HẠ MÊ KÔNG QUA THÁC KHONE .
Thác Khone là một thác nước trên sông Mê Kông nằm trong tỉnh Champasak của Nam Lào gần biên giới với Kampuchia.
Thác Khone là nguyên nhân chính gây trở ngại trên sông Mê Kông là không cho tàu thuyền qua lại thông một mạch từ khu vực ven biển thuộc Việt Nam vào sâu tới tận Trung quốc.
Thác nước này cao là 21 M (70 ft) bao gồm nhiều thác ghềnh nhỏ kéo dài trên 10 Km (6 dặm Anh) theo chiều dài sông. Lưu lượng trung bình của thác là gần 11.000 m3/s , tối đa lên tới trên 49.000 m3/s . Với chiều rộng 10,83 Km tổng cộng của nhiều luồng lạch, đây là thác nước rộng nhất trên thế giới .
Khu vực thác này có nhiều đảo nhỏ và luồng lạch, gọi chung là Si Phan Don (nghĩa là 4000 đảo), bao gồm hai phần chính là thác Khong Phapheng và thác Somphamit.
Thác nước này là nơi sinh sống của cá tra dầu, một loài cá da trơn được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Cá tra dầu có thể đạt tới kích thước 3 m (10 ft) và cân nặng tới 293 kg . Cá bám đá Hemimyzon khonensis được biết đến từ một mẫu vật duy nhất được thu thập ở sông Mekong tại thác Khone.
Vào cuối thế kỷ 19 người Pháp đã có một số cố gắng cho tàu thuyền vượt qua thác nước này nhưng đã thất bại.
Tonlé Sap hay Biển Hồ Kampuchia là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Kampuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á .
Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn" nhưng thông thường được dịch là "Hồ Lớn" trong các ngôn ngữ khác; "Biển Hồ" là cách gọi của người Việt chỉ tầm vóc rộng lớn của hồ nước này không thấy bến bờ.
Thường thì vào mùa khô từ Tháng 11 đến Tháng 5 hồ khá hẹp và nông, tầm sâu chỉ khoảng 1 m với diện tích 10.000 Km². Vào mùa mưa bắt đầu từ Tháng 6, thay vì sông Tonle Sap rút nước từ hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ thành 16.000 Km². Với lượng nước đó, hồ có thể sâu đến 9 m, làm ngập lụt đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Đến Tháng 10 thì nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông.
Vì địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng 2 lần mỗi năm hồ Tonle Sap là một trong những hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Phù sa cùng chất bổ từ hạ lưu bồi bổ lòng hồ nên Tonle Sap có sản lượng cá lớn đáng kể trên thế giới. Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Kampuchia.
Có nguồn cho rằng vì lượng phù sa đổ vào hồ, Tonle đang bị lấp cạn dần. Tuy nhiên , cũng có nghiên cứu phản biện .
Cũng vì hồ Tonle Sap điều tiết mà hạ lưu sông Mê Kông bớt nạn lũ lụt vào mùa mưa, và ngược lại vào mùa khô khoảng 50% lượng nước sông ở châu thổ sông Cửu Long là do hồ Tonle Sap bù vào.
ANH HÙNG ĐẠI VIỆT THU PHỤC HẠ MÊ KÔNG - TRẤN TÂY THÀNH DANH TƯỚNG TRƯƠNG MINH GIẢNG .
Trương Minh Giảng, sinh ở Bình Dương, thuộc trấn Gia Định. Đỗ cử nhân năm 1819, được bổ nhiều chức vụ, sau lên ch ức Thượng thư bộ Hộ. Ông là người văn võ song tài. Lúc Lê Văn Khôi nổi loạn ở Gia Định, vua Minh Mạng sai ông và tướng Phan Văn Thúy mang quân vào dẹp loạn. Sau đó, ông cầm quân đánh với quân Xiêm xâm nhập nước ta ở mặt trận Hà Tiên theo đường thủy và Châu Đốc và An Giang qua ngã Chân Lạp (Cao Miên). Lúc bấy giờ Xiêm đã chiếm đóng và cai trị Chân Lạp.
Ở mặt trận An Giang, tại sông Cổ Cắng Trương Minh Giảng và Nguyễn Văn Xuân đại phá quân Xiêm. Thắng thế tiến thẳng lên Nam Vang ( Phnom Penh), đưa vua nước nầy là Nặc Ông Chân về nước. Sau đó, Trương Minh Giảng cho lập đồn ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp. Khi Nặc Ông Chân mất (1843), Trương Minh Giảng xin lập người con gái của Ông Chân là Ang Mey, tục gọi là Ngọc Văn công chúa lên làm Quận Chúa, rồi đổi nước Chân Lạp ra Trấn Tây Thành, chia làm 34 phủ huyện và cắt đặt người lo việc chính trị, kinh lý, thanh sát các việc buôn bán, đo ruộng đất và đặt các thứ thuế đinh, điền, thuyền bè… Không bao lâu, dân Chân Lạp nổi loạn dưới sự lãnh đạo của em Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn, quan quân địa phương đánh mãi mà không dẹp nổi. Khi vua Minh Mạng mất, vua Thiệu Trị lên nối ngôi, sau một thời gian có nhiều khó khăn qua sự nổi dậy và chống đối của dân Chân Lạp mà Trấn Tây Tướng Quân (Trương Minh Giảng) không dập tắt được, một số triều thần tâu trình vua Thiệu Trị bỏ đất Trấn Tây, cho lệnh rút quân về An Giang. Năm 1841, Trương Minh Giảng về An Giang buồn phiền vì không giữ được thành Trấn Tây nên sinh bệnh rồi mất. Thật ra đây không phải là lỗi của ông mà vua Minh Mạng mới là người chịu trách nhiệm chính qua chính sách thật sai lầm, thiếu sáng suốt là thôn tính, xác nhập Chân Lạp vào Việt Nam. Một di sản để lại nhiều hệ quả ngoại giao tai hại sau này mà người Chân Lạp không quên cho đến ngày nay.
Có rất ít thông tin về Thành Tín hầu Trương Minh Thành là người cha ruột , nhưng tiểu sử của Trương Minh Giảng thì… dài dằng dặc. Ông người làng Hạnh Thông, H.Bình Dương, tỉnh Gia Định. Trương Minh Giảng được đánh giá là người văn võ song toàn, công thần bậc nhất của nhà Nguyễn, vừa là võ tướng vừa là sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Ông đỗ cử nhân năm 1819 và chỉ hơn 10 năm sau đã thăng tiến đến chức Thượng thư Bộ Hộ.
Năm 1833, Trương Minh Giảng được vua Minh Mạng sai đem quân dẹp loạn Lê Văn Khôi, mãi 2 năm sau mới hạ được thành Phiên An (tức thành Gia Định). Tuy nhiên, trước đó Lê Văn Khôi đã cầu viện với Xiêm La (Thái Lan ngày nay) nên vua Xiêm sai quân thủy bộ chia làm 5 đạo nhất loạt tiến đánh Hà Tiên, Nam Vang, Cam Lộ, Cam Cát và Trấn Ninh. Minh Mạng cấp tốc điều động các tướng chỉ huy bảo vệ cả 5 mặt trận. Trương Minh Giảng cùng Nguyễn Xuân đẩy lui được quân Xiêm, nên được vua ban thưởng phong tước Bình Thành nam. Thừa thắng, Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân phối hợp cùng quân của Lê Đại Cang (đang chiến đấu ở mặt trận Nam Vang) tấn công giặc, quân Xiêm thất trận phải bỏ Nam Vang, rút tàn quân chạy về nước, giúp Chân Lạp thu phục lại thành Nam Vang (Phnom Penh bây giờ). Nhờ chiến công này, Trương Minh Giảng được gia phong tước Bình Thành bá. Sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu ghi: “Vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua nghe tấu chương của Trương Minh Giảng, lập đất Cao Miên thành quận huyện của Đại Nam, đặt tên là Trấn Tây thành”. Vua phong Trương Minh Giảng chức Tướng quân kiêm chức Bảo hộ Cao Miên và phong Lê Đại Cang làm Trấn Tây Tham tán đại thần cùng lo việc trấn thủ. Năm 1838, do công lao trấn giữ Trấn Tây thành, khi triều đình dựng bia ghi công võ tướng, tên ông được khắc hàng đầu trong Võ miếu ở kinh đô Huế.
Do tình hình Trấn Tây (gồm vài tỉnh đông nam Cao Miên, phía dưới Biển Hồ, Phnom Penh, Kandal, Takeo, Prey Veng) không yên vì gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của người bản xứ, năm 1841, vua Thiệu Trị quyết định rút bỏ Trấn Tây thành (tức thủ đô Nam Vang ngày nay) và toàn bộ Trấn Tây. Trương Minh Giảng theo lệnh rút quân về trấn thủ An Giang.
Tháng 7 năm Tân Sửu (1841), Trương Minh Giảng bệnh và qua đời tại An Giang.
Phong trào Phản Thanh Phục Minh - Thiên Địa Hội và những Hư Cấu ,Vô Lý, Hão Huyền trong Công Cuộc Khai Phá Đất Phương Nam .
Phản Thanh phục Minh (giản thể: 反淸复明; phồn thể: 反淸復明; bính âm: fǎn Qīng fù Míng) cũng ghi trên hiệu kỳ của Thiên Địa hội là 反㳉復汨 (vẫn đọc là phản Thanh phục Minh), là một phong trào diễn ra chủ yếu ở Trung quốc nhằm phản kháng, chống lại sự cai trị của người Mãn Châu (Nữ Chân) ở thời Nhà Thanh (1636–1912) và khôi phục lại giang sơn Nhà Minh (1368-1662/1683) về tay người Hán. Họ cho rằng người Mãn là tộc người man di và cáo buộc Nhà Thanh phá hủy văn hóa Hán truyền thống khi bắt người Hán phải cạo trọc nửa đầu, tết tóc đuôi sam giống như người Mãn. Họ đổ lỗi cho Nhà Thanh đã làm cho Trung quốc từ vị trí siêu cường quốc hàng đầu thế giới bị biến thành một đất nước nghèo nàn, lạc hậu. Nhà Thanh bị sụp đổ sau 1 cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do người Hán lãnh đạo (Cách mạng Tân Hợi 1911) vào năm 1912.
Tận trung với nhà Minh vào đầu triều Thanh .
Dưới sự lãnh đạo của Mễ Lai Nhân và Đinh Quốc Đống, những người Hồi trung thành với nhà Minh đã chiến đấu chống lại nhà Thanh nhằm khôi phục ngai vị của một Hoàng tử Nhà Minh trong giai đoạn từ năm 1646 - 1650. Khi Nhà Thanh xâm lược Đại Minh năm 1644, những người Hồi tận trung với triều Minh ở Cam Túc do Mễ Lai Nhân và Đinh Quốc Đống lãnh đạo đã dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa năm 1646 chống lại triều Thanh nhằm đánh đuổi Nhà Thanh và đưa Hoàng tử Nhà Minh là Diên Tràng Chu Thế Xuyên lên ngôi Hoàng đế.
Thiên Địa hội, (tiếng Hoa: 天地會) (còn gọi là Hồng Hoa Hội sau này vào thời Càn Long) là một hội kín bắt nguồn từ Trung Hoa vào thời Khang Hi với mục đích phản Thanh phục Minh. Thiên Địa hội còn được gọi là Hồng môn hay Tam Điểm hội, tuy vậy một số tổ chức tội phạm cũng có tên Hồng môn.
Khi người Anh đến cai trị Hồng Kông, tất cả các tổ chức xã hội bí mật của Trung quốc đều bị coi là những mối đe dọa và bị gộp chung với Hội Tam Hoàng mặc dù Hồng môn có bản chất khác với các nhóm tội phạm khác. Tên "Hội Tam Hoàng" bắt nguồn từ "Thiên Địa Hội". Do đó, Thiên Địa hội bị cấm và gây tranh cãi ở Hồng Kông.
Tại Việt Nam, Lý Văn Nam và Lê Khắc Thọ được biết đến là 2 lãnh đạo của tổ chức Tam Điểm Hội.
Dư đảng tàn binh của Thiên Địa Hội bị quân triều Mãn Thanh đánh bại truy nã ... buộc phải xuống thuyền chạy theo Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch xuống phía nam và cập vào bến Hội An (Quảng Nam - Đại Việt) , xin quy phục phò tá chúa Nguyễn và nhận sự điều động của chúa Nguyễn Phúc Khoát vô Nam kết hợp với dân Việt trên đường Nam Tiến trước đó , nhằm sát nhập và khai phá vùng đất phía Nam vào lãnh thổ Đại Việt - Đàng Trong .
Dân tộc Việt Nam là những người đi tiên khởi , đã mở đầu cho công cuộc khai phá đất phương Nam , lưu vực giữa sông Đồng Nai - Vàm Cỏ - Cửu Long . Bước chân Nam Tiến đầu tiên từ đời vua Lê Đại Hành ...và tiếp theo là các triều đại Lý ; Trần ; Hậu Lê ; Nguyễn là những bước chân in dấu người Việt Nam .
Các nhóm Phản Thanh Phục Minh hay Thiên Địa Hội , Nghĩa Hoà Đoàn ... chỉ là những nhóm gốc Hoa bước theo sau dân Việt ,khi bọn họ quy phục chúa Nguyễn ở Đàng Trong .
Tự nhận & xưng danh Thiên Địa Hội gốc Hoa đóng vai trò tiên phong khai phá đất phương Nam là một sự Hư Cấu Hão Huyền Phi Thực ... cần loại bỏ .
Thác Khone là một thác nước trên sông Mê Kông nằm trong tỉnh Champasak của Nam Lào gần biên giới với Kampuchia.
Thác Khone là nguyên nhân chính gây trở ngại trên sông Mê Kông là không cho tàu thuyền qua lại thông một mạch từ khu vực ven biển thuộc Việt Nam vào sâu tới tận Trung quốc.
Thác nước này cao là 21 M (70 ft) bao gồm nhiều thác ghềnh nhỏ kéo dài trên 10 Km (6 dặm Anh) theo chiều dài sông. Lưu lượng trung bình của thác là gần 11.000 m3/s , tối đa lên tới trên 49.000 m3/s . Với chiều rộng 10,83 Km tổng cộng của nhiều luồng lạch, đây là thác nước rộng nhất trên thế giới .
Khu vực thác này có nhiều đảo nhỏ và luồng lạch, gọi chung là Si Phan Don (nghĩa là 4000 đảo), bao gồm hai phần chính là thác Khong Phapheng và thác Somphamit.
Thác nước này là nơi sinh sống của cá tra dầu, một loài cá da trơn được coi là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới. Cá tra dầu có thể đạt tới kích thước 3 m (10 ft) và cân nặng tới 293 kg . Cá bám đá Hemimyzon khonensis được biết đến từ một mẫu vật duy nhất được thu thập ở sông Mekong tại thác Khone.
Vào cuối thế kỷ 19 người Pháp đã có một số cố gắng cho tàu thuyền vượt qua thác nước này nhưng đã thất bại.
Tonlé Sap hay Biển Hồ Kampuchia là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Kampuchia. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á .
Tonlé Sap có nghĩa là "sông nước ngọt lớn" nhưng thông thường được dịch là "Hồ Lớn" trong các ngôn ngữ khác; "Biển Hồ" là cách gọi của người Việt chỉ tầm vóc rộng lớn của hồ nước này không thấy bến bờ.
Thường thì vào mùa khô từ Tháng 11 đến Tháng 5 hồ khá hẹp và nông, tầm sâu chỉ khoảng 1 m với diện tích 10.000 Km². Vào mùa mưa bắt đầu từ Tháng 6, thay vì sông Tonle Sap rút nước từ hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ thành 16.000 Km². Với lượng nước đó, hồ có thể sâu đến 9 m, làm ngập lụt đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Đến Tháng 10 thì nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông.
Vì địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng 2 lần mỗi năm hồ Tonle Sap là một trong những hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Phù sa cùng chất bổ từ hạ lưu bồi bổ lòng hồ nên Tonle Sap có sản lượng cá lớn đáng kể trên thế giới. Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Kampuchia.
Có nguồn cho rằng vì lượng phù sa đổ vào hồ, Tonle đang bị lấp cạn dần. Tuy nhiên , cũng có nghiên cứu phản biện .
Cũng vì hồ Tonle Sap điều tiết mà hạ lưu sông Mê Kông bớt nạn lũ lụt vào mùa mưa, và ngược lại vào mùa khô khoảng 50% lượng nước sông ở châu thổ sông Cửu Long là do hồ Tonle Sap bù vào.
ANH HÙNG ĐẠI VIỆT THU PHỤC HẠ MÊ KÔNG - TRẤN TÂY THÀNH DANH TƯỚNG TRƯƠNG MINH GIẢNG .
Trương Minh Giảng, sinh ở Bình Dương, thuộc trấn Gia Định. Đỗ cử nhân năm 1819, được bổ nhiều chức vụ, sau lên ch ức Thượng thư bộ Hộ. Ông là người văn võ song tài. Lúc Lê Văn Khôi nổi loạn ở Gia Định, vua Minh Mạng sai ông và tướng Phan Văn Thúy mang quân vào dẹp loạn. Sau đó, ông cầm quân đánh với quân Xiêm xâm nhập nước ta ở mặt trận Hà Tiên theo đường thủy và Châu Đốc và An Giang qua ngã Chân Lạp (Cao Miên). Lúc bấy giờ Xiêm đã chiếm đóng và cai trị Chân Lạp.
Ở mặt trận An Giang, tại sông Cổ Cắng Trương Minh Giảng và Nguyễn Văn Xuân đại phá quân Xiêm. Thắng thế tiến thẳng lên Nam Vang ( Phnom Penh), đưa vua nước nầy là Nặc Ông Chân về nước. Sau đó, Trương Minh Giảng cho lập đồn ở gần Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp. Khi Nặc Ông Chân mất (1843), Trương Minh Giảng xin lập người con gái của Ông Chân là Ang Mey, tục gọi là Ngọc Văn công chúa lên làm Quận Chúa, rồi đổi nước Chân Lạp ra Trấn Tây Thành, chia làm 34 phủ huyện và cắt đặt người lo việc chính trị, kinh lý, thanh sát các việc buôn bán, đo ruộng đất và đặt các thứ thuế đinh, điền, thuyền bè… Không bao lâu, dân Chân Lạp nổi loạn dưới sự lãnh đạo của em Nặc Ông Chân là Nặc Ông Đôn, quan quân địa phương đánh mãi mà không dẹp nổi. Khi vua Minh Mạng mất, vua Thiệu Trị lên nối ngôi, sau một thời gian có nhiều khó khăn qua sự nổi dậy và chống đối của dân Chân Lạp mà Trấn Tây Tướng Quân (Trương Minh Giảng) không dập tắt được, một số triều thần tâu trình vua Thiệu Trị bỏ đất Trấn Tây, cho lệnh rút quân về An Giang. Năm 1841, Trương Minh Giảng về An Giang buồn phiền vì không giữ được thành Trấn Tây nên sinh bệnh rồi mất. Thật ra đây không phải là lỗi của ông mà vua Minh Mạng mới là người chịu trách nhiệm chính qua chính sách thật sai lầm, thiếu sáng suốt là thôn tính, xác nhập Chân Lạp vào Việt Nam. Một di sản để lại nhiều hệ quả ngoại giao tai hại sau này mà người Chân Lạp không quên cho đến ngày nay.
Có rất ít thông tin về Thành Tín hầu Trương Minh Thành là người cha ruột , nhưng tiểu sử của Trương Minh Giảng thì… dài dằng dặc. Ông người làng Hạnh Thông, H.Bình Dương, tỉnh Gia Định. Trương Minh Giảng được đánh giá là người văn võ song toàn, công thần bậc nhất của nhà Nguyễn, vừa là võ tướng vừa là sử gia, từng giữ chức Tổng tài Quốc sử quán. Ông đỗ cử nhân năm 1819 và chỉ hơn 10 năm sau đã thăng tiến đến chức Thượng thư Bộ Hộ.
Năm 1833, Trương Minh Giảng được vua Minh Mạng sai đem quân dẹp loạn Lê Văn Khôi, mãi 2 năm sau mới hạ được thành Phiên An (tức thành Gia Định). Tuy nhiên, trước đó Lê Văn Khôi đã cầu viện với Xiêm La (Thái Lan ngày nay) nên vua Xiêm sai quân thủy bộ chia làm 5 đạo nhất loạt tiến đánh Hà Tiên, Nam Vang, Cam Lộ, Cam Cát và Trấn Ninh. Minh Mạng cấp tốc điều động các tướng chỉ huy bảo vệ cả 5 mặt trận. Trương Minh Giảng cùng Nguyễn Xuân đẩy lui được quân Xiêm, nên được vua ban thưởng phong tước Bình Thành nam. Thừa thắng, Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân phối hợp cùng quân của Lê Đại Cang (đang chiến đấu ở mặt trận Nam Vang) tấn công giặc, quân Xiêm thất trận phải bỏ Nam Vang, rút tàn quân chạy về nước, giúp Chân Lạp thu phục lại thành Nam Vang (Phnom Penh bây giờ). Nhờ chiến công này, Trương Minh Giảng được gia phong tước Bình Thành bá. Sách Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu ghi: “Vào năm Minh Mạng thứ 17 (1836), nhà vua nghe tấu chương của Trương Minh Giảng, lập đất Cao Miên thành quận huyện của Đại Nam, đặt tên là Trấn Tây thành”. Vua phong Trương Minh Giảng chức Tướng quân kiêm chức Bảo hộ Cao Miên và phong Lê Đại Cang làm Trấn Tây Tham tán đại thần cùng lo việc trấn thủ. Năm 1838, do công lao trấn giữ Trấn Tây thành, khi triều đình dựng bia ghi công võ tướng, tên ông được khắc hàng đầu trong Võ miếu ở kinh đô Huế.
Do tình hình Trấn Tây (gồm vài tỉnh đông nam Cao Miên, phía dưới Biển Hồ, Phnom Penh, Kandal, Takeo, Prey Veng) không yên vì gặp phải sự chống đối mạnh mẽ của người bản xứ, năm 1841, vua Thiệu Trị quyết định rút bỏ Trấn Tây thành (tức thủ đô Nam Vang ngày nay) và toàn bộ Trấn Tây. Trương Minh Giảng theo lệnh rút quân về trấn thủ An Giang.
Tháng 7 năm Tân Sửu (1841), Trương Minh Giảng bệnh và qua đời tại An Giang.
Phong trào Phản Thanh Phục Minh - Thiên Địa Hội và những Hư Cấu ,Vô Lý, Hão Huyền trong Công Cuộc Khai Phá Đất Phương Nam .
Phản Thanh phục Minh (giản thể: 反淸复明; phồn thể: 反淸復明; bính âm: fǎn Qīng fù Míng) cũng ghi trên hiệu kỳ của Thiên Địa hội là 反㳉復汨 (vẫn đọc là phản Thanh phục Minh), là một phong trào diễn ra chủ yếu ở Trung quốc nhằm phản kháng, chống lại sự cai trị của người Mãn Châu (Nữ Chân) ở thời Nhà Thanh (1636–1912) và khôi phục lại giang sơn Nhà Minh (1368-1662/1683) về tay người Hán. Họ cho rằng người Mãn là tộc người man di và cáo buộc Nhà Thanh phá hủy văn hóa Hán truyền thống khi bắt người Hán phải cạo trọc nửa đầu, tết tóc đuôi sam giống như người Mãn. Họ đổ lỗi cho Nhà Thanh đã làm cho Trung quốc từ vị trí siêu cường quốc hàng đầu thế giới bị biến thành một đất nước nghèo nàn, lạc hậu. Nhà Thanh bị sụp đổ sau 1 cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân do người Hán lãnh đạo (Cách mạng Tân Hợi 1911) vào năm 1912.
Tận trung với nhà Minh vào đầu triều Thanh .
Dưới sự lãnh đạo của Mễ Lai Nhân và Đinh Quốc Đống, những người Hồi trung thành với nhà Minh đã chiến đấu chống lại nhà Thanh nhằm khôi phục ngai vị của một Hoàng tử Nhà Minh trong giai đoạn từ năm 1646 - 1650. Khi Nhà Thanh xâm lược Đại Minh năm 1644, những người Hồi tận trung với triều Minh ở Cam Túc do Mễ Lai Nhân và Đinh Quốc Đống lãnh đạo đã dẫn đầu một cuộc khởi nghĩa năm 1646 chống lại triều Thanh nhằm đánh đuổi Nhà Thanh và đưa Hoàng tử Nhà Minh là Diên Tràng Chu Thế Xuyên lên ngôi Hoàng đế.
Thiên Địa hội, (tiếng Hoa: 天地會) (còn gọi là Hồng Hoa Hội sau này vào thời Càn Long) là một hội kín bắt nguồn từ Trung Hoa vào thời Khang Hi với mục đích phản Thanh phục Minh. Thiên Địa hội còn được gọi là Hồng môn hay Tam Điểm hội, tuy vậy một số tổ chức tội phạm cũng có tên Hồng môn.
Khi người Anh đến cai trị Hồng Kông, tất cả các tổ chức xã hội bí mật của Trung quốc đều bị coi là những mối đe dọa và bị gộp chung với Hội Tam Hoàng mặc dù Hồng môn có bản chất khác với các nhóm tội phạm khác. Tên "Hội Tam Hoàng" bắt nguồn từ "Thiên Địa Hội". Do đó, Thiên Địa hội bị cấm và gây tranh cãi ở Hồng Kông.
Tại Việt Nam, Lý Văn Nam và Lê Khắc Thọ được biết đến là 2 lãnh đạo của tổ chức Tam Điểm Hội.
Dư đảng tàn binh của Thiên Địa Hội bị quân triều Mãn Thanh đánh bại truy nã ... buộc phải xuống thuyền chạy theo Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch xuống phía nam và cập vào bến Hội An (Quảng Nam - Đại Việt) , xin quy phục phò tá chúa Nguyễn và nhận sự điều động của chúa Nguyễn Phúc Khoát vô Nam kết hợp với dân Việt trên đường Nam Tiến trước đó , nhằm sát nhập và khai phá vùng đất phía Nam vào lãnh thổ Đại Việt - Đàng Trong .
Dân tộc Việt Nam là những người đi tiên khởi , đã mở đầu cho công cuộc khai phá đất phương Nam , lưu vực giữa sông Đồng Nai - Vàm Cỏ - Cửu Long . Bước chân Nam Tiến đầu tiên từ đời vua Lê Đại Hành ...và tiếp theo là các triều đại Lý ; Trần ; Hậu Lê ; Nguyễn là những bước chân in dấu người Việt Nam .
Các nhóm Phản Thanh Phục Minh hay Thiên Địa Hội , Nghĩa Hoà Đoàn ... chỉ là những nhóm gốc Hoa bước theo sau dân Việt ,khi bọn họ quy phục chúa Nguyễn ở Đàng Trong .
Tự nhận & xưng danh Thiên Địa Hội gốc Hoa đóng vai trò tiên phong khai phá đất phương Nam là một sự Hư Cấu Hão Huyền Phi Thực ... cần loại bỏ .
Gửi ý kiến của bạn