SÔNG NÚI NƯỚC NAM - ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT : SÔNG CỬU LONG (MEKONG RIVER) - DÒNG SÔNG XUYÊN BIÊN GIỚI QUA BÁN ĐẢO ĐÔNG DƯƠNG . (Phần 3 of 5)

10 Tháng Chín 202311:24 SA(Xem: 78)
Theo phân chia Địa lý ... thượng nguồn sông Mê Kông trên cao nguyên Tây Tạng chảy về phía nam cho đến đoạn sông Mê Kông xuyên qua khu vực Tam Giác Vàng gọi là Thượng Mê Kông và phần phía dưới tiếp theo ra tới biển Đông (Việt Nam) được gọi là Hạ Mê Kông .
HẠ MÊ KÔNG .
Sông Mê Kông tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan, trước khi dòng chảy chạy vào đất Lào ở tỉnh Bokeo. Người Lào và người Thái gọi sông với tên Mènam Khong (Mè là mẹ, nam là sông, tức "sông mẹ", tựa như "sông cái" theo thói quen gọi sông lớn của người Việt cổ), và là nguồn của tên quốc tế "Mekong" hiện nay . Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung.
Khoảng sông Mê Kông ở Lào đặc trưng bởi các hẻm núi sâu, các dòng chảy xiết và những vũng nước nông khoảng nửa mét vào mùa khô. Sau khi tiếp nhận dòng Nam Ou từ Phongsaly chảy đến ở Pak Ou phía trên Luang Prabang dòng sông mở rộng ra, ở đó nó có thể rộng tới 4 km và sâu tới 100 mét, mặc dù dòng chảy của nó vẫn rất trái ngược nhau.
Sau đó Mekong lại tạo thành biên giới của Lào và Thái Lan trong đoạn chảy qua Viêng Chăn đến tỉnh Champasack.
Từ phía đông thì có dòng Se Bangfai đổ vào sông Mekong ở ranh giới tỉnh Savannakhet với Khammouan, và dòng Se Banghiang đổ vào ở Muang Songkhone, Savannakhet.
Từ phía Thái Lan thì có phụ lưu bên bờ phải là Mènam Mun dài 750 km, đổ vào tại Khong Chiam thuộc Ubon Ratchathani, Thái Lan.
Sau đó lại là một đoạn ngắn chảy trên đất Lào, với một phụ lưu bờ trái là dòng Xe Don đổ vào ở Pak Se. Ở cực nam Lào tại tỉnh Champasack, nó bao gồm cả khu vực Si Phan Don (bốn ngàn đảo) phía trên thác Khone gần biên giới Campuchia. Thác nước này dài 15 km, cao 18 m khá hùng vĩ .
Di tích đền cổ Wat Phou (hoặc Wat Phu; tiếng Lào: ວັດພູ [wāt pʰúː] đền thờ-núi) là tàn tích tổ hợp đền thờ Khmer Hindu nằm ở miền nam Lào ... trước thế kỷ 13 , khu vực này là nơi xuất xứ của dân Khmer cổ hay Kampuchia - Cao Miên bây giờ . Nó nằm dưới chân núi Phou Khao thuộc tỉnh Champasak, cách 6 kilômét (3,7 miles) từ sông Mê Kông. Bao bọc xung quanh di tích này là 4.000 hòn đảo lớn nhỏ trên sông Mekong mang tên Siphandone (Siphan = 4.000, done = đảo hay thác Khone). Tại đây còn nhiều dấu tích văn minh cổ với các lâu đài bằng sa thạch, các chùa chiền thờ Phật giáo Nam tông.
Quần thể này có một ngôi đền từ thế kỷ 5 nhưng các cấu trúc còn sót lại thì có niên đại từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13. Ngôi đền có kết cấu độc đáo dẫn đến một điện thờ, nơi có một linga tắm trong nước từ một dòng suối trên núi chảy xuống. Địa điểm này sau này trở thành một trung tâm thờ cúng của Thượng tọa bộ mà ngày nay vẫn còn lại.
Wat Phou nằm dưới chân của một núi thiêng gọi là Phou Kao (Núi Voi). Theo các nhà sử học, Wat Phou là đền thờ xưa nhất... từng là trung tâm của đạo Hindu, thờ thần Shiva. Đến thế kỷ 13, Wat Phou trở thành đền thờ Phật và tồn tại cho đến ngày nay, trở thành một trong những nơi lưu giữ các giá trị về lịch sử và văn hóa Khmer .
Truyền thuyết và lịch sử xác định đó là đền thờ Thần Badhecvara, được xây dựng từ thế kỷ thứ V và thứ VII... Nơi đây còn có thành Crethapura, kinh đô đầu tiên của vương quốc Chân Lạp (ChenLa - Khmer - Kampuchia) . Các nhà khảo cổ học luận giải rằng, thời kỳ đó đã từng tồn tại một con đường nối Wat Phou với kinh đô Angkor (Angkor Wat-Angkor Thom), cách đó khoảng 100 km phía Tây nam thuộc lãnh thổ Kampuchia (Cao Miên) .
Ban đầu là ngôi đền núi, về sau, khi Phật giáo phát triển thì Wat Phou được trùng tu, biến đổi thành một ngôi chùa thờ Phật. Từ thế kỷ XI, ngọn núi với dòng suối thiêng phía sau ngôi chùa là trung tâm thờ phụng và thiền định của các tu sĩ. Các nghi lễ tế thần hàng năm được tổ chức ở những đền thờ dưới chân núi. Tục truyền, mỗi năm một lần, vào ban đêm Quốc vương Chân Lạp (ChenLa-Khmer-Kampuchia) vượt qua những sườn núi hiểm trở, đột nhập vào trong đền, nơi có lính canh giữ, hạ sát một nhân mạng hiến tế Thần để cầu mong cho đất nước được bình yên và thịnh vượng . Sau này, Phìa Kumantha, người tạo lập Wat Phou tiếp tục duy trì tập tục bằng việc đích thân mình hạ sát một đôi nam nữ trinh trắng để hiến tế Thần. Về sau tục hiến tế nhân mạng được thay thế bằng hiến tế trâu. Lễ hiến tế ở Wat Phou cũng đồng thời là lễ hội cầu mưa của dân địa phương.

NHỮNG TRẬN CHIẾN THỜI XA XƯA GIỮA KHMER (CHÂN LẠP-CHENLA) VỚI ĐẠI VIỆT (VIỆT NAM).
Tháng 01/1137, tướng Phá Tô Lăng của Chân Lạp đến cướp châu Nghệ An-Đại Việt , bị Thái uý Lý Công Bình đánh bại .
Nhận lãnh ba thất bại liên tiếp, vua Chân Lạp Suryavarman II đành trút giận lên đồng minh Chiêm Thành tội nghiệp.
Theo Georges Maspero, vị vua Khmer-Chân Lạp lúc này không vui vẻ gì, đã trút hết mong muốn chinh phạt lên vua Chiêm Jaya Indravarman III. Vào 1145, Suryavarman II xâm chiếm Chiêm Thành và làm chủ kinh thành Vijaya-Đồ Bàn tỉnh Bình Định ngày nay .
Không ai biết kết cục của vua Chiêm Jaya Indravarman III ra sao ?
Có thể ông đã bị giết trong chiến đấu hoặc trở thành tù binh ?
Đại Việt - trận Như Nguyệt diễn ra từ giữa tháng 1/1077 đến cuối tháng 2/1077 kết thúc với chiến thắng thuộc về quân Đại Việt đã quyết định cục diện cuộc chiến. Sau gần 2 tháng chiến đấu, tướng Tống là Quách Quỳ đã buộc phải giảng hòa với Đại Việt, tránh cho mình nguy cơ toàn quân bị tiêu diệt. Cho đến thời điểm Tống – Việt nghị hòa, liên quân Chiêm Thành – Chân Lạp đã chiếm được khá nhiều vùng đất phía nam nước Đại Việt. Các châu Ma Linh, Bố Chính, Lâm Bình đều thất thủ. Liên quân dưới sự chỉ huy của vua Harivarman IV đã tiến đến châu Nghệ An. Trong khi đó, ở Chân Lạp vua Harshavarman III đang chuẩn bị phái một đạo quân thứ hai sang chi viện cho quân Chiêm Thành. Nhưng đó là tất cả những gì liên quân Chiêm Thành – Chân Lạp có thể làm được. Nghệ An lúc bấy giờ là một châu quan trọng, quân Đại Việt quyết tâm phòng thủ ngăn chặn kẻ địch.
Trong năm 1077, sau khi nghị hòa xong xuôi với Tống, Thái úy Lý Thường Kiệt liền tổ chức phản công toàn diện. Lúc này thì liên quân Chiêm Thành – Chân Lạp không phải là đối thủ của quân Đại Việt. Rất nhanh chóng, quân Chiêm Thành và Chân Lạp bị đánh bật khỏi những vùng đất mới chiếm được. Quân Đại Việt thừa thắng đuổi sang đất Chiêm, chiếm lấy kinh thành Vijaya. Đất nước Chiêm lại một phen chấn động. Vua Harivarman IV cùng các lực lượng thân tín phải rút lên vùng cao nguyên cố thủ và gởi sứ giả đến bản doanh của Thái úy Lý Thường Kiệt để cầu hòa. Quân Đại Việt tuy đang thế mạnh, nhưng việc chiếm đóng đất đai Chiêm Thành ắt sẽ lại dẫn đến một cuộc chiến dài ngày hao người tốn của. Đây là điều mà triều đình Thăng Long không mong muốn bởi đất nước đã chịu nhiều chiến tranh. Sau khi cân nhắc, Thái úy Lý Thường Kiệt chấp nhận hòa đàm với điều kiện vua Chiêm phải chịu thuần phục và triều cống nước Đại Việt. Vua Harivarman IV lập tức đồng ý điều kiện đó và quân Đại Việt rút lui trên thế chiến thắng, hai nước đã thiết lập lại hòa bình.
Trong khi hai nước Đại Việt – Chiêm Thành đạt được thỏa thuận hòa bình thì đạo quân tiếp viện của Chân Lạp đã tiến sang đóng ở đất Panduranga ( Phan Rang- Ninh Thuận )của nước Chiêm. Chủ tướng của Chân Lạp là hoàng thân Sri Nandanavarmadeva khi hay tin Chiêm – Việt nghị hòa đã lấy cớ nước Chiêm Thành phản bội đồng minh mà chiếm luôn thành Panduranga. Từ chỗ là đồng minh của nhau, hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp bỗng chốc lại đổi thành kẻ thù. Thật ra đây là một sự trở mặt của chính người Chân Lạp, với những toan tính nước đôi từ ban đầu. Một nhánh quân Chân Lạp tiến đánh miền bắc Chiêm Thành, tàn phá thánh địa Mỹ Sơn. Từ cả hai hướng bắc và nam, quân Chân Lạp hình thành thế gọng kìm bao vây kinh thành Vijaya của Chiêm Thành. Vua Harivarman IV một mặt lãnh đạo các lực lượng quân dân người Chiêm chống trả quyết liệt, mặt khác gởi thư cầu cứu triều đình Đại Việt.
Với tư cách là nước bảo hộ, Đại Việt chấp nhận gởi quân sang cứu nước Chiêm. Một lần nữa Thái úy Lý Thường Kiệt lãnh trọng trách dẫn quân nam tiến. Được sự giúp đỡ của quân Đại Việt, vua Harivarman IV nhanh chóng lật ngược tình thế và đuổi đánh quân Chân Lạp chạy dài. Quân Chiêm Thành thừa thắng đuổi sang tận lãnh thổ Chân Lạp, hoàng thân Chiêm Thành là Pramabhodisattva cầm quân viễn chinh tận diệt đội quân của Sri Nandanavarmadeva trong một trận thủy chiến trên Biển Hồ. Thất bại này khiến cho Chân Lạp mất đi đáng kể những thành phần tinh túy trong quân đội của mình. Kế đó, quân Chiêm chiếm được thành Shambhupura của Chân Lạp và đốt phá tan hoang thành phố này.
Giai đoạn này có thể thấy trong khu vực liên tiếp diễn ra những cuộc chiến tranh đẫm máu lôi kéo hàng loạt quốc gia. Ngọn lửa chiến tranh đã liên tục dịch chuyển từ nước này sang nước khác. Sau khi thực hiện những đòn trả đũa mạnh mẽ đối với nước Chân Lạp, quân Chiêm Thành rút đi với số chiến lợi phẩm nhiều vô kể. Vua Harivarman IV từ đó bắt tay vào cuộc tái thiết đất nước và ngăn chặn những nguy cơ nội loạn, ly khai trong nước. Các đền đài và kinh đô được khẩn trương xây dựng lại. Nước Đại Việt kể từ sau cuộc chiến với Tống cũng đã tập trung vào việc xây dựng đất nước, củng cố nội trị. Vua Lý Nhân Tông với sự phò tá của Linh Nhân hoàng thái hậu, Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái sư Lý Đạo Thành đã mở ra một thời kỳ hưng thịnh của Lý triều Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
NHỮNG TRẬN CHIẾN THỜI CẬN ĐẠI TRÊN LƯU VỰC HẠ MÊ KÔNG .
Người Khmer - Cao Miên hay Campuchia cứ nghĩ là : Họ đang sống trên đất gốc của tổ tiên họ lúc này . Nhưng thực ra đất mà họ đang sinh sống bây giờ hoàn toàn thuộc về đất nguồn gốc của Vương Quốc Phù Nam ( FuNan ) mà Khmer chỉ là một thuộc quốc nhỏ bé , chư hầu của Phù Nam , vị trí nằm ở phía tây bắc . Điều này đã được xác định rõ ràng dựa vào các khai quật di tích cổ xưa .
Đó là vùng Nam Lào ngày nay, phía bắc dãy núi DangRek biên giới bắc Campuchia ngày nay và thuộc tỉnh Champasak của Lào . Một vùng đất ngã ba trung lưu sông Mê Kông và sông Mae Nam Mun từ phía tây ( Thái Lan ) chảy qua . Vùng này phía nam cao nguyên Chorat của miền đông Thái Lan.
Di tích cổ đô đầu tiên Shrestapura của sắc tộc Khmer tại Wat Phou -Vat Phu - núi Phou Khao ( Lingaparvata Mountain ) , hiện nay thuộc khu vực Pacxe - Champassak của Nam Lào đã xác định điều này .
Vua đầu tiên mở ra để chế Khmer ngày xưa hay Campuchia ngày nay , đó là một tay lính Khmer gác mướn của vương triều Phù Nam , nhưng đã dấy loạn và dần dà chiếm đoạt các phần lãnh thổ của Vương Quốc Phù Nam bị suy yếu do chia rẽ .
Người gốc Khmer xưa di chuyển về phía Tây nam sông Mê Kông vì không đủ khả năng đóng thuyền bè và không đủ can đảm vượt qua thác Khone dữ dội trên sông Mê Kông - Champasak - Nam Lào .
Cho nên các di tích đền đài của Khmer tập trung ở phía tây Campuchia ngày nay - các đền thờ cổ xưa như : Vat Phu (Wat Phou), Preah Vihear , Koh Ker , Angkor Wat-Angkor Thom ... đều nằm bên phía tây ngạn sông Mê Kông và phía bắc biển Hồ-Tongle Sap .
Trong khi theo lịch sử ghi chép ,khai quật cổ di tích... truyền lại người gốc dân tộc Phù Nam lúc bấy giờ vào trước thế kỷ thứ 7 đã có một khả năng thương mại và đóng ghe thuyền hàng hải rất chuyên nghiệp tới các nước xung quanh khu vực Đông nam Á châu . Cứ chịu khó xem các cổ vật tại di tích khai quật Óc Eo là cố đô của Phù Nam , hiện nay thuộc miền An Giang - Việt Nam thì rõ . Khả năng di chuyển bằng đường biển của người xưa gốc Phù Nam . Hoàn toàn khác với người gốc Khmer xưa chỉ di chuyển trong đất liền, chứ không thông thạo đường thủy .
Rõ ràng di tích chứng minh : dân tộc Phù Nam - FuNan so sánh với Khmer - Campuchia là hai dân tộc hoàn toàn tuyệt đối khác nhau .
Cao Miên -Khmer-Campuchia đã đánh mất đất gốc của họ và gây ảo tưởng sống trên đất của Phù Nam là gốc rễ .
Thậm chí , văn hóa của họ cũng bị đồng hóa bởi văn minh Phù Nam rực rỡ từ trước thế kỷ thứ 7 . Mà sau khi xâm lăng và chiếm đoạt Vương Quốc Phù Nam . Người Khmer đã cướp lấy luôn văn hóa lịch sử nguồn gốc xuất xứ của dân tộc Phù Nam làm thành văn hóa của đế quốc Khmer và Campuchia ngày nay .
Người Khmer hay Campuchia hiện tại , vẫn sử dụng theo cái lối mòn suy luận sai ấy cho vấn để lãnh thổ tại Tây Nguyên hay Cao nguyên Trung Phần Việt Nam . Khi Khmer - Campuchia nghĩ rằng trong lịch sử chiến tranh xa xưa , có hai lần quân triều đình vua ChenLa - Chân Lạp tràn chiếm kinh đô Đồ Bàn và chia cắt nước Chiêm Thành ra hai tiểu quốc riêng biệt và đô hộ toàn vùng .
Khu vực các sắc tộc cao nguyên Trung Phần sinh sống chưa hình thành quốc gia nằm dưới sự cai trị lỏng lẻo của vua Chiêm Thành .
Theo lối suy luận xưa cũ chủ quan của Khmer - Chân Lạp hay Cao Miên - Campuchia thì Tây Nguyên hay cao nguyên Trung Phần Việt Nam , chắc chắn sẽ thuộc về đất đô hộ của Cao Miên - Campuchia . Bởi vì nó dưới quyền lực Chiêm Thành ảnh hưởng .
Đó là một tham vọng đầy ảo tưởng xa vời !
Nên nhớ rằng dân tộc Việt Nam hoàn toàn khác xa với sắc tộc Chàm - Chiêm Thành về tất cả : từ tinh thần phấn đấu cho sống còn và khả năng hy sinh chiến đấu bảo vệ lãnh thổ để dân tộc Việt sinh tồn và phát triển .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn