CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUÂN SỬ - QUÂN LỰC VNCH : TRẠI LLĐB GIA VỰC - BA TƠ (QUẢNG NGÃI) & KHÓI LỬA RANH GIỚI QUÂN ĐOÀN I - QUÂN ĐOÀN II VNCH - TRẬN GIẢI TỎA ĐÈO BÌNH ĐÊ - BẮC BÌNH ĐỊNH .

26 Tháng Tám 20228:32 CH(Xem: 1404)
Duyên hải miền Trung khói lửa !
Gia vực là một xã của quận Ba tơ, Tỉnh Quảng Ngãi (Quảng Ngãi có ba quận miền núi là Minh Long, Sơn Hà và Ba tơ) Gia vực nối với Ba tơ bằng QL 24.
Về phương diện hành chánh Xã Gia vực chỉ có 4 ấp đánh dấu bằng A, B,C và D nằm gọn trong một khu lòng chảo có núi non bao quanh Trại LLĐB Gia vực nằm cách quận lỵ Ba Tơ 18 Km về phía Tây- Tâynam ; cách LZ English 56 Km phía Tây bắc ...
Phi trường Gia vực :có phi đạo đất nện dài 3200 Ft , các C-123 có thể đáp xuống. Trại cũng kiểm soát TL 5 nối KonTum và Quảng Ngãi .
Sông Rê tuy cạn vào mùa khô không thể di chuyển bằng thuyền nhưng lại dâng cao và chảy xiết trong mùa nuớc lũ .
Người Hre có thể được xem như một nhóm dân sắc tộc thiểu số đặc biệt , sinh sống tập trung trong các vùng cao nguyên Bình Định và Quảng Ngãi.
Trong những thế kỷ trước, dân Hre đã từng tấn công xuống các khu cư dân Việt ven biển cướp phá gia súc bắt cả phụ nữ và trẻ em Kinh.
Sự pha trộn sắc tộc qua nhiều thế hệ đã tạo một sắc dân khoẻ mạnh và thông minh hơn nhiều sắc dân Thượng khác và không được cảm tình của dân Việt vùng đồng bằng ,duyên hải .
Tháng 8 năm 1945, khu vực rừng núi các tỉnh Bình-Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam do Việt Minh CS (VMCS) kiểm soát, họ đã thành lập 2 tiểu đoàn dân quân Hre hoạt động trong vùng Ba Tơ-Minh Long..(Đây là tiền thân của đội du kích Ba tơ) .
Năm 1946, Lực lượng viễn chinh Pháp tại Viễn Đông (Corps Expedition naire Francais en Extreme-Orient=CEFEO) bắt đầu tấn công tái chiếm các khu vực đồng bằng miền Trung và chỉ mới chiếm lại được vài tiền đồn trong các vùng xa xôi.
Năm 1949 người Hre nổi dậy, chống đối VMCS và kéo chạy về đồn Tây Kon Plong (Kon Tum) để nhờ Pháp bảo vệ...
Mãi đến tháng 4 năm 1951, Pháp mới có nhân lực để quy tụ các bộ tộc Hre, tổ chức thành một lực lượng quân sự chống VMCS , lúc đầu gồm khoảng 200 dân quân Hre đang tạm ngụ tại Kontum và chỉ hoạt động giới hạn trong vùng Sơn Hà-Vi muk.
Trại LLĐB Gia vực :
Trại Gia vực được LLĐB Mỹ (SF) thiết lập vào tháng Hai năm 1963 (A-729), lực lượng CIDG căn bản của Trại là người Hre. Đây là một trong những trại đầu tiên SF lập tại Vùng 1, trên vị trí đồn Kon Plong (cũ) sau khi tập trung được quanh Gia vực trên 1500 dân Hre và 300 dân Việt. Trại gần sông Rê, nằm trong quận Ba tơ thuộc Quảng Ngãi, cách Đà Nẵng khoảng 80 miles vế phía Tây-Nam: khi thiết lập Trại Gia vực thuộc Vùng 2 nhưng đến 1964 VNCH điều chỉnh lại biên giới các Vùng và Gia vực chuyển sang Vùng 1 và là Trại cực Nam của Vùng 1 với nhiệm vụ chính là phòng thủ biên giới và canh chừng CS xâm nhập từ phía núi xuống. Bãi mìn phía trước trại còn sót lại nhiều quả mìn chôn, gài từ thời Pháp .
Từ Gia vực, LLĐB Mỹ đã mở nhiều cuộc hành quân về Ba Tơ và các đại đội cơ hữu của Trại đã nhiều lần hành quân trợ giúp các Trại khác trong vùng Quảng Ngãi. Các toán thám sát LRRP (Long Range Reconnaissance Patrol) cũng dùng Gia vực làm nơi xuất phát .
Liên quân Việt-Mỹ đã mở cuộc hành quân Pershing tảo thanh vùng ranh giới các tỉnh Bình Định-Quảng Ngãi, Tham gia hành quân gồm các lực lượng của SĐ 1 Không Kỵ HK, Lữ đoàn 3 /SĐ 25 HK, SĐ 22 BB VNCH và SĐ Mãnh hổ Nam Hàn (giới hạn trong tỉnh Bình Định). Cuộc hành quân kéo dài từ 12 tháng 2 năm 1967 đến 19 tháng Giêng 1968.
Trong khuôn khổ cuộc hành quân này SĐ 1 Không kỵ đã tiến vào vùng thung lũng sông Rê từ ngày 7 tháng 8, và dùng trại Gia vực như một căn cứ chỉ huy và tiếp liệu.
Trại Gia vực và Tiểu Đoàn (TĐ) 70 Biệt Động Quân (BĐQ) Biên phòng .
Trại Gia vực được SF bàn giao lại cho LLĐB vào 31 tháng Giêng năm 1969, lúc này dân số Xã Gia Vực khoảng 6500 người (Việt và Hre). Một toán liên lạc SF vẫn ở lại đến khi 460 Dân sự Chiến đấu được chuyển đổi thành TĐ 70 BĐQ ngày 30 tháng 9 năm 1970 trực thuộc Liên đoàn 11 BĐQ cùng các TĐ 68 (CIDG của Trại Minh Long) và 69 (CIDG Trại Ba tơ) .
Khi Trại được bàn giao, các CIDG đã được gửi đi huấn luyện tại Dục Mỹ và cải biến thành Biệt Động Quân Biên phòng, một TĐ BB của SĐ 22 tạm trấn đóng và tình hình an ninh quá khả quan nên Trại được giao lại cho một Đại đội ĐPQ của quận Ba Tơ trần giữ cùng một Trung đội Nghĩa Quân Hre..cho đến khi TĐ 70 BĐQ hoàn tất huấn luyện trở lại trấn giữ.
Ngày 19 tháng 9 năm 1974, huy động 1 Tr đoàn BB (các TĐ 8 và 406 CS), cùng Đặc công, Pháo các loại, có xe tăng yểm trợ đã tấn công Chi khu cùng Trại Gia vực CS pháo kích liên tục và dùng BB tấn công . 5 tiền đồn bị mất nhưng quân trú phòng phản ứng quyết liệt và tái chiếm ngay trong ngày..Thời tiết xấu , TĐ 70 không nhận được phi pháo yểm trợ : 50 binh sĩ hy sinh và số bị thương lên cao , không tản thương .. các chiến sĩ chiến đấu trong vô vọng và toàn bộ các cứ điểm phòng thủ bị tràn ngập ngày 21 tháng 9. TĐ 70 BĐQ đã chiến đấu đến cùng , Đ úy Trần Nghĩa TĐ Phó hy sinh cùng trên 200 quân tử thủ, chỉ 21 chiến sĩ sống sót phân tán tìm về Kontum và Quảng Ngãi và TĐ được tái tổ chức và bổ xung .. Đầu năm 1975, việc phòng thủ tỉnh Quảng Ngãi được giao cho Trung đoàn 6/SĐ 2 BB và LĐ 11 BĐQ (gồm các TĐ 68, 69 và 70).

Liên đoàn 4 Biệt động quân: Từ miền Tây đến Phú Yên-Bình Định:
Từ năm 1967, bộ Tổng tham mưu Quân lực VNCH đã ban hành văn thư phát triển lực lượng Mũ Nâu. Theo đó, tại mỗi Vùng chiến thuật, thành lập một liên đoàn Biệt động quân đặt thuộc quyền điều động của bộ Tư lệnh Quân đoàn/Vùng chiến thuật. Tại Miền Tây Nam phần, Liên đoàn 4 Biệt động quân được thành lập với sự tập hợp 5 tiểu đoàn Biệt động quân đang yểm trợ cho 3 Sư đoàn Bộ binh:
– Tiểu đoàn 32 Biệt động quân, hậu cứ tại Mỹ Tho và tiểu đoàn 41 Biệt động quân ở Kiến Hòa: yểm trợ cho Sư đoàn 7 Bộ binh. (Đến năm 1972, Tiểu đoàn 32 Biệt động quân tách khỏi Liên đoàn 4 BĐQ và bổ sung cho Liên đoàn 7 Biệt động quân vừa được thành lập).
– Tiểu đoàn 43 Biệt động quân ở Sa Đéc yểm trợ cho Sư đoàn 9 Bộ binh.
– Tiểu đoàn 42 Biệt động quân ở Bạc Liêu và Tiểu đoàn 44 Biệt động quân ở Sóc Trăng yểm trợ cho Sư đoàn 21 Bộ binh.
Trong hai năm 1970 và 1971, Liên đoàn 4 Biệt động quân là một trong những nỗ lực chính của Quân đoàn 4 trong các cuộc hành quân ở Cam Bốt và dọc theo biên giới ở Miền Tây. Tháng 4/1972, Liên đoàn 4 được bộ Tổng tham mưu QL/VNCH điều động tăng viện cho chiến trường Quảng Trị. Tháng 5/1972, liên đoàn trở lại Miền Tây để cùng với các lực lượng Bộ binh của Quân đoàn 4 tham gia nhiều cuộc hành quân giải tỏa áp lực của Cộng quân tại Định Tường và các tỉnh biên giới.
Gần cuối năm 1973, sau chiến thắng tại Núi Dài ở Miền Tây, Liên đoàn 4 Biệt động quân được điều động tăng viện cho Quân đoàn 2, hành quân tảo thanh Cộng quân tại Phú Yên. Đến dầu năm 1974, do tình hình Bắc Bình Định sôi động, Liên đoàn 4 được bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 giao trách nhiệm giải tỏa áp lực Cộng quân tại khu vực Tam Quan, Bồng Sơn. Tại chiến trường này, sư đoàn 3 Sao Vàng CS đã điều động 1 trung đoàn đánh chiếm và tổ chức chốt chận dọc theo dãy núi phía Bắc Bình Định, bắn phá các xe cộ lưu thông trên Quốclộ 1. Trong giai đoạn đầu, nhiệm vụ nhổ chốt được giao cho hai Tiểu đoàn 42 và 44 Biệt động quân. Hai tiểu đoàn này mất gần một tháng, tung các đại đội ra “nhổ” từng chốt của Cộng quân. Nhưng do đối phương tận dụng địa thế đồi núi của đèo Bình Đê ,là một rặng thuộc dãy núi Trường Sơn đâm ra biển, đoạn đường đi ngang qua đèo quanh co khúc khuỷu-để tổ chức cụm chốt ngay trên đỉnh đèo cắt đứt Quốc lộ 1. Đèo Bình Đê gần địa giới hai tỉnh Quảng Ngãi-Bình Định là một trong những đèo chiến lược trên Quốclộ 1.
Tiểu đoàn 43 Biệt động quân và trận đánh trên đỉnh đèo Bình Đê:
Để tái lập giao thông trên đoạn đường từ Tam Quan đến Sa Huỳnh, bộ chỉ huy Liên đoàn 4 Biệt động quân giao nhiệm vụ “nhổ” chốt hiểm hóc này cho Tiểu đoàn 43 Biệt động quân. Sau khi nghiên cứu địa thế, tiểu đoàn đã di chuyển ban chỉ huy lên sát mục tiêu, chỉ cách đỉnh đèo khoảng 300 mét để điều động các đại đội khởi động cuộc tấn công. Biết được nỗ lực của Biệt động quân là giải tỏa đèo, Cộng quân đã sử dụng Pháo binh từ hướng An Lão pháo kích vào bộ chỉ huy Tiểu đoàn 43 BĐQ. Cùng lúc đó, ở đỉnh đèo, từ các vị trí trú ẩn sau hốc đá, Cộng quân đã dùng AK, B 40 bắn xuống các trung đội Biệt động quân đang tìm cách vượt qua cánh đồng lầy dưới chân núi. Trong ba ngày liên tiếp, bộ chỉ huy tiểu đoàn bị pháo kích liên tục, các cánh quân bị đặc công CS bò đến gần quấy rối, số thương vong của tiểu đoàn đã lên tới 20 người.
Qua đến ngày thứ 4, Đại tá Vũ Phi Hùng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 4 Biệt động quân, đã liên lạc với chi khu Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi, nằm ở phía Bắc đèo Bình Đê) mượn đường cho đại đội Trinh sát của liên đoàn đổ quân xuống đỉnh một ngọn núi trong quận này cách cụm chốt của Cộng quân khoảng 2 Km rồi từ đây âm thầm di chuyển về hướng mục tiêu. Trong khi đó, Tiểu đoàn 43 Biệt động quân được lệnh gia tăng cường độ tấn công từ phía Nam lên để đánh lạc hướng địch. Nửa đêm ngày thứ 4, đại đội Trinh sát báo cáo cho Đại tá Hùng là cánh quân đã đến vị trí ấn định. Vị Liên đoàn trưởng Liên đoàn 4 BĐQ ra lệnh cho pháo đội Pháo binh kéo các khẩu pháo 105 ly đến chân một hẻm núi chuẩn bị tác chiến khi có lệnh khai hỏa.
Kế hoạch sắp xếp xong thì trời vừa rạng sáng, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 4 BĐQ đã có mặt dưới chân đèo và ra lệnh cho Pháo binh khai hỏa. Hàng trăm trái đạn 105 ly bắn trực xạ lên đỉnh đèo, khói bụi mịt mù, đá núi văng xuống chân đèo. Pháo binh kết thúc giai đoạn hỏa tập với quả đạn khói trắng tín hiệu để cho đại đội Trinh sát-đã bố trí sẵn từ khuya, nhào lên nhanh chóng thanh toán mục tiêu. Cùng với cuộc tấn công của Trinh sát, Tiểu đoàn trưởng 43 Biệt động quân cho lệnh 2 đại đội tiến nhanh qua cánh đồng lầy, để tấn công lên đèo. Khoảng nửa giờ sau, đại đội Trinh sát đã làm chủ trận địa, báo cáo về bộ chỉ huy liên đoàn là đã hạ sát 32 Cộng quân tại chỗ. Hai đại đội của Tiểu đoàn 43 Biệt động quân được lệnh tiếp tục truy kích đánh tràn xuống phía bên kia chân núi. Cánh quân này đã khám phá một vị trí đóng quân và kho quân lương của địch quân được ước định là cấp tiểu đoàn.
Trinh sát Biệt động quân nhảy vào mật khu An Lão:
Sau khi bị đánh bật ra khỏi đèo Bình Đê, vào một đêm tháng Hai-1974, Cộng quân đã điều động 1 đơn vị khác thuộc sư đoàn 3 Sao Vàng tấn công chiếm lại đỉnh đèo chiến lược này. Quân trú phòng đã đẩy lùi đối phương, hạ sát hơn 30 Cộng quân và bắt tại trận 2 tù binh. Để thăm dò các hoạt động của địch quân trong thung lũng An Lão, Trung úy Huỳnh Văn Thơm, đại đội trưởng Đại đội Trinh sát liên đoàn 4 BĐQ đã đích thân dẫn hai binh sĩ và 1 sĩ quan CS hồi chánh vào tận mật khu của đối phương. Toán BĐQ và hồi chánh viên mặc quân phục CS. Sau ba ngày thám sát, Trung úy Thơm đem về một xấp ảnh chụp lính CS, xe Molotova tiếp tế của CS di chuyển ngang qua cầu bắc qua suối và ba tù binh CS mới từ Bắc vào. Cũng cần ghi ràng mật khu An Lão là căn cứ địa của sư đoàn 3 Sao Vàng CS và cũng là khu trung chuyển của các đơn vị chủ lực CS trên đường xâm nhập vào chiến trường Quân khu II .
Trận tấn công từ bờ biển khu vực Bồng Sơn:
Khai thác lời khai của tù binh, Liên đoàn 4 Biệt động quân mở cuộc hành quân tảo thanh một số làng đánh cá dọc theo ven biển trong địa hạt Bồng Sơn. Theo tin tức của ban Hai chi khu, khu vực mà Liên đoàn 4 Biệt động quân sắp hành quân là khu bất khả xâm phạm của du kích CS ở Bình Định. Lực lượng Địa phương quân Bồng Sơn đã tổ chức vài cuộc hành quân tảo thanh nhưng đều bị tổn thất do mìn bẫy của địch quân cài dày dặc từ Quốc lộ 1 ra đến ven biển. Để có đủ yếu tố khởi động cuộc hành quân, Liên đoàn trưởng Liên đoàn 4 Biệt động quân ra lệnh cho Tiểu đoàn 44 BĐQ điều động các toán nhỏ đi thám sát địa thế. Các toán này báo cáo là không thể tổ chức tấn công từ Quốc lộ 1 vào được. Trong buổi họp hành quân, Thiếu tá Nguyễn Văn Tước, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 43 Biệt động quân đề nghị liên đoàn ủy nhiệm cho tiểu đoàn của ông khởi động cuộc tấn công từ biển lên theo chiến thuật của Thủy quân Lục chiến.
Đêm hôm đó, đợi cho nước thủy triều rút xuống, Tiểu đoàn 43 Biệt động quân rời tuyến xuất phát từ một bãi biển trong quận Tam Quan ở phía Bắc. Các đại đội của tiểu đoàn lợi dụng tiếng sóng biển vỗ vào bờ, âm thầm di chuyển dọc theo bờ biển về hướng Nam (Bồng Sơn).
Khi mặt trời ló dạng, đại tá Hùng cùng ban tham mưu bay chỉ huy trên 1 trực thăng đã hướng dẫn hai trực thăng võ trang yểm trợ cho ba đại đội của Tiểu đoàn 43 Biệt động quân dàn hàng ngang vượt qua sóng biển tiến vào khu làng đánh cá. Bị tấn công bất ngờ, Cộng quân kháng cự yếu ớt rồi tháo chạy. Tiểu đoàn 43 Biệt động quân tung quân lục soát khu vực, tịch thu được hơn 1000 bao gạo Trung cộng hàn kín trong các bao nylon để trên các ghe chài lớn. Những bao gạo này được thả từ ngoài khơi, do sóng biển đưa vào, du kích CS Bình Định thu hồi rồi đợi đêm xuống tải vào thung lũng An Lão. Từ đó, bộ phận hậu cần của sư đoàn 3 Sao Vàng dùng Molotova chở lên Cao nguyên phân phối cho các đơn vị chính quy CS.
Trung úy Huỳnh Văn Thơm, Đại đội trưởng Trinh sát, tự sát ngay tại trận địa:
Tháng 4-1974, Liên đoàn 4 Biệt động quân bàn giao khu trách nhiệm ở Bắc Bình Định cho Liên đoàn 6 Biệt động quân, di chuyển xuống phía Nam giải tỏa phi trường Phù Cát. Sau một tuần giao tranh, Liên đoàn 4 Biệt động quân đã loại ngoài vòng chiến hơn 200 Cộng quân rồi lập tuyến án ngữ ở phía Bắc quận Bình Định.
Giữa năm 1974, sư đoàn 3 Sao Vàng CS tiếp tục áp lực các quận phía Bắc Bình Định, Liên đoàn 4 Biệt động quân lại được lệnh tăng phái cho Sư đoàn 22 Bộ binh. Trong một trận giao tranh kéo dài 5 ngày, các chiến sĩ Liên đoàn 4 Biệt động quân loại khỏi trận địa hơn 1 tiểu đoàn CS, buộc đối phương phải rút về An Lão. Trong trận đánh này, phía Biệt động quân có 37 quân nhân tử trận, 50 bị thương, trong đó có Trung úy Huỳnh Văn Thơm, Đại đội trưởng Trinh Sát, sau khi biết mình sẽ phải cưa chân, đã dùng súng K 59 (tịch thu của CS) bắn vào đầu tự sát. Trung úy Thơm đã vĩnh viễn ở lại với chiến trường Bình Định như một Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân !
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn