CHINH PHỤC LÂM VIÊN 17 [ Đường lên non thì cao . Tình yêu nước nung nấu ] : MỤC ĐÍCH HƯỚNG DẪN TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH - TOPOGRAPHIC MAP CHO DI HÀNH TRÊN ĐỊA THẾ THIÊN NHIÊN MẶT ĐẤT VÀ THUẬT NGỤY TRANG - CAMOUFLAGE .

09 Tháng Bảy 20228:54 CH(Xem: 792)
Vào nửa đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn tổ chức “đội Hoàng Sa” (Cát Vàng) ra quần đảo Hoàng Sa thu lượm hàng hóa của các tàu mắc cạn, đánh bắt hải sản quí hiếm mang về dâng nộp và còn đo vẽ, trồng cây và dựng mốc trên hai quần đảo. Sau đó, Chúa Nguyễn tổ chức thêm “đội Bắc Hải”, cấp giấy phép ra quần đảo Trường Sa, cũng với nhiệm vụ như đội Hoàng Sa.
Triều đình chúa Nguyễn (Việt Nam) đã cử quân ra đo đạc, khảo sát hai quần đảo. Các hoạt động của Nhà Nguyễn tại Hoàng Sa và Trường Sa được lưu lại không chỉ trong tài liệu lịch sử của nhiều tác giả trong nước như “Toản tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá tự Công Đạo (1686) hay “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn (1776) mà còn được người nước ngoài ghi chép lại khi họ đến làm ăn, sinh sống tại Việt Nam.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, Chính phủ Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ những năm 1925 và 1927, Pháp đã tổ chức điều tra trên Hoàng Sa và duy trì tuần tra trên quần đảo.
Liên tục trong các năm 1930 - 1933, Pháp đã đưa quân đội ra đóng ở Trường Sa.
Năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ) và năm 1938 đã thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên. Bên cạnh các hoạt động đó, Pháp còn cho đặt cột mốc, xây hải đăng, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện trên hai quần đảo. Trong quan hệ quốc tế, Pháp đã nhiều lần lên tiếng phản đối các đòi hỏi chủ quyền của Trung quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Năm 1950, Pháp trao việc quản lý quần đảo Hoàng Sa cho Chính phủ Quốc Gia Việt Nam .
Tại Hội nghị San Francisco năm 1951, đại diện Chính phủ Quốc Gia Việt Nam là Thủ Tướng Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền từ lâu đời của Việt Nam đối với hai quần đảo.
Về hành chính, năm 1956, Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam.
Quân Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch đã chiếm đảo Ba Bình năm 1947 khi được nhiệm vụ giải giáp quân Nhật tử vĩ tuyến 16 trở ra Bắc theo hiệp định Postdam.
Năm 1950, quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi Hoàng Sa và Trường Sa.
Kể từ năm này, không có lực lượng nước ngoài nào chiếm đóng tại hai quần đảo này trừ lực lượng trú phòng Việt Nam của chính quyền Bảo Đại.
Tuy nhiên, tháng 10 năm 1956, Đài Loan đã giành quyền kiểm soát đảo Ba Bình cho đến hôm nay.
Đảo Ba Bình (tên quốc tế là Itu Aba) nằm ở tọa độ 10°23 bắc, 114°22 đông, là hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo từ điển bách khoa mở Wikipedia, Trung quốc và Đài Loan gọi đảo này là đảo Thái Bình (Taiping dao). Đảo có chu vi 2,8Km, diện tích 43,2ha và có một vòng đá san hô bao quanh. Chiều dài đảo là 1.470m, chiều rộng 500m, có độ cao trung bình 2,8m.
Trên đảo có mọc các loại cây dừa, chuối, đu đủ, cây cọ cao khoảng 7m và nhiều bụi rậm. Trên đảo có một giếng nước và có nhiều công sự bỏ hoang ở phía Tây nam.
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã thì cho biết tên Ba Bình do ông đặt, căn cứ vào những tài liệu ông có được.
Theo tiến sĩ Nguyễn Nhã, vào ngày 26-10-1946, lúc quân đội viễn chinh Pháp và Việt Minh đang bận đối phó với cuộc chiến tranh toàn diện sắp xảy ra, thì hạm đội đặc biệt của Trung Hoa Dân Quốc gồm bốn chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội độc lập về cảnh vệ của hải quân (quân thủy đánh bộ) xuất phát từ cảng Ngô Tùng ngày 9-10 đổ bộ lên Hoàng Sa. Ngày 29-11-1946, các tàu Vĩnh Hưng và Trung Kiên của quân Tưởng Giới Thạch tới đảo Hoàng Sa .
Tàu Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa và đổ bộ lên Ba Bình .
Sau 1975 cho đến nay, Đài Loan vẫn chiếm giữ trái phép đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngày 21-1-2008, Đài Loan đã đưa máy bay quân sự C-130 đáp xuống đường băng vừa xây xong trên đảo Ba Bình.
Nên nhớ rõ rằng :
Theo Thỏa thuận Potsdam - Potsdam Agreement : quân Anh sẽ giải giáp cho quân Nhật tại Việt Nam từ vĩ tuyến 16 về phía Nam và quân Trung Hoa sẽ giải giáp cho quân Nhật từ vĩ tuyến 16 về phía Bắc.
Các nguyên thủ Đồng minh chống phát xít , chỉ ủy nhiệm cho Trung Hoa Dân Quốc giải giáp quân đội Nhật hoàng từ Vĩ tuyến 16 North ( Đà Nẵng ) trở ra Bắc Việt .
Trong khi thực tế hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam của Vĩ tuyến 16 N , tức là thuộc về phạm vi kiểm soát của quân đội Anh .
Đặc biệt là hòn đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa , nằm ở Vĩ độ 10.23 độ vĩ Bắc ( 10.23*North ) . Nó hoàn toàn nằm trong vùng trách nhiệm giải giới quân phiệt Nhật của lực lượng quân Anh .
Ngày 15 tháng 6 năm 1946, 20 vạn quân đội Trung Hoa-Tưởng Giới Thạch tuyên bố hoàn tất giải giới quân phiệt Nhật và hoàn toàn rút khỏi Bắc Việt Nam , nhưng lại cho hải thuyền đổ bộ chiếm đóng bất hợp pháp đảo Ba Bình (29-11-1946).
Trung Hoa Dân Quốc đã vi phạm "Thỏa thuận Potsdam" khi cho hai chiến hạm đổ quân lên đảo Ba Bình vào 29-11-1946 và chiếm đóng phi pháp , trái phép hòn đảo Ba Bình của Việt Nam .
Đây là sự xâm lăng chủ quyền hải đảo Việt Nam trên phạm vi biển Đông do phía Trung Hoa gây ra .
Đảo Ba Bình phải được Đài Loan(Taiwan) trao trả lại về Việt Nam càng sớm , càng tốt và không điều kiện .
Sơ lược Đài Loan (Taiwan).
Đảo Đài Loan (Formosa) nằm ở phía Tây Bắc Thái Bình Dương, tọa lạc giữa quần đảo Ryukyu của Nhật Bản và quần đảo Philippines, tách rời khỏi lục địa Á-Âu đồng thời có đường biên giới trên biển giáp với Trung quốc đại lục thông qua eo biển Đài Loan rộng 180 Km .
Đài Loan có diện tích vào khoảng 36.000 Km², là đảo lớn thứ 38 trên thế giới với khoảng 70% diện tích là đồi núi còn đồng bằng tập trung chủ yếu tại khu vực ven biển phía tây. Hòn đảo này dài 394 Km và rộng 144 Km, gồm nhiều dãy núi dốc và được bao phủ bởi hệ thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Dân số được ước tính vào khoảng 23,5 triệu người, với thành phần chủ yếu là người Hán, các sắc tộc phía Đông Nam Trung quốc (Hoa Nam và Hoa Đông), người di cư, nhập cư đến từ các khu vực Trung quốc đại lục, Hồng Kông, Ma Cao, Đông Nam Á và số ít thổ dân Đài Loan.
Năm 1683, nhà Mãn Thanh đánh bại lực lượng trung thành với nhà Minh và sáp nhập Đài Loan.
Năm 1895 Mãn Thanh cắt nhượng khu vực đảo Đài Loan cho Nhật Bản , sau khi chiến bại trước đế quốc này.
Trung Hoa Dân Quốc lật đổ nhà Thanh và giành toàn quyền quản lý Trung Hoa đại lục vào năm 1911.
Sau khi Nhật Bản thua trận và đầu hàng Đồng Minh trong Thế Chiến II cùng chiến tranh Trung–Nhật, Trung Hoa Dân Quốc giành lại quyền kiểm soát đại lục cũng như đảo Đài Loan.
Nhưng về sau, do thất bại trong cuộc Nội chiến Quốc - Cộng năm 1949, Tưởng Giới Thạch cùng chính phủ Trung Hoa Dân Quốc rút lui ra khỏi Hoa Lục .
Đầu thập niên 1950, binh sĩ Trung Hoa Dân Quốc cũng triệt thoái khỏi đảo Hải Nam, đảo Đại Trần, đặt trọng tâm vào Đài Loan, Bành Hồ, Kim Môn, Mã Tổ .
Trong khi cộng sản Trung quốc do Mao Trạch Đông lãnh đạo thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Trung quốc đại lục.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn