SÔNG NÚI NƯỚC NAM - ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT : TRƯỜNG SƠN NAM - ĐỊA DANH PHÚ BỔN VỚI DÃY CHU DJU & CHU DLÉYA - PHÚ YÊN VỚI SÔNG BA- ĐÀ RẰNG . (Phần 3b of 5)

18 Tháng Sáu 20229:54 CH(Xem: 918)
Phú Bổn là một tỉnh thời Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 9 năm 1962, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa chia tỉnh Pleiku ra 2 tỉnh: Pleiku và Phú Bổn. Từ năm 1976, tỉnh được nhập vào tỉnh Đak Lak , sau đó phần lớn diện tích lại được nhập sang tỉnh Gia Lai - Kon Tum.
Tỉnh Phú Bổn có vị trí địa lý:
Phía bắc giáp tỉnh Pleiku và Bình Định
Phía đông giáp tỉnh Phú Yên
Phía nam và tây nam giáp Đak Lak
Phía tây giáp tỉnh Pleiku
Diện tích toàn tỉnh là 4.822 Km². Tỉnh lỵ đặt tại Hậu Bổn (Cheo Reo). Tỉnh có 3 quận là Phú Thiện, Phú Túc (nay là Krông Pa) và Thuần Mẫn.
Quận lỵ Thuần Mẫn cách tỉnh lỵ Hậu Bổn 15 Km về phía Tây nam, nay nằm ở vùng giáp ranh hai tỉnh Gia Lai và Darlac (Đak Lak) .
Dân số tỉnh Phú Bổn 1967
Dân số
Phú Thiện 23.195
Phú Túc 5950
Tổng số 39.048
Tính đến năm 1971, tỉnh Phú Bổn có tổng cộng 69.765 người, đa số là người Jarai và Bahnar, Chăm hroi.
Địa hình​ :
Phú Bổn nằm ở cao độ từ 150 M đến 1.000 M, có núi rừng bao bọc chung quanh. Những ngọn núi cao ở đây gồm có Chu Tryan 1.331 M, Chu Kheur 1.088 M; Chu Dju cao 1.230 M, Chu Dlé Ya cao 1.215 M. Sông chính của Phú Bổn là sông Ba (người Thượng còn gọi là Ia Ba hay Ea Pa), bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô, tây bắc tỉnh Kon Tum, chảy theo hướng Bắc - Nam, đến Cheo Reo thì hợp lưu với sông Ayun. Sông Ayun bắt nguồn từ chân núi Kon Lack (thuộc tỉnh Pleiku), chảy vào Phú Bổn theo Liên tỉnh lộ số 7.
Sông Ba có các sông nhánh chính là sông Ea Thul, phát nguồn từ núi Kong Wan Riom; sông Cà Lúi và sông Ba M'la, phát nguồn từ núi Chu Prong và sông Krông H'Năng phát nguồn từ núi Chu Dlé Ya. Vào mùa mưa, sông Ayun và sông Krông H'Năng thêm nước vào sông Ba làm lưu lượng nước chảy mạnh về phía đông nam, cuốn nhiều đất phù sa bồi đắp cho bình nguyên Phú Bổn và phần hạ lưu đồng bằng Tuy Hòa - Phú Yên màu mỡ .
Sông Bàn Thạch dài 86 km bắt nguồn từ vùng núi Hòn Du thuộc dãy Trường Sơn ở phía tây Tuy Hòa, chảy qua Đông Hòa và đổ ra biển Đông . Sông Bàn Thạch có các chi lưu là sông Bánh Lái và sông Trong góp phần bồi đắp nên đồng bằng Tuy Hòa phì nhiêu .
Sông bắt nguồn từ phía nam tỉnh, phần thượng nguồn chảy theo hướng đông bắc gần như vuông góc với dãy núi Đèo Cả, sau đó chuyển hướng tây nam – đông bắc, đến Đông Mỹ lại chuyển hướng đông bắc – tây nam đổ ra cửa Đà Nông. Trong mùa cạn, dòng chảy chuyển hướng sang đông nam – tây bắc, đổ ra biển ở cửa Phú Hiệp. Đèo Cả là một trong những ngọn đèo lớn và hiểm trở tại miền Trung Việt Nam . Đèo cao 333 M, dài 12 Km, cắt ngang qua dãy núi Đại Lãnh ở chỗ giáp ranh giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh) trên Quốc lộ 1.
Đỉnh đèo nằm ở thôn Vũng Rô. Đường Cái Quan đoạn qua Đèo Cả năm 1898
Đây là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành từ năm 1471 đến 1653. Trong cuộc nam tiến của Đại Việt, địa thế hiểm trở của khu vực đã khiến vua Lê Thánh Tông dừng chân tại đây năm 1471. Sau đó, vua Lê Thánh Tông đã tạo một tiểu vương quốc tại Phú Yên làm vùng đệm tên là Hoa Anh. Vì là vị trí ranh giới, nhiều cuộc xung đột giữa Đại Việt và Chiêm Thành đã xảy ra tại đây.
Vào những năm 1771-1802, nhiều cuộc giao chiến giữa chúa Nguyễn Ánh và anh em nhà Tây Sơn cũng đã xảy ra tại đây. Trong tháng 1 năm 1947, đèo Cả trở thành chiến trường giữa quân Pháp và Việt Minh CS.
Tên "Đèo Cả" có khi Pháp đang xây Quốc lộ 1. Trước đó đường Thiên Lý nằm phía tây của đường Đèo Cả. Nơi đây, trên đèo Cả thời Pháp thuộc có một trạm Phú Hoà do Nam triều xây dựng như một trạm dịch để lưu chuyển văn thư, vận tải lương thực, cáng, võng các quan chức hành chánh địa phương mỗi khi có công vụ. Sau này Pháp cho xây một bót tên Poste Petitte để kiểm soát về quân sự.
Ranh giới giữa hai tỉnh Phú Yên-Khánh Hoà được phân chia từ chân Đá Đen kéo dài theo đường phân thuỷ đến đỉnh Hòn Nưa. Và Vũng Rô thuộc địa phận Phú Yên.
Núi Đá Bia, tên chữ là Thạch Bi Sơn, dân gian gọi là Núi Ông, là ngọn núi cao nhất trong khối núi Đại Lãnh thuộc dãy núi Đèo Cả, ở phía Nam tỉnh Phú Yên,Trung Việt Nam.
Núi nổi tiếng vì tảng đá bia khổng lồ cao khoảng 80 M trên đỉnh núi mà cách xa vẫn có thể nhìn thấy.
Tương truyền vào năm 1471, khi thân chinh cầm quân tấn công Chămpa, Lê Thánh Tông dừng tại chân núi, cho quân lính trèo lên khắc tên, ghi rõ cương vực Đại Việt (Việt Nam) tại nơi này. Vì thế, núi được gọi là núi Đá Bia.
Núi Đá Bia có độ cao là 706 M, trên đỉnh mây thường xuyên che lấp khối đá Bia tạo nên cảnh quan hùng vĩ .
Từ đây có thể nhìn bao quát vùng biển xung quanh, thấy Vũng Rô của Phú Yên ở ngay chân núi phía Nam hay vịnh Vân Phong của Khánh Hòa. Vào những ngày trời nắng đẹp thậm chí du khách còn có thể thấy Nha Trang. Nhìn về phía bắc, sẽ có được tầm nhìn bao quát đồng bằng Tuy Hòa, núi Chóp Chài nằm giữa Tuy Hòa và sông Ba.
Người dân địa phương coi núi Đá Bia là một trong những biểu tượng nổi tiếng của đất Phú Yên, cùng với những địa danh khac như núi Nhạn, sông Đà Rằng ở Tuy Hòa.
Ngọn núi còn được các thủy thủ người Pháp đặt tên là "Ngón tay của Chúa" vì nó giúp họ xác định được vị trí đất liền của Việt Nam .

ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT .

Phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ năm 1908 hay còn gọi là Trung Kỳ dân biến là một trong những sự kiện nổi bật của phong trào chống Pháp ở Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20.
Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn, thì sau năm 1897, thực dân Pháp bắt đầu công việc khai thác thuộc địa. Dân chúng từ thành thị đến thôn quê thảy đều nai lưng đóng thuế, đi phu vô cùng khốn đốn. Rồi vì dân chúng không chịu nổi sự bốc lột nữa, nên nhiều cuộc biểu tình kháng thuế đã nổ ra lung tung. Toàn quyền Lannessan trong báo Người Đông Dương đã thú nhận:
" Nguyên nhân chủ yếu (của các cuộc biểu tình) là vì thuế khóa quá nặng, và những cuộc biểu tình nổ trước tiên ở Trung Kỳ vì tại đây, người ta tăng thuế nhanh nhất nhưng lại kém sáng suốt nhất. Thuế đã nặng, cách thu lại phiền phức, ngoài ra ta còn đặt thêm các việc độc quyền muối, rượu,..."
Phong trào chống sưu thuế bắt đầu từ các tỉnh ven biển miền Trung : Quảng Nam ; Quảng Ngãi ; Bình Định ; Phú Yên rồi lan ra phía bắc như Thừa Thiên ; Hà Tĩnh ; Nghệ An và Thanh Hóa .
Tại Phú Yên​ :
Khởi đầu là cuộc vận động "cắt tóc" diễn ra sôi nổi trong dân chúng khắp nơi trong tỉnh. Cuộc vận động này dần trở thành một phong trào làm cho chính quyền thực dân lo ngại. Hành động tiếp theo của người dân (chủ yếu là nông dân, trên tay không vũ khí) là tổng tiến hành các cuộc biểu tình đưa kiến nghị lên các quan phủ huyện đòi giảm sưu thuế.
Đầu tiên là ở huyện Đồng Xuân. Ngày 5 tháng 5 năm 1908, nhờ một số nhân sĩ hướng dẫn, đông đảo người dân đã kéo đến huyện lỵ để xin giảm sưu thuế. Ngày 11 tháng 5 năm 1908, một đoàn biểu tình khác khoảng 200 người kéo đến phủ đường Tuy An, hô vang các khẩu hiệu đòi giảm sưu thuế. Một số người bị kích động xông vào đoạt súng của giám binh Pháp Fourré, nhưng liền bị đẩy lui.
Ở phía nam Phú Yên, các cuộc biểu tình đòi giảm sưu thuế diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn nhân dân khắp các làng, tổng thuộc phủ Tuy Hòa tham gia. Trước áp lực đông đảo của hơn hai ngàn người, tri phủ Tuy Hòa là Nguyễn Hoàng vội đóng chặt nha phủ, điện báo cho công sứ ở tỉnh lỵ Sông Cầu là Lehé là dân "Tuy Hòa đang nổi loạn" rồi trốn biệt.
Đến ngày 13 tháng 5 năm 1908, đoàn biểu tình kéo ra tỉnh lỵ Sông Cầu (chef lieu) để khiếu nại chính quyền của công sứ Lehé, phó sứ Hugnet; đại lý Pháp ở Cheo Reo là Cottez.... Nhưng khi đến Trạm Gành (thuộc huyện Tuy An), thì bị quân của lãnh binh Legot chặn lại. Một cuộc xô xát xảy ra, làm một số người chết và bị thương vì trúng đạn của quân Pháp . Mặc dù vậy, đoàn biểu tình vẫn không chịu dừng lại. Đến khi ấy, chính quyền thực dân đã phải bèn điều thêm một trung đội lính khố đỏ đang đóng tại tỉnh lỵ Sông Cầu đến tiếp tay. Ngày 14 tháng 5 năm 1908, đoàn biểu tình kéo ra đến cầu Tam Giang – cửa ngõ vào tỉnh lỵ Sông Cầu, thì lại vấp phải quân Pháp. Thêm hàng trăm người bị giết và hàng chục người bị bắt giam. Đến lúc này cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Phú Yên mới hoàn toàn tan rã.
Trang Sử Việt: Trương Tử Anh
TRƯƠNG TỬ ANH
(1914 - 1946)
Trương Tử Anh quê huyện Tuy Hòa (VNCH gọi là quận Hiếu Xương), tỉnh Phú Yên, tên lúc trẻ là Trương Kháng . Bí danh là Phương nên thường gọi là Anh Cả Phương . Ông nội là Trương Chính Đường, người sáng lập Hội Văn Phố Phú Yên và từng tham gia Phong trào Cần Vương.
Thân phụ là ông Trương Bội Hoàng còn có tên khác là Trương Bội Công & mẹ là bà Nguyễn Thị Miêng.
Ông là con đầu trong một gia đình có 10 người con . Ông có một người em trai tên là Trương Tử An là một Thủ lãnh xuất sắc của Đại Việt Quốc Dân Đảng .
Nhưng tiếc thay, ông Trương Tử An đã bị mật vụ tay sai của anh em Ngô Đình Nhu - Ngô Đình Diệm độc tài : bắt cóc rồi giết chết , sau đó cắt khúc bỏ vô bao nhỏ thả trôi sông Nhà Bè (Sài Gòn 1959) .
Cho nên đất nước Việt Nam đã mất đi một Lãnh đạo ưu tú , tài ba .
Năm 1934, Trương Tử Anh ra Hà Nội học Luật khoa tại Viện đại học Đông dương. Ngày 10-12-1938, ông công bố chủ thuyết: “Chủ nghĩa Dân tộc sinh tồn”. Ông khẳng dịnh: "Vấn đề Sinh Tồn là trung tâm điểm của lịch sử. Mục đích thiêng liêng của mọi sự hành động của loài người từ xưa tới nay là mưu sự sinh tồn cho mình".
Năm 1939, ông thành lập “Đại Việt Quốc Dân Đảng” gọi tắt là “Đảng Đại Việt”, được toàn thể sáng lập viên bầu ông làm Đảng trưởng. Trụ sở đảng đặt tại Hà Nội, lúc mới thành lập “Đảng Đại Việt” gồm có: Đảng trưởng Trương Tử Anh và các nhân vật chủ chốt: Bùi Diễm, Bửu Hiệp, Đặng Vũ Trứ, Đặng Văn Sung, Đặng Xuân Tiếp, Đặng Vũ Lạc, Dương Thiệu Di, Hà Thúc Ký, Hoàng Xuân Tửu, Lê Thăng, Ngô Gia Huy, Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Sơn Hải, Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Sĩ Dinh, Nguyễn Định Quốc, Phan Bá Trọng, Phan Cảnh Hoàng, Phan Huy Quát, Tạ Thành Châm, Trần Trung Dung, Trương Bá Hoành. Và Nguyễn Tôn Hoàn làm phát ngôn viên của Đảng và liên lạc giữa các Xứ bộ.
Với tài lãnh đạo khôn khéo của ông, chỉ trong thời gian ngắn, Đảng đã thành lập các cơ sở khắp Việt Nam, Lào và Miên. Năm 1943, Pháp đã bắt giữ ông nhưng sau đấy lực lượng chìm của Đảng Đại Việt giải thoát. Ngày 21-7-1944, Thống sứ Bắc Kỳ ra lệnh bắt ông lần hai, ông tuyệt thực phản đối và được Nhật can thiệp nên được trả tự do.
Năm 1944, Đại Việt Quốc Dân Đảng phối hợp với: Đại Việt Duy Tân của Lý Đông A, Đại Việt Quốc Xã của Nguyễn Xuân Tiếu và Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam, thành lập một mặt trận duy nhất là Đại Việt Quốc Gia Liên Minh.
Đến tháng 10-1944, ông củng cố chiến khu Kép (Bắc Giang), thành lập trường Võ Bị Lạc Triệu, nằm giữa hai tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương. Tháng 4-1945, Trương Tử Anh chính thức gởi một phái đoàn ngoại giao sang Trung Hoa Dân Quốc, gồm có: Nguyễn Tiến Hỷ, Đặng Vũ Trứ, Phạm Khải Hoàn, với nhiệm vụ lo việc hợp nhất giữa các đoàn thể Việt Nam lưu vong tại nước Tàu với Đại Việt Quốc Dân Đảng, đang hoạt động trong quốc nội.
Tháng 9-1945, ông đưa ra 4 điểm:
1- Phát động phong trào toàn dân bất hợp tác với Việt Minh.
2- Tách rời cựu Hoàng Bảo Đại ra khỏi Việt Minh, và vô hiệu hóa Quốc hội của Việt Minh.
3- Thành lập một trung tâm chính trị Hải ngoại.
4- Củng cố các chiến khu, tăng cường khối Quốc Dân Quân, mở rộng địa bàn hoạt động.
Ngày 15-12-1945, Đại Việt Quốc Dân Đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt Dân Chính. Trương Tử Anh làm Chủ tịch, Võ Hồng Khanh làm Tổng thư ký và Nguyễn Tường Tam làm Bí thư trưởng. Đề cử Nguyễn Tôn Hoàn lo việc tách rời lực lượng Quốc gia ra khỏi Mặt trận Việt Minh và tướng Phạm Cao Hùng tăng cường cho Quân ủy miền Nam.
Tháng 12-1945, ông thành lập trường Lục Quân Yên Bái, chiến khu ở Thanh Hóa, quy tụ các lực lượng quân sự các đảng phái Quốc Gia chống Cộng thành Mặt Trận Quốc Dân Đảng Việt Nam, gọi tắt là Việt Quốc.
Đêm 12-7-1946, cán bộ Việt Minh đột nhập vào trụ sở Việt Nam Quốc dân đảng ở Hà Nội, lấy nhiều tài liệu: Truyền đơn, khẩu hiệu, thông cáo và tài liệu đặc biệt do Trương Tử Anh soạn về “Kế hoạch đảo chính Chính phủ Hồ Chí Minh”.
Sau khi gởi phái đoàn ra hải ngoại (cuối năm 1946) để thành lập Trung Tâm Chính Trị Hải Ngoại, ông vẫn bí mật hoạt động tại Hà Nội, điều hành các cơ sở Đảng chống Cộng sản và Thực dân Pháp.
Ngày 19-12-1946, quân Pháp tái chiếm Hà Nội, trước cảnh tranh tối tranh sáng. quân dân đang hợp sức chống quân Pháp thì ông bị mất tích, có người cho rằng ông đã bị Việt Minh bắt và thủ tiêu trong thời gian này?!.
Cảm phục: Trương Tử Anh
Trương Tử Anh, tiết nghĩa sắt son!
Miệt mài tranh đấu, giữ giang sơn
Quốc gia độc lập, lòng mong mỏi
“Dân tộc sinh tồn”, vương vấn luôn!

(Nguyễn Lộc Yên)

"Chủ nghĩa Dân tộc Sinh tồn" (CNDTST)
CNDTST là một luận thuyết triết học chính trị do nhà chính trị Trương Tử Anh công bố tại Hà nội ngày 10-12-1938. Chủ nghĩa DTST được xem là hệ tư tưởng trọng yếu của hai tổ chức : Đại Việt Quốc Dân Đảng và Đảng Tân Đại Việt.
Năm 1938, CNDTST được xem như là môt bước chống lại Chủ nghĩa cộng sản quốc tế.
Về sau, CNDTST được những người cùng chí hướng với Ông Trương Tử Anh khai triển thêm, nổi trội nhất là giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Giáo sư Huy đã hệ thống hoá và khai triển CNDTST thành môt luận thuyết được ông gọi là Chủ nghĩa Quốc gia Khoa học. Vào năm 1964, ông cho xuất bản tại Sài Gòn cuốn sách tên là : Dân tộc Sinh tồn : Chủ nghĩa Quốc gia Khoa học, được tái bản tại Paris .
Theo Trương Tử Anh, vấn đề sinh tồn là trung tâm điểm của lịch sử. Tuy nhiên, quốc tế chủ nghĩa (Cộng sản) không thể giải quyết được vấn đề sinh tồn. Quốc tế chủ nghĩa …hoàn toàn là ảo tưởng…không thích hợp với những bản năng cội gốc của loài người..Dân tộc ta, muốn trở nên phú cường, phải nuôi lấy đức tư tin, tư cường…tự mình suy xét tìm ra cái cớ hưng vong và tìm phương tự cứu. Tinh thần quốc gia là nguyên nhân độc nhất bảo tồn dân tộc ta..
Trong Tuyên ngôn thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng ngày 10 tháng 12 năm 1939, Trương Tử Anh viết :
Chúng ta phải nhận thức rằng trên trường quốc tế, giữa các quốc gia chỉ có quyền và lợi mà thôi. Hành động của nước nầy đối với nước khác không ngoài mục đích ấy.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn