SÔNG NÚI NƯỚC NAM - ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT : HỆ THỐNG SÔNG THÁI BÌNH TRÊN ĐỒNG BẰNG BẮC VIỆT.( Phần 1 of 2 )

25 Tháng Bảy 20229:25 CH(Xem: 1073)
Hệ thống sông Thái Bình .
Hệ thống này dài 93 Km, bắt đầu từ khúc Lục Đầu ở Phả Lại. Gọi là Lục Đầu vì đây là chỗ tập trung của 6 con sông (4 sông chảy vào: sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống và 2 sông chảy ra : sông Kinh Thầy, sông Bình Than)
Sông Thái Bình do 3 sông là sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam họp nên ngang Phả Lại và đổ ra biển :
Sông Cầu (tên khác: sông Như Nguyệt, sông Nguyệt Đức) dài 290 km, bắt nguồn từ vùng núi tỉnh Bắc Cạn, chảy qua thị xã Bắc Cạn, thành phố Thái Nguyên, các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương rồi đổ vào khúc Lục Đầu Giang ở Phả Lại. Sông Cầu có lưu vực 3480 Km2
Sông Thương Sông Thương có chiều dài 157 Km, diện tích lưu vực: 6640 Km² cũng phát nguyên từ Lạng Sơn, chảy theo hướng ĐB-TN qua thị xã Bắc Giang (tên củ là Phủ Lạng Thương), rồi hợp lưu với sông Cầu và sông Lục Nam ở thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Do đó, sông Thương là một đường thủy khá quan trọng vì chở nhiều cây tre, nứa, song, mây, gỗ, dược liệu và các lâm sản khác về xuôi với nhịp chèo đò dị biệt: “Đò ơi ! đêm nay dòng sông Thương dâng cao mà ai hát dưới trăng ngà …”.
Bàng Bá Lân có đoạn thơ:
Em là con gái Bắc Giang
Đôi dòng trong đục Sông Thương ỡm ờ
Nói cười ra giọng lẳng lơ
Niềm ăn nét ở xem thừa đoan trang
Tên sông đã được Đặng Thế Phong đưa vào trong nhạc phẩm Con thuyền không bến:
“Lướt theo chiều gió. Một con thuyền theo trăng trong. Trôi trên sông Thương. Nước chảy đôi dòng.
Tại sao gọi là đôi dòng ? Vì có Sông Sim hay Ngòi Sim bắt nguồn từ Thái Nguyên chảy qua các huyện Hiệp hòa và huyện Việt Yên đến xã Đa Mai thì hợp lưu với dòng sông Thương. Nước sông Thương vốn trong xanh nay có dòng nước đục thêm vào thành ra sông có hai dòng chảy song song, một bên trong, một bên đục. Điểm cuối của sông Thương là thị trấn Phả Lại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đền thờ Trần Hưng Đạo,-một danh tướng đời nhà Trần vào thế kỷ 13 vì đã đánh thắng quân Nguyên- ở Kiếp Bạc thuộc tỉnh Hải Dương; phía Đông Nam Kiếp Bạc có núi Phả lại . Phía Đông Kiếp Bạc là các dãy núi Côn Sơn vốn có nhiều di tích lịch sử. Nguyễn Trãi (cháu ngoại của Trần Nguyên Đán) cũng thường ở ẩn tại rặng núi Côn Sơn.
Sông Lục Nam bắt nguồn từ Lạng Sơn, thượng lưu lòng hẹp, gồ ghề, lắm thác ghềnh nên tốc độ dòng chảy mạnh.
Sông Lục Nam và sông Cầu họp lại để tạo thành Sông Thái Bình. Sông Thái Bình khi chảy qua các địa phương có những tên gọi khác nhau như : sông Hàm Giang, sông Kẻ Sặt, sông Quý Cao .. Sông Thái Bình chảy ra Biển Đông ở cửa Thái Bình, còn 2 chi lưu lớn Kinh Thầy, Văn Úc chảy ra các cửa Bạch Đằng và Văn Úc.
Sông Bạch Đằng, còn gọi tên Nôm là sông Rừng thường rất nổi tiếng với 3 trận thuỷ chiến:
Năm 938 với Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán
Năm 981 với vua Lê Đại Hành phá quân Tống
Năm 1288: Hưng Đạo vương thắng quân Nguyên Mông Cổ
Sông này được ghi lại với những bài hát như Bạch Đằng Giang Hành Khúc và Trên sông Bạch Đằng .
Sông Đuống (canal des Rapides), dài 65 Km, nối sông Hồng với sông Thái Bình ở Phả Lại thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Sông Luộc. (canal des Bambous) là một chi lưu của sông Hồng, chảy sang sông Thái Bình theo hướng Tây - Đông , làm ranh giới cho các tỉnh Hưng Yên và Hải Dương ở phía Bắc và tỉnh Thái Bình ở phía Nam.
Sông Đuống và sông Luộc nối sông Hồng vào sông Thái Bình.
Sông Cầu bắt nguồn từ phía Nam đỉnh Phia Boóc cao 1578M của dãy Văn Ôn trong huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy ngoằn ngoèo giữa hai dãy núi Ngân Sơn và dãy núi Sông Gâm theo hướng Tây bắc - Đông nam ...
Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy trong vùng trũng Mai Sao - Chi Lăng và chảy qua tỉnh Bắc Giang, hợp lưu với sông Lục Nam tại Phả Lại; rồi nhập vào sông Cầu tại sông Lục Đầu tạo thành hệ thống sông Thái Bình mênh mông. Sông Thương có chiều dài 157 Km; diện tích lưu vưc trên 6660 Km2...
Sông Lục Nam bắt nguồn từ độ cao khoảng 700M trên vùng núi Kham thuộc huyện Đình Lập (Lạng Sơn) theo hướng Tây nam chảy qua các khu vực của tỉnh Bắc Giang và hội lưu với sông Thương tại nơi giáp ranh giữa Đức Giang, Trí Yên và Hưng Đạo.
Sông Lục Nam có các phụ lưu là sông Bò, sông Lê Ngạc, sông Chỉ Tác, sông Đan Hội (bên tả ngạn) và sông Căn, sông Gốm, sông Cỏ Mạt (bên hữu ngạn) .
Chiều dài của sông gần 200 Km, đoạn trên địa phận Lạng Sơn dài 15 Km, đoạn trên địa phận Bắc Giang dài khoảng 175 Km. Diện tích lưu vực của sông Lục Nam khá lớn, vào khoảng 3070 Km², độ cao trung bình lưu vực là 207M ...
Sông Lục Đầu là quãng sông do sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy, sông Thái Bình gặp nhau tạo thành.
Sông Lục Đầu là nơi xảy ra trận Vạn Kiếp lẫy lừng của Trần Hưng Đạo chống quân Mông - Nguyên xưa kia.
Sông được đào vào giữa tháng Chạp âm lịch năm Mậu Tý thứ 21 ,lúc quân Ô Mã Nhi tiến vào sông Bạch Đằng.
Sông Kinh Thầy hay còn gọi là Sông Kinh Thày, là một phân lưu của sông Thái Bình, nối sông Thái Bình với các sông vùng Đông bắc Việt Nam .
Sông Đá Bạc hay sông Đá Bạch là một con sông thuộc hệ thống sông Thái Bình.
Sông này dài khoảng 20 Km, bắt đầu từ nơi hợp lưu giữa sông Phi Liệt là một nhánh của sông Kinh Thầy và sông Đá Vách và chảy về hướng đông, tạo thành ranh giới tự nhiên giữa hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Đến khu vực Điền Công-Uông Bí, Quảng Ninh, sông ngoặc về hướng nam và hợp lưu với sông Giá tại Bến Rừng thành dòng sông Bạch Đằng.
Sông Thái Bình là tên gọi của hai đoạn sông chính trong hệ thống sông Thái Bình bắt đầu từ sông Lục Đầu chảy ra vịnh Bắc Việt .
Đoạn Thượng lưu​ :
Đoạn sông ở phía thượng lưu có chiều dài khoảng 64 Km được bắt đầu từ nơi hợp lưu của hai con sông Cầu và sông Thương (còn có tên gọi là Ngã ba Lác, gần cầu Phả Lại tại địa phận 3 xã Đồng Phúc - Yên Dũng - Bắc Giang; xã Đức Long - Quế Võ - Bắc Ninh và Phả Lại - Chí Linh - Hải Dương). Qua cầu Phả Lại, sông Thái Bình chảy ngoằn ngoèo theo hướng bắc-nam, đi qua và làm ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Bắc Ninh và Chí Linh, huyện Nam Sách của Hải Dương. Từ địa phận xã Minh Tân (Nam Sách) đổi hướng chảy theo hướng Tây-đông. Tới xã Nam Đồng thuộc Hải Dương nó đổi hướng chảy theo hướng Tây bắc-Đông nam. Tại địa phận Hải Dương sông Thái Bình nhận thêm nước của sông Sặt và sau đó tại ngã ba Mũi Gươm nó nhận nước từ sông Gùa (dài khoảng 4 Km, nối sông Thái Bình với sông Văn Úc). Đoạn này của sông Thái Bình kết thúc tại ngã ba Mía ranh giới Tiên Lãng, Hải Phòng . Tại đây nó gặp sông Mía (đoạn sông dài khoảng 3 Km nối sông Thái Bình với sông Văn Úc) và sông Cầu Xe.
Đoạn Hạ lưu​ :
Đoạn sông ở phía hạ lưu cũng có tên gọi là Thái Bình, dài 36 Km, được bắt đầu từ Quý Cao, điểm tiếp giáp của xã Giang Biên (huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) với các xã Quang Trung, Nguyên Giáp (Tứ Kỳ), nơi được tính là điểm cuối của sông Luộc.
Sông chảy theo hướng Tây-đông khoảng 3 Km để nhận thêm nước của sông Kênh Khê (đoạn sông dài khoảng 3 Km nối sông Thái Bình với sông Văn Úc), đổi hướng thành Bắc-Nam, đến địa phận xã Kiến Thiết (Tiên Lãng) uốn vòng cung đổi hướng chảy sang hướng Tây bắc-Đông nam và đổ ra biển Đông tại cửa Thái Bình. Cách cửa sông khoảng 7 Km nó tiếp nhận nước từ sông Hóa. Đoạn sông Thái Bình thứ hai này có chiều dài khoảng 36 Km và làm ranh giới tự nhiên giữa Tiên Lãng và Vĩnh Bảo , giữa huyện Tiên Lãng và một phần đông bắc của huyện Thái Thụy tỉnh Thái Bình.
Ngày trước, hai đoạn sông Thái Bình ở thượng lưu và hạ lưu vốn thông với nhau. Tuy nhiên về sau do đoạn sông qua khu vực Nông trường Quý Cao bị bồi lấp nên dòng chảy bị thu hẹp lại và không thuận lợi cho giao thông cũng như thoát nước. Đoạn bị bồi đắp này dài khoảng 5 Km theo hướng Bắc-Nam, hiện nay nó đã được kè lại làm thành một đoạn đập ngăn nước giữa hai đoạn sông Thái Bình.
Sông Thái Bình thượng nguồn làm thành ranh giới tự nhiên các địa phương của ba tỉnh Bắc Giang - Hải Dương, Bắc Ninh. Đoạn hạ lưu chảy qua Hải Phòng rồi đổ ra biển tại cửa Thái Bình giáp ranh giữa Hải Phòng và Thái Bình.

ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT .
Anh Hùng Dân Tộc Trần Bình Trọng (1259 - 08 tháng 4, 1285) là một danh tướng nhà Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong cuộc chiến với quân Nguyên-Mông vào năm 1285. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc , được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương .
​Thân Thế :
Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn, sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam . Vợ Trần Bình Trọng là công chúa Thụy Bảo, con gái của Trần Thái Tông. Công chúa đã có một đời chồng trước là Uy Văn vương Trần Toại, sau khi Toại mất thì công chúa được gả cho Bình Trọng.
Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Từ Hoàng hậu, là mẹ của Trần Minh Tông.
Sử sách không ghi chép cha mẹ ông là ai. Tuy nhiên, căn cứ vào Lê triều miêu duệ và Cổ Mai bi ký cho rằng cha ông là danh tướng Lê Phụ Trần, mẹ ông là nữ đế Lý Chiêu Hoàng. Lê Phụ Trần là người lập công lớn trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất 1258, nên được Trần Thái Tông gả Chiêu Thánh công chúa.
Trận Chiến Đấu trên Bãi Thiên Mạc :
Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt.
Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên. Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và Lưỡng cung (tức Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến kể từ khi đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
Hy Sinh Vì Đại Nghĩa Dân Tộc .
Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất Bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:
" :Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi" .
Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng năm Ất Dậu (26-2-1285) , còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi.
Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng trung thành với đất nước và Hoàng đế nhà Trần, trở thành một "Gương Sáng" cho lòng Anh dũng Khẳng khái, được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương .
Hình ảnh của Anh Hùng Dân Tộc Trần Bình Trọng trong các tác phẩm văn học​ .
Có hai bài thơ nổi tiếng viết về Trần Bình Trọng của Trần Tuấn Khải và Phan Kế Bính. Nội dung bài thơ của Phan Kế Bính như sau:
Giỏi thay Trần Bình Trọng!
Dòng dõi Lê Đại Hành.
Đánh giặc dư tài mạnh,
Thờ vua một tiết trung.
Bắc vương sống mà nhục,
Nam quỷ thác cũng vinh.
Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
Ngàn thu tỏ đại danh.
Ngoài ra, còn có một tiểu thuyết, Bên bờ Thiên Mạc, của nhà văn Hà Ân viết về các trận đánh của Trần Bình Trọng .

"ANH HÙNG TỬ . KHÍ HÙNG BẤT TỬ"
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn