TIẾNG VIỆT À ƠI ! BÀI HỌC 23 : TÂY SƠN KHỞI NGHĨA CHỐNG CHÚA NGUYỄN ĐÀNG TRONG .

17 Tháng Bảy 20229:40 CH(Xem: 979)
TÂY SƠN KHỞI NGHĨA CHỐNG CHÚA NGUYỄN ĐÀNG TRONG
Năm 1765, chúa Nguyễn Phúc Khoát qua đời, triều chúa Nguyễn rơi vào tay Trương Phúc Loan. Loan thao túng triều chính, xưng là "Quốc phó", giết Nguyễn Phúc Luân cha của Nguyễn Phúc Ánh và lập Nguyễn Phúc Thuần, mới 12 tuổi lên ngôi.
Trương Phúc Loan thành quyền thần lấn lướt trong triều đình, mọi quyền hành đều bị thao túng.
Loan thâu tóm quyền lực chính trị và kinh tế , nổi tiếng tham lam, vơ vét của công .
Năm Tân Mão 1771 thời chúa Nguyễn Phúc Thuần thứ 6 , Nguyễn Nhạc được các nhân sĩ đồng bào địa phương tôn làm Tây Sơn Vương. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ cháu đích tôn của chúa Nguyễn Phúc Khoát.
Khởi phát từ ấp Tây Sơn tỉnh Bình Định , ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng, ban đầu là người Thượng, đứng lên khởi nghĩa.
Tây Sơn có được ủng hộ rất lớn của dân chúng, không chỉ những người nông dân nghèo mà cả sắc dân thiểu số .
Sau khi đứng vững ở ấp Tây Sơn, năm sau, cuộc khởi nghĩa lan rộng và nghĩa quân đã thắng một số trận chống chúa Nguyễn tới trấn áp cuộc khởi nghĩa.
Năm 1773 quân Tây Sơn dùng mưu đánh chiếm được thành Quy Nhơn. Sau khi hạ thành Quy Nhơn, quân Tây Sơn nhanh chóng đánh xuống phía nam, kiểm soát vùng đất từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
Đến năm 1783, Nguyễn Huệ hành quân tấn công chúa Nguyễn, Nguyễn Ánh chạy ra khỏi Đại Việt và trốn sang Xiêm La.

Giải Nghĩa Từ Vựng :

-Chi tiết về nguồn gốc gia tộc Nguyễn Tây Sơn - Bình Định .
Quê gốc của 3 anh em nhà Tây Sơn ở làng Thái Lão huyện Hưng Nguyên, Nghệ An . Từ năm 1558, Nguyễn Hoàng chạy vào Thuận Hóa đến năm 1672, chúa Nguyễn đàng Trong và chúa Trịnh đàng Ngoài đánh nhau cả thảy 7 lần.
Trong lần thứ 5 (1655–1656), quân Nguyễn tràn qua Hưng Nguyên lùa bắt dân cùng với tù binh đưa vào Nam , trong đó có ông tổ 4 đời của anh em nhà Tây Sơn là Hồ Phi Long.
Ông cố của ba anh em Tây Sơn tên là Hồ Phi Long vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn (Bình Định) , cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn.
Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ.
Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt.
Nguyễn Phi Phúc có tám người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ.
Về thứ tự của Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ trong các anh em, chưa chắc chắn là Nguyễn Huệ là anh hay là em của Nguyễn Lữ .
-Giáo Hiến hay Trương Văn Hiến là thầy dạy học ba thủ lĩnh của phong trào Tây Sơn .
Nghe tiếng đồn ông Hiến là thầy giỏi, ông Hồ Phi Phúc liền cho ba người con đến học. Ba người con ấy, sau đổi sang họ Nguyễn đó là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. Trong thời gian dựng nghiệp của anh em Nguyễn Nhạc, ông Hiến chỉ góp ý chứ không trực tiếp tham gia .
Phò mã Trương Văn Đa (con rể của Nguyễn Nhạc) chính là con trai của Giáo Hiến .
-Trương Phúc Loan là con thứ của Trương Phúc Phan cũng là cậu ruột của chúa Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Nhờ vậy mặc dù không có công trạng, ông vẫn được cho phụ chính thân cận với Chúa. Phúc Loan đã dùng nhiều cách dẫn dụ chúa Nguyễn vào con đường tửu sắc, bỏ bê việc nước hòng âm mưu chiếm đoạt quyền lực sau này và ông là nguyên nhân chính làm chính quyền các Chúa Nguyễn sụp đổ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn