Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Phan Khắc Sửu - Chí Sĩ Cách Mạng trọn đời vì nước .
Vài nét về Cố Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Chí Sĩ Phan Khắc Sửu Đệ Nhất Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Ông sinh ngày 9 tháng 1 năm 1905 tại làng Mỹ Thuận Tỉnh Cần Thơ Miền Nam Việt Nam, Năm 1924 Ông du học tại Pháp và tốt nghiệp bằng kỹ sư Nông Học. Năm 1930 tham gia phong trào sinh viên tại Pháp phản đối chính quyền thực dân Pháp về bản án đối với các nhà Cách Mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Yên Bái .
Sau khi tốt nghiệp Ông về nước và được chính quyền mời giữ chức vụ Chánh sự vụ sở nghiên cứu kinh tế và kỹ thuật. Năm 1940 Ông tham gia tổ chức "Việt Nam Nhân Dân Cách Mạng Đảng" và tham gia tổ chức lật đổ chính quyền thực dân Pháp nên bi chính quyền thực dân Pháp bắt giam và truy tố ra tòa án quân sự Pháp với bản án 8 năm tù khổ sai, tịch biên tài sản và đày ra Côn Đão giam giữ. Năm 1945 về lại đất liền, năm 1948 Ông được bầu làm Chủ Tịch Dân Chủ Xã Hội Đảng.
Năm 1949 Được Quốc Trưởng Bảo Đại mời tham chánh với chức vụ Tổng Trưởng Canh Nông, Xã Hội và Lao Động trong lúc này Ông cùng Chính Phủ Việt Nam thương thuyết với Pháp đòi lại Độc Lập Tự Do cho Việt Nam nhưng không thành... Ông từ chức.
Đến năm 1954 một lần nữa Ông được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm (do Quốc Trưởng Bảo Đại ủy nhiệm) mời làm Tổng Trưởng Canh Nông và Cải Cách Điền Địa, nhưng sau đó một thời gian Ông thấy những vị nầy chủ trương có tính cách gia đình trị nên Ông từ chức phản đối.
Năm 1959 ra tranh cử Quốc Hội và đã đắc cữ ở đơn vị 3 Sài Gòn.
Năm 1960 Ông cùng Ông Nguyễn Tường Tam, Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập "Mặt Trận Đại Đoàn Kết Quốc Dân" và sau đó bị Chính Quyền Ngô Đình Diệm bắt giam truy tố ra tòa với bản án 8 năm tù cấm cố cho đến tháng 11 năm 1963 mới được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng trả tự do.
Năm 1964 Ông được bầu vào Thượng Hội Đồng Quốc Gia.
Ông đã được Hội Đồng tín nhiệm bầu làm Quốc Trưởng Việt nam Cộng Hòa. Nhưng một thời gian sau Ông lại từ chức đến ngày 11 tháng 9 năm 1966 Ông lại đắc cử Dân Biểu vào Quốc Hội Lập Hiến và giữ chức Chủ Tịch Quốc Hội.
Năm 1967, một nhóm Quân Đội tổ chức những cuộc bầu cử thiếu trong sáng nên lại một lần nữa từ chức phản đối bản Hiến Pháp do nhóm Quân Đội áp đặt... để tiếp tục con đường đấu tranh cho Quốc Gia Dân Tộc.
Ông nổi tiếng thanh liêm, ở cương vị Quốc Trưởng ông chỉ ăn cơm chính quyền chu cấp còn tiền lương chuyển sang quỹ trợ cấp xã hội cho đồng bào. Đặc biệt, bà Phan Khắc Sửu là một tín hữu Cao Đài với đạo danh Huỳnh Điệp, không ngồi vị trí mệnh phụ phu nhân mà chỉ tự buôn bán vải ở chợ Vườn Chuối quận 3 , Sài Gòn để trang trải cuộc sống chăm sóc con cháu.
Chính phủ Trần Văn Hương .
Sơ Lược Tiểu Sử Ông Trần Văn Hương
Ông Trần Văn Hương (1903-1982) xuất thân là một giáo sư Việt văn của trường Trung học Le Myre de Villers ở Mỹ Tho trong thời Pháp thuộc. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp vào năm 1945 với chức vụ Chủ tịch Ủy Ban Hành Kháng tỉnh Tây Ninh. Ông đã giữ chức vụ Đô Trưởng Sài Gòn hai lần, vào năm 1954 và năm 1964. Ông nổi tiếng là một chính khách trong sạch. Ông đã từ chức Đô Trưởng Sài Gòn lần đầu vào ngày 7-4-1955 để phản đối chính sách đàn áp các giáo phái của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Ngày 26-4-1960, ông cùng một số nhân sĩ — về sau báo chí gọi là Nhóm Caravelle vì họ họp tại Khách sạn Caravelle — gửi tuyên ngôn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm với những yêu cầu cải tổ về chính trị của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Do việc nầy ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm truy tố và tống giam sau vụ đảo chánh bất thành ngày 11-11-1960 của các sĩ quan Nhảy Dù. Ông được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm làm Thủ Tướng ngày 31-10-1964.
Việc Ra Đời Của Chính Phủ Trần Văn Hương
Thượng Hội Đồng Quốc Gia (THĐQG), thành lập ngày 8-9-1964, “gồm 16 nhân sĩ tên tuổi là các ông : Phan Khắc Sửu, Lê Văn Thu, Nguyễn Văn Huyền, Trần Đình Nam, Trần Văn Văn, Trần Văn Quế, Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Xuân Chữ, Hồ Văn Nhựt, Mai Thọ Truyền, Ngô Gia Hy, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lương Trọng Tường, Nguyển Đình Luyện, và Hồ Đắc Thắng ” . Ngày 27-9-1964, THĐQG bầu ông Phan Khắc Sửu làm Chủ Tịch Hội Đồng. Sau gần một tháng làm việc tích cực, ngày 20-10-1964, THĐQG hoàn thành và ban bố Hiến Chương Lâm Thời theo đó một Quốc Trưởng sẽ được tuyển nhiệm và Quốc Trưởng sẽ bổ nhiệm Thủ Tướng để thành lập chính phủ. Ngày 24-10-1964, THĐQG tuyển nhiệm vị Chủ Tịch của Hội Đồng là ông Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng VNCH. Ngày hôm sau, 25-10-1964, THĐQG bầu Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ làm Quyền Chủ Tịch Hội Đồng. Hôm sau, 26-10-1964, Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Quốc Gia và Quân Lực (BLĐLTQGQL) chính thức chuyển giao quyền hành cho Tân Quốc Trưởng, và Chính phủ Nguyễn Khánh đệ đơn từ chức. Ngày 31-10-1964, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm Giáo sư Trần Văn Hương vào chức vụ Thủ Tướng.
Chính phủ Trần Văn Hương được thành lập vào ngày 4-11-1964 với thành phần như sau:
– Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quân Lực: Trần Văn Hương
– Đệ Nhất Phó Thủ Tướng kiêm Nội Vụ: Nguyễn Lưu Viên
– Đệ Nhị Phó Thủ Tướng kiêm Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia: Nguyễn Xuân Oánh
– Tổng Trưởng Ngoại Giao : Phạm Đăng Lâm
– Tổng Trưởng Tư Pháp: Lữ Văn Vi
– Tổng Trưởng Thông Tin: Lê Văn Tuấn
– Tổng Trưởng Kinh Tế: Nguyễn Duy Xuân
– Tổng Trưởng Tài Chánh: Lưu Văn Tính
– Tổng Trưởng Cải Tiến Nông Thôn: Ngô Ngọc Đối
– Tổng Trưởng Công Chánh: Lê Sĩ Ngạc
– Tổng Trưởng Văn Hóa Giáo Dục: Phan Tấn Chức
– Tổng Trưởng Y Tế: Trần Quang Diệu
– Tổng Trưởng Xã Hội: Đàm Sĩ Hiến
– Tổng Trưởng Lao Động: Nguyễn Hữu Hùng
– Tổng Trưởng Phủ Thủ Tướng: Phạm Văn Toàn
Phần lớn các vị Tổng Trưởng đều là những chuyên viên không thuộc các chính đảng và không có kinh nghiệm về chính quyền; nhiều vị người ta chưa hề nghe qua tên bao giờ. Lý do là vì Thủ Tướng Hương đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mời các nhân sĩ và chính khách tham gia chính phủ của ông. Đa số không chịu tham gia chính phủ vì họ không tin rằng chính phủ nầy có thể tồn tại lâu dài trước những khó khăn quá nhiều trước mắt. Vào giờ chót có hai vị đã nhận lời giữ hai bộ quan trọng nhưng dưới áp lực của Phật Giáo đã rút ra khỏi danh sách chính phủ. Tòa Đại sứ Hoa Kỳ có được tin cho hay Phật Giáo không hài lòng với Chính phủ Trần Văn Hương và có thể sẽ tìm cách phá hoại chính phủ.
Khó Khăn Của Chính Phủ Trần Văn Hương
Ra đời trong một hoàn cảnh chính trị đầy khó khăn như thế, Chính phủ Trần Văn Hương lại phải đương đầu ngay với cuộc khủng hoảng trong nội bộ THĐQG. Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ từ chức Quyền Chủ Tịch THĐQG để phản đối việc thành lập Chính phủ Trần Văn Hương, mà theo ông thành phần không phản ảnh được nguyện vọng của các chính đảng . THĐQG gửi văn thư cho Thủ Tướng Trần Văn Hương yêu cầu trả lời một số thắc mắc. Hai sự kiện nầy là ngòi nổ làm cho phong trào chống đối Chính phủ Trần Văn Hương bùng lên. Sinh viên Sài Gòn nhóm họp, thảo luận, và đi đến kết quả là yêu cầu chính phủ phải thay đổi thành phần nhân sự. Chính phủ phản ứng lại bằng cách cho Bộ Thông Tin ra thông cáo: Chính phủ không từ chức, không cải tổ. Sinh viên lại hội thảo sôi nổi, kết án chính phủ gồm toàn chuyên viên già nua và bị nhóm Tinh Thần (Công Giáo) giật dây. Ngày 13-11-1964, Thủ Tướng Trần Văn Hương trả lời các thắc mắc của THĐQG và tuyên bố: “Phải tái lập uy quyền quốc gia, tách rời chính trị khỏi tôn giáo, đưa tôn giáo ra khỏi chính trị.”
Lập trường trên đây của Thủ Tướng Hương hoàn toàn đúng về lý thuyết nhưng là một sai lầm lớn về chính trị, trong bối cảnh chính trị của VNCH tại thời điểm nầy. Phật Giáo, như đã trình bày ở trên, đã trở thành một lực lượng chính trị quan trọng, có hậu thuẩn lớn trong quần chúng (xuyên qua sinh viên, học sinh là thành phần hăng hái nhất, lý tưởng nhất, và cũng dễ bị khích động nhất), mà chính quyền không thể coi thường và làm lơ được, chớ đừng nói đến việc muốn loại họ ra khỏi sân khấu chính trị của VNCH như tuyên bố của Thủ Tướng Hương.
Chính vì thế, lời tuyên bố nầy của Thủ Tướng Hương lập tức mang lại hai hậu quả rất nghiêm trọng:
1) Phật Giáo chính thức ra mặt chống lại Chính phủ của ông và 2) THĐQG, dưới áp lực của sinh viên và Phật Giáo, quyết định thành lập một Ủy Ban để điều tra về thành phần của Chính phủ.
Sinh viên yết kiến Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, yêu cầu giải tán Chính phủ Trần Văn Hương. Một số chính khách họp với sinh viên tại hồ tắm Chi Lăng và đã kích Chính phủ. Ngày 22-11-1964, biểu tình lớn ở nhiều nơi tại Sài Gòn với nhiều biểu ngữ đã kích đích danh Thủ Tướng Hương và Chính phủ của ông; cảnh sát phải giải tán bằng lựu đạn cay, với một số người bị bắt và bị thương. Ngày 24-11-1964, Thương Tọa Thích Tâm Châu gửi văn thư cho Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu yêu cầu giải quyết cuộc khủng hoảng một cách dứt khoát (nghĩa là giải tán Chính phủ Trần Văn Hương), chấm dứt đàn áp biểu tình và bắt giam.
Thủ Tướng Hương vẫn cương quyết giữ vững lập trường của mình, tuyên bố “không lùi bước, phải dùng mọi cách tái lập trật tự.” Đồng thời ông cũng phản đối việc THĐQG thành lập Ủy Ban để xét lại thành phần của Chính phủ của ông.
Những hành động nầy bộc lộ rõ cá tính của Thủ Tướng Hương: ông là một chính trị gia có khí phách, không đầu hàng trước áp lực chính trị, nhưng cũng cho thấy ông thiếu khả năng thỏa hiệp, một điều rất cần trong chính trị. Do đó phong trào chống đối chính phủ do Phật Giáo lãnh đạo càng ngày càng lan rộng và gây thêm khó khăn cho Thủ Tướng Hương. Ngày 13-12-1964 có tin Đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết cùng hai Thượng Tọa Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang quyết định tuyệt thực 48 giờ. Ngày 15-12-1964, Luật sư Phan Tấn Chức từ chức Tổng Trưởng Giáo Dục và Giáo sư Nguyễn Văn Trường được cử thay thế. Sự đối đầu giữa chính quyền và phong trào chống đối chính quyền hoàn toàn bế tắc vì không bên nào chịu nhượng bộ.
Chính Phủ Trần Văn Hương Bị Giải Nhiệm
Ngày 17-12-1964, nhóm tướng trẻ yết kiến Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu về vấn đề cho một số tướng già về hưu. Vấn đề nầy cũng được trình lên cho THĐQG nhưng THĐQG không chấp thuận. Ngày hôm sau, Tướng Khánh cho thành lập Hội Đồng Quân Lực (HĐQL) gồm phần lớn các tướng trẻ để làm hậu thuẩn về chính trị cho ông. Ngày 20-12-1964, HĐQL ra thông cáo giải tán THĐQG, bắt một số hội viên đưa đi quản thúc tại Pleiku. HĐQL cũng ra thông cáo tiếp tục tín nhiệm Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Chính phủ Trần Văn Hương. Đại sứ Hoa Kỳ, Tướng Maxwell Taylor, rất bực mình với việc giải tán THĐQG vì ông xem chính phủ dân sự như là một bước tiến quan trọng trong việc tiến đến ổn định về chính trị cho VNCH. Ông mời các tướng trẻ đến gặp và cho biết sự bất bình của ông về hành động của các tướng trẻ. Trong lúc trình bày ý kiến của mình ông đã có những câu nói xúc phạm đến tự ái của các tướng lãnh. Tướng Khánh lợi dụng ngay sự xích mích nầy giữa Đại sứ Taylor và các tướng trẻ. Ông họp báo tố cáo Đại sứ Taylor đã xâm phạm vào vấn đề chủ quyền của VNCH và đòi hỏi Hoa Kỳ phải triệu hồi Đại sứ Taylor về nước. HĐQL gửi văn thư cho Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Trần Văn Hương chính thức yêu cầu có hành động để bảo vệ chủ quyền cho VNCH. (31) Đối phó với tình huống vô cùng tế nhị nầy, Thủ Tướng Hương đã tỏ ra rất bình tỉnh và mềm dẽo, và sau cùng ông đã giải quyết mọi việc một cách êm thắm.
Qua vụ THĐQG, Thủ Tướng Trần Văn Hương đã nhận ra tầm quan trọng của các tướng trẻ trong HĐQL, ông quyết định cải tổ chính phủ với sự tham gia của 4 tướng lãnh.
Ngày 18-1-1965, Chính phủ Trần Văn Hương công bố thành phần mới như sau:
– Thủ Tướng: Trần Văn Hương
– Đệ Nhất Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Nội Vụ: Nguyễn Lưu Viên
– Đệ Nhị Phó Thủ Tướng: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu
– Đệ Tam Phó Thủ Tướng: Nguyễn Xuân Oánh
– Tổng Trưởng Quân Lực: Trung Tướng Trần Văn Minh
– Tổng Trưởng Ngoại Giao: Phạm Đăng Lâm
– Tổng Trưởng Tư Pháp: Lữ Văn Vi
– Tổng Trưởng Tâm Lý Chiến: Thiếu Tướng Linh Quang Viên
– Tổng Trưởng Kinh Tế: Nguyễn Duy Xuân
– Tổng Trưởng Tài Chánh: Huỳnh Văn Đạo
– Tổng Trưởng Cải Tiến Nông Thôn: Ngô Ngọc Đối
– Tổng Trưởng Công Chánh Giao Thông: Lê Sĩ Ngạc
– Tổng Trưởng Văn Hóa Giáo Dục: Nguyễn Văn Trường
– Tổng Trưởng Y Tế: Trần Quang Diệu
– Tổng Trưởng Xã Hội: Đàm Sĩ Hiến
– Tổng Trưởng Lao Động: Nguyễn Hữu Hùng
– Tổng Trưởng Thanh Niên Thể Thao: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ
– Tổng Trưởng Phủ Thủ Tướng: Phạm Văn Toàn
Lể trình diện tân chính phủ với Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, định vào ngày 19-1-1965, phải hủy bỏ vì 4 tướng lãnh không đến. Mãi đến ngày 21-1-1965, tân chính phủ Trần Văn Hương mới trình diện được với Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu tại Dinh Gia Long.
Phe Phật Giáo vẫn tiếp tục chống đối. Thượng Tọa Thích Trí Quang đưa ra cả một kế hoạch để lật đổ Chính phủ Trần Văn Hương. Một cuộc biểu tình chống chính phủ được tổ chức trước Viện Hóa Đạo; cảnh sát được phái đến giải tán, hai bên xô xát mạnh, 6 cảnh sát viên và 10 thường dân bị thương, 30 người bị bắt giam. Các Thượng Tọa Thích Tâm Châu, Thích Trí Quang, Thích Pháp Tri, Thích Thiện Hoa và Thích Hộ Giác bắt đầu tuyệt thực. Tiếp theo đó là nhiều vụ biểu tình, tuyệt thực khác diển ra khắp nơi; đặc biệt tại Nha Trang, ngày 23-1-1965, 300 tăng ni cùng tuyệt thực tập thể.
Ngày 24-1-1965, HĐQL nhóm họp mà không mời Tướng Khánh; họ có hai buổi thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị đang diển ra và quyết định tiếp tục ủng hộ Chính phủ Trần Văn Hương. Trong khi đó Tướng Khánh lại có suy nghĩ khác. Một mặt ông thấy không thể dựa vào Toà Đại sứ Mỹ được nữa sau vụ xích mích trầm trọng với Đại sứ Taylor. Mặt khác ông cũng nhận ra sự lớn mạnh và càng ngày càng độc lập của nhóm tướng trẻ trong HĐQL. Ông không thể nắm được họ nữa. Vì vậy, đối với ông, để tiếp tục duy trì quyền lực, ông không còn cách nào khác hơn là phải dựa vào Phật Giáo. Ông cho người liên lạc với Thương Tọa Thích Trí Quang và tiến hành kế hoạch lật đổ Chính phủ Trần Văn Hương. Ngày 24-1-1965, ông triệu tập HĐQL. Sau 3 ngày thảo luận, HĐQL ra tuyên cáo “ủy nhiệm tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng chánh trị hiện tại; triệu tập ngay một Hội Đồng Quân Dân gồm 20 đại diện các tôn giáo, nhân sĩ, quân lực; chánh quyền tương lai phải triệu tập Quốc dân Đại hội. … Quốc-trưởng Phan Khắc Sửu được lưu nhiệm, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Oánh được cử làm quyền Thủ Tướng.” Thủ Tướng Trần Văn Hương được đưa đi quản thúc tại một nơi không ai biết. Chính phủ Trần Văn Hương không còn nữa. Viện Hóa Đạo ra thông cáo yêu cầu Phật tử chấm dứt tất cả mọi hoạt động chống chính phủ, và tất cả các lãnh tụ Phật Giáo chấm dứt tuyệt thực.
Chính phủ Trần Văn Hương chỉ sống được chưa đầy 3 tháng (4-11-1964 cho đến 27-1-1965) trong giai đoạn rối loạn nhứt của chính trường VNCH. Mặc dù có uy tín cá nhân rất lớn trong quần chúng, Thủ Tướng Hương không thuộc một chính đảng nào và do đó không có hậu thuẩn chính trị của đảng phái. Ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc thành lập chính phủ. Ông lại thiếu khả năng thỏa hiệp về chính trị, và nhứt là không chịu nhượng bộ trước áp lực. Chính phủ của ông là nạn nhân của những mưu đồ cá nhân của Tướng Nguyễn Khánh trong cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai phe Phật Giáo và Quân Đội. Tướng Khánh, với hậu thuẩn của HĐQL gồm đa số các tướng trẻ do chính ông tạo ra, cũng như với thỏa hiệp của phe Phật Giáo, đã thắng trong việc lật đổ chính phủ Trần Văn Hương. Nhưng đây chỉ là một chiến thắng giai đoạn.
Chưa đầy một tháng sau, ngày 20-2-1965, một ngày sau vụ đảo chánh bất thành của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, HĐQL loại Tướng Khánh ra khỏi chức vụ Tổng Tư Lệnh. Ngày 25-2-1965 ông bị buộc phải rời khỏi Việt Nam. Lời tiên đoán (hay hăm dọa) của Đại sứ Hoa Kỳ Maxwell Taylor đối với Tướng Nguyễn Khánh vào ngày 21-12-1964 (xem ghi chú số 31) đã trở thành sự thật.
Vài nét về Cố Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa Chí Sĩ Phan Khắc Sửu Đệ Nhất Đẳng Bảo Quốc Huân Chương. Ông sinh ngày 9 tháng 1 năm 1905 tại làng Mỹ Thuận Tỉnh Cần Thơ Miền Nam Việt Nam, Năm 1924 Ông du học tại Pháp và tốt nghiệp bằng kỹ sư Nông Học. Năm 1930 tham gia phong trào sinh viên tại Pháp phản đối chính quyền thực dân Pháp về bản án đối với các nhà Cách Mạng Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Yên Bái .
Sau khi tốt nghiệp Ông về nước và được chính quyền mời giữ chức vụ Chánh sự vụ sở nghiên cứu kinh tế và kỹ thuật. Năm 1940 Ông tham gia tổ chức "Việt Nam Nhân Dân Cách Mạng Đảng" và tham gia tổ chức lật đổ chính quyền thực dân Pháp nên bi chính quyền thực dân Pháp bắt giam và truy tố ra tòa án quân sự Pháp với bản án 8 năm tù khổ sai, tịch biên tài sản và đày ra Côn Đão giam giữ. Năm 1945 về lại đất liền, năm 1948 Ông được bầu làm Chủ Tịch Dân Chủ Xã Hội Đảng.
Năm 1949 Được Quốc Trưởng Bảo Đại mời tham chánh với chức vụ Tổng Trưởng Canh Nông, Xã Hội và Lao Động trong lúc này Ông cùng Chính Phủ Việt Nam thương thuyết với Pháp đòi lại Độc Lập Tự Do cho Việt Nam nhưng không thành... Ông từ chức.
Đến năm 1954 một lần nữa Ông được Thủ Tướng Ngô Đình Diệm (do Quốc Trưởng Bảo Đại ủy nhiệm) mời làm Tổng Trưởng Canh Nông và Cải Cách Điền Địa, nhưng sau đó một thời gian Ông thấy những vị nầy chủ trương có tính cách gia đình trị nên Ông từ chức phản đối.
Năm 1959 ra tranh cử Quốc Hội và đã đắc cữ ở đơn vị 3 Sài Gòn.
Năm 1960 Ông cùng Ông Nguyễn Tường Tam, Việt Nam Quốc Dân Đảng thành lập "Mặt Trận Đại Đoàn Kết Quốc Dân" và sau đó bị Chính Quyền Ngô Đình Diệm bắt giam truy tố ra tòa với bản án 8 năm tù cấm cố cho đến tháng 11 năm 1963 mới được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng trả tự do.
Năm 1964 Ông được bầu vào Thượng Hội Đồng Quốc Gia.
Ông đã được Hội Đồng tín nhiệm bầu làm Quốc Trưởng Việt nam Cộng Hòa. Nhưng một thời gian sau Ông lại từ chức đến ngày 11 tháng 9 năm 1966 Ông lại đắc cử Dân Biểu vào Quốc Hội Lập Hiến và giữ chức Chủ Tịch Quốc Hội.
Năm 1967, một nhóm Quân Đội tổ chức những cuộc bầu cử thiếu trong sáng nên lại một lần nữa từ chức phản đối bản Hiến Pháp do nhóm Quân Đội áp đặt... để tiếp tục con đường đấu tranh cho Quốc Gia Dân Tộc.
Ông nổi tiếng thanh liêm, ở cương vị Quốc Trưởng ông chỉ ăn cơm chính quyền chu cấp còn tiền lương chuyển sang quỹ trợ cấp xã hội cho đồng bào. Đặc biệt, bà Phan Khắc Sửu là một tín hữu Cao Đài với đạo danh Huỳnh Điệp, không ngồi vị trí mệnh phụ phu nhân mà chỉ tự buôn bán vải ở chợ Vườn Chuối quận 3 , Sài Gòn để trang trải cuộc sống chăm sóc con cháu.
Chính phủ Trần Văn Hương .
Sơ Lược Tiểu Sử Ông Trần Văn Hương
Ông Trần Văn Hương (1903-1982) xuất thân là một giáo sư Việt văn của trường Trung học Le Myre de Villers ở Mỹ Tho trong thời Pháp thuộc. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp vào năm 1945 với chức vụ Chủ tịch Ủy Ban Hành Kháng tỉnh Tây Ninh. Ông đã giữ chức vụ Đô Trưởng Sài Gòn hai lần, vào năm 1954 và năm 1964. Ông nổi tiếng là một chính khách trong sạch. Ông đã từ chức Đô Trưởng Sài Gòn lần đầu vào ngày 7-4-1955 để phản đối chính sách đàn áp các giáo phái của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Ngày 26-4-1960, ông cùng một số nhân sĩ — về sau báo chí gọi là Nhóm Caravelle vì họ họp tại Khách sạn Caravelle — gửi tuyên ngôn cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm với những yêu cầu cải tổ về chính trị của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Do việc nầy ông bị chính quyền Ngô Đình Diệm truy tố và tống giam sau vụ đảo chánh bất thành ngày 11-11-1960 của các sĩ quan Nhảy Dù. Ông được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm làm Thủ Tướng ngày 31-10-1964.
Việc Ra Đời Của Chính Phủ Trần Văn Hương
Thượng Hội Đồng Quốc Gia (THĐQG), thành lập ngày 8-9-1964, “gồm 16 nhân sĩ tên tuổi là các ông : Phan Khắc Sửu, Lê Văn Thu, Nguyễn Văn Huyền, Trần Đình Nam, Trần Văn Văn, Trần Văn Quế, Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Xuân Chữ, Hồ Văn Nhựt, Mai Thọ Truyền, Ngô Gia Hy, Lê Khắc Quyến, Tôn Thất Hanh, Lương Trọng Tường, Nguyển Đình Luyện, và Hồ Đắc Thắng ” . Ngày 27-9-1964, THĐQG bầu ông Phan Khắc Sửu làm Chủ Tịch Hội Đồng. Sau gần một tháng làm việc tích cực, ngày 20-10-1964, THĐQG hoàn thành và ban bố Hiến Chương Lâm Thời theo đó một Quốc Trưởng sẽ được tuyển nhiệm và Quốc Trưởng sẽ bổ nhiệm Thủ Tướng để thành lập chính phủ. Ngày 24-10-1964, THĐQG tuyển nhiệm vị Chủ Tịch của Hội Đồng là ông Phan Khắc Sửu làm Quốc Trưởng VNCH. Ngày hôm sau, 25-10-1964, THĐQG bầu Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ làm Quyền Chủ Tịch Hội Đồng. Hôm sau, 26-10-1964, Ban Lãnh Đạo Lâm Thời Quốc Gia và Quân Lực (BLĐLTQGQL) chính thức chuyển giao quyền hành cho Tân Quốc Trưởng, và Chính phủ Nguyễn Khánh đệ đơn từ chức. Ngày 31-10-1964, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm Giáo sư Trần Văn Hương vào chức vụ Thủ Tướng.
Chính phủ Trần Văn Hương được thành lập vào ngày 4-11-1964 với thành phần như sau:
– Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Quân Lực: Trần Văn Hương
– Đệ Nhất Phó Thủ Tướng kiêm Nội Vụ: Nguyễn Lưu Viên
– Đệ Nhị Phó Thủ Tướng kiêm Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia: Nguyễn Xuân Oánh
– Tổng Trưởng Ngoại Giao : Phạm Đăng Lâm
– Tổng Trưởng Tư Pháp: Lữ Văn Vi
– Tổng Trưởng Thông Tin: Lê Văn Tuấn
– Tổng Trưởng Kinh Tế: Nguyễn Duy Xuân
– Tổng Trưởng Tài Chánh: Lưu Văn Tính
– Tổng Trưởng Cải Tiến Nông Thôn: Ngô Ngọc Đối
– Tổng Trưởng Công Chánh: Lê Sĩ Ngạc
– Tổng Trưởng Văn Hóa Giáo Dục: Phan Tấn Chức
– Tổng Trưởng Y Tế: Trần Quang Diệu
– Tổng Trưởng Xã Hội: Đàm Sĩ Hiến
– Tổng Trưởng Lao Động: Nguyễn Hữu Hùng
– Tổng Trưởng Phủ Thủ Tướng: Phạm Văn Toàn
Phần lớn các vị Tổng Trưởng đều là những chuyên viên không thuộc các chính đảng và không có kinh nghiệm về chính quyền; nhiều vị người ta chưa hề nghe qua tên bao giờ. Lý do là vì Thủ Tướng Hương đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc mời các nhân sĩ và chính khách tham gia chính phủ của ông. Đa số không chịu tham gia chính phủ vì họ không tin rằng chính phủ nầy có thể tồn tại lâu dài trước những khó khăn quá nhiều trước mắt. Vào giờ chót có hai vị đã nhận lời giữ hai bộ quan trọng nhưng dưới áp lực của Phật Giáo đã rút ra khỏi danh sách chính phủ. Tòa Đại sứ Hoa Kỳ có được tin cho hay Phật Giáo không hài lòng với Chính phủ Trần Văn Hương và có thể sẽ tìm cách phá hoại chính phủ.
Khó Khăn Của Chính Phủ Trần Văn Hương
Ra đời trong một hoàn cảnh chính trị đầy khó khăn như thế, Chính phủ Trần Văn Hương lại phải đương đầu ngay với cuộc khủng hoảng trong nội bộ THĐQG. Bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ từ chức Quyền Chủ Tịch THĐQG để phản đối việc thành lập Chính phủ Trần Văn Hương, mà theo ông thành phần không phản ảnh được nguyện vọng của các chính đảng . THĐQG gửi văn thư cho Thủ Tướng Trần Văn Hương yêu cầu trả lời một số thắc mắc. Hai sự kiện nầy là ngòi nổ làm cho phong trào chống đối Chính phủ Trần Văn Hương bùng lên. Sinh viên Sài Gòn nhóm họp, thảo luận, và đi đến kết quả là yêu cầu chính phủ phải thay đổi thành phần nhân sự. Chính phủ phản ứng lại bằng cách cho Bộ Thông Tin ra thông cáo: Chính phủ không từ chức, không cải tổ. Sinh viên lại hội thảo sôi nổi, kết án chính phủ gồm toàn chuyên viên già nua và bị nhóm Tinh Thần (Công Giáo) giật dây. Ngày 13-11-1964, Thủ Tướng Trần Văn Hương trả lời các thắc mắc của THĐQG và tuyên bố: “Phải tái lập uy quyền quốc gia, tách rời chính trị khỏi tôn giáo, đưa tôn giáo ra khỏi chính trị.”
Lập trường trên đây của Thủ Tướng Hương hoàn toàn đúng về lý thuyết nhưng là một sai lầm lớn về chính trị, trong bối cảnh chính trị của VNCH tại thời điểm nầy. Phật Giáo, như đã trình bày ở trên, đã trở thành một lực lượng chính trị quan trọng, có hậu thuẩn lớn trong quần chúng (xuyên qua sinh viên, học sinh là thành phần hăng hái nhất, lý tưởng nhất, và cũng dễ bị khích động nhất), mà chính quyền không thể coi thường và làm lơ được, chớ đừng nói đến việc muốn loại họ ra khỏi sân khấu chính trị của VNCH như tuyên bố của Thủ Tướng Hương.
Chính vì thế, lời tuyên bố nầy của Thủ Tướng Hương lập tức mang lại hai hậu quả rất nghiêm trọng:
1) Phật Giáo chính thức ra mặt chống lại Chính phủ của ông và 2) THĐQG, dưới áp lực của sinh viên và Phật Giáo, quyết định thành lập một Ủy Ban để điều tra về thành phần của Chính phủ.
Sinh viên yết kiến Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, yêu cầu giải tán Chính phủ Trần Văn Hương. Một số chính khách họp với sinh viên tại hồ tắm Chi Lăng và đã kích Chính phủ. Ngày 22-11-1964, biểu tình lớn ở nhiều nơi tại Sài Gòn với nhiều biểu ngữ đã kích đích danh Thủ Tướng Hương và Chính phủ của ông; cảnh sát phải giải tán bằng lựu đạn cay, với một số người bị bắt và bị thương. Ngày 24-11-1964, Thương Tọa Thích Tâm Châu gửi văn thư cho Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu yêu cầu giải quyết cuộc khủng hoảng một cách dứt khoát (nghĩa là giải tán Chính phủ Trần Văn Hương), chấm dứt đàn áp biểu tình và bắt giam.
Thủ Tướng Hương vẫn cương quyết giữ vững lập trường của mình, tuyên bố “không lùi bước, phải dùng mọi cách tái lập trật tự.” Đồng thời ông cũng phản đối việc THĐQG thành lập Ủy Ban để xét lại thành phần của Chính phủ của ông.
Những hành động nầy bộc lộ rõ cá tính của Thủ Tướng Hương: ông là một chính trị gia có khí phách, không đầu hàng trước áp lực chính trị, nhưng cũng cho thấy ông thiếu khả năng thỏa hiệp, một điều rất cần trong chính trị. Do đó phong trào chống đối chính phủ do Phật Giáo lãnh đạo càng ngày càng lan rộng và gây thêm khó khăn cho Thủ Tướng Hương. Ngày 13-12-1964 có tin Đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết cùng hai Thượng Tọa Thích Tâm Châu và Thích Trí Quang quyết định tuyệt thực 48 giờ. Ngày 15-12-1964, Luật sư Phan Tấn Chức từ chức Tổng Trưởng Giáo Dục và Giáo sư Nguyễn Văn Trường được cử thay thế. Sự đối đầu giữa chính quyền và phong trào chống đối chính quyền hoàn toàn bế tắc vì không bên nào chịu nhượng bộ.
Chính Phủ Trần Văn Hương Bị Giải Nhiệm
Ngày 17-12-1964, nhóm tướng trẻ yết kiến Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu về vấn đề cho một số tướng già về hưu. Vấn đề nầy cũng được trình lên cho THĐQG nhưng THĐQG không chấp thuận. Ngày hôm sau, Tướng Khánh cho thành lập Hội Đồng Quân Lực (HĐQL) gồm phần lớn các tướng trẻ để làm hậu thuẩn về chính trị cho ông. Ngày 20-12-1964, HĐQL ra thông cáo giải tán THĐQG, bắt một số hội viên đưa đi quản thúc tại Pleiku. HĐQL cũng ra thông cáo tiếp tục tín nhiệm Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Chính phủ Trần Văn Hương. Đại sứ Hoa Kỳ, Tướng Maxwell Taylor, rất bực mình với việc giải tán THĐQG vì ông xem chính phủ dân sự như là một bước tiến quan trọng trong việc tiến đến ổn định về chính trị cho VNCH. Ông mời các tướng trẻ đến gặp và cho biết sự bất bình của ông về hành động của các tướng trẻ. Trong lúc trình bày ý kiến của mình ông đã có những câu nói xúc phạm đến tự ái của các tướng lãnh. Tướng Khánh lợi dụng ngay sự xích mích nầy giữa Đại sứ Taylor và các tướng trẻ. Ông họp báo tố cáo Đại sứ Taylor đã xâm phạm vào vấn đề chủ quyền của VNCH và đòi hỏi Hoa Kỳ phải triệu hồi Đại sứ Taylor về nước. HĐQL gửi văn thư cho Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Trần Văn Hương chính thức yêu cầu có hành động để bảo vệ chủ quyền cho VNCH. (31) Đối phó với tình huống vô cùng tế nhị nầy, Thủ Tướng Hương đã tỏ ra rất bình tỉnh và mềm dẽo, và sau cùng ông đã giải quyết mọi việc một cách êm thắm.
Qua vụ THĐQG, Thủ Tướng Trần Văn Hương đã nhận ra tầm quan trọng của các tướng trẻ trong HĐQL, ông quyết định cải tổ chính phủ với sự tham gia của 4 tướng lãnh.
Ngày 18-1-1965, Chính phủ Trần Văn Hương công bố thành phần mới như sau:
– Thủ Tướng: Trần Văn Hương
– Đệ Nhất Phó Thủ Tướng kiêm Tổng Trưởng Nội Vụ: Nguyễn Lưu Viên
– Đệ Nhị Phó Thủ Tướng: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu
– Đệ Tam Phó Thủ Tướng: Nguyễn Xuân Oánh
– Tổng Trưởng Quân Lực: Trung Tướng Trần Văn Minh
– Tổng Trưởng Ngoại Giao: Phạm Đăng Lâm
– Tổng Trưởng Tư Pháp: Lữ Văn Vi
– Tổng Trưởng Tâm Lý Chiến: Thiếu Tướng Linh Quang Viên
– Tổng Trưởng Kinh Tế: Nguyễn Duy Xuân
– Tổng Trưởng Tài Chánh: Huỳnh Văn Đạo
– Tổng Trưởng Cải Tiến Nông Thôn: Ngô Ngọc Đối
– Tổng Trưởng Công Chánh Giao Thông: Lê Sĩ Ngạc
– Tổng Trưởng Văn Hóa Giáo Dục: Nguyễn Văn Trường
– Tổng Trưởng Y Tế: Trần Quang Diệu
– Tổng Trưởng Xã Hội: Đàm Sĩ Hiến
– Tổng Trưởng Lao Động: Nguyễn Hữu Hùng
– Tổng Trưởng Thanh Niên Thể Thao: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ
– Tổng Trưởng Phủ Thủ Tướng: Phạm Văn Toàn
Lể trình diện tân chính phủ với Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, định vào ngày 19-1-1965, phải hủy bỏ vì 4 tướng lãnh không đến. Mãi đến ngày 21-1-1965, tân chính phủ Trần Văn Hương mới trình diện được với Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu tại Dinh Gia Long.
Phe Phật Giáo vẫn tiếp tục chống đối. Thượng Tọa Thích Trí Quang đưa ra cả một kế hoạch để lật đổ Chính phủ Trần Văn Hương. Một cuộc biểu tình chống chính phủ được tổ chức trước Viện Hóa Đạo; cảnh sát được phái đến giải tán, hai bên xô xát mạnh, 6 cảnh sát viên và 10 thường dân bị thương, 30 người bị bắt giam. Các Thượng Tọa Thích Tâm Châu, Thích Trí Quang, Thích Pháp Tri, Thích Thiện Hoa và Thích Hộ Giác bắt đầu tuyệt thực. Tiếp theo đó là nhiều vụ biểu tình, tuyệt thực khác diển ra khắp nơi; đặc biệt tại Nha Trang, ngày 23-1-1965, 300 tăng ni cùng tuyệt thực tập thể.
Ngày 24-1-1965, HĐQL nhóm họp mà không mời Tướng Khánh; họ có hai buổi thảo luận về cuộc khủng hoảng chính trị đang diển ra và quyết định tiếp tục ủng hộ Chính phủ Trần Văn Hương. Trong khi đó Tướng Khánh lại có suy nghĩ khác. Một mặt ông thấy không thể dựa vào Toà Đại sứ Mỹ được nữa sau vụ xích mích trầm trọng với Đại sứ Taylor. Mặt khác ông cũng nhận ra sự lớn mạnh và càng ngày càng độc lập của nhóm tướng trẻ trong HĐQL. Ông không thể nắm được họ nữa. Vì vậy, đối với ông, để tiếp tục duy trì quyền lực, ông không còn cách nào khác hơn là phải dựa vào Phật Giáo. Ông cho người liên lạc với Thương Tọa Thích Trí Quang và tiến hành kế hoạch lật đổ Chính phủ Trần Văn Hương. Ngày 24-1-1965, ông triệu tập HĐQL. Sau 3 ngày thảo luận, HĐQL ra tuyên cáo “ủy nhiệm tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng chánh trị hiện tại; triệu tập ngay một Hội Đồng Quân Dân gồm 20 đại diện các tôn giáo, nhân sĩ, quân lực; chánh quyền tương lai phải triệu tập Quốc dân Đại hội. … Quốc-trưởng Phan Khắc Sửu được lưu nhiệm, Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Oánh được cử làm quyền Thủ Tướng.” Thủ Tướng Trần Văn Hương được đưa đi quản thúc tại một nơi không ai biết. Chính phủ Trần Văn Hương không còn nữa. Viện Hóa Đạo ra thông cáo yêu cầu Phật tử chấm dứt tất cả mọi hoạt động chống chính phủ, và tất cả các lãnh tụ Phật Giáo chấm dứt tuyệt thực.
Chính phủ Trần Văn Hương chỉ sống được chưa đầy 3 tháng (4-11-1964 cho đến 27-1-1965) trong giai đoạn rối loạn nhứt của chính trường VNCH. Mặc dù có uy tín cá nhân rất lớn trong quần chúng, Thủ Tướng Hương không thuộc một chính đảng nào và do đó không có hậu thuẩn chính trị của đảng phái. Ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc thành lập chính phủ. Ông lại thiếu khả năng thỏa hiệp về chính trị, và nhứt là không chịu nhượng bộ trước áp lực. Chính phủ của ông là nạn nhân của những mưu đồ cá nhân của Tướng Nguyễn Khánh trong cuộc tranh chấp quyền lực giữa hai phe Phật Giáo và Quân Đội. Tướng Khánh, với hậu thuẩn của HĐQL gồm đa số các tướng trẻ do chính ông tạo ra, cũng như với thỏa hiệp của phe Phật Giáo, đã thắng trong việc lật đổ chính phủ Trần Văn Hương. Nhưng đây chỉ là một chiến thắng giai đoạn.
Chưa đầy một tháng sau, ngày 20-2-1965, một ngày sau vụ đảo chánh bất thành của Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, HĐQL loại Tướng Khánh ra khỏi chức vụ Tổng Tư Lệnh. Ngày 25-2-1965 ông bị buộc phải rời khỏi Việt Nam. Lời tiên đoán (hay hăm dọa) của Đại sứ Hoa Kỳ Maxwell Taylor đối với Tướng Nguyễn Khánh vào ngày 21-12-1964 (xem ghi chú số 31) đã trở thành sự thật.
Gửi ý kiến của bạn