[ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VIỆT NAM 1945 - 1975 ] CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI NGÔ ĐÌNH DIỆM (Phần 10) : GIÁN ĐIỆP NHỊ TRÙNG CS DƯỚI Ô CHE CHỞ CỦA ANH EM ÔNG DIỆM - NHU & GIÁM MỤC NGÔ ĐÌNH THỤC (Phạm Ngọc Thảo ; Vũ Ngọc Nhạ ; Nguyễn Công Tài ; Mã Tuyên.)

18 Tháng Ba 20239:49 CH(Xem: 749)
Hoa kiều Mã Tuyên là người như thế nào?
Mã Tuyên có tên đầy đủ là Mã Quốc Tuyên , sinh năm 1909 , tại Triều Dương, Quảng Đông , Trung Hoa .
Mã Tuyên là nhà giàu có. Song gia tài của ông so với những người Hoa kiều giàu có khác không thấm vào đâu. Đối với giới này Mã Tuyên mới chỉ thuộc vào hàng trung lưu. Mã Tuyên đã sẵn có uy tín trong giới Hoa kiều từ trước năm 1954. Vào khoảng 1957-1958, Mã Tuyên không những là bang trưởng mà còn là Chủ tịch của 11 bang Hoa kiều. Không phải chỉ ở Sài Gòn – Chợ Lớn mà trên toàn quốc, Mã Tuyên thường được người Hoa gọi là Kiều lãnh. Chỉ một chức vụ quan trọng này, Mã Tuyên đã có một đời sống dư giả, sung túc và quyền thế, mà tập thể Hoa kiều đã dành cho ông trong tư thế lãnh tụ của họ.
Vào khoảng năm 1959, Tổng Nha Cảnh sát Sài Gòn được mật báo Mã Tuyên là một tổ chức kinh tài của Trung cộng và có liên hệ đến những hoạt động của Cộng sản tại Chợ Lớn. Nguồn tin mật báo này xuất phát từ đám “mã thầu dậu” mà cơ quan an ninh sử dụng một thiểu số trong đám đó làm mật báo viên. Do đó, Mã Tuyên bị mời lên Tổng Nha để điều tra. Vì vụ tố cáo này Mã Tuyên luôn luôn bị đám “mã thầu dậu” quấy rầy và cơ quan an ninh cũng nhân cơ hội đó gây cho ông ta không biết bao nhiêu phiền phức khác.
Vào khoảng năm 1960, ông Trần Văn Lắm gặp bác sĩ Trần Kim Tuyến có than thở là ông có mấy người bạn Hoa kiều bị công an quấy rầy không sao làm ăn nổi.
Người thứ nhất là Hoa kiều Phú Lâm Anh chủ nhà hàng Mỹ Cảnh trước đây.
Người thứ hai là Mã Tuyên, sống bằng nghề mại bản cho một ngân hàng. Đại sứ Trần Văn Lắm quả quyết rằng hai người này không phải là cán bộ kinh tài của Trung cộng. Qua sự giới thiệu của ông Đại sứ Trần Văn Lắm, bác sĩ Tuyến can thiệp ngay. Bác sĩ Tuyến cho gọi viên chánh sở cảnh sát đặc biệt đến để cho biết qua về hoàn cảnh của Mã Tuyên và Phú Lâm Anh.
Ông yêu cầu cảnh sát đặc biệt chấm dứt mọi phiền hà đối với hai Hoa kiều này.
Có thể nói, từ đó Mã Tuyên mới có thể thảnh thơi làm ăn. Bác sĩ Tuyến can thiệp cho Mã Tuyên song ông vẫn chưa hề gặp mặt Hoa kiều này. Riêng Phú Lâm Anh thì thỉnh thoảng ông Tuyến và Trần Văn Lắm có ghé qua nhà hàng của y.
Năm 1961 trong cuộc vận động bầu cử Tổng thống, bác sĩ Tuyến có mời một số bang trưởng Hoa kiều đến văn phòng của ông để nói chuyện về cuộc bầu cử và yêu cầu cái bang trưởng dùng uy tín để vận động cho liên danh Ngô Đình Diệm – Nguyễn Ngọc Thơ. Đây là lần đầu tiên Mã Tuyên được gặp bác sĩ Tuyến .
Ông Trần Kim Tuyến nguyên là Giám đốc Sở Nghiên cứu Chính trị và xã hội Phủ tổng thống, thực chất là người chỉ huy hệ thống an ninh mật vụ của nền Đệ Nhất cộng hòa Việt Nam trong suốt giai đoạn 1956–1963.
Trần Kim Tuyến đã quen biết với ông Ngô Đình Nhu từ năm 1946 khi còn học sinh thời chiến tranh Việt Minh và Pháp .
Hai ông Trần Văn Lắm và Trần Kim Tuyến quen biết nhau qua sinh hoạt theo đảng Cần lao Nhân vị .
Ông Trần Văn Lắm (Chen) sinh năm 1913 ở Chợ Lớn trong một gia đình gốc Hoa (dòng họ Trần Thượng Xuyên - Chen Shangchuan) kinh doanh bất động sản, nhưng ra Bắc Kỳ nhập học và tốt nghiệp Dược khoa Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội năm 1939.
Ông bước vào chính trường khi đắc cử Hội đồng Thị xã Sài Gòn năm 1952. Khi người Pháp rút khỏi Việt Nam và Thủ tướng Ngô Đình Diệm lập nền cộng hòa năm 1955 thì ông đắc cử vào Quốc Hội Lập Hiến Việt Nam Cộng Hòa và làm chủ tịch Quốc hội Lập Hiến 1956-1957. Vào năm 1961, ông được bổ làm Đại sứ Việt Nam tại Úc và New Zealand.
Bởi vì cùng là gốc Hoa , cho nên ông Trần Văn Lắm đã bao che cho Mã Tuyên là một tay gián điệp nhị trùng của Trung cộng và nhà Mã Tuyên là Trung Tâm Liên Lạc xưa nay của ông Nhu với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam .
Với vai trò là chủ tịch Quốc hội Lập Hiến VNCH năm 1956-1957 , ông Trần Văn Lắm đã đồng thuận, nhanh chóng hợp thức hoá chức danh Tổng thống cho Thủ tướng Ngô Đình Diệm ngày 26-10-1956 ,mà không có sự quyết định của tổ chức Quốc dân đại hội hay Quốc hội . Do đó , anh em ông Diệm - Nhu rất tin tưởng vào ông Trần Văn Lắm .
Khi Thanh niên Cộng hoà được thành lập, ông Cao Xuân Vỹ làm Phó Tổng thủ lãnh Thanh niên Cộng hoà, Đô thành được trao cho Trung tá Phước (Phó Đô trưởng nội an) làm thủ lãnh, thì Mã Tuyên với tư cách đại diện của giới Hoa kiều Chợ Lớn nên đã được đề cử làm thủ lãnh của thanh niên Cộng hoà tại quận 5 , đời sống ông ta tiêu biểu đầy đủ cho một dân Trung Hoa chính gốc , có đến 4 vợ chính thức và trên 20 người con.
Ông Cao Xuân Vỹ, Phó Tổng thủ lãnh của Mã Tuyên. Mã Tuyên quen biết Trung tá Phước . Thanh niên Cộng hoà là đoàn thể mà ông ta tham dự.
Ông ta cũng được Tổng thống Diệm bắt tay vào những dịp Quốc khánh hay Tết Nguyên đán, khi cùng các phái đoàn Dân chính đến dinh chúc mừng Tổng thống và riêng Mã Tuyên với cương vị đại diện Hoa kiều.
Gián điệp CS Nguyễn Tài hay Nguyễn công Tài đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu hàng núi hồ sơ về gia đình nhà ông Ngô Đình Diệm và những người kế cận, cũng như những người đối lập. Tài liệu cập nhật từ nhiều nguồn, nhưng phần đóng góp của nội gián Phạm Ngọc Thảo là rất quan trọng, thông qua Đại tá Phạm Ngọc Thảo liên hệ với Tổng thống Ngô Đình Diệm cho Đặc phái viên đặc biệt, Tướng Nguyễn Tài - Thứ trưởng Bộ Công An (chứ không phải Nội vụ) của chính phủ VNDCCH (Cộng sản) đến Sài Gòn. Ông Tài là em ruột nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan.
Làm sao phải chọn người tiếp xúc thật đúng mà lại bảo toàn bí mật.
Cuối cùng, sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, Nguyễn công Tài đã lựa nhân vật Mã Tuyên, người Tàu ở Chợ-lớn đang làm công việc kinh tài cho gia đình ông Ngô Đình Diệm.
Thông qua dịch vụ buôn bán táo bạo, Nguyễn công Tài đã tiếp xúc trực tiếp được với Mã Tuyên. Và, cái thời điểm để đưa ý kiến cho Mã Tuyên "gợi ý" với anh em ông Ngô Đình Diệm là sau tháng 2-1962, sau cái ngày mà hai Sĩ quan Không Quân VNCH thời ông Diệm là Đại uý Phạm Phú Quốc và Trung uý Nguyễn văn Cử ném bom dinh Độc Lập làm đảo chính. Sự việc của hai sĩ quan KQ VNCH Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử tuy không thành công nhưng nó lại là lý do hợp thời để Nguyễn Công Tài làm cuộc tiếp xúc với anh em ông Diệm, Nhu thông qua thương gia người Tàu ở Chợ-lớn là Mã Tuyên. Tín hiệu có thuận lợi. Quả nhiên ông Nhu nhận sự tiếp xúc một cách thận trọng và kéo dài thời gian để mặc cả cho cái giá đi đêm.
Nguyễn công Tài có nhận xét là anh em ông Diệm, Nhu tuy học ở Pháp và Mỹ về nhưng óc bài ngoại cực đoan .
Sự việc tin đi mối lại chỉ dừng ở đó. Phải cho đến lúc được phép của ông Line (Who?Lê Duẩn?), Nguyễn công Tài cung cấp cho ông Nhu một số tài liệu chứng minh người Mỹ muốn lưu lại ông Diệm còn vợ chồng ông Nhu phải đi lưu vong nước ngoài, cũng như họ trước sau cũng buộc ông Diệm phải từ bỏ chế độ độc tài, gia đình trị, phải chia quyền lãnh đạo cho các đảng phái cũng như phải có chính sách bình đẳng tôn giáo. Ông Nhu chấp nhận một cuộc gặp gỡ với phái viên đặc biệt của ông Line. Có thể đây chỉ là giải pháp phòng ngừa mà cũng có thể ông Nhu muốn hiểu rõ hơn ý đồ của địch.
Phạm Hùng nhận những chỉ thị toàn quyền hành động từ ông Line tại phủ toàn quyền Đông Dương ở Ba-Đình (Hà-nội) và cấp tốc đi Nam bằng cả ba thứ phương tiện: thủy, bộ và hàng không.
Đầu tháng 2-1963, cuộc họp "bí mật" giữa ông Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng diễn ra tại một địa điểm kín đáo ở quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Trong cuộc họp này có cả Nguyễn công Tài cũng được dự. Khi chia tay, cả hai bên đều hỷ hả...theo sự tiết lộ của ông Cao Xuân Vỹ.

TẢN MẠN LỊCH SỬ - NGƯỜI YÊU NƯỚC Ở ĐÂU ?
Tuyên bố chủ quyền trên Trường Sa - FreeDomLand của Tomas Cloma (Philippines) và Im Re - No Phản ứng của Chính quyền ông Ngô Đình Diệm trước sự kiện Trung Hoa Dân Quốc (TaiWan) đổ bộ - chiếm đóng Đảo Ba Bình (Taiping Island belong Spratly Islands of Viet Nam) ngày 24-9-1956.

Tomás Cloma y Arbolente (sinh ngày 18 tháng 9 năm 1904) là một luật sư và doanh nhân người Philippines. Tên tuổi của ông gắn liền với sự kiện "khám phá" và tuyên bố quyền sở hữu đối với hàng loạt thực thể địa lý không người thuộc quần đảo Trường Sa mà ông cho là đất vô chủ (terra nullius). Từ thập niên 1970 trở đi, nhà nước Cộng hoà Philippines đã sử dụng sự kiện Cloma làm cơ sở quan trọng cho tuyên bố chủ quyền đối với một phần lớn quần đảo này.
Tomás Cloma y Arbolente sinh ra tại Panglao, tỉnh Bohol thuộc Trung Visayas, Philippines. Cha ông là người bán đảo còn mẹ ông là dân địa phương Bohol.
Năm 15 tuổi, Cloma tìm đến Manila để hoàn tất chương trình trung học tại trường Arellano.
Sau khi tốt nghiệp, Cloma làm việc cho Công ty Đường sắt Manila (ngày nay là Công ty Đường sắt Quốc gia Philippines); tại đây ông trở thành nhân viên tổng đài điện tín được chứng nhận. Nhờ đó, Cloma được phân công đến San Fernando thuộc miền bắc Philippines, nơi ông gặp người vợ tương lai Victoria Luz Borromeo Galves.
Công việc của Cloma tại địa điểm mới là trợ lý biên tập mảng vận tải đường biển cho tờ báo Manila Bullentin. Nhờ tạo dựng được mối quan hệ với những nhân vật có tầm ảnh hưởng nên Cloma dần đạt được tham vọng trong cuộc sống của mình là trở về quê hương Bohol trong tư thế của một người thành đạt. Hàng loạt doanh nghiệp ra đời dưới bàn tay lãnh đạo của ông như Dịch vụ Thông tin Thương mại, Công ty Vận tải đường biển và Thương mại Dagohoy và Tập đoàn Nghề cá Visayas.
Năm 1948, Cloma thành lập Học viện Hàng hải Philippines tại Manila với số học viên ban đầu là hai mươi lăm người. Trường được Bộ Giáo dục Philippines công nhận vào năm 1950. Ngày nay, cơ sở đào tạo này mang tên Trường PMI và là trường hàng hải lớn nhất nước.
Tuyên bố sở hữu một phần Trường Sa .
Năm 1947, Tomás Cloma tìm thấy một số nhóm đảo không người và chưa bị chiếm đóng trong Biển Đông. Với tư cách là chủ sở hữu của một đội tàu đánh cá và một trường đào tạo hàng hải tư, Cloma khao khát thiết lập một nhà máy đóng hộp và khai thác phân chim tại đây. Vì vậy, việc ông "khám phá" và tuyên bố chiếm hữu phần lớn quần đảo Trường Sa sau đó chủ yếu là vì mục đích kinh tế.
Ngày 11 tháng 5 năm 1956, Cloma cùng bốn mươi người khác chính thức chiếm hữu các đảo và đặt tên cả vùng này là Quần đảo Freedomland. Ngày 15 tháng 5, Cloma ấn hành một văn bản mang tên Thông báo với toàn thế giới và dán các bản sao của văn bản này trên từng đảo như một lời tuyên ngôn dứt khoát về quyền sở hữu đối với ba mươi ba "đảo" rải rác trên một vùng nước có diện tích 64.976 hải lý vuông Biển Đông.
Ngày 21 tháng 5, Cloma gửi "bản tuyên bố lần thứ hai" tới bộ trưởng Bộ Ngoại giao Philippines để thông báo về việc đặt tên Freedomland cho vùng đất mới chiếm được, đính kèm với một "Bản thông báo về việc thay đổi tên gọi" của các đảo. Ngày 31 tháng 5 năm 1956, Cloma tuyên bố thành lập Lãnh thổ Tự do Freedomland.
Ngày 8 tháng 6 năm 1956, Cloma tiếp tục đến các đảo Trường Sa để tiếp tế lương thực và thực phẩm cho hai mươi chín người còn đóng trên các đảo từ lần "thám hiểm" trước. Phó tổng thống Philippines Carlos Polistico García nói rằng hành động của Cloma "không có tầm quan trọng về chính trị" và nhắc lại rằng trước đây ông đã cảnh báo Cloma "không được làm điều gì có thể gây ra hậu quả về chính trị". Ngày 19 tháng 6, Cloma gửi một bức thư đến đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc ở Manila; nội dung có đoạn:
Xin thông báo với Ngài rằng chuyến thám hiểm lần thứ hai của chúng tôi đã xem xét hầu như toàn bộ các đảo lớn thuộc Freedomland (...) Xin chân thành chuyển đến Chính phủ của Ngài, thưa Ngài, sự thật rằng hành động của chúng tôi không có ý định xúc phạm hoặc thách thức tính chính trực của người Trung Quốc mà chúng tôi rất đỗi kính mến và tôn trọng. Tuy nhiên, chúng tôi tin tưởng rằng Ngài sẽ hiểu rằng cho đến khi câu hỏi về quyền sở hữu được quyết định một cách chính đáng và thoả đáng thì chúng tôi buộc phải bảo vệ những quyền lợi của mình dù là đơn độc trong khả năng của một người quản lý hoặc người giám hộ cho tài sản res nullius (vô chủ).
Ngày 6 tháng 7 năm 1956, Cloma tuyên bố với toàn thế giới về việc thành lập chính phủ riêng cho Lãnh thổ Tự do Freedomland; thủ phủ đặt tại đảo Bình Nguyên. Bản thân Cloma tự xưng là "Chủ tịch Hội đồng Tối cao Nhà nước Freedomland". Cloma còn nêu ra sự khác biệt giữa vùng Freedomland và phần phía tây của quần đảo Trường Sa dù rằng không rõ sự khác biệt đó chính xác là gì.
Lời tuyên bố của Cloma đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ các quốc gia láng giềng như Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Việt Nam Cộng Hoà. Căng thẳng càng bị đẩy lên cao hơn khi ngày 7 tháng 7 năm 1956, Cloma và một số học viên Học viện Hàng hải Philippines gửi lá cờ (mà họ nói rằng đã dỡ khỏi đảo Ba Bình) đến đại sứ quán Trung Hoa Dân Quốc tại Manila.
Ngày 24 tháng 9 năm 1956 Trung Hoa Dân Quốc tái hiện diện lực lượng Thủy quân Lục chiến tại đảo Ba Bình (Taiping Island) mà họ đã bỏ hoang từ năm 1950, đồng thời ngăn chặn tàu thuyền của Cloma xuất hiện trong vùng biển gần đó.
Ngày 1 tháng 10 năm 1956, Cloma rời Manila đến Hồng Kông trong hành trình sang thành phố New York. Tại đây, ông tìm kiếm sự hỗ trợ của Felix Berto Serrano, đại sứ Philippines tại Liên Hợp Quốc. Hành trang Cloma mang theo là một cuốn phim tài liệu có nhan đề "Vùng đất Tự do" mà ông dự định sẽ chiếu cho các quan chức Liên Hợp Quốc xem. Ông khẳng định:
Bộ phim tài liệu của chúng tôi sẽ xoá bỏ mọi mối nghi ngờ về tính hợp pháp của những tuyên bố của chúng tôi...
Bộ phim này có những cảnh quay về các hoạt động thực tế của "chuyến thám hiểm tại Freedomland" và các cảnh quay một số hòn đảo. Cloma thậm chí còn nói rằng ông sẽ đàm phán để bán bộ phim cho một hãng ở Hollywood nhằm phát hành phim này trên toàn thế giới. Cũng tại Hồng Kông, Cloma cho biết ông có dự định biến Freedomland thành một dự án định cư cho dân tị nạn từ Trung Quốc, dân chài từ Nhật Bản,...Tuy nhiên, cuối cùng Cloma đã từ bỏ hy vọng về một sự can dự từ Liên Hợp Quốc đối với vấn đề của mình.
Chính quyền Philippines thay thế Cloma :
Từ năm 1968, chính quyền Philippines bắt đầu cho quân đội chiếm một số đảo Trường Sa. Năm 1971, nước này chính thức tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Kalayaan với lý do là tuyên bố chủ quyền của các nước khác đã mất hiệu lực do đã bị từ bỏ. Tháng 4 năm 1972, Philippines sáp nhập các đảo Kalayaan vào tỉnh Palawan đồng thời quản lý chúng như một poblácion (tương đương một barangay) với Tomás Cloma là chủ tịch hội đồng khu vực Kalayaan .

TẢN MẠN LỊCH SỬ - NGƯỜI YÊU NƯỚC Ở ĐÂU ? ÁI QUỐC PHẢI KHÔNG ?
Sự kiện chính phủ Trung Hoa Dân Quốc - TaiWan đưa quân đội lên chiếm đóng trái phép hòn đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa đang trong thời gian chấp chính của Tổng thống Diệm và ông Nhu sau cuộc Trưng Cầu Dân Ý độc diễn và màn kịch ngắn hợp pháp hoá chức danh này của ông chủ tịch Quốc hội Lập hiến VNCH Trần Văn Lắm ngày 26-10-1956 tại Sài Gòn .
Nhưng Tổng thống Diệm và chính phủ của ông đã hành xử rất thờ ơ , dững dưng hay bỏ mặc trước sự kiện này vì đang củng cố quyền lực trong nước và đặc biệt tôn trọng trong quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc-TaiWan hơn !
Không phản đối Ngoại Giao và Không phản ứng Quân Sự trước Sự kiện Hải quân Trung Hoa Dân Quốc (Taiwan-Đài Loan) đổ bộ lên hòn đảo lớn nhất của Quần đảo Trường Sa là đảo Ba Bình thuộc Việt Nam ngày 24-9-1956 và TaiWan xây dựng căn cứ Hải Không liên hợp trên Quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam Cộng Hòa . Chỉ duy nhất lo củng cố quyền lực cá nhân và hệ thống gia đình trị họ Ngô Đình ...!
Như vậy , cá nhân Tổng thống Ngô Đình Diệm và thuộc hạ trong đảng Cần lao Nhân Vị có phải là Ái Quốc đúng nghĩa hay không ?
Tổng thống Ngô Đình Diệm phải chịu trách nhiệm hoàn toàn, do dửng dưng ,thờ ơ - không Yêu Nước trước sự kiện mất mát chủ quyền Hải đảo Việt Nam trên đảo Ba Bình-Taiping Island ngày 24-9-1956 !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn