NHỮNG NGÀY XƯA GHI DẤU SỬ XANH : CUỘC KHỞI NGHĨA CỦA HAI BÀ TRƯNG NĂM 39 CN ĐÁNH ĐUỔI THÁI THÚ TÔ ĐỊNH (TÀU - ĐÔNG HÁN )

26 Tháng Bảy 20249:45 CH(Xem: 144)
Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng

-Thời gian: Từ năm 39 sau Tây Lịch đến năm 43 sau Tây Lịch.
- Người dân Âu Lạc : Việt tộc gồm các phân bộ người Việt sống trong các khu định cư rải rác khác nhau như Lạc Việt, Mân Việt, Giao Chỉ, Nhật Nam, Cửu Chân, Hợp phố, và Âu Lạc.
-Vùng lãnh thổ: Mê Linh, Giao Chỉ, Nhật Nam, Cửu Chân, Hợp Phố, Thương Ngô, Lĩnh Nam, chân dãy núi Ngũ Lĩnh.
Hơn hai thiên niên kỷ trước, người Việt sống rải rác ở các khu định cư khác nhau, trong một vùng đất rộng lớn, phía Nam dãy núi Ngũ Lĩnh. Tất cả, lúc có lúc không, đều nằm dưới sự thống trị của Trung quốc. Khu định cư lớn nhất được gọi là Nam Việt nằm ở Giao Chỉ Giao Châu và Nam Hải và các khu vực khác ở phía Nam. Chủng tộc Việt bị thống trị và đất đai của họ bị người Trung quốc chiếm giữ trong nhiều trăm năm trước năm 39 sau Công Nguyên. Tô Định, một tên quan Thái thú Trung quốc tàn nhẫn với trụ sở chính tại Giao Chỉ, đã điều hành một chế độ vô cùng tàn bạo và áp bức trong khu vực, phá hủy một cách có hệ thống văn hóa và bản sắc Việt, quyết tâm đồng hóa người Việt trở thành người Trung quốc, với ý định xóa sổ chủng tộc Việt khỏi mặt đất. Nỗ lực man rợ của ông gặp phải quyết tâm cứng rắn của người Việt để bảo tồn di sản của họ.
Các nhà lãnh đạo Việt vào thời điểm đó xuất thân từ các gia đình đáng kính, được người Trung quốc yêu cầu làm quan chức trung gian trong công việc quản trị dân tình của họ. Trong số đó có gia đình Thi Sách ở Châu Diên và gia đình họ Trưng ở huyện Châu Phong lân cận.
Thi Sách là con trai của một gia đình Lạc Hầu. Gia tộc họ Trưng thuộc dòng dõi Vua Hùng với mẫu hệ là Man Thiện, chút gái của vị Vua Hùng đời cuối cùng. Cha mẹ Hai Bà Trưng đều là những chiến tướng. Con gái của họ là Trưng Trắc và Trưng Nhị, như được sinh ra để trở thành lãnh đạo của nhân dân. Có tư chất mạnh mẽ, thông minh, chăm chỉ, quyết đoán và có tầm nhìn xa trông rộng. Họ được đào tạo để trở thành những người ham học hỏi và thực hành văn học, võ thuật và nghệ thuật quân sự. Chia sẻ sự khinh miệt của họ đối với sự tàn bạo của Trung quốc, hai gia đình họ Trưng và Thi Sách dần dần thành lập một liên minh và kêu gọi các gia đình khác và các nhà lãnh đạo khu vực tham gia vào nỗ lực chống lại sự đối xử vô nhân đạo của Trung quốc đối với người dân Việt. Cuộc hôn nhân của Trưng Trắc và Thi Sách củng cố mối quan hệ giữa hai gia đình trong nỗ lực chung của họ để chống lại chính sách của Trung quốc.
Cảm thấy tinh thần chống Trung quốc trong dân Việt và các nhà lãnh đạo của họ là một sự đe dọa, Thái thú Tô Định ra lệnh xử tử Thi Sách để gieo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng, với ý định dẹp tan tinh thần chống ngoại xâm.
Hành động man rợ của Tô Định, ngược lại, làm tăng quyết tâm không lay chuyển của người Việt và Hai Bà Trưng trong ước mong giải phóng bản thân và nòi giống khỏi ách nô dịch.
Vào ngày 4 Tháng Chín năm Kỷ Hợi, tức là năm 39 sau Công Nguyên, mặc sặc phục uy nghi của các vị tướng quân sắp ra trận, với trường kiếm trong tay, và em gái Trưng Nhị bên cạnh, Trưng Trắc đã phát nguyện lời thề bất tử và long trọng trước một cuộc tụ họp đông đảo của người dân từ các gia đình, khu vực và quận huyện khác nhau:
Thứ nhất, Xin nguyện sẽ loại bỏ hoàn toàn kẻ thù của đất nước chúng ta
Thứ hai, tôi cam kết khôi phục dòng dõi Vua Hùng
Thứ ba, tôi cam kết trả thù cho cái chết của chồng
Thứ tư, tôi cam kết sẽ hoàn thành tất cả các mục tiêu của sứ mệnh của mình.
Những lời thề nguyện này là món quà vĩnh cửu mà Hai Bà Trưng dành tặng cho toàn thể dân tộc Việt. Đó là bản Tuyên Ngôn Độc Lập oai nghi hùng tráng mang đến cho người Việt sức mạnh và niềm tin để vươn lên đòi lại phẩm giá, độc lập, quê hương và làm chủ vận mệnh của chính họ.
Truyền thuyết kể rằng từ cuộc tụ họp đó, sau khi nghe lời tuyên hứa của Trưng Trắc, một đội quân đầu tiên được thành lập ngay với 80,000 người xung phong tình nguyện gia nhập. Lực lượng cách mạng của Hai Bà Trưng phát động cuộc tấn công đầu tiên vào huyện lỵ Mê Linh. Sau khi đánh bại quân Trung quốc ở đó, quân Hai Bà Trưng tiến lên kiểm soát thành Cổ Loa, sau đó vượt sông Hoàng rồi sông Đuống, tấn công và đánh bại địch quân tại pháo đài Luy Lâu bên bờ sông Dâu. Chỉ trong một thời gian ngắn, cuộc hành quân của lực lượng giải phóng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng lần lượt xua đuổi toàn bộ quân đô hộ ra khỏi tất cả 65 pháo đài, thành, huyện lỵ, giành lại đất nước cho người Việt, không chỉ ở Giao Chỉ mà còn mở rộng ra nhiều vùng khác, vươn tới phía Nam dãy núi Ngũ Lĩnh. Lịch sử Trung quốc ghi chép lại là tất cả các khu vực khác, bao gồm Hợp Phố, Lĩnh Nam, Nhật Nam, Cửu Chân, Nam Hải, đã tham gia vào cuộc cách mạng của chị em họ Trưng vì tất cả căm thù sự tàn ác tham độc của Tô Định. Cũng nên biết rằng phần lớn các tướng lĩnh và chỉ huy của đạo quân khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là những người phụ nữ và tất cả đã chiến đấu quyết liệt và anh dũng trong suốt giai đoạn của cuộc cách mạng oai hùng của hai Bà.
Nhiều tướng lĩnh, binh lính, quan chức Trung quốc bị giết, những người còn lại chạy thục mạng, trốn về nước. Trong khi đó, quan Thái thú Tô Định bị thức giấc trước tiếng reo hò chiến thắng như sấm sét của quân dân Việt đang tiến gần đại bản doanh của y. Khi thấy các tướng lĩnh và binh lính của mình đã xa chạy cao bay, Tô Định vứt bỏ tất cả các ấn tín, sắc lệnh, mệnh lệnh và phù hiệu của quyền lực chính thức y nhận được từ hoàng đế Trung quốc, rồi cạo đầu, cắt hết râu ria, thay quần áo cải trang thành một nông dân nghèo người Việt để trốn thoát trở về Trung quốc.
Sự kiện quân đội Việt Nam, với vũ trang thô sơ và mới được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, đánh bại và trục xuất tất cả các lực lượng chiếm đóng của Trung quốc khỏi lãnh thổ của nòi giống Việt, gây nên một sự kinh hoàng lo ngại khắp đế chế Trung quốc rộng lớn.
Nhân dân và lãnh đạo của tất cả 65 quận, huyện đã tôn vinh và tuyên bố chị em Hai Bà Trưng là nữ vương của nòi giống Việt. Trưng Trắc và Trưng Nhị lên ngôi và trở thành những nữ vương đầu tiên của người Việt, vào năm 39 sau Công nguyên.
Tức giận và lo lắng trước thất bại nhục nhã đó, hoàng đế nhà Hán của Trung quốc hiểu rõ rằng, nếu cuộc cách mạng Việt thắng lợi và đứng vững, thì đế chế Hán mới thành lập của ông sẽ bị đe dọa trầm trọng. Quyết tâm trừng phạt người Việt thật nhanh chóng, Hán Đế phái Mã Viện, một trong những tướng lĩnh giàu kinh nghiệm nhất của mình, và phong cho tước hiệu “Phục Ba Tướng Quân” để lãnh đạo hàng trăm ngàn tướng sĩ và binh lính đã có kinh nghiệm nhiều năm chiến đấu dày dạn, với 2,000 tàu chiến và các sư đoàn kỵ binh, được trang bị đầy đủ vũ khí tối tân nhất thời đó, cùng một hệ thống hậu cần đầy đủ để hỗ trợ cuộc chiến mới với người Việt.
Mã Viện tiến quân sang nước ta theo ba hướng. Sau khi bị thiệt hại nặng nề vì bị quân Việt phục kích trong các vùng rừng núi hiểm trở, Mã Viện cho quân xẻ núi, làm đường để dẫn quân xâm lăng tiến vào nước ta dễ dàng hơn.
Nhưng quân của Hai Bà Trưng, dù thiếu huấn luyện và kinh nghiệm, chỉ được trang bị vũ khí thô sơ, đã chiến đấu vô cùng anh dũng, từng bước ngăn cản bước chân xâm lăng của giặc. Từ các đồn biên phòng đến vùng núi cao, đến đồng bằng, trên sông và các sường đồi núi, quân Hai Bà Trưng gây tổn thất nghiêm trọng cho kẻ thù. Một số tướng lĩnh và gần nửa số binh sĩ Trung quốc đã chôn vùi thân xác trong chiến trận, hoặc bị bệnh tật không còn sức lực để chiến đấu.
Tuy nhiên, bất chấp sự hy sinh dũng cảm và tinh thần can đảm vô song, lực lượng cách mạng Việt mới được thành lập đã không có thời gian và phương tiện cần thiết để ngăn chặn sự tấn công liên tục dữ dội của các lực lượng xâm lược khổng lồ được đào tạo qua nhiều năm chiến tranh, được trang bị vũ khí tối tân nhất thời đó. Vào khoảng Tháng Năm năm 43 sau Công Nguyên, Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh thân tín thoát vòng vây chạy về sông Hát, nơi Trưng Trắc tuyên bố lời thề nguyện với nhân dân vào buổi bình minh của cuộc cách mạng.
Khi quân địch đến gần, hai nữ anh hùng Trưng Trắc và Trưng Nhị quyết tâm không để bị quân xâm lược bắt giữ, họ đã từ trầm trong giòng sông Hát. Hai bà đã hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng cao cả của mình!
Bằng cái chết, Hai Bà Trưng đã cho người dân Việt và đất nước của họ được sống, và mãi mãi tồn tại. Học giả Phạm Huy Thông có nhận định xác đáng, “đó là một cái chết không bao giờ chết.” Hai nữ anh hùng của chúng ta đã hoàn thành tất cả các mục tiêu của sứ mạng mà họ đặt ra. Vài năm ngắn ngủi dưới triều đại của họ và những trận chiến liên tục với người Trung quốc đánh dấu lịch sử vẻ vang của hai nữ anh hùng đầu tiên và vĩ đại nhất của lịch sử Việt Nam. Sự ngắn ngủi của thời gian không làm lu mờ sự hy sinh vô cùng cao cả của hai vị nữ anh hùng tuyệt luân của giòng giống Việt.
Sự hy sinh vô bờ bến và không thể mường tượng được của Hai Bà Trưng tạo nên niềm cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ, và sử gia, cả Việt Nam lẫn Trung quốc. Ông Ngô Sĩ Liên, nhà sử học Việt Nam nổi tiếng của thế kỷ 15, viết “khắp cả các vùng trời đất, không có gì vĩ đại hơn lý tưởng của Hai Bà.” Năm 1715, học giả Cao Huy Diệu viết rằng lời kêu gọi tuyên chiến chống Trung quốc giành độc lập của Hai Bà Trưng là một sự kiện “kinh thiên động điạ.”
Bài thơ nổi tiếng của một tác giả vô danh Trung quốc, được viết vài năm sau khi chiến tranh kết thúc, phản ánh sự thần tượng hóa đầy thi tứ, với sự tôn kính thiêng liêng như đối với thiên thần của nhiều trí thức Trung quốc đối với sự nghiệp vĩ đại của Hai Bà Trưng.
“Tóc mây xõa xuống bờ vai tuyết,
Hơi thở ngát hương thơm,
Làn da trắng như ngọc ngà…
Nụ cười tươi vui hơn bông hoa đang nở,
Lãnh đạo quân dân của bà chống lại người Trung quốc.”
Với cái chết, Hai Bà Trưng đã làm cho cả dân tộc sống lại, độc lập, tự hào và được kính trọng. Trong sự sống hay trong cái chết, họ đã trao truyền cho nòi giống Việt lòng tự tin và danh dự vươn lên cao để bảo vệ và giữ gìn đất nước, chủng tộc và quê hương. Với sự hy sinh và công nghiệp vinh quang của họ, những con dân Việt, thế hệ này qua thế hệ khác, tiếp tục tôn vinh hai bà bằng sự cống hiến của chính mình cho sự sống còn của đất nước trong những lúc hiểm nguy.
Cuộc cách mạng Trưng Vương bắt đầu từ hơn 2,000 năm trước. Hành trình Hai Bà Trưng bắt đầu tiếp tục với các thế hệ đến sau. Những lời thề nguyền và những trận chiến Hai Bà Trưng đã chiến đấu không bao giờ được phai mờ trong tim óc của người Việt hôm nay và mai sau.
Để tôn vinh Hai Bà Trưng, người Việt ở khắp mọi nơi xây dựng đền đài để thờ phượng họ, và tổ chức các lễ kỷ niệm hàng năm để nhắc nhở con cháu giòng giống Việt về công nghiệp thật vĩ đại của hai vị Trưng Nữ Vương./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn