(4334)
2 cao nguyên đất đỏ bazan phía bắc gồm có cao nguyên Kon Tum nối tiếp khối núi của dãy Trường Sơn vươn ra phía đông , tạo nên khối núi cao sừng sững ở phía đông cao nguyên Kon Tum , trong đó có ngọn núi Ngọc Lĩnh 2598 M cao nhất khu vực cao nguyên Trung Phần. Cao nguyên Kon Tum cao trung bình khoảng chừng 400M .
Phía tây của cao nguyên Kon Tum là khu vực núi chập chùng chạy tới vùng tam biên Việt Nam - Lào - Cao Miên .
Đỉnh Charlie nằm phía tây bắc là nơi giao tranh đẫm máu ngăn cản CS vào năm 1972 . Phía tây của Charlie vài cây số là ngã tư Ben Hét chỉ cách Bờ Y là biên giới Lào và Cao Miên khoảng 5Km . Từ Ben Hét theo Quốc Lộ 14 có thể đi tới Daksu và đi ra hướng đông bắc tới vùng núi Thường Đức- 50 Km tây Đà Nẵng .
Phòng tuyến DakTo - Tân Cảnh nằm phía đông cứ điểm Charlie , là căn cứ hỏa lực chủ chốt của vùng Bắc Tây Nguyên . Đây là bãi chiến trường đẫm máu của Quân Lực VNCH mà Sư Đoàn 22 Bộ Binh biên trấn chịu đựng với câu nói khảng khái pha lẫn chua xót của Anh hùng Đại Tá Lê Đức Đạt - Tư Lệnh Sư Đoàn 22 BB ,tự sát tại Tân Cảnh - :" Ngày xưa da ngựa bọc thây ... giờ đây :" Kẽm gai bọc xác anh hùng :" mùa hè đỏ lửa 1972 bao trùm Thị xã Kon Tum ( Mặt trận Kon Tum mùa hè đỏ lửa 1972 thêm nhiều chi tiết).
Xuất phát từ khối núi Ngọc Lĩnh ở phía đông cao nguyên , là nguồn của những con sông như sông Dakbla chạy qua phía nam thị xã Kon Tum và dồn nước vào phụ thêm cho một con sông lớn hơn là sông Krong Pơ Kô đổ nước về phía tây xuyên qua biên giới Cao Miên và hợp lưu với sông Mê Kông và rồi chảy vào miền Tây Nam Phần Việt Nam chúng ta theo sông Cửu Long .
Cùng khởi nguồn từ cao nguyên Kon Tum-Gia Lai và vùng núi phía đông còn là nguồn sông Ba một con sông lớn ở miền Trung Phần. Phần hạ lưu còn gọi là Đà Rằng đổ ra biển Đông tại Tuy Hòa tỉnh Phú Yên , một nơi mà có ghi dấu biên giới Đại Việt từ thời vua Lê Thánh Tông mở đường Nam Tiến : Thạch Bi Sơn hay núi Đá Bia sừng sững trên đèo Cả-Quốc Lộ 1 . Sông Ba và con đường Liên Tỉnh lộ 7 , đi từ Pleiku chạy xuống duyên hải miền Trung Trung Phần- Cheo Reo ... được biết đến như một " con đường máu " cuối 3/1975 thấm máu và nước mắt uất ức của binh sĩ VNCH và đồng bào cao nguyên Gia Lai - Kon Tum , rút lui về duyên hải tránh tai họa CS .
Nối tiếp phía nam cao nguyên Kon Tum là cao nguyên Gia Lai mà nơi đây : "Phố núi cao " thơ mộng được gọi tên Thị Xã Pleiku .
Cao nguyên Gia Lai cao khoảng chừng 1000M về phía đông , và thấp dần về phía tây - tây nam , tại khu vực sát biên giới Cao Miên độ cao chỉ chừng 300 M .
Tại cao nguyên Gia Lai về phía tây nam có Thành PleiMe là một căn cứ phòng thủ phía tây nam của PleiKu . Phía tây PleiKu là nơi xuất nguồn của những con sông khác chạy sang phía tây . Sát biên giới Cao Miên - có vùng thung lũng sông Ia Drang là một nơi vào năm 1965 Quân đội Hoa Kỳ đã bẻ gãy và gây thiệt hại nặng nề cho một cuộc tấn công cấp sư đoàn của CS - Trận Ia Drang và PleiMe - núi Chu Pong .
Trên con đường Quốc lộ 14 từ Kon Tum về phía nam tới PleiKu có núi Chu Pao là một nơi chiến địa đẫm máu mùa hè 1972 cách PleiKu 17 Km phía bắc.
Với khí hậu núi cao giá lạnh và sương mù , cái lạnh của đêm cao nguyên Gia Lai - PleiKu , hình như rét cắt da hơn cái lạnh của cao nguyên Lâm Viên- Langbian - Đà Lạt về phía nam .
Quốc lộ 19 nối liền PleiKu xuống phía đông tới Quy Nhơn- Bình Định qua đèo An Khê & Mang Giang , là một con đường chiến lược của bắc Tây Nguyên và Đông Dương .
Từ sau khi được vua Bảo Đại cuối đời nhà Nguyễn sát nhập vào Hoàng Triều Cương Thổ 11/4/1950 , và trở thành một đơn vị hành chánh của Việt Nam . Dân cư Việt Nam từ các tỉnh duyên hải miền Trung : Nam , Ngãi , Bình , Phú ... đã di cư lên lập nghiệp rất đông đúc tại Tây Nguyên . Người Việt Kinh đã dần dần sinh sống chung thân ái với các dân tộc thiểu số chính yếu tại cao nguyên Trung Phần đó là : GiaRai , Rade , Bana và Kaho ...và còn nhiều sắc dân thiểu số khác như : Raley , Mơ nông , Stieng , Se dang ...
Họ là những người dân thiểu số mộc mạc thật thà - nhưng họ cũng có sự phản kháng của họ trong phong trào chính trị FULRO là một tổ chức do thực dân Pháp bảo hộ...
Đến một chút với thiên nhiên với Bắc Tây Nguyên" nắng bủn, mưa bùn". Mùa mưa Tây Nguyên hình như giống như thời gian mưa ở Sài Gòn , mưa kéo dài tầm tã suốt cả vài tháng mịt mù trong mưa . Đường đất đỏ trơn trượt và nhầy nhụa đất bùn đỏ... nhưng bù lại là sự xanh tươi ngút ngàn của hàng hàng , lớp lớp rừng cây thông ba lá & hai lá trùng điệp suốt dọc hai bên Quốc lộ 14 một huyết mạch của cao nguyên Trung Phần theo hướng Bắc-Nam ,và bầu trời cao xanh , mây trắng phóng khoáng của cao nguyên trong những ngày nắng đẹp ....
Ngày xưa , khi khởi đầu cuộc khởi nghĩa của ba anh em Tây Sơn -Bình Định : Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ -Nguyễn Lữ , đã có sự chiêu mộ , tham gia của các bộ tộc sinh sống vùng ven sơn thượng của cao nguyên Gia Lai - Kon Tum ...
:" Một chút gì để nhớ ." với cao nguyên Gia Lai -PleiKu dường như đã diễn tả hết những tình cảm yêu dấu dành cho Phố núi cao - cao nguyên Gia Lai - Kon Tum , mà ai trải lòng mình với quê hương , đất nước và dân tộc Việt đều cảm nhận được trong nhịp tim mình rung động ./.
(Cao Nguyên Trung Phần VN - Tây Nguyên ( Phần 2 - Cao Nguyên Dak Lak & Mơ Nông sẽ tiếp tục ...)
Cao nguyên Trung Phần Việt Nam còn gọi là Tây Nguyên . Về tổng thể chạy theo hướng Bắc-Nam .2 cao nguyên đất đỏ bazan phía bắc gồm có cao nguyên Kon Tum nối tiếp khối núi của dãy Trường Sơn vươn ra phía đông , tạo nên khối núi cao sừng sững ở phía đông cao nguyên Kon Tum , trong đó có ngọn núi Ngọc Lĩnh 2598 M cao nhất khu vực cao nguyên Trung Phần. Cao nguyên Kon Tum cao trung bình khoảng chừng 400M .
Phía tây của cao nguyên Kon Tum là khu vực núi chập chùng chạy tới vùng tam biên Việt Nam - Lào - Cao Miên .
Đỉnh Charlie nằm phía tây bắc là nơi giao tranh đẫm máu ngăn cản CS vào năm 1972 . Phía tây của Charlie vài cây số là ngã tư Ben Hét chỉ cách Bờ Y là biên giới Lào và Cao Miên khoảng 5Km . Từ Ben Hét theo Quốc Lộ 14 có thể đi tới Daksu và đi ra hướng đông bắc tới vùng núi Thường Đức- 50 Km tây Đà Nẵng .
Phòng tuyến DakTo - Tân Cảnh nằm phía đông cứ điểm Charlie , là căn cứ hỏa lực chủ chốt của vùng Bắc Tây Nguyên . Đây là bãi chiến trường đẫm máu của Quân Lực VNCH mà Sư Đoàn 22 Bộ Binh biên trấn chịu đựng với câu nói khảng khái pha lẫn chua xót của Anh hùng Đại Tá Lê Đức Đạt - Tư Lệnh Sư Đoàn 22 BB ,tự sát tại Tân Cảnh - :" Ngày xưa da ngựa bọc thây ... giờ đây :" Kẽm gai bọc xác anh hùng :" mùa hè đỏ lửa 1972 bao trùm Thị xã Kon Tum ( Mặt trận Kon Tum mùa hè đỏ lửa 1972 thêm nhiều chi tiết).
Xuất phát từ khối núi Ngọc Lĩnh ở phía đông cao nguyên , là nguồn của những con sông như sông Dakbla chạy qua phía nam thị xã Kon Tum và dồn nước vào phụ thêm cho một con sông lớn hơn là sông Krong Pơ Kô đổ nước về phía tây xuyên qua biên giới Cao Miên và hợp lưu với sông Mê Kông và rồi chảy vào miền Tây Nam Phần Việt Nam chúng ta theo sông Cửu Long .
Cùng khởi nguồn từ cao nguyên Kon Tum-Gia Lai và vùng núi phía đông còn là nguồn sông Ba một con sông lớn ở miền Trung Phần. Phần hạ lưu còn gọi là Đà Rằng đổ ra biển Đông tại Tuy Hòa tỉnh Phú Yên , một nơi mà có ghi dấu biên giới Đại Việt từ thời vua Lê Thánh Tông mở đường Nam Tiến : Thạch Bi Sơn hay núi Đá Bia sừng sững trên đèo Cả-Quốc Lộ 1 . Sông Ba và con đường Liên Tỉnh lộ 7 , đi từ Pleiku chạy xuống duyên hải miền Trung Trung Phần- Cheo Reo ... được biết đến như một " con đường máu " cuối 3/1975 thấm máu và nước mắt uất ức của binh sĩ VNCH và đồng bào cao nguyên Gia Lai - Kon Tum , rút lui về duyên hải tránh tai họa CS .
Nối tiếp phía nam cao nguyên Kon Tum là cao nguyên Gia Lai mà nơi đây : "Phố núi cao " thơ mộng được gọi tên Thị Xã Pleiku .
Cao nguyên Gia Lai cao khoảng chừng 1000M về phía đông , và thấp dần về phía tây - tây nam , tại khu vực sát biên giới Cao Miên độ cao chỉ chừng 300 M .
Tại cao nguyên Gia Lai về phía tây nam có Thành PleiMe là một căn cứ phòng thủ phía tây nam của PleiKu . Phía tây PleiKu là nơi xuất nguồn của những con sông khác chạy sang phía tây . Sát biên giới Cao Miên - có vùng thung lũng sông Ia Drang là một nơi vào năm 1965 Quân đội Hoa Kỳ đã bẻ gãy và gây thiệt hại nặng nề cho một cuộc tấn công cấp sư đoàn của CS - Trận Ia Drang và PleiMe - núi Chu Pong .
Trên con đường Quốc lộ 14 từ Kon Tum về phía nam tới PleiKu có núi Chu Pao là một nơi chiến địa đẫm máu mùa hè 1972 cách PleiKu 17 Km phía bắc.
Với khí hậu núi cao giá lạnh và sương mù , cái lạnh của đêm cao nguyên Gia Lai - PleiKu , hình như rét cắt da hơn cái lạnh của cao nguyên Lâm Viên- Langbian - Đà Lạt về phía nam .
Quốc lộ 19 nối liền PleiKu xuống phía đông tới Quy Nhơn- Bình Định qua đèo An Khê & Mang Giang , là một con đường chiến lược của bắc Tây Nguyên và Đông Dương .
Từ sau khi được vua Bảo Đại cuối đời nhà Nguyễn sát nhập vào Hoàng Triều Cương Thổ 11/4/1950 , và trở thành một đơn vị hành chánh của Việt Nam . Dân cư Việt Nam từ các tỉnh duyên hải miền Trung : Nam , Ngãi , Bình , Phú ... đã di cư lên lập nghiệp rất đông đúc tại Tây Nguyên . Người Việt Kinh đã dần dần sinh sống chung thân ái với các dân tộc thiểu số chính yếu tại cao nguyên Trung Phần đó là : GiaRai , Rade , Bana và Kaho ...và còn nhiều sắc dân thiểu số khác như : Raley , Mơ nông , Stieng , Se dang ...
Họ là những người dân thiểu số mộc mạc thật thà - nhưng họ cũng có sự phản kháng của họ trong phong trào chính trị FULRO là một tổ chức do thực dân Pháp bảo hộ...
Đến một chút với thiên nhiên với Bắc Tây Nguyên" nắng bủn, mưa bùn". Mùa mưa Tây Nguyên hình như giống như thời gian mưa ở Sài Gòn , mưa kéo dài tầm tã suốt cả vài tháng mịt mù trong mưa . Đường đất đỏ trơn trượt và nhầy nhụa đất bùn đỏ... nhưng bù lại là sự xanh tươi ngút ngàn của hàng hàng , lớp lớp rừng cây thông ba lá & hai lá trùng điệp suốt dọc hai bên Quốc lộ 14 một huyết mạch của cao nguyên Trung Phần theo hướng Bắc-Nam ,và bầu trời cao xanh , mây trắng phóng khoáng của cao nguyên trong những ngày nắng đẹp ....
Ngày xưa , khi khởi đầu cuộc khởi nghĩa của ba anh em Tây Sơn -Bình Định : Nguyễn Nhạc - Nguyễn Huệ -Nguyễn Lữ , đã có sự chiêu mộ , tham gia của các bộ tộc sinh sống vùng ven sơn thượng của cao nguyên Gia Lai - Kon Tum ...
:" Một chút gì để nhớ ." với cao nguyên Gia Lai -PleiKu dường như đã diễn tả hết những tình cảm yêu dấu dành cho Phố núi cao - cao nguyên Gia Lai - Kon Tum , mà ai trải lòng mình với quê hương , đất nước và dân tộc Việt đều cảm nhận được trong nhịp tim mình rung động ./.
(Cao Nguyên Trung Phần VN - Tây Nguyên ( Phần 2 - Cao Nguyên Dak Lak & Mơ Nông sẽ tiếp tục ...)
Gửi ý kiến của bạn