BÓNG TRƯỜNG SƠN TRÊN PHỦ TRẤN NINH - ĐẠI VIỆT .
Hai tỉnh Xiengkhuang (Xiêng Khoảng) và Houaphanh (Hứa Phan)... Ngày xưa từ năm 1480 thời vua Lê Thánh Tông qua tới Tây Sơn-vua Quang Trung và kéo dài đến vua Nguyễn Minh Mạng vẫn nằm trong lãnh thổ Đại Việt, cho tới khi thực dân Pháp phân chia về Lào(Laos) năm 1893 trong một Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp gồm Việt Nam ; Lào ; Cao Miên (Campuchia) thật vô lý,bất công .
Núi Phou Bia là ngọn núi cao nhất tại Lào và nằm trên dãy Trường Sơn, ở phần giới hạn phía nam của cao nguyên Xiengkhuang thuộc tỉnh Xiengkhuang (Xiêng Khoảng) .
Do có cao độ lớn, ngọn núi có khí hậu lạnh và hầu như bị mây mù bao phủ.
Mặc dù chưa từng ghi nhận được hiện tượng tuyết rơi trong nhiều thập kỷ, song Phou Bia từng được ghi chép là đã tuyết rơi muộn nhất là từ đầu thế kỷ 20 trên đỉnh núi. Vào ngày 10 tháng 4 năm 1970, một máy bay C-130A của Air America đã đâm vào ngọn núi.
Khu vực quanh núi khá hẻo lánh, được rừng rậm bao phủ, và từng được câc du kích người H'Mông dùng làm căn cứ. Vào thập niên 1970, khoảng 60.000 người H'Mông được sự trợ giúp của hoạt động "Điều Không Con quạ" (Raven Forward Air Controllers, FAC) đã đến ẩn náu tại khối núi Phou Bia. Có ghi nhận rằng vẫn còn một nhóm nhỏ người H'Mông vẫn còn ẩn náu trong khu vực cho đến năm 2006.
Phou Bia nằm trong một khu quân sự hạn chế gần căn cứ không quân bỏ hoang Long Cheng (Long Chẹng), và do các loại vũ khí chưa phát nổ cản trở việc tiếp cận.
Sông Nậm Ngừm (Nam Ngum) là một dòng sông lớn ở Bắc và Trung Lào và là phụ lưu quan trọng của sông Mê Kông (Mekong)
Dòng sông Nậm Ngừm dài 354 Km, bắt nguồn từ vùng núi phía bắc tỉnh Xiêng Khoảng (Phủ Trấn Ninh-Đại Việt)... chảy về phương nam , nhập vào sông Mê Kông tại phía nam ViêngChăn-Vientiane. Lưu vực sông này là nơi sinh sống của đông đúc người dân các bộ tộc .
TÂY SƠN DANH TƯỚNG TRẦN QUANG DIỆU XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN TRÊN PHỦ TRẤN NINH-ĐẠI VIỆT .
Sau khi vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long rồi rút quân về Phú Xuân thì Trần Quang Diệu được tin cậy trao quyền làm Đốc trấn Nghệ An và trông coi việc xây thành Phượng Hoàng Trung đô. Ông đã góp phần quan trọng trong việc củng cố và xây dựng đất nước sau chiến tranh dưới triều vua Quang Trung.
Đầu năm Tân Hợi (1791), vua Quang Trung sai một đoàn sứ sang Vạn Tượng (Lan Xang-Lào) để thông hiếu và thăm dò tình hình. Đoàn sứ Tây Sơn tới nơi thì bị vua Vạn Tượng cho bắt và giải sang Xiêm. Vua Xiêm vẫn có mối thù với quân đội Tây Sơn từ sau lần thất trận ở Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785, nên khi thấy sứ đoàn Tây Sơn bị giải đến liền tước hết cờ biển của sứ thần, sai người đưa sang cùng với quà biếu Nguyễn Ánh để khuyến khích chúa Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Trước tình hình đó, vua Quang Trung liền sai Trần Quang Diệu lãnh ấn Đại Tổng quản cùng với Đô đốc Nguyễn Văn Uyển đem hơn 1 vạn quân đi đánh Trấn Ninh, Trịnh Cao và Quỳ Hợp rồi tiến sang Vạn Tượng.
Tháng 6, năm Tân Hợi (1791), Trần Quang Diệu tiến đánh Trấn Ninh bắt được tù trưởng xứ đó là Thiệu Kiểu, Thiệu Đế. Tháng 8, quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Trần Quang Diệu đã đánh thắng hai xứ Trịnh Cao và Quỳ Hợp. Tháng 10 năm đó, quân của ông tiến vào Vạn Tượng. Vua Vạn Tượng là Chao Nan phải bỏ trốn. Trần Quang Diệu vào thành Viêng Chăn và cho quân truy kích Chao Nan. Quân Tây Sơn đánh đuổi quân Vạn Tượng đến tận biên giới nước Xiêm, vua Vạn Tượng phải chạy trốn sang Xiêm. Chiến thắng của quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Trần Quang Diệu đã làm cho vua Xiêm khiếp sợ không dám đem quân sĩ đi ứng cứu quân Vạn Tượng.
Đầu năm Nhâm Tý (1792), Trần Quang Diệu đưa quân từ Vạn Tượng về Nghệ An. Trong thời gian tiến quân sang vùng Tây Nghệ An, Đại Tổng quản Trần Quang Diệu đã khai thông một con đường từ miền Tây Nghệ An xuống vùng biên giới ba nước Việt – Vạn Tượng – Xiêm, phá tan sự liên kết giữa các thế lực chống đối trong và ngoài nước. Giữa lúc lực lượng quân đội Tây Sơn đang vững mạnh và chuẩn bị tấn công quân nhà Nguyễn ở Gia Định.
(Sẽ Tiếp Theo)
Hai tỉnh Xiengkhuang (Xiêng Khoảng) và Houaphanh (Hứa Phan)... Ngày xưa từ năm 1480 thời vua Lê Thánh Tông qua tới Tây Sơn-vua Quang Trung và kéo dài đến vua Nguyễn Minh Mạng vẫn nằm trong lãnh thổ Đại Việt, cho tới khi thực dân Pháp phân chia về Lào(Laos) năm 1893 trong một Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp gồm Việt Nam ; Lào ; Cao Miên (Campuchia) thật vô lý,bất công .
Núi Phou Bia là ngọn núi cao nhất tại Lào và nằm trên dãy Trường Sơn, ở phần giới hạn phía nam của cao nguyên Xiengkhuang thuộc tỉnh Xiengkhuang (Xiêng Khoảng) .
Do có cao độ lớn, ngọn núi có khí hậu lạnh và hầu như bị mây mù bao phủ.
Mặc dù chưa từng ghi nhận được hiện tượng tuyết rơi trong nhiều thập kỷ, song Phou Bia từng được ghi chép là đã tuyết rơi muộn nhất là từ đầu thế kỷ 20 trên đỉnh núi. Vào ngày 10 tháng 4 năm 1970, một máy bay C-130A của Air America đã đâm vào ngọn núi.
Khu vực quanh núi khá hẻo lánh, được rừng rậm bao phủ, và từng được câc du kích người H'Mông dùng làm căn cứ. Vào thập niên 1970, khoảng 60.000 người H'Mông được sự trợ giúp của hoạt động "Điều Không Con quạ" (Raven Forward Air Controllers, FAC) đã đến ẩn náu tại khối núi Phou Bia. Có ghi nhận rằng vẫn còn một nhóm nhỏ người H'Mông vẫn còn ẩn náu trong khu vực cho đến năm 2006.
Phou Bia nằm trong một khu quân sự hạn chế gần căn cứ không quân bỏ hoang Long Cheng (Long Chẹng), và do các loại vũ khí chưa phát nổ cản trở việc tiếp cận.
Sông Nậm Ngừm (Nam Ngum) là một dòng sông lớn ở Bắc và Trung Lào và là phụ lưu quan trọng của sông Mê Kông (Mekong)
Dòng sông Nậm Ngừm dài 354 Km, bắt nguồn từ vùng núi phía bắc tỉnh Xiêng Khoảng (Phủ Trấn Ninh-Đại Việt)... chảy về phương nam , nhập vào sông Mê Kông tại phía nam ViêngChăn-Vientiane. Lưu vực sông này là nơi sinh sống của đông đúc người dân các bộ tộc .
TÂY SƠN DANH TƯỚNG TRẦN QUANG DIỆU XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN TRÊN PHỦ TRẤN NINH-ĐẠI VIỆT .
Sau khi vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng Thăng Long rồi rút quân về Phú Xuân thì Trần Quang Diệu được tin cậy trao quyền làm Đốc trấn Nghệ An và trông coi việc xây thành Phượng Hoàng Trung đô. Ông đã góp phần quan trọng trong việc củng cố và xây dựng đất nước sau chiến tranh dưới triều vua Quang Trung.
Đầu năm Tân Hợi (1791), vua Quang Trung sai một đoàn sứ sang Vạn Tượng (Lan Xang-Lào) để thông hiếu và thăm dò tình hình. Đoàn sứ Tây Sơn tới nơi thì bị vua Vạn Tượng cho bắt và giải sang Xiêm. Vua Xiêm vẫn có mối thù với quân đội Tây Sơn từ sau lần thất trận ở Rạch Gầm – Xoài Mút năm 1785, nên khi thấy sứ đoàn Tây Sơn bị giải đến liền tước hết cờ biển của sứ thần, sai người đưa sang cùng với quà biếu Nguyễn Ánh để khuyến khích chúa Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Trước tình hình đó, vua Quang Trung liền sai Trần Quang Diệu lãnh ấn Đại Tổng quản cùng với Đô đốc Nguyễn Văn Uyển đem hơn 1 vạn quân đi đánh Trấn Ninh, Trịnh Cao và Quỳ Hợp rồi tiến sang Vạn Tượng.
Tháng 6, năm Tân Hợi (1791), Trần Quang Diệu tiến đánh Trấn Ninh bắt được tù trưởng xứ đó là Thiệu Kiểu, Thiệu Đế. Tháng 8, quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Trần Quang Diệu đã đánh thắng hai xứ Trịnh Cao và Quỳ Hợp. Tháng 10 năm đó, quân của ông tiến vào Vạn Tượng. Vua Vạn Tượng là Chao Nan phải bỏ trốn. Trần Quang Diệu vào thành Viêng Chăn và cho quân truy kích Chao Nan. Quân Tây Sơn đánh đuổi quân Vạn Tượng đến tận biên giới nước Xiêm, vua Vạn Tượng phải chạy trốn sang Xiêm. Chiến thắng của quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Trần Quang Diệu đã làm cho vua Xiêm khiếp sợ không dám đem quân sĩ đi ứng cứu quân Vạn Tượng.
Đầu năm Nhâm Tý (1792), Trần Quang Diệu đưa quân từ Vạn Tượng về Nghệ An. Trong thời gian tiến quân sang vùng Tây Nghệ An, Đại Tổng quản Trần Quang Diệu đã khai thông một con đường từ miền Tây Nghệ An xuống vùng biên giới ba nước Việt – Vạn Tượng – Xiêm, phá tan sự liên kết giữa các thế lực chống đối trong và ngoài nước. Giữa lúc lực lượng quân đội Tây Sơn đang vững mạnh và chuẩn bị tấn công quân nhà Nguyễn ở Gia Định.
(Sẽ Tiếp Theo)
Gửi ý kiến của bạn