Diễn Tiến Chiến Cuộc Mậu Thân khu vực Sài Gòn - Gia Định Đợt 1 :
6.00 giờ chiều ngày mồng 1 Tết (30/1/1968) Đô thành Sài Gòn được lệnh báo đông. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh tăng phái khẩn cấp cho Biệt Khu Thủ Đô một đại đội để giữ an ninh. ĐĐ15ND do Đại Úy La Trịnh Tường chỉ huy được chỉ định thi hành và đặt dưới quyền điều động của cục An Ninh Quân Đội.
Đại Đội 15 ND chia đơn vị ra thành 3 toán, một Trung Đội trấn giữ tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở đường Hồng Thập Tự, một Trung Đội giữ an ninh vòng đai cục An Ninh Quân Đội ở đường Mạc Đỉnh Chi và một Trung Đội trấn giữ trên lầu đài Phát Thanh Sài Gòn làm thành phần trừ bị cho một đơn vị Đại Đội Cảnh Sát Dã chiến và chỉ đặt một chốt chặn có 4 binh sĩ trên đường Phan Đình Phùng phía trái đài phát thanh. Đến nữa đêm, tình hình vẫn yên tĩnh .
Trong khi đó TĐ8ND chuẩn bị lên đường ra Đà Nẵng để hoán chuyển TĐ5ND về hậu cứ dưỡng quân và chỉnh trang đơn vị. Vì vậy 2 Đại Đội / TĐ8ND đã sẵn sàng với trang bị đầy đủ lúc nửa đêm có mặt tại bãi bốc Phi Trường Tân Sơn Nhất cạnh Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chờ lên phi cơ.
Đến 1.00 giờ sáng, (ngày 31/1/1968) quân Cộng Sản (CS) khởi đầu tấn công vào cổng gác Nguyễn Du của Dinh Độc Lập bằng B-40 và hàng loạt AK-47. Cổng này nằm trên đường Nguyễn Du ngay góc đường Thủ Khoa Huân. CS dự tính bắn sập vọng gác này để vượt rào cản vào bên trong đặt chất nổ, toán Cảnh Sát Chi Tao Đàn liền nhào tới bắn trả đẩy chúng vào một cao ốc 5 tầng bỏ trống đang xây cất dở trên đường Thủ Khoa Huân và tiêu diệt.
Sau đó lệnh báo động được ban hành, cấm tất cả mọi xe cộ kể cả xe tuần tiểu xuất nhập vào các công thự quốc gia kể cả đài phát thanh. Đúng 2.55 giờ, một xe Quân cảnh Mỹ và một xe Simca dân sự đến dừng lại trước cổng đài phát thành và bất thần tấn công toán gác cổng. 3 Binh sĩ Nhảy Dù tử thương ngay tức khắc. Lực lượng Nhảy Dù phản ứng nhanh chóng, điều động toán ứng trực trên nóc đài phát thanh và Trung Đội tại cục ANQĐ phản công quyết liệt (Toán CSDC canh gát đã lặn mất ). Sau 2 giờ quần thảo, Trung Đội Nhảy Dù đã tiêu diệt 14 tên Cộng quân dự định đột nhập đài phát thanh để phát đi lời kêu gọi dân chúng hưởng ứng nổi dậy.
Vào khoảng 3 giờ 45 rạng ngày mồng 2 Tết, Đại Đội 1 của Tiểu Đoàn 269 CS xung phong vào Phi đạo Tân Sơn Nhất, tiền đồn OF 50-51 và OF 49-50. Bị phản công mạnh, Cộng quân bèn cắt hàng rào mở một đường nhỏ xuyên qua bãi mìn để đánh xuyên hông cố gấp rút thanh toán hai tiền đồn này. Sau khi nhổ xong hai tiền đồn này, CS bắt đầu dàn hàng ngang và di chuyển qua một bãi trống ở cuối phi đạo. Tại đây Cộng quân nhìn thấy rõ ràng một bãi đậu phi cơ đủ-loại ở cách đó chừng 600 mét. Lúc đó là 5 giờ 20 sáng.
Giữa lúc đó, hai chiến xa M-8 của lực lượng phòng thủ xuất hiện bắn cản đường. Hai Đại Đội / TĐ8ND (chờ lên phi cơ để không vận ra Đà Nẵng) được lệnh tăng phái trợ chiến cho BTL Không Đoàn 33 bảo vệ phi trường. Loạt súng phản công đầu tiên đã chận đứng toán CS khi chúng chỉ còn cách phi đạo khoảng 400 mét. Những nhóm cán binh CS hốt hoảng tìm chỗ ẩn nấp và bố trí nhưng không kiếm được một điểm tựa nào trong cánh đồng cỏ hoang này. Hai chiến xa M-8 dần dần tẻ qua hai bên rồi bắn chéo cạnh xe để nhường chính diện cho đơn vị Nhảy Dù phản công. Cộng quân đột nhiên bị dồn vào một vị thế bất lợi , chúng tháo lui và chạy vào cố thủ trong các tiền đồn đã chiếm được.
Khoảng 8.00 giờ sáng, một đoàn thiết vận xa của Hoa Kỳ từ Củ Chi về Saigon di chuyển ngang qua phía đầu phi đạo, bị CS bắn chận làm cháy hai chiếc. Các thiết vận xa đã phản công bắn đại bác ngay vào đồn OF 50-51 khiến Cộng quân phải rời khỏi khu vực phòng thủ và rút vào khu vực hãng dệt Vinatexco, sau đó lực lượng Nhảy Dù đã xung phong và chiếm lại các tiền đồn OF và bao vây Cộng quân trốn vào hãng dệt. Trong trận này có 162 Cộng quân bỏ thây. Một xe ủi đất đã được đem đến để đào một hố rộng để chôn tập trung .
Sáng mồng 2 Tết, các đơn vị Cộng quân mưu toan đánh úp các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa đã không thành công trong đêm trước. Cộng quân không đánh vào bất cứ một cơ quan nào của Hoa Kỳ. Và với các cánh quân nói trên, chúng hy vọng ở sự tiếp tay nổi dậy của dân chúng, cố gắng lan tràn vào các khu đông dân cư. Dân chúng thấy CS đến đâu, đều lũ lượt dắt díu nhau lánh cư vào trong thành phố.
Ngay trong đêm mồng 2, lực lượng phản công của chánh phủ được tung ra. Trong khi đó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm hai đại đội được phái tới giải tỏa cổng số 4 của Bộ Tổng Tham Mưu. Nhưng suốt ngày vẫn không giải quyết xong vì Cộng quân núp trong khu nhà bằng gạch của Trường Sinh Ngữ Quân Đội và bắn ra dữ dội. Cánh thứ hai với hai đại đội còn lại bảo vệ đầu phi đạo Tân Sơn Nhất ở Bà Quẹo và ngăn chận Cộng quân xâm nhập khu hãng dệt Vinatexco.
Vào buổi trưa, toàn bộ Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù từ Vũng Tàu được đưa về phi trường Tân Sơn Nhất chờ lệnh. Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân (BĐQ) với bốn tiểu đoàn (Tiểu Đoàn 30, 33, 34 và 38) đang trấn đóng vòng quanh khu bán nguyệt từ Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh đến Hốc Môn. Đêm hôm đó, Liên Đoàn 5 nhận được lệnh gửi ngay hai tiểu đoàn Biệt Động Quân về giải cứu thủ đô. Tiểu Đoàn 30 và 38 Biệt Động Quân lập tức đã tiến vào thành phố trước khi trời sáng. Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân đến khu vực Hàng Xanh Xa Lộ lúc 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết. Tại đây, các binh sĩ Mũ Nâu này đã chạm súng dữ dội với CS. Trong khi đó Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân xuất phát từ Nhà Bè vào 4 giờ sáng mồng 2 Tết đến giải tỏa khu Phú Thọ, Trần Quốc Toản.
Vào buổi chiều, đài phát thanh loan tin chiến sự tại khu Hàng Xanh cho biết quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã cầm chân một đơn vị CS. Một tin khác được loan đi vào hồi 17 giờ 00 yêu cầu dân chúng Bà Quẹo tránh xa khỏi hãng dệt Vinatexco, nơi Cộng quân đã bị TĐ8ND bao vây và dồn chúng vào khu vực này , quân đội sẽ oanh tạc vào đúng 18 giờ 00. Loa phóng thanh cũng kêu gọi toàn bộ lực lượng CS trong khu vực này ra đầu hàng. Hãng dệt Vinatexco sau đó đã bị oanh tạc thiêu rụi vào giờ ấn định trên. Quyết định oanh tạc được ban ra vì sợ Cộng quân lợi dụng đêm tối sắp đến để tăng cường thêm quân đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.
Sáng mồng 3 Tết ( 1/2/1968), tám tiểu đoàn tổng trừ bị đã có mặt tại đô thành. Các lực lượng này được phối trí để mở các cuộc phản kích như sau:
- Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù bảo vệ đài phát thanh và làm lực lượng trừ bị.
- Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến trách nhiệm giải tỏa cổng xe lửa số 2 (Gia Định).
- Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được điều động giải tỏa trại Cổ Loa và Phù Đổng.
- Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến chận đường rút lui của Cộng quân tại trại Cổ Loa.
- Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân giải tỏa khu Hàng Xanh Xa Lộ.
- Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân giải tỏa khu Phú Thọ, Bà Hạt.
- Tiểu Đoàn 6 và 8 Nhảy Dù giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo.
Cánh quân thứ hai của CS mãi tới 7 giờ 05 sáng ngày mồng 2 Tết mới bắt đầu đánh vào cổng số 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Cộng quân lọt được vào cổng nhưng chỉ bám vào khu trường Sinh Ngữ Quân Đội không tiến sâu vào trong được.
Đến 09 giờ 00, 2 ĐĐ/TĐ8 Nhảy Dù đến tăng cường Bộ Tổng Tham Mưu. Lực lượng này với một vài thiết giáp M-41 mở cuộc phản công ở cổng số 4. Cộng quân nằm trong các công sự phòng thủ có sẵn, nấp theo các nhà cửa và từ các cao ốc tại đường Võ Di Nguy nối dài bắn vào khiến các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không thể tiến được. Một chiến xa M-41 bị B-40 bắn cháy, một số chiến sĩ Nhảy Dù bị thương. Cả ngày mồng 2 Cộng quân bám giữ khu cổng số 4. Trước cuộc phản công, các phi cơ trực thăng thay nhau xạ kích khu hành chánh của Đại Đội Tổng Hành Dinh, khu trường Sinh Ngữ Quân Đội, khu trường Tổng Quản Trị. Kế đó các đơn vị Nhảy Dù theo hướng từ cổng số 3 và cổng số 2 tiến lên. Trước hỏa lực mạnh mẽ của Nhảy Dù từ 2 mặt dàn rộng ra bắn vào, Cộng quân phải mở đường máu rút ra phía rào trốn vào đường Võ Di Nguy. Cuộc hành quân này hoàn tất lúc 10 giờ sáng.Cộng quân bỏ lại chiến địa 10 xác chết.
Trong ngày này, lực lượng Nhảy Dù đã hoàn tất nhiệm vụ giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo ngay trong buổi sáng. Trực thăng võ trang đã phải oanh kích vào khu vực này gây thiệt hại về doanh trại cho Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Trường Tổng Quản Trị, Trung Tâm Huấn Cụ và Thính Thị và một vài thiệt hại nhỏ cho các cơ sở khác kế cận. Cũng trong ngày hôm đó, các tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến chiếm lại được các trại Cổ Loa và Phù Đổng. Cả hai nơi này đều bị Cộng quân trấn giữ từ hôm xảy ra các trận đánh.
Trong ngày mồng 3 Tết, hoạt động của Cộng Sản trên toàn quốc có phần suy giảm tuy chúng vẫn bám sát được vào một vài thành phố như Sài Gòn , Huế, Ban Mê Thuột, Kontum, Mỹ Tho và Vĩnh Long. Còn tại các nơi, các phần tử CS thất tán trong các khu dân cư và đang bị tiêu diệt.
Ngày 5/2/1968 Chiến dịch Trần Hưng Đạo được khai sinh do Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) đích thân điều khiển để cấp thời giải tỏa thủ đô và thanh toán địch.
Thiếu Tướng Trần Thanh Phong (Tham Mưu Trưởng Liên Quân) làm tham mưu trưởng chiến dịch. Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn là tham mưu phó.
Chiến dịch Trần Hưng Đạo bao gồm một địa bàn hoạt động gồm thủ-đô cùng các vùng ven-đô, và cuộc hành quân đại quy mô này đã được chia làm sáu khu vực trách nhiệm (đến ngày 9 tháng 2/1968 thêm một khu vực trách nhiệm khác được giao cho lực lượng Hoa Kỳ phụ trách) và chiến dịch này được chấm dứt vào ngày 17/2/1968.
1- Khu Vực Trách Nhiệm A do Thiếu Tướng Dư Quốc Đống (Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù) chỉ huy. Cuộc hành quân tảo thanh Cộng quân tại Khu A do hai chiến đoàn Nhảy Dù phụ trách. Đó là Chiến Đoàn 2 (với các Tiểu Đoàn 6 và 8) phụ trách khu vực Bà Quẹo, Phú Thọ Hòa, Bà Điểm, và Tân Phú. Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù (với Tiểu Đoàn 1 và 3 Nhảy Dù) phụ trách khu vực Cổ Loa, Xóm Mới, và Gò Vấp. Trong khi đó tại Bộ Chỉ Huy Khu A có Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù và Chi Đoàn 2/10 Thiết vận xa trấn đóng.
2- Khu Vực Trách Nhiệm B do Đại Tá Yên (Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến) chỉ huy. Khu B thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến gồm Chiến Đoàn "B", Tiểu Đoàn Pháo Binh (cũng trực thuộc Thủy Quân Lục Chiến) và Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa phụ trách khu vực Gia Định, xa lộ, và Thủ Đức.
3- Khu Vực Trách Nhiệm C do Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia) chỉ huy. Khu C tương đối yên tĩnh . Trách nhiệm tảo thanh Cộng Sản được trao cho các đơn vị Cảnh Sát đô thành và Cảnh Sát Dã Chiến phụ trách.Cuộc hành quân tại khu này bao gồm các quận hành chánh 1, 2, 3, 4 và 5.
4- Khu Vực Trách Nhiệm D do Đại Tá Trần Văn Hai (Chỉ Huy Trưởng BCH/BĐQ) chỉ huy. Khu D thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Biệt Động Quân, gồm Liên Đoàn 5 (với 4 tiểu đoàn) được phân chia như sau: Tiểu Đoàn 33 phụ trách khu vực Bình Thới, Cầu Tre. Tiểu Đoàn 38 phụ trách khu vực Minh Phụng. Tiểu Đoàn 41 phụ trách khu vực Phú Định. Tiểu Đoàn 30 phụ trách khu vực Bình Đông. Các đơn vị Biệt Động Quân này phải hoạt động trên địa bàn của các quận hành chánh 6, 7 và 8. Ngoài các lực lượng trên, Bộ Chỉ Huy Khu D còn có Chi Đoàn 5/1 Thiết Quân Vận, một đại đội Giang Thuyền (hoạt động tại Quận 6) và một đại đội Trinh Sát của Biệt Động Quân.
5- Khu Vực Trách Nhiệm E do Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy. Khu E thuộc khu vực trách nhiệm của các quân nhân phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Các quân nhân này ngoài nhiệm vụ tham mưu được tổ chức thành đội ngũ để phụ trách phòng thủ trại Trần Hưng Đạo và bảo vệ các khu vực xung quanh trại này.
Ngoại trừ tiểu đoàn danh-dự liên quân, Đại Đội 1 Quân Cảnh và các chi đội chiến xa M- 41, thiết vận xa M-113 với Chi Đội V-100 được tăng cường đều là những thành phần chiến đấu đã có sẵn, tất cả các Phòng, Sở, Tổng cục ở trong trại Trần Hưng Đạo đều phải tham gia vào tổ chức chiến đấu này.
6- Khu Vực Trách Nhiệm F do lực lượng Hoa Kỳ phụ trách. Khu F thuộc vùng trách nhiệm của lực lượng Hoa Kỳ gồm khu vực Nam kinh đô và Tây Phú Thọ Hòa được tách ra khỏi Khu D kể từ ngày 9 tháng 2/1968. Trong khuôn khổ chiến dịch Trần Hưng Đạo còn có một lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở vòng ngoài thủ đô.
Ngày 6/2/1968 tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, lực lượng Nhảy Dù cũng chạm súng lẻ tẻ với Cộng quân. Trận đáng kể nhất đã xảy ra tại Xóm Mới, Gò Vấp. Vào buổi trưa ngày 6 tháng 2/1968, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù chạm súng mạnh với một tiểu đoàn Cộng quân. Điạ điểm xảy ra trận đánh ở Trại Phù Đổng, một cây số về phía Đông Bắc trại Cổ Loa. Ở đầu trận đánh, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù đưa TĐ3ND và chi đội chiến xa mới được tăng phái dẫn đầu tiến thẳng vào khu Xóm Mới, đến khu Lạng Sơn và Xóm Dừa liền bị Cộng quân chận đánh bằng các loại súng nặng như thượng liên, đại liên và B-40 khiến một thiết vận xa M-113 bị bắn cháy và một chiến xa M- 41 bị hư hại.
Lúc này trực thăng đến dùng rocket bắn yểm trợ, vì vậy quân đội chánh phủ lên tinh thần và ồ ạt tiến quân càng lúc càng bám sát đối phương. Cộng quân vội vàng kéo cờ trắng đầu hàng, các binh sĩ Nhảy Dù ngưng nổ súng để đón rước. Cộng quân lợi dụng lúc quân đội chánh phủ không tiếp tục bắn, chúng tháo chạy, nhưng vòng vây quân đội đã xiết chặt. Kết quả trận đánh gồm 120 quân CS chết với 35 vũ khí bị tịch thu, phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa có 12 binh sĩ tử thương cùng 42 bị thương.
Vào ngày kế tiếp, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tiếp tục chạm địch mạnh tại vùng Thông Tây Hội phía Tây Bắc trại Cổ Loa. Tại đây có 60 Cộng quân bị bắn hạ, 30 vũ khí đủ loại bị tịch thu. Tại khu C, Cộng quân chận bắn Đại Đội 114 Nhảy Dù tại gốc đường Tổng Đốc Phương và Khổng Tử khi đơn vị này đến tăng cường cho khu D nhưng chúng bị tiêu diệt ngay.
Ngày 10/2/1968, tại mặt trận đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn, quân đội Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục mở rộng các cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tảo thanh vùng ven đô. Các lực lượng Cộng Sản chính quy xâm nhập và CS nằm vùng địa phương ... lần lượt bị đẩy ra xa đô thành.
Theo một bản ước tính, lực lượng Cộng Sản tính từ trước ngày mở cuộc tổng công kích 29 tháng 1/1968 được xác nhận vào khoảng 323,500 người. Số tổn thất của chúng được ước lượng trong thời gian TCK đến ngày 29/2/1968 là khoảng 45,000 người. Con số tổn thất này được phân loại như sau:
18,600 chết: gồm cán binh thuộc các đơn vị tác chiến
4,000 chết: gồm cán binh thuộc các cơ quan hậu cần
12,400 chết: gồm các thành phần du kích
5,000 chết: gồm các thành phần cán bộ chính trị
5,000 chết: gồm các thành phần phụ lực khác
Như thế, chỉ trong vòng một tháng chiến đấu, có 45,000 quân Cộng Sản đã bị tiêu diệt trong các cuộc phản công của các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.
Trừ số tổn thất từ ngày tổng công kích, quân số còn lại của CS tính cho đến ngày 29/2/1968 là: 110,600 cán binh tác chiến , 33,700 cán bộ tham mưu và chỉ huy hậu cần , 62,200 quân du kích (riêng rẻ) 79,000 cán bộ chính trị.
Ngày 11/3/1968 Cuộc hành quân "Quyết Thắng." gồm Khoảng 50,000 binh sĩ thuộc các đơn vị của 6 sư đoàn và 2 chiến đoàn Tổng trừ bị đã tham dự tại năm tỉnh quanh thủ đô Sài Gòn : Gia Định, Long An, Biên Hòa, Bình Dương và Hậu Nghĩa.
Phía Việt Nam Cộng Hòa,có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh, một chiến đoàn Nhảy Dù, một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một đơn vị Biệt Động Quân và một số Cảnh Sát.
Về phía Hoa Kỳ có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 9 và Sư Đoàn 25. Kết quả của chiến dịch này không thu hoạch như mong muốn vì chủ lực của Cộng Sản đã lẩn trốn để tránh né các cuộc chạm súng.
Các tin tức tình báo thu lượm được trong cuộc hành quân này cho biết phía Cộng Sản đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công mới vào QLVNCH quanh Sài Gòn - Gia Định.
6.00 giờ chiều ngày mồng 1 Tết (30/1/1968) Đô thành Sài Gòn được lệnh báo đông. Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù được lệnh tăng phái khẩn cấp cho Biệt Khu Thủ Đô một đại đội để giữ an ninh. ĐĐ15ND do Đại Úy La Trịnh Tường chỉ huy được chỉ định thi hành và đặt dưới quyền điều động của cục An Ninh Quân Đội.
Đại Đội 15 ND chia đơn vị ra thành 3 toán, một Trung Đội trấn giữ tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở đường Hồng Thập Tự, một Trung Đội giữ an ninh vòng đai cục An Ninh Quân Đội ở đường Mạc Đỉnh Chi và một Trung Đội trấn giữ trên lầu đài Phát Thanh Sài Gòn làm thành phần trừ bị cho một đơn vị Đại Đội Cảnh Sát Dã chiến và chỉ đặt một chốt chặn có 4 binh sĩ trên đường Phan Đình Phùng phía trái đài phát thanh. Đến nữa đêm, tình hình vẫn yên tĩnh .
Trong khi đó TĐ8ND chuẩn bị lên đường ra Đà Nẵng để hoán chuyển TĐ5ND về hậu cứ dưỡng quân và chỉnh trang đơn vị. Vì vậy 2 Đại Đội / TĐ8ND đã sẵn sàng với trang bị đầy đủ lúc nửa đêm có mặt tại bãi bốc Phi Trường Tân Sơn Nhất cạnh Trung Tâm Huấn Luyện Nhảy Dù chờ lên phi cơ.
Đến 1.00 giờ sáng, (ngày 31/1/1968) quân Cộng Sản (CS) khởi đầu tấn công vào cổng gác Nguyễn Du của Dinh Độc Lập bằng B-40 và hàng loạt AK-47. Cổng này nằm trên đường Nguyễn Du ngay góc đường Thủ Khoa Huân. CS dự tính bắn sập vọng gác này để vượt rào cản vào bên trong đặt chất nổ, toán Cảnh Sát Chi Tao Đàn liền nhào tới bắn trả đẩy chúng vào một cao ốc 5 tầng bỏ trống đang xây cất dở trên đường Thủ Khoa Huân và tiêu diệt.
Sau đó lệnh báo động được ban hành, cấm tất cả mọi xe cộ kể cả xe tuần tiểu xuất nhập vào các công thự quốc gia kể cả đài phát thanh. Đúng 2.55 giờ, một xe Quân cảnh Mỹ và một xe Simca dân sự đến dừng lại trước cổng đài phát thành và bất thần tấn công toán gác cổng. 3 Binh sĩ Nhảy Dù tử thương ngay tức khắc. Lực lượng Nhảy Dù phản ứng nhanh chóng, điều động toán ứng trực trên nóc đài phát thanh và Trung Đội tại cục ANQĐ phản công quyết liệt (Toán CSDC canh gát đã lặn mất ). Sau 2 giờ quần thảo, Trung Đội Nhảy Dù đã tiêu diệt 14 tên Cộng quân dự định đột nhập đài phát thanh để phát đi lời kêu gọi dân chúng hưởng ứng nổi dậy.
Vào khoảng 3 giờ 45 rạng ngày mồng 2 Tết, Đại Đội 1 của Tiểu Đoàn 269 CS xung phong vào Phi đạo Tân Sơn Nhất, tiền đồn OF 50-51 và OF 49-50. Bị phản công mạnh, Cộng quân bèn cắt hàng rào mở một đường nhỏ xuyên qua bãi mìn để đánh xuyên hông cố gấp rút thanh toán hai tiền đồn này. Sau khi nhổ xong hai tiền đồn này, CS bắt đầu dàn hàng ngang và di chuyển qua một bãi trống ở cuối phi đạo. Tại đây Cộng quân nhìn thấy rõ ràng một bãi đậu phi cơ đủ-loại ở cách đó chừng 600 mét. Lúc đó là 5 giờ 20 sáng.
Giữa lúc đó, hai chiến xa M-8 của lực lượng phòng thủ xuất hiện bắn cản đường. Hai Đại Đội / TĐ8ND (chờ lên phi cơ để không vận ra Đà Nẵng) được lệnh tăng phái trợ chiến cho BTL Không Đoàn 33 bảo vệ phi trường. Loạt súng phản công đầu tiên đã chận đứng toán CS khi chúng chỉ còn cách phi đạo khoảng 400 mét. Những nhóm cán binh CS hốt hoảng tìm chỗ ẩn nấp và bố trí nhưng không kiếm được một điểm tựa nào trong cánh đồng cỏ hoang này. Hai chiến xa M-8 dần dần tẻ qua hai bên rồi bắn chéo cạnh xe để nhường chính diện cho đơn vị Nhảy Dù phản công. Cộng quân đột nhiên bị dồn vào một vị thế bất lợi , chúng tháo lui và chạy vào cố thủ trong các tiền đồn đã chiếm được.
Khoảng 8.00 giờ sáng, một đoàn thiết vận xa của Hoa Kỳ từ Củ Chi về Saigon di chuyển ngang qua phía đầu phi đạo, bị CS bắn chận làm cháy hai chiếc. Các thiết vận xa đã phản công bắn đại bác ngay vào đồn OF 50-51 khiến Cộng quân phải rời khỏi khu vực phòng thủ và rút vào khu vực hãng dệt Vinatexco, sau đó lực lượng Nhảy Dù đã xung phong và chiếm lại các tiền đồn OF và bao vây Cộng quân trốn vào hãng dệt. Trong trận này có 162 Cộng quân bỏ thây. Một xe ủi đất đã được đem đến để đào một hố rộng để chôn tập trung .
Sáng mồng 2 Tết, các đơn vị Cộng quân mưu toan đánh úp các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa đã không thành công trong đêm trước. Cộng quân không đánh vào bất cứ một cơ quan nào của Hoa Kỳ. Và với các cánh quân nói trên, chúng hy vọng ở sự tiếp tay nổi dậy của dân chúng, cố gắng lan tràn vào các khu đông dân cư. Dân chúng thấy CS đến đâu, đều lũ lượt dắt díu nhau lánh cư vào trong thành phố.
Ngay trong đêm mồng 2, lực lượng phản công của chánh phủ được tung ra. Trong khi đó Tiểu Đoàn 8 Nhảy Dù chia quân làm hai cánh. Cánh thứ nhất gồm hai đại đội được phái tới giải tỏa cổng số 4 của Bộ Tổng Tham Mưu. Nhưng suốt ngày vẫn không giải quyết xong vì Cộng quân núp trong khu nhà bằng gạch của Trường Sinh Ngữ Quân Đội và bắn ra dữ dội. Cánh thứ hai với hai đại đội còn lại bảo vệ đầu phi đạo Tân Sơn Nhất ở Bà Quẹo và ngăn chận Cộng quân xâm nhập khu hãng dệt Vinatexco.
Vào buổi trưa, toàn bộ Tiểu Đoàn 6 Nhảy Dù từ Vũng Tàu được đưa về phi trường Tân Sơn Nhất chờ lệnh. Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân (BĐQ) với bốn tiểu đoàn (Tiểu Đoàn 30, 33, 34 và 38) đang trấn đóng vòng quanh khu bán nguyệt từ Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh đến Hốc Môn. Đêm hôm đó, Liên Đoàn 5 nhận được lệnh gửi ngay hai tiểu đoàn Biệt Động Quân về giải cứu thủ đô. Tiểu Đoàn 30 và 38 Biệt Động Quân lập tức đã tiến vào thành phố trước khi trời sáng. Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân đến khu vực Hàng Xanh Xa Lộ lúc 4 giờ sáng ngày mồng 2 Tết. Tại đây, các binh sĩ Mũ Nâu này đã chạm súng dữ dội với CS. Trong khi đó Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân xuất phát từ Nhà Bè vào 4 giờ sáng mồng 2 Tết đến giải tỏa khu Phú Thọ, Trần Quốc Toản.
Vào buổi chiều, đài phát thanh loan tin chiến sự tại khu Hàng Xanh cho biết quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã cầm chân một đơn vị CS. Một tin khác được loan đi vào hồi 17 giờ 00 yêu cầu dân chúng Bà Quẹo tránh xa khỏi hãng dệt Vinatexco, nơi Cộng quân đã bị TĐ8ND bao vây và dồn chúng vào khu vực này , quân đội sẽ oanh tạc vào đúng 18 giờ 00. Loa phóng thanh cũng kêu gọi toàn bộ lực lượng CS trong khu vực này ra đầu hàng. Hãng dệt Vinatexco sau đó đã bị oanh tạc thiêu rụi vào giờ ấn định trên. Quyết định oanh tạc được ban ra vì sợ Cộng quân lợi dụng đêm tối sắp đến để tăng cường thêm quân đánh vào phi trường Tân Sơn Nhất.
Sáng mồng 3 Tết ( 1/2/1968), tám tiểu đoàn tổng trừ bị đã có mặt tại đô thành. Các lực lượng này được phối trí để mở các cuộc phản kích như sau:
- Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù bảo vệ đài phát thanh và làm lực lượng trừ bị.
- Tiểu Đoàn 2 Thủy Quân Lục Chiến trách nhiệm giải tỏa cổng xe lửa số 2 (Gia Định).
- Tiểu Đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được điều động giải tỏa trại Cổ Loa và Phù Đổng.
- Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến chận đường rút lui của Cộng quân tại trại Cổ Loa.
- Tiểu Đoàn 30 Biệt Động Quân giải tỏa khu Hàng Xanh Xa Lộ.
- Tiểu Đoàn 38 Biệt Động Quân giải tỏa khu Phú Thọ, Bà Hạt.
- Tiểu Đoàn 6 và 8 Nhảy Dù giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo.
Cánh quân thứ hai của CS mãi tới 7 giờ 05 sáng ngày mồng 2 Tết mới bắt đầu đánh vào cổng số 4 Bộ Tổng Tham Mưu. Cộng quân lọt được vào cổng nhưng chỉ bám vào khu trường Sinh Ngữ Quân Đội không tiến sâu vào trong được.
Đến 09 giờ 00, 2 ĐĐ/TĐ8 Nhảy Dù đến tăng cường Bộ Tổng Tham Mưu. Lực lượng này với một vài thiết giáp M-41 mở cuộc phản công ở cổng số 4. Cộng quân nằm trong các công sự phòng thủ có sẵn, nấp theo các nhà cửa và từ các cao ốc tại đường Võ Di Nguy nối dài bắn vào khiến các binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa không thể tiến được. Một chiến xa M-41 bị B-40 bắn cháy, một số chiến sĩ Nhảy Dù bị thương. Cả ngày mồng 2 Cộng quân bám giữ khu cổng số 4. Trước cuộc phản công, các phi cơ trực thăng thay nhau xạ kích khu hành chánh của Đại Đội Tổng Hành Dinh, khu trường Sinh Ngữ Quân Đội, khu trường Tổng Quản Trị. Kế đó các đơn vị Nhảy Dù theo hướng từ cổng số 3 và cổng số 2 tiến lên. Trước hỏa lực mạnh mẽ của Nhảy Dù từ 2 mặt dàn rộng ra bắn vào, Cộng quân phải mở đường máu rút ra phía rào trốn vào đường Võ Di Nguy. Cuộc hành quân này hoàn tất lúc 10 giờ sáng.Cộng quân bỏ lại chiến địa 10 xác chết.
Trong ngày này, lực lượng Nhảy Dù đã hoàn tất nhiệm vụ giải tỏa cổng số 4 trại Trần Hưng Đạo ngay trong buổi sáng. Trực thăng võ trang đã phải oanh kích vào khu vực này gây thiệt hại về doanh trại cho Trường Sinh Ngữ Quân Đội, Trường Tổng Quản Trị, Trung Tâm Huấn Cụ và Thính Thị và một vài thiệt hại nhỏ cho các cơ sở khác kế cận. Cũng trong ngày hôm đó, các tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến chiếm lại được các trại Cổ Loa và Phù Đổng. Cả hai nơi này đều bị Cộng quân trấn giữ từ hôm xảy ra các trận đánh.
Trong ngày mồng 3 Tết, hoạt động của Cộng Sản trên toàn quốc có phần suy giảm tuy chúng vẫn bám sát được vào một vài thành phố như Sài Gòn , Huế, Ban Mê Thuột, Kontum, Mỹ Tho và Vĩnh Long. Còn tại các nơi, các phần tử CS thất tán trong các khu dân cư và đang bị tiêu diệt.
Ngày 5/2/1968 Chiến dịch Trần Hưng Đạo được khai sinh do Đại tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) đích thân điều khiển để cấp thời giải tỏa thủ đô và thanh toán địch.
Thiếu Tướng Trần Thanh Phong (Tham Mưu Trưởng Liên Quân) làm tham mưu trưởng chiến dịch. Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn là tham mưu phó.
Chiến dịch Trần Hưng Đạo bao gồm một địa bàn hoạt động gồm thủ-đô cùng các vùng ven-đô, và cuộc hành quân đại quy mô này đã được chia làm sáu khu vực trách nhiệm (đến ngày 9 tháng 2/1968 thêm một khu vực trách nhiệm khác được giao cho lực lượng Hoa Kỳ phụ trách) và chiến dịch này được chấm dứt vào ngày 17/2/1968.
1- Khu Vực Trách Nhiệm A do Thiếu Tướng Dư Quốc Đống (Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù) chỉ huy. Cuộc hành quân tảo thanh Cộng quân tại Khu A do hai chiến đoàn Nhảy Dù phụ trách. Đó là Chiến Đoàn 2 (với các Tiểu Đoàn 6 và 8) phụ trách khu vực Bà Quẹo, Phú Thọ Hòa, Bà Điểm, và Tân Phú. Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù (với Tiểu Đoàn 1 và 3 Nhảy Dù) phụ trách khu vực Cổ Loa, Xóm Mới, và Gò Vấp. Trong khi đó tại Bộ Chỉ Huy Khu A có Tiểu Đoàn Pháo Binh Nhảy Dù và Chi Đoàn 2/10 Thiết vận xa trấn đóng.
2- Khu Vực Trách Nhiệm B do Đại Tá Yên (Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến) chỉ huy. Khu B thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến gồm Chiến Đoàn "B", Tiểu Đoàn Pháo Binh (cũng trực thuộc Thủy Quân Lục Chiến) và Chi Đoàn 1/5 Chiến Xa phụ trách khu vực Gia Định, xa lộ, và Thủ Đức.
3- Khu Vực Trách Nhiệm C do Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia) chỉ huy. Khu C tương đối yên tĩnh . Trách nhiệm tảo thanh Cộng Sản được trao cho các đơn vị Cảnh Sát đô thành và Cảnh Sát Dã Chiến phụ trách.Cuộc hành quân tại khu này bao gồm các quận hành chánh 1, 2, 3, 4 và 5.
4- Khu Vực Trách Nhiệm D do Đại Tá Trần Văn Hai (Chỉ Huy Trưởng BCH/BĐQ) chỉ huy. Khu D thuộc vùng trách nhiệm của binh chủng Biệt Động Quân, gồm Liên Đoàn 5 (với 4 tiểu đoàn) được phân chia như sau: Tiểu Đoàn 33 phụ trách khu vực Bình Thới, Cầu Tre. Tiểu Đoàn 38 phụ trách khu vực Minh Phụng. Tiểu Đoàn 41 phụ trách khu vực Phú Định. Tiểu Đoàn 30 phụ trách khu vực Bình Đông. Các đơn vị Biệt Động Quân này phải hoạt động trên địa bàn của các quận hành chánh 6, 7 và 8. Ngoài các lực lượng trên, Bộ Chỉ Huy Khu D còn có Chi Đoàn 5/1 Thiết Quân Vận, một đại đội Giang Thuyền (hoạt động tại Quận 6) và một đại đội Trinh Sát của Biệt Động Quân.
5- Khu Vực Trách Nhiệm E do Chuẩn Tướng Ngô Dzu chỉ huy. Khu E thuộc khu vực trách nhiệm của các quân nhân phục vụ tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Các quân nhân này ngoài nhiệm vụ tham mưu được tổ chức thành đội ngũ để phụ trách phòng thủ trại Trần Hưng Đạo và bảo vệ các khu vực xung quanh trại này.
Ngoại trừ tiểu đoàn danh-dự liên quân, Đại Đội 1 Quân Cảnh và các chi đội chiến xa M- 41, thiết vận xa M-113 với Chi Đội V-100 được tăng cường đều là những thành phần chiến đấu đã có sẵn, tất cả các Phòng, Sở, Tổng cục ở trong trại Trần Hưng Đạo đều phải tham gia vào tổ chức chiến đấu này.
6- Khu Vực Trách Nhiệm F do lực lượng Hoa Kỳ phụ trách. Khu F thuộc vùng trách nhiệm của lực lượng Hoa Kỳ gồm khu vực Nam kinh đô và Tây Phú Thọ Hòa được tách ra khỏi Khu D kể từ ngày 9 tháng 2/1968. Trong khuôn khổ chiến dịch Trần Hưng Đạo còn có một lực lượng Hoa Kỳ đóng quân ở vòng ngoài thủ đô.
Ngày 6/2/1968 tại Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, lực lượng Nhảy Dù cũng chạm súng lẻ tẻ với Cộng quân. Trận đáng kể nhất đã xảy ra tại Xóm Mới, Gò Vấp. Vào buổi trưa ngày 6 tháng 2/1968, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù chạm súng mạnh với một tiểu đoàn Cộng quân. Điạ điểm xảy ra trận đánh ở Trại Phù Đổng, một cây số về phía Đông Bắc trại Cổ Loa. Ở đầu trận đánh, Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù đưa TĐ3ND và chi đội chiến xa mới được tăng phái dẫn đầu tiến thẳng vào khu Xóm Mới, đến khu Lạng Sơn và Xóm Dừa liền bị Cộng quân chận đánh bằng các loại súng nặng như thượng liên, đại liên và B-40 khiến một thiết vận xa M-113 bị bắn cháy và một chiến xa M- 41 bị hư hại.
Lúc này trực thăng đến dùng rocket bắn yểm trợ, vì vậy quân đội chánh phủ lên tinh thần và ồ ạt tiến quân càng lúc càng bám sát đối phương. Cộng quân vội vàng kéo cờ trắng đầu hàng, các binh sĩ Nhảy Dù ngưng nổ súng để đón rước. Cộng quân lợi dụng lúc quân đội chánh phủ không tiếp tục bắn, chúng tháo chạy, nhưng vòng vây quân đội đã xiết chặt. Kết quả trận đánh gồm 120 quân CS chết với 35 vũ khí bị tịch thu, phía quân đội Việt Nam Cộng Hòa có 12 binh sĩ tử thương cùng 42 bị thương.
Vào ngày kế tiếp, Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù tiếp tục chạm địch mạnh tại vùng Thông Tây Hội phía Tây Bắc trại Cổ Loa. Tại đây có 60 Cộng quân bị bắn hạ, 30 vũ khí đủ loại bị tịch thu. Tại khu C, Cộng quân chận bắn Đại Đội 114 Nhảy Dù tại gốc đường Tổng Đốc Phương và Khổng Tử khi đơn vị này đến tăng cường cho khu D nhưng chúng bị tiêu diệt ngay.
Ngày 10/2/1968, tại mặt trận đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn, quân đội Việt Nam Cộng Hòa tiếp tục mở rộng các cuộc lục soát trong nội thành và hành quân tảo thanh vùng ven đô. Các lực lượng Cộng Sản chính quy xâm nhập và CS nằm vùng địa phương ... lần lượt bị đẩy ra xa đô thành.
Theo một bản ước tính, lực lượng Cộng Sản tính từ trước ngày mở cuộc tổng công kích 29 tháng 1/1968 được xác nhận vào khoảng 323,500 người. Số tổn thất của chúng được ước lượng trong thời gian TCK đến ngày 29/2/1968 là khoảng 45,000 người. Con số tổn thất này được phân loại như sau:
18,600 chết: gồm cán binh thuộc các đơn vị tác chiến
4,000 chết: gồm cán binh thuộc các cơ quan hậu cần
12,400 chết: gồm các thành phần du kích
5,000 chết: gồm các thành phần cán bộ chính trị
5,000 chết: gồm các thành phần phụ lực khác
Như thế, chỉ trong vòng một tháng chiến đấu, có 45,000 quân Cộng Sản đã bị tiêu diệt trong các cuộc phản công của các lực lượng Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ.
Trừ số tổn thất từ ngày tổng công kích, quân số còn lại của CS tính cho đến ngày 29/2/1968 là: 110,600 cán binh tác chiến , 33,700 cán bộ tham mưu và chỉ huy hậu cần , 62,200 quân du kích (riêng rẻ) 79,000 cán bộ chính trị.
Ngày 11/3/1968 Cuộc hành quân "Quyết Thắng." gồm Khoảng 50,000 binh sĩ thuộc các đơn vị của 6 sư đoàn và 2 chiến đoàn Tổng trừ bị đã tham dự tại năm tỉnh quanh thủ đô Sài Gòn : Gia Định, Long An, Biên Hòa, Bình Dương và Hậu Nghĩa.
Phía Việt Nam Cộng Hòa,có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 và Sư Đoàn 25 Bộ Binh, một chiến đoàn Nhảy Dù, một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một đơn vị Biệt Động Quân và một số Cảnh Sát.
Về phía Hoa Kỳ có các đơn vị thuộc Sư Đoàn 9 và Sư Đoàn 25. Kết quả của chiến dịch này không thu hoạch như mong muốn vì chủ lực của Cộng Sản đã lẩn trốn để tránh né các cuộc chạm súng.
Các tin tức tình báo thu lượm được trong cuộc hành quân này cho biết phía Cộng Sản đang chuẩn bị phát động một cuộc tấn công mới vào QLVNCH quanh Sài Gòn - Gia Định.
Gửi ý kiến của bạn