SÔNG NÚI NƯỚC NAM - ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT : TRƯỜNG SƠN NAM - ĐỈNH CHƯ YANG SIN - BI DOUP - LANGBIAN - HÒN GIAO - DẤU GIÀY SÔ CHINH PHỤC LÂM VIÊN & CAO NGUYÊN DI LINH - SÔNG LA NGÀ ĐƯA NƯỚC VỀ NAM .

10 Tháng Tám 20229:25 CH(Xem: 824)
SÔNG NÚI NƯỚC NAM .
Những đỉnh núi cao trên cao nguyên Dak Lak & Langbian .
Dãy núi Chư Yang Sin.
Đỉnh Chư Yang Sin (Việt Nam)
Chư Yang Sin (chữ viết Êđê: Čư Yang Sin) là tên của một dãy núi ở Dak Lak , ở đây có đỉnh Chư Yang Sin cao 2442M so với mực nước biển chính là đỉnh núi cao nhất ở Dak Lak và của cả hệ thống núi cực Nam Trung Phần .
Đỉnh Chư Yang Sin nằm ở địa phận Dak Lak, khu vực Chư Yang Sin rộng 58.000 ha với nhiều loài chim, thú, thực vật quý hiếm.
Dưới chân núi có dòng thác Krông Kmar thơ mộng , là thượng nguồn của sông Krông Ana, một con sông lớn ở Dak Lak, một phụ lưu quan trọng của sông Serepôk.
Do đây là một đỉnh núi cao trong khu vực Dak Lak có độ cao trung bình khoảng 500M nên có hệ thực vật rất đa dạng, từ chung nhóm thực vật ở Dak Lak đến các loài thực vật phù hợp với độ cao dần lên 2400M phần lớn là các loài cây lá kim.
Đỉnh núi là một tảng đá lớn quanh năm mây mù .

Đỉnh BiDoup – Núi Bà nằm ở trung tâm cao nguyên Lâm Viên, trên huyện Lạc Dương và Đam Rông, Lâm Đồng, cách Đà Lạt 35 Km .
Đây là hai đỉnh núi cao nhất của cao nguyên Lâm Viên (Langbiang) là BiDoup (2.287 mét, đỉnh cao nhất Lâm Đồng) và Núi Bà (2.167 mét).
Truyền thuyết​:
"BiDoup" theo tiếng Kơ Ho có nghĩa là "Người đang nằm". Chuyện kể rằng, xưa kia BiDoup và Núi Bà là hai cô cháu. Bidoup là cháu còn Núi Bà là cô. Hai người sống bên nhau và người cô luôn lo lắng, chăm sóc cho cháu.
Càng ngày người cháu càng lớn, lớn mãi không ngừng, cao lớn hơn cả cô nên người cô bảo: "Thôi cháu hãy nằm xuống đi, chứ to cao thế này mà cứ đứng thì chạm vào ông trời mất".
Thế là người cháu nằm xuống, và trở thành đỉnh BiDoup như ngày nay.

Núi Langbiang gồm hai ngọn núi: Núi Ông & Núi Bà nằm cách Đà Lạt 12 Km thuộc địa phận huyện Lạc Dương.
Núi Bà cao 2.163M và núi Ông cao 2.124M so với mặt nước biển.
Từ trung tâm Đà Lạt Núi Bà nằm bên trái, núi Ông nằm bên phải.
Huyền thoại​ :
Langbiang – là hai tên ghép từ câu chuyện của chàng K’lang và nàng H'biang theo truyền thuyết của dân tộc K’Ho.
Câu chuyện tình của chàng K’lang (người Lát, một nhánh của dân tộc K’Ho) và người con gái tên H'biang (người Chil, một nhánh khác của dân tộc K’Ho) đã làm xúc động bao du khách khi đặt chân đến đây. Nhà K’lang và H'biang đều ở dưới chân núi, họ tình cờ gặp nhau trong một lần lên rừng hái quả. H'biang gặp nạn và chàng K’lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng cả hai đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa 2 tộc người mà H'biang không thể lấy K’lang làm chồng. Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau.
Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi để sinh sống. Khi H'biang bị bệnh, K’lang tìm mọi cách chữa trị nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc câu chuyện, H'biang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’lang. Đau buồn khôn xiết, K’lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Đạ Nhim (suối khóc). Sau cái chết của hai người, cha Biang rất hối hận, đứng ra thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau.
Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và nàng H'biang chết được đặt lên là Lang Biang - tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.
Huyền thoại Langbiang (trên bia đá tại đỉnh núi):
Ngày xưa tại vùng núi này, có người con trai tên Lang, tù trưởng bộ tộc Lát, thương người con gái tên Biang, con gái tù trưởng bộ tộc Chil. Do khác bộ tộc nên nàng Biang không cưới được chàng Lang, vì vậy hai người đành lấy cái chết để giữ trọn tình và phản đối luật tục khắt khe. Khi Lang và Biang mất, cha của Biang hối hận đã thống nhất các bộ tộc người Lát, Chil, Sré...thành chung một dân tộc K'Ho. Từ đó thanh niên nam nữ các bộ tộc dễ dàng yêu nhau, cưới nhau.
Nơi yên nghỉ của hai người dần trở thành hai ngọn núi cao nằm cạnh nhau và dân làng đặt tên cho ngọn núi này là núi LangBiang.
Do nằm ở độ cao được xem là một trong những đỉnh núi cao nhất Lạc Dương, núi Langbiang là khu khám phá thiên nhiên, tìm hiểu nét văn hoá của người dân bộ lạc thiểu số cao nguyên . Langbian còn là điểm thu hút du khách có thú phiêu lưu mạo hiểm leo núi vượt đỉnh cao.

Hòn Giao cao 2062M nằm sát ranh giới Khánh Hòa và Tuyên Đức (Lâm Đồng - Đà Lạt) , ở giữa đám quần sơn mây khói thâm u. đỉnh cao nhất vùng. Mưa nhiều, lạnh gắt. Những lúc nắng ráo, thì hễ mặt trời vừa lặn là bắt đầu có sương. Sương xuống mỗi lúc mỗi dày, trông như mưa phùn, như hoa cải. Mãi đến khi mặt trời mọc, mới tan dần.
Núi mọc toàn ngo (cây Thông lá kim) . Ở dưới thấp thì cây tươi tốt như ngo Đà Lạt. Nhưng lên cao thì không cây nào lên quá hai thước năm. Thân hình lại u nần khúc khủyu, cành gân guốc cong queo, lá lưa thưa và vàng vọt. Trông hầu những cây tùng trồng kiểng lâu năm.
Đây là một hòn núi đá. Song đá bị rêu phủ lấp hết. Lớp rêu dày có nơi đến hàng thước. Mỗi khi rủi trượt chân té ngã thì êm ái như ngã trên đệm mousse có ressort.
Chim rừng thú rừng, cả muỗi nữa, đều không có. Nếu khí trời được ấm áp thì ban đêm có thể ngủ ngay trên nệm rêu giữa trời.
Vì đỉnh núi cao trên 2.000 thước, nên ban đêm trông lên phía Tuyên Đức thì thấy ánh đèn điện thành phố Đà Lạt, trông xuống Khánh Hòa thì thấy ánh đèn điện thành phố Nha Trang. Ánh sáng mờ mờ và thu hẹp lại một vùng băng cái nong. Nhưng không phải đêm nào cũng trông thấy được. Muốn ngắm chơi cho thích thì phải đợi lúc không mưa và không sương. Những lúc nầy năm khi mười họa mới có. Cho nên được ngắm ánh đèn dưới thành phố là cái thú tuyệt thú của người vì phận sự phải ở trên Hòn Giao lâu ngày.

Cao Nguyên Di Linh (Djiring).
Cao nguyên Di Linh là một trong hai cao nguyên chính của tỉnh Lâm Đồng (Tuyên Đức) .
Cao nguyên Di Linh tiếp nối cao nguyên Lâm Viên - Langbian 1500M về phía Nam , thấp dần như một bậc tam cấp trước khi bước xuống miền Đông Nam Phần và sông Cửu Long bằng phẳng .
Cao nguyên này có độ cao trung bình là 1000M so với mặt biển,chiếm trên 50% diện tích tỉnh Lâm Đồng.
Cao nguyên Di Linh có thể chia thành hai phần: phần phía Bắc tương đối bằng phẳng ; phần phía Nam bị chia cắt nhiều bởi núi, đồi, sườn dốc, thung lũng hẹp .
Đất đai và khí hậu của cao nguyên Di Linh hợp cho việc trồng chè và cà phê , đặc biệt là cà phê Robusta .

Sông La Ngà nước rừng về phương Nam .
Sông La Ngà là phụ lưu lớn nhất bên tả ngạn sông Đồng Nai, bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh (Bảo Lộc - Lâm Đồng), nơi hợp lưu của ba con suối nhỏ có tên Rơ Nha, Đac Toren và Đac No ở độ cao trung bình hơn 1.000M, nơi cao nhất tới 1.460M. Lưu vực của sông gồm phần lớn diện tích Bảo Lộc (Lâm Đồng-Tuyên Đức), Tánh Linh (Bình Tuy), Tân Phú, Định Quán (Đồng Nai-Long Khánh).
Chiều dài của sông từ thượng nguồn về đến nơi hợp lưu với sông Đồng Nai khoảng 210Km, cách hồ Trị An khoảng 38Km về phía thượng lưu, lưu vực rộng 4.100Km2. Do ảnh hưởng địa hình , hướng chảy của sông La Ngà rất phức tạp. Khoảng 100Km kể từ nguồn, lưu vực có dạng lá cây, dòng chính chảy theo hướng gần như từ bắc xuống nam, kế tới Tà Pao dài 30Km chảy theo hướng Tây nam, 25Km tiếp chảy theo hướng Tây bắc, (đoạn từ ranh giới giữa Đồng Nai-Long Khánh và Bình Thuận), về tới suối Gia Huynh dài khoảng 30Km sông chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Từ đây về tới chỗ hòa nhập với sông Đồng Nai còn khoảng 20Km, hướng chảy là Tây bắc có đoạn gần như từ nam đến bắc, đoạn từ ranh giới giữa Đồng Nai và Bình Thuận về tới Đồng Hiệp, sông chảy uốn khúc quanh co.
Sông La Ngà có nhiều chi lưu, tính riêng trên đất Đồng Nai đã có gần 20 suối lớn nhỏ, không kể một số suối cạn về mùa khô. Tính từ thượng lưu, phía bờ phải có 8 suối, các suối này đều có nguồn gốc từ cao nguyên Bình Lộc, An Lộc, nơi có độ cao trung bình 200M, trong đó đáng kể nhất là suối Tam Bung có chiều dài 23Km. Các chi lưu của sông La Ngà đều ngắn, độ dốc lớn, thời gian tập trung nước vào mùa lũ nhanh, thường hay xảy ra lũ gây nhiều thiệt hại cho đời sống của dân cư xung quanh lưu vực .
Sông La Ngà là một trong những phụ lưu quan trọng của sông Đồng Nai cùng với sông Bé và sông Sài Gòn . Đây là con sông dồi dào về nguồn nước, rất nhiều cảnh đẹp, lưu vực sông La Ngà là vùng kinh tế Nông Lâm Súc phát triển của khu vực Đông Nam Phần .

ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT .

Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt của QLVNCH - Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt .
Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt : là một cơ sở đào tạo sĩ quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, hoạt động trong 25 năm đến khi chấm dứt (1950-1975) .
Ngày 1 tháng 12 năm 1948. Chính phủ Quốc Gia Việt Nam lập ra Trường Sĩ Quan Việt Nam ở Đập Đá (Huế) hầu đào tạo nhân sự chỉ huy cho Quân đội Quốc Gia Việt Nam với Khóa 1 Phan Bội Châu & Khóa 2 Quang Trung .
Hai năm sau, Chính phủ Quốc Gia Việt Nam đã chuyển trường sở lên Đà Lạt với tên mới là Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt (tiếng Pháp: École militaire Inter-armes), khai giảng ngày 5 tháng 11 năm 1950 và bắt đầu Khoá 3 Trần Hưng Đạo .
Sang thời Đệ nhất Cộng Hòa Việt Nam, chính phủ VNCH cải tổ lại và kể từ ngày 29 tháng 7 năm 1959 theo nghị định của Bộ Quốc phòng đổi tên thành Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam với nhiệm vụ huấn luyện sĩ quan hiện dịch cho ba quân chủng: Hải quân, Lục quân, và Không quân cho Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Khác với Trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức huấn luyện sĩ quan trừ bị, trường Võ bị Đà Lạt đào tạo sĩ quan chọn binh nghiệp làm chính. Ba cơ sở khác đào tạo sĩ quan cho Quân đội Việt Nam Cộng Hòa là Trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa tại Đồng Đế, Trường Huấn luyện Không quân Nha Trang và Trường Sĩ quan Hải quân Nha Trang.Năm 1961, cơ sở học đường mới được xây cất trên ngọn đồi 1515 ở phía bắc thành phố.
Khóa học Khi mới thành lập năm 1948 thời gian huấn luyện là chín tháng.
Năm 1957 tăng lên thành 12 tháng rồi đến năm 1961 thì là hai năm. Đến giữa thập niên 1960, khóa học của Trường Võ bị Đà Lạt là chương trình 3 năm sau lại tăng lên 4 năm đào tạo, bắt đầu áp dụng năm 1966. Học trình lúc đầu tương đương với trường cao đẳng. Sinh viên mãn khóa được miễn thi nhập học vào trường đại học vì coi như hoàn tất bằng tú tài toàn phần (I & II). Đến năm 1966 thì ngang hàng với bằng cử nhân đại học, tương đương với các trường võ bị quốc tế. Hai năm đầu sinh viên mang cấp trung sĩ, hai năm sau là chuẩn úy. Sinh viên học xong 4 năm thì tốt nghiệp với cấp thiếu úy. Năm 1970 Trường cho tốt nghiệp 241 khóa sinh.Khóa học có những môn vũ khí, truyền tin, tác chiến. Lý thuyết được bổ túc với phần thực tập. Trường lấy Học viện West Point của Hoa Kỳ làm mẫu.Hai năm đầu chương trình học cho các sinh viên đều giống nhau. Bắt đầu từ năm thứ ba trở đi thì tách ra ba quân chủng riêng biệt, trong đó tỷ số 1/8 thuộc Không quân, 1/8 thuộc Hải quân và 3/4 thuộc Lục quân. Sau năm 1975 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt sau khi Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ thì trường bị giải thể. Chính quyền CS tiếp quản cơ sở và dùng làm Học viện Quân sự, rồi đến năm 1981 thì mang tên Học viện Lục quân Đà Lạt.
Tài Liệu về Trường Võ Bị Quốc Gia và Các Sĩ Quan Tốt Nghiệp .
(Tài liệu về các truờng Sĩ Quan do James Nach Hoa Kỳ biên khảo.)
Trong hai năm 1973 và 1974, một tham vụ chính trị ở Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tên là James Nach, bắt đầu thâu thập một số chi tiết lịch sử về nguồn gốc các trường đào tạo sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH) và sĩ quan tốt nghiệp từ các trường đó. Tác giả ghi lại rất nhiều chi tiết về mười khóa đầu của Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt và năm khóa đầu của Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức. Đây là một tập tài liệu với nhiều chi tiết lý thú. Ông James Nach còn bỏ công ra ghi lại chức vụ đương nhiệm của một số sĩ quan tốt nghiệp. Theo sự hiểu biết của người viết bài này, tài liệu của James Nach là một trong hai tài liệu duy nhất của người Mỹ nghiên cứu về hệ thống đào tạo sĩ quan và xuất thân của sĩ quan QLVNCH. Năm 1970, cơ quan Advanced Research Projects Agency (một cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ) có thực hiện một nghiên cứu với tựa đề An Institutional Profile of the South Vietnamese Officer Corps. Tuy nhiên, nghiên cứu này có tính cách chính trị nhiều hơn là lịch sử, vì tài liệu chỉ nói đến hệ thống sĩ quan tướng lãnh và phân lọai họ có chiều hướng theo “phe” nào trong thời điểm đó. Tài liệu của James Nach được viết ở Sài Gòn và gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ với sự chuẩn hành của đại sứ Graham Martin. Vì tài liệu nằm trong dạng công văn, nên chỉ được lưu trữ trong văn khố hay các trung tâm nghiên cứu về Việt Nam. Bài viết dưới đây sơ lược lại những chi tiết lý thú của tác giả James Nach trong The National Military Academy and Its Prominent Graduates, và Origins of the Vietnamese National Army, Its Officer Corps and Its Military Schools.
Trong phần nghiên cứu về Trường Võ Bị Quốc Gia và Những Sĩ Quan Tốt Nghiệp Danh Tiếng, James Nach sơ lược lại sự thành hình của trường Võ Bị Quốc Gia. Hai khóa đầu tiên Trường Sĩ Quan Hiện Dịch bắt đầu ở Huế, Khóa 1 tháng 12-1948, và Khóa 2 tháng 9-1949. Tháng 10-1950 trường dọn về Đà Lạt và bắt đầu Khóa 3, với tên mới là École Militaire Inter-Armes de Dalat.
Trường chánh thức đổi lại thành Trường Võ Bị Liên Quân sau khi người Pháp rời Việt Nam năm 1955, và trở thành Trường Võ Bị Quốc Gia từ tháng 4 năm 1963 cho đến khi giải tán (Sắc Lệnh 325-QP, 10-4-1963).
Hai Khóa 1 Phan Bội Châu (53 sĩ quan tốt nghiệp) và Khóa 2 Quang Trung (97 tốt nghiệp) ở Huế ra trường một số sĩ quan sau này trở thành những tướng lãnh quan trọng của đầu thập niên 1960.
Thủ khoa Khóa 1 là trung tướng Nguyễn Hữu Có - Khóa 2 là thiếu tướng Hồ Văn Tố (chết bất thình lình năm 1961 trong lúc chỉ huy Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức).
Những tướng lãnh tốt nghiệp Khóa 1 như các trung tướng Đặng Văn Quang; Tôn Thất Đính, Nguyễn Văn Thiệu; Trần Văn Trung.
Một số sĩ quan cấp thiếu tướng và chuẩn tướng như, Bùi Đình Đạm; Phan Xuân Nhận; Tôn Thất Xứng; Nguyễn Văn Chuân.
Khóa 2 có chín sĩ quan trở thành tướng lãnh, trung tướng Ngô Dzu và Nguyễn Văn Mạnh; các thiếu tướng Trần Thanh Phong; Huỳnh Văn Cao; Hoàng Văn Lạc; Lê Ngọc Triển... và Trung tá Vương Văn Đông, một trong những nhân vật quan trọng trong cuộc đảo chánh 11-11-1960, cũng ra từ Khóa 2 này.
Khóa 3 Trần Hưng Đạo có 135 sĩ quan tốt nghiệp. Đây là khóa đầu tiên khai giảng ở Đà Lạt. Có chín sĩ quan trở thành cấp tướng — cấp tướng hạng “nặng ký.” Khóa có Bốn trung tướng Hoàng Xuân Lãm (tư lệnh Quân Đoàn I; tốt nghiệp hạng 5); Nguyễn Xuân Thịnh (tư lệnh binh chủng Pháo Binh; hạng 8); Lâm Quang Thi (tư lệnh tiền phương Quân Đoàn I; 12); và Lữ Lan (tư lệnh Quân Đoàn II, 24). Hai sĩ quan tốt nghiệp trở thành tướng của Quân Chủng Không Quân là chuẩn tướng Võ Dinh (tham mưu trưởng Không Quân VNCH) và chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Óanh (chỉ huy trưởng Trung Tâm Huyến Luyện Không Quân). Hai thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu (Á khoa, tư lệnh phó Quân Đoàn III khi bị tai nạn súng chết) và Lâm Quang Thơ. Tướng Thơ và Thi đều trở về trường mẹ, làm chỉ huy trưởng trường Võ Bị Quốc Gia.
Từ Khóa 4 (Khóa Lý Thường Kiệt, tháng 11-1951 – tháng 12-1951) đến Khóa 10 (Khóa Trần Bình Trọng, tháng 10-1953 – tháng 6-1954) trường đào tạo thêm 23 tướng lãnh. Phần lớn là những tướng hành quân/ tác chiến, hơn là tướng tham mưu/ hành chánh. Khóa 4 có hai trung tướng là Nguyễn Văn Minh (tư lệnh QĐ III, 1972) và cố trung tướng Nguyễn Viết Thanh (tư lệnh QĐ IV khi tử nạn tháng 5-1970). Hai sĩ quan kia là chuẩn tướng Đỗ Kiến Nhiểu (đô trưởng Sài Gòn) và thủ khoa Nguyễn Cao Albert (giãi ngũ). Riêng tên của cố trung tướng Nguyễn Viết Thanh được đặt cho hai khóa tốt nghiệp sĩ quan của QLVNCH: Khóa 6/1970 Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức, và Khóa 26 Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. Khóa 5 Hoàng Diệu (8-1951 – 5-1952), với 225 sĩ quan tốt nghiệp, là khóa đào tạo nhiều tướng lãnh nhất — 10 sĩ quan cấp tướng. Các trung tướng Nguyễn Văn Toàn; Nguyễn Vĩnh Nghi; Phạm Quốc Thuần; Dư Quốc Đống; Phan Trọng Chinh. Hai thiếu tướng Trần Bá Di và Đỗ Kế Giai. Các chuẩn tướng Trần Văn Cẩm; Chương Dzếnh Quay; Lê Văn Tư. Có ba đại tá tốt nghiệp khóa này cũng được nhắc đến nhiều là Dương Hiếu Nghĩa (thủ khoa, liên hệ đến vụ đảo chánh 1-11-1963); Phạm Văn Liễu (ra trường hạng 19, liên hệ đến vụ đảo chánh 11-11-1960); và Lê Đức Đạt (hạng 20, Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh , hy sinh ở Tân Cảnh tháng 4-1972). Khóa 6 Đinh Bộ Lĩnh (12-1951 – 10-1952; 181 sĩ quan tốt nghiệp) có ba chuẩn tướng Lý Tòng Bá (thủ khoa); Trần Quang Khôi (hạng 6); và Trần Đình Thọ (hạng 79). Nhà văn trung tá Nguyễn Đạt Thịnh cũng đến từ khóa này. Khóa 7 có chuẩn tướng Trương Quang Ân (thủ khoa, tử nạn trực thăng năm 1968); Lê Văn Thân; và Trần Văn Hai. Khóa 8 có thiếu tướng Phạm Văn Phú, và chuẩn tướng Huỳnh Thới Tây (tư lệnh Cảnh Sát Đặc Biệt). Khóa 9 không có sĩ quan tốt nghiệp nào lên tướng. Khóa 10 Trần Bình Trọng (10-1953 – 6-1954) là khóa đông nhất của 10 khóa đầu tiên, với 400 sĩ quan tốt nghiệp. Thiếu tướng Lê Minh Đảo (hạng 18); hai chuẩn tướng Vũ Văn Giai và Trần Văn Nhật. Mười khóa đầu của trường Võ Bị Quốc Gia đào tạo tất cả 40 tướng trong số 80 tướng hiện dịch của năm 1974 (80 tướng hiện dịch không kể tướng của Quân Chủng Hải Quân hay Ngành Quân Y).
Trong khi 10 khóa đầu đào tạo nhiều tướng lãnh chỉ huy của QLVNCH, các Khóa 11 đến 20 đào tạo nhiều sĩ quan trung cấp, cột trụ của quân đội. Những sĩ quan cấp trung tá và đại tá của Khóa 14-18 hiện diện và chỉ huy hầu hết các đơn vị chủ lực của QLVNCH. Khóa 16 Ấp Chiến Lược (226 sĩ quan tốt nghiệp; thủ khoa Bùi Quyền) có nhiều sĩ quan đã lên đến cấp bậc trung tá hay đại tá, chỉ huy trung đoàn hay lữ đoàn trong quân đội. Hai Khóa 19 và 20 thì có nhiều sĩ quan tiểu đoàn trưởng.
Khóa 19 có 394 sĩ quan tốt nghiệp và là khóa kém may mắn nhất: ba sĩ quan vừa tốt nghiệp vài ngày đã tử trận ngay ở chiến trường, trong đó thủ khoa Võ Thành Kháng (trận Bình Giã ).
Khóa 20 được coi là đông nhất (406 tốt nghiệp; thủ khoa Trần Thanh Quang). Khóa 22B là khóa đầu tiên ra trường với trình độ văn hóa bốn năm. Nhưng khóa cũng không được may mắn khi thủ khoa Nguyễn Thanh Phóng bị tử trận vài tháng sau đó, trong cuộc hành quân đánh qua Cam Bốt năm 1970.
Origins of the Vietnamese National Army, Its Officer Corps and Its Military Schools .
Đây là tài liệu nghiên cứu về Lịch Sử Quân Đội Quốc Gia, Hệ Thống Sĩ Quan, và Các Trường Huấn Luyện Quân Sự. Tác giả James Nach đi ngược về năm 1939, khi Cao Ủy Đông Dương, tướng Catroux, bắt đầu tuyển mộ và huấn luyện sĩ quan Việt Nam cho quân đội Pháp và cho quân đội thuộc địa trong tương lai. Đây không phải là một thiện chí của chánh phủ Pháp đối với người dân thuộc địa, đây chỉ là một phòng hờ cho thế chiến thứ hai bắt đầu nhen nhúm.
Tài liệu nói về một số trường đào tạo cấp chỉ huy quân sự từ năm 1939 trở đi như: Nội Ứng Nghĩa Đinh và Nội Ứng Nghĩa Quân. Theo tác giả Nach, trung tướng Văn Thành Cao và Trình Minh Thế của quân đội Liên Minh Cao Đài được huấn luyện từ trường này. Người Pháp cũng lập ra một vài trường huấn luyện quân sự cho các giáo pháo. Trường huấn luyện Cái Vồn của Hòa Hảo là nơi xuất thân của các tướng Trần Văn Soái, Cao Hảo Hớn, Lâm Thành Nguyên. Tác giả cho biết sau khi trường Cái Vồn bị đón cửa, một số sinh viên được phép ghi danh nhập học trường Võ Bị ở Huế. Những trường khác được nhắc tên trong giai đọan này như Trường Móng Cay, Trường Quân Chính, trường Quốc Gia Thanh Niên Đoàn (một trường quân sự chính trị do Nhất Linh Nguyễn Tường Tam lập).
Năm 1946-47 Đảng Đại Việt của Trương Tử Anh thiết lập trường huấn luyện quân sự Lục Quân Trần Quốc Tuấn. Trường khai giảng ở Thanh Hóa, nhưng sau đó vì áp lực của Việt Minh nên phải dời về Yên Bái, và sau cùng về vùng Chapa gần biên giới Việt-Trung. Trường này đôi khi còn được gọi là trường sĩ quan Yên Bái. Những người đã theo học trường này gồm có thiếu tướng Phạm Xuân Chiểu; đại tá Phạm Văn Liễu; đại sứ Đinh Trình Chinh (đại sứ ở Thái Lan); đại sứ; đại sứ Ngô Tôn Đạt (đại sứ ở Đại Hàn); và ký giả Nguyễn Tú (Nhật Báo Chính Luận).
Cũng trong thời gian 1938-1940, quân đội Pháp thiết lập hai trường huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan thành sĩ quan ở Thủ Dầu Một và Tong.
Minh cồ và tổng trưởng Tư Pháp Lê Văn Thu theo học Trường Thủ Dầu Một; trường Tong thì có những sĩ quan tốt nghiệp như các trung tướng Trần Văn Đôn; Linh Quang Viên; Nguyễn Văn Vỹ; và Trần Văn Minh.
Sau đệ nhị thế chiến, Bộ Tư Lệnh Quân Đội ở Đông Dương gia tăng tuyển mộ lính thuộc địa cũng như huấn luyện cấp chỉ huy để phục vụ ở những đơn vị này.
Trường Võ Bị Võ Bị Liên Quân Viễn Đông được thành lập tháng 7-1946 tại Đà Lạt. Trường chỉ khai giảng một khóa duy nhất, với 16 sĩ quan tốt nghiệp. Những sĩ quan tốt nghiệp trường này gồm có hai đại tướng Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm; trung tướng Trần Ngọc Tám và Dương Văn Đức; các thiếu tướng Nguyễn Văn Kiểm (chánh võ phòng của tổng thống Thiệu); Lâm Văn Phát; Bùi Hữu Nhơn; Cao Hảo Hớn; và Dương Ngọc Lắm. Năm 1947-1948 trường được dọn Vũng Tàu và có tên mới là École Militaire Nuoc Ngot (Trương Võ Bị Nước Ngọt, Vũng Tàu). Những sĩ quan tốt nghiệp trường này có cố trung tướng Đỗ Cao Trí; thiếu tướng Nguyễn Xuân Trang (Tham Mưu Phó Phòng Nhân Viên, Bộ Tổng Tham Mưu); đại tá Trang Văn Chính (chỉ huy phó Chiến Tranh Chính Trị); và đại tá Bùi Quang Định (Bộ Chiêu Hồi).
Trong năm năm, 1949-1953, một trung tâm huấn luyện hoàn hảo sĩ quan được thành lập ở Cap St. Jacques. Trung tâm huấn luyện năm khoá. Khóa 1 có những sĩ quan tốt nghiệp như cố đại tướng Cao Văn Viên; cố trung tướng Nguyễn Chánh Thi ; đại tá Vũ Quang Tài...
Như đã nói ở phần đầu bài viết, năm 1948 một trường đào tạo sĩ quan được thành lập ở Huế để bắt đầu lịch sử Trường Võ Bị Quốc Gia. Tác giả James Nach đã sơ lược về Trường Võ Bị Quốc Gia.
Cũng trong cùng tài liệu, ông Nach sơ lược về lịch sử Trường Liên Quân Võ Khoa Thủ Đức. Tài liệu này cũng công phu không kém tài liệu về Trường Võ Bị Quốc Gia. Vì khuôn khổ giới hạn của bài viết, ở đây chỉ tóm tắt lại những chi tiết đáng ghi nhớ.
Nguyên thủy lúc thành hình là trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Nam Định (Les Écoles des Cadres de Réserve de Thu Duc et Nam Dinh), với Khóa 1 Lê Văn Duyệt được khai giảng ngày 1 tháng 10-1951 ở hai nơi, Thủ Đức và Nam Định. Thủ Đức có 278 sĩ quan tốt nghiệp; Nam Định có 218. Khóa 1 đào tạo tất cả 19 tướng lãnh cho QLVNCH, trong đó có bốn trung tướng, Trần Văn Minh; Nguyễn Đức Thắng, Lê Nguyên Khang, và Đồng Văn Khuyên (Á khoa). Sau Khóa 1, trường dời về Thủ Đức.
Trong mười khóa đầu tiên, Khóa 4 Cương Quyết (tháng 12-1953 – th̀́áng 6-1954) và Khóa 5 Vì Dân (tháng 6-1954 – tháng 2-1955) có số sinh viên tốt nghiệp nhiều nhất, 1.148 sĩ quan cho Khóa 4; 1.396 cho Khóa 5. Khóa 4 có được năm sĩ quan lên cấp tướng: cố trung tướng Ngô Quang Trưởng; thiếu tướng Bùi Thế Lân; cố chuẩn tướng Lê Quang Lưỡng và Hồ Trung Hậu; và chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm. Khóa 5 có chuẩn tướng Lê Văn Hưng. trừ những sĩ quan tướng lãnh, Khóa 4 có nhiều sĩ quan cấp trung tá và đại tá chỉ huy những đơn vị chủ lực của QLVNCH. Nhìn lại lịch sử cuộc chiến, đây là những sĩ quan đứng mũi chịu sào của giai đọan khói lửa 1965-1972. Theo tài liệu của James Nach, từ năm 1951 đến năm 1965, Thủ Đức đào tạo 20.927 sĩ quan. Đến tháng 9-1973, có tất cả 80.115 sĩ quan tốt nghiệp từ trường./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn