[ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VIỆT NAM 1945 - 1975 ] CHẾ ĐỘ NGÔ ĐÌNH DIỆM (Phần 3) : CUỘC NÉM BOM DINH ĐỘC LẬP NGÀY 27-2-1962 DO PHI CÔNG VNCH PHẠM PHÚ QUỐC & NGUYỄN VĂN CỬ THỰC HIỆN .

05 Tháng Chín 20229:39 CH(Xem: 797)
Vụ ném bom Dinh Độc Lập 1962 .
27/2/1962: Vụ ném bom Dinh Độc Lập .
Phi công Nguyễn Văn Cử là con trai thứ hai của Nguyễn Văn Lực, một lãnh đạo của Đại Việt Quốc Dân Đảng , người trước đó đã bị Diệm bỏ tù một thời gian ngắn vì các hoạt động chống đối chính phủ.
Họ đã lên kế hoạch cho 2 phi công Cử và Phạm Phú Quốc tấn công Dinh Độc Lập vào ngày 27 tháng 2. Cử trước đó đã thuyết phục Quốc bằng cách tuyên bố rằng tất cả các lực lượng vũ trang và Mỹ đã biết được âm mưu này, và chỉ cho Quốc thấy 1 bài báo phê phán Diệm trên tuần san Newsweek.
Sáng sớm hôm đó họ đang bay theo lịch trong một phi đội từ Sài Gòn xuống đồng bằng sông Cửu Long trong một phi vụ tấn công "Cộng sản" nhưng đã quay lại tấn công Dinh Tổng thống. Hồi ký Đỗ Mậu kể lại:
“Sáng ngày 27/2/1962, khoảng 7 giờ, tôi đang chuẩn bị đến văn phòng thì bỗng nghe tiếng nổ dữ dội, rồi một vùng khói đen nghịt cuồn cuộn từ phía dinh Độc Lập tỏa lên cao, trong lúc trên bầu trời quận một và quận nhì thành phố, 2 chiếc chiến đấu cơ đang bay lượn theo đội hình tác chiến. Không cần phải kiểm chứng tôi cũng biết được dinh Độc Lập đã bị ném bom…”.
Khi Đỗ Mậu đến dinh thấy cửa ngoài đóng kín, xung quanh quân phòng vệ phủ tổng thống bố trí sẵn sàng chiến đấu. Quả bom nặng 800 cân Anh đầu tiên đã xuyên vào một căn phòng mà trong đó Diệm, một người hay thức dậy sớm đang đọc sách. Quả bom này không nổ và Diệm chạy xuống tầng hầm của Dinh Độc Lập cùng với tổng giám mục Ngô Đình Thục và vợ Nhu là Trần Lệ Xuân cùng các con. Trần Lệ Xuân bị gãy tay khi đang chạy xuống tầng hầm. Ba người phục vụ và lính gác thiệt mạng, 30 người khác bị thương. Một nhà thầu người Mỹ khi leo lên nóc nhà để xem vụ tấn công đã bị ngã xuống đất và chết. Trong một thông báo trên sóng radio sau đó, Diệm cho rằng mình thoát được là nhờ "sự che chở của thần thánh" và làm nhẹ vụ việc đi bằng cách coi đó là một "hành động đơn lẻ". Cảnh tượng nói chung là “mọi người im thin thít, mặt xanh như tàu lá chuối”.
Cũng theo hồi ký, Đỗ Mậu (cùng Nguyễn Khánh) đến gặp Diệm, lát sau nhận tin: “Hải quân đã bắn hạ một chiếc phóng pháo cơ của không quân (vừa tấn công dinh Độc Lập) trên sông Nhà Bè, cách công xưởng hải quân chỉ độ một cây số và đã biết được viên phi công là trung úy Phạm Phú Quốc, còn chiếc máy bay thứ hai thì đã mất dạng”.
Vài giờ sau, “ông Diệm ra lệnh dời phủ tổng thống về dinh Gia Long tức khắc” và gọi Đỗ Mậu đi theo. Ngô Đình Diệm ngồi sững sờ đến năm phút mới hỏi:
- “Mậu có biết thằng Quốc không?”
- “Thưa cụ, nếu nói là Phạm Phú Quốc thì y là người Quảng Nam thuộc dòng dõi cụ Phạm Phú Thứ”.
Diệm chau mày, Đỗ Mậu quan sát nơi bom thả, đoán hai phi công bỏ bom dinh Độc Lập chỉ muốn giết vợ chồng Ngô Đình Nhu chứ không có ý sát hại Diệm nên tìm cách nói xa gần nhận định trên để Diệm nghe… Rời dinh Gia Long, Đỗ Mậu về Nha An ninh quân đội. Tại đó, Cục An ninh hải quân bắt trung úy Nguyễn Văn Đính (anh ruột của trung úy phi công Nguyễn Văn Cử. Cử trực tiếp ném bom dinh Độc Lập và đã bay thoát qua Campuchia) giải về điều tra, khai thác nguyên do, đầu mối “tạo loạn” và đánh cả hai người (Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Đính) “mặt mày thâm tím, sưng vù trông rất đáng thương”.
Phạm Phú Quốc sau bị bỏ tù trong khi phi công Cử vẫn sống lưu vong ở Campuchia nơi anh ta làm một giáo viên dạy ngoại ngữ. Sau khi Diệm bị ám sát tháng 11 năm 1963, Quốc đã được tha và Cử trở về nước tiếp tục làm phi công trong không quân VNCH.
Vài tháng sau phủ tổng thống gửi công văn đến các nơi đề nghị hỗ trợ xây cất lại dinh Độc Lập. Lần xây cất này trang bị tối tân, quy mô hơn dinh Độc Lập cũ .

Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc
Tác giả: Phạm Duy

       Anh Quốc ơi từ nay trong gió ra khơi
Từ nay trên cánh mây trôi có hồn anh trong cõi lòng tôi
Anh Quốc ơi nghìn thu anh nhớ đến tôi
Thì xin cho Thái Dương soi nước Việt Nam sáng rọi muôn đời
Nước Việt Nam ngời sáng muôn đời !
Ngày xưa khi anh vừa khóc chào đời
Mẹ yêu theo gương người trước chọn lời
Đặt tên cho anh anh là Quốc
Đặt tên cho anh anh là Nước
Đặt tên cho người đặt tình yêu nước vào nôi
Rồi anh nâng cao tổ quốc vào đời
Tuổi xuân vươn trong lửa máu ngụt trời
Việt Nam đang sôi sôi lòng Nước
Việt Nam đang sôi sôi lòng Quốc
Việt Nam đang đòi tự do hạnh phúc giống nòi
Anh Quốc ơi tuổi xuân như đóa hoa đời
Nở trong mưa bão tơi bời vẫn còn tươi như nước Việt ơi
Anh Quốc ơi! Đàn chim chim quốc tung trời
Gọi nhau đem nắng soi đời
Có người vui kể chuyện lâu dài
Rồi anh trôi theo vận nước miệt mài
Việt Nam chia đôi mảnh đất lạc loài
Toàn dân thương đau đau lòng Nước
Toàn dân thương đau đau lòng Quốc
Toàn dân ngậm ngùi Vì tình sông núi lẻ loi
Rồi anh đi theo lời nói bồi hồi
Troi thanh bao la mở mang cánh cửa mời
Từ anh lên cao anh là nắng
Là trăng hay sao anh nhìn xuống
Nhìn xuống nước non đep tình như gấm như hoa
Anh Quốc ơi tuổi xanh chấp cánh thênh thang
Bình minh lên chiếm không gian đến hoàng hôn chan chứa tình thương
Anh Quốc ơi gặp khi chinh chiến lâu dài
Người phi công giữa khung trời vẫn phải mang số phận con người
Rồi anh đi theo đường đã vạch rồi
Đường chim không gian ủ ấp hình hài
Đời sinh ra ta ta là cát
Đời đưa ta đi ta về đất
Và anh đã về một chiều anh đã về quê
Chiều nao anh đi làm kiếp người hùng
Chiều nao thương ôi rụng cánh đại bàng
Chiều nao anh đi anh về đất
Chiều nao anh đi anh về nước
Chiều nao huy hoàng đại bàng bay khắp không gian
Anh Quốc ơi từ nay trong gió ra khơi
Từ nay trên cánh mây trôi có hồn anh trong cõi lòng tôi
Anh Quốc ơi nghìn thu anh nhớ đến tôi
Thì xin cho Thái Dương soi nước Việt Nam sáng rọi muôn đời
Nước Việt Nam ngời sáng muôn đời !

(NgheQua YouTube)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn