LẬP ĐẦU TIÊN - NỘI CÁC THỦ TƯỚNG TRẦN TRỌNG KIM (17-4-1945).
Ngày 19-3-1945, vua Bảo Đại báo cho thượng thư Phạm Quỳnh biết là từ nay, nhà vua tự tay đảm trách quyền lãnh đạo quốc gia. Phạm Quỳnh ý thức được tình thế mới, đã cùng toàn thể thượng thư lục bộ xin từ chức.
Theo hồi ký của cựu hoàng Bảo Đại, ông nghĩ rằng sau cuộc đảo chánh của Nhật, người có thể đáp ứng được tình thế mới là cựu thượng thư Ngô Đình Diệm. Nhà vua liền nhờ người Nhật tìm kiếm ông Diệm để mời ông ta ra chấp chánh. Người Nhật lơ là và trả lời không kiếm được Ngô Đình Diệm, mặc dầu ông ta đang ngụ tại Sài Gòn. Vua Bảo Đại đợi ba tuần lễ mà vẫn không gặp được ông Ngô Đình Diệm. Trong khi người Nhật đưa ông Trần Trọng Kim từ Singapore về nước thì trong triều đình có ý kiến đề nghị vua Bảo Đại mời Trần Trọng Kim lập chính phủ. Vừa đến Huế, Trần Trọng Kim vào yết kiến vua Bảo Đại ngày 7-4, liền được nhà vua giao trọng trách lập nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Sự việc nầy rõ ràng là do sự sắp đặt và yểm trợ từ phía người Nhật Bản.
Ngày 17-4-1945, tại điện Thái Hòa, Trần Trọng Kim trình danh sách chính phủ lên vua Bảo Đại và được chuẩn y. Sau đây là thành phần chính phủ Trần Trọng Kim:
- Thủ tướng: Trần Trọng Kim (Giáo sư)
- Bộ trưởng Ngoại giao : Trần Văn Chương (Luật sư)
- Bộ trưởng Nội vụ : Trần Đình Nam (Bác sĩ)
- Bộ trưởng Kinh tế : Hồ Tá Khanh (Bác sĩ)
- Bộ trưởng Tài chánh : Vũ Văn Hiền (Luật sư)
- Bộ trưởng Tiếp tế : Nguyễn Hữu Thí (Bác sĩ)
- Bổtrưởng G. dục và Mỹ thuât: Hoàng Xuân Hãn (Kỹ sư)
- Bộ trưởng Tư pháp : Trịnh Đình Thảo (Luật sư)
- Bộ trưởng Thanh niên : Phan Anh (Luật sư)
- Bộ trưởng G. thông C. chánh : Lưu Văn Lang (Kỹ sư)
- Bộ trưởng Y tế và Cứu tế : Vũ Ngọc Anh (Bác sĩ)
Đây là chính phủ đầu tiên của Việt Nam được tổ chức theo cơ cấu Tây phương, gồm nhiều bộ. Đặc biệt chính phủ nầy không có bộ Quốc phòng, hay bộ An ninh. Chắc chắn đây là ý đồ của Nhật muốn nắm toàn bộ vấn đề quốc phòng và an ninh mà không giao phó cho chính phủ Trần Trọng Kim, đồng thời buộc chính phủ nầy lệ thuộc vào chính sách quân sự chung của Nhật tại Đông Nam Á. Điều nầy sẽ rất tai hại về sau, khi Nhật đầu hàng, thì chính phủ Trần Trọng Kim không có lực lượng quân sự để bảo vệ an ninh lãnh thổ, tạo điều kiện cho Mặt trận Việt Minh lộng hành.
Bắt tay vào làm việc, trước hết vào ngày 4-5-1945, chính phủ quyết định quốc hiệu mới là Việt Nam chứ không dùng An Nam, Đại Nam hay Đại Việt. Bắc Kỳ được đổi thành Bắc Bộ (được Nhật trao lại cho Việt Nam ngay khi chính phủ thành hình), Trung Kỳ thành Trung Bộ và Nam Kỳ thành Nam Bộ, dầu lúc đó Nam Bộ chưa chính thức được sát nhập vào trung ương. Kinh đô Huế được đổi thành Thuận Hóa. Ngày 2-6-1945, chính phủ chọn quốc kỳ Việt Nam nền vàng, ba sọc đỏ theo hình quẻ ly. Quốc ca là bài Đăng đàn cung.../.
Gửi ý kiến của bạn