CHINH PHỤC LÂM VIÊN 15 [ Đường lên non thì cao . Tình yêu nước nung nấu ] : MỤC ĐÍCH HƯỚNG DẪN TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH - TOPOGRAPHIC MAP CHO DI HÀNH TRÊN ĐỊA THẾ THIÊN NHIÊN MẶT ĐẤT VÀ THUẬT NGỤY TRANG - CAMOUFLAGE .

24 Tháng Mười 20219:24 CH(Xem: 1427)
Theo dòng Lịch sử : Trong cuộc tranh giành quyền lực của nội bộ vương triều Chân Lạp - Cao Miên , Nặc Tôn ( KamPuChia ) được chúa Nguyễn giúp đỡ đã trở lại ngôi vua. Để tạ ơn, Nặc Tôn hiến đất Tầm Phong Long, trong đó có Bảy Núi, vào năm 1757.
Đặc điểm địa hình và Lịch sử​ núi Thất Sơn hay Bảy Núi .
Nói về mặt tự nhiên của vùng Bảy Núi, sách Gia Định thành thông chí mô tả: Hang núi ngậm mây, suối cong nhả ngọc, lại có những cây giáng hương, tóc hương, cây cối xanh um, cầm thú béo mập. Phía đông có ruộng đồng bằng phẳng, phía tây có hồ nước... Ngoài ra, còn nghe gà gáy dưới bóng trăng, chó sủa trong hang động, cảnh huống yên hà ngoài thế giới vậy .
Ở trong sách trên còn cho biết sự hiện diện của những người Việt đến sinh sống, hòa nhập với người Khmer, ở vùng Bảy núi vào mấy thế kỷ trước. Họ đến để khai thác nguồn lợi thiên nhiên, lập vườn cây ăn trái, trồng hoa màu, tìm dược thảo, làm ruộng ở chân núi, bắt cá vào mùa hạn ở các ao đìa...
Sau này, vùng Bảy Núi còn là nơi hội tụ của những sĩ phu yêu nước trong phong trào Cần Vương.
Vì nơi đây vừa có đồng bằng thuận lợi cho việc canh tác, vừa có núi rừng trú ẩn, có lối trốn sang nước Campuchia, nếu bị đối phương lùng sục... Cho nên rất nhiều người đã tìm đến đây, mỗi người mang mỗi tâm trạng, đến để chuẩn bị chiến đấu, để chờ thời cơ hay chỉ để lãng quên thực tế.... Vì vậy, vùng đất này gắn liền tên tuổi của nhiều danh nhân như: Đoàn Minh Huyên , Thủ Khoa Huân, Trần Văn Thành, Ngô Lợi, Phan Xích Long, Trương Gia Mô...
Đây cũng là nơi hội tụ nhiều ông đạo, bởi vậy có câu: Tu Phật Phú Yên, tu tiên Bảy Núi.
Vùng Bảy Núi còn là nơi có nhiều lễ hội, phong tục... đặc thù của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ, như lễ Chol Chnam Thmay, lễ Pisat bo chia, lễ Pha Chum Bênh (tức lễ Đôn Ta)...và đặc biệt hơn cả là lễ hội Đua bò Bảy Núi được diễn ra vào cuối tháng 9, đầu tháng 10 hằng năm...
Ngoài ra, Bảy Núi còn là phên dậu nơi chốn biên thùy. Vua Gia Long đã từng nói: Địa thế Châu Đốc, Hà Tiên cũng không kém Bắc Thành...
Và là nơi có vô số danh lam, thắng cảnh...
Nam Kỳ phong tục nhơn vật diễn ca, có câu:
Thất Sơn, hòn dọc dãy ngang,
Nói sao cho hết cả ngàn phong cương.
Bảy Núi​ - Thất Sơn
Bảy Núi là 7 ngọn núi tiêu biểu trong số 37 ngọn núi, ở hai huyện vừa kể trên. Tên Thất Sơn lần đầu được biên chép trong Đại Nam Nhất Thống Chí (phần An Giang tỉnh, mục Sơn Xuyên), và gồm các núi: Tượng, Tô, Cấm, Ốc Nhẫm, Nam Vi (南為山), Tà Biệt và Nhân Hòa (人和山). Sau đó, Hồ Biểu Chánh trong Thất Sơn huyền bí và Nguyễn Văn Hầu trong Thất Sơn mầu nhiệm, cho rằng đó là các núi: Tượng, Tô, Cấm, Trà Sư, Két, Dài, Bà Đội Ôm.
Còn theo Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1972; được Vương Hồng Sển dẫn lại trong Tự Vị Tiếng Nói Miền Nam, thì đó là các núi: Tượng, Tô, Cấm, Sam, Két, Dài, Tà Béc...
Sử về An Giang, đã kể tên bảy Núi là:
Núi Cấm (禁山) (Thiên Cẩm Sơn),
Núi Dài Năm Giếng (Ngũ Hồ Sơn)
Núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn),
Núi Dài (Ngọa Long Sơn),
Núi Tượng (象山) (Liên Hoa Sơn)
Núi Két (Anh Vũ Sơn)
Núi Nước (Thủy Đài Sơn).
Theo Địa chí An giang...., ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên có 37 ngọn núi đã có tên, nhưng con số 7 (bảy núi) vẫn không hề thay đổi.
Mặc dù Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn đã đề cập đến bảy điểm "linh huyệt" của vùng Thất Sơn, rồi chọn ra những núi đã nêu trên, nhưng so sánh lại những tên núi, vẫn có khác biệt.
Lý giải cho điều này, hiện nay vẫn chưa có lời giải thích nào ổn thỏa. Nhưng điều dễ thấy trong việc sắp xếp núi non này, đã chịu ảnh hưởng rất nhiều những yếu tố thần bí, siêu nhiên, phong thủy.
Tuy nhiên vẫn còn có những ý kiến khác nhau ..?
Môn Phái Thất Sơn Thần Quyền Huyền bí .
Thất Sơn Thần Quyền là một môn võ cổ truyền của dân tộc. Tuy nhiên, môn phái này lại nổi tiếng là một môn phái tâm linh kỳ lạ, dị biệt, sử dụng bùa chú vào trong võ thuật. Những người tập luyện môn phái này không phải là những người bình thường. Họ đều phải là những người có “căn cơ”, có duyên với môn phái thì mới được bái Tổ và nhận vào làm môn sinh.
Sự tích ra đời của môn phái “bùa chú”
Khi nhắc đến môn phái Thất Sơn Thần Quyền, mọi người đều nghĩ rằng đây là một võ thuật huyền bí khó hiểu. Theo tìm hiểu, trước năm 1975 môn phái này phát triển mạnh tại Huế, Quảng Trị và Đà Nẵng. Lúc đó, Phái Thất Sơn Thần Quyền được chia thành 2 ngành:
•Ngành thứ nhất chuyên về chữa bệnh
•Ngành thứ hai chuyên về quyền cước
Tôn Quan Thế Âm Bồ Tát làm Sư Tổ
Theo di ngôn của Thái sư phụ (thầy Trần Ngọc Lộ, sư phụ của thầy Trần Đạo Đông) kể lại cho môn sinh trong thời gian truyền dạy:
Thất Sơn Thần Quyền xuất phát từ vị sư tổ có danh xưng là Hỏa Hỏa Chân Nhân, cơ duyên do được Phật Bà Quan Thế Âm truyền phép. Môn phái này tôn Quan Thế Âm Bồ Tát là Tổ sư đồng thời thêm 8 vị thần đại diện sư tổ để dạy các môn đồ. 8 vị thần tên là:
1.Hỏa Hỏa Chơn Chơn
2.Bá Thiên đạo trưởng
3.Ngư Câu Lão Ông
4.Thanh Trúc đạo trưởng
5.Hoành Thiên đạo trưởng
6.Bá Hành ngũ độc
7.Sa Thiên đạo trưởng
8.Nga Mi lão tổ
Sau này sư tổ chọn lựa và thu nhận 7 môn sinh và chọn vùng núi Thất Sơn - Châu Đốc (Nam Việt Nam) để truyền dạy môn võ. Và cả 7 vị đã tu học và thành đạt như ý nguyện của sư tổ. Ngoài những pháp thuật cao siêu được truyền lại, mỗi vị đều có những sở trường về thế võ đặc biệt của mình. Nhờ vào kinh nghiệm nên các vị thầy chỉ cần nhìn cách đánh võ mà biết được môn sinh nào được vị thầy nào truyền dậy. Trong 7 vị, sư tổ đã xếp hạng lần lượt theo thứ bậc và danh xưng như sau:
•Đệ nhất là Bá Đương Đạo Trưởng
•Đệ nhị là Ngư Câu Lão Ông
•Đệ tam là Thanh Trúc Đạo Trưởng
•Đệ tứ là Hoành Thiên Đạo Trưởng
•Đệ ngũ là Ngũ Độc Bá Hành
•Đệ lục là Sa Thiên Đạo Trưởng
•Đệ thất là Nga Mi Lão Tổ
Bùa chú được thiết lập cả trong lúc thượng đài
Ngoài ra môn phái còn có phép khoáng sân. Các hành giả khi thượng đài sẽ dùng chân vẽ bùa dưới đất để án ngữ giữa đài. Một khi đối phương tràn qua đài để tấn công thì sẽ xây xẩm mặt mày không thấy đường…
Môn võ này hay ở chỗ là không nhất thiết là người học trước là giỏi hơn người sau. Tài năng được tăng tiến tùy thuộc vào những yếu tố nêu trên bên cạnh đó còn tùy thuộc ở sự chuyên cần tự luyện tập, nhất là luyện khí lực. Bốn bước quan trọng cần để luyện tập bộ môn Thất Sơn Thần Quyền là :
•Luyện Võ: Luyện võ thuật của môn phái do các sự phụ truyền dạy lại.
•Luyện Khí: Rèn luyện khí công, kết hợp giữ việc tập luyện với kỹ thuật thở. Rèn luyện khí công cũng có thể chữa bệnh.
•Luyện Thần: Rèn luyện tinh thần để luôn minh mẫn; điều chỉnh được tư duy, hành vi của mình.
•Học Đạo: Học đạo lý làm người, cách hành xử, đối đãi với mọi người. Môn sinh phải biết tôn sư trọng đạo, hiếu thảo với bố mẹ; không phản bạn, phản đạo, phản môn phái.
Trở thành môn sinh chỉ sau khi uống một lá bùa
Để có thể trở thành một môn sinh của môn phái Thất Sơn Thần Quyền không hề dễ dàng chút nào. Muốn có thể tham gia môn phái, người đó sẽ phải đến gặp người thầy (võ sư) để thầy xem người có có “căn cơ” để theo học môn phái hay không. Người muốn theo học môn phái này thì phải có niềm tin tuyệt đối vào môn phái; không được có sự nghi ngờ.
Để có thể làm lễ nhập môn, trước tiên các môn sinh phải khai báo tên tuổi, quê quán. Sau đó sư phụ sẽ chọn ra một ngày lành tháng tốt để cho môn sinh tới bái sư.
Vào ngày làm lễ nhập môn, khi tới môn sinh phải đem theo lễ vật là hoa quả, bánh kẹo, bó nhang và lệ phí. Sau khi đặt lễ lên, môn sinh sẽ được yêu cầu đọc 9 lời thề môn phái trước bàn thờ Tổ. “Nếu con không làm tròn 9 điều thề trên thì con sẽ bị phanh thây làm muôn mảnh”
1.Hết lòng hiếu thảo với cha mẹ
2.Không phản thầy
3.Không phản bạn, xem bạn như anh em ruột thịt
4.Không phản lại môn phái Thất Sơn Thần Quyền
5.Không ỷ mạnh hiếp yếu
6.Không ham mê tửu sắc
7.Không cưỡng bách những người đàn bà đã có chồng con
8.Hết lòng làm việc nghĩa
9.Không phản đạo
Tiếp đó, sư phụ sẽ đã thông huyệt đạo, truyền nội lực cho môn sinh. Điểm đặc biệt nhất trong lễ nhập môn đó là sư phụ sẽ đưa cho môn sinh 1 lá bùa; yêu cầu môn sinh phải đốt lên, hòa vào nước và uống sạch. Lúc này chính thức trở thành môn sinh của môn phái này.
Sau khi uống xong lá bùa không được nói cười; đi thẳng ra giữa sân để tập quyền. Không cần phải tập có bài bản, cứ nghĩ sao đánh vậy cho tới khi kiệt sức thì thôi.
Môn phái mang hơi hướng tâm linh và những quy tắc tập luyện kỳ lạ
Thất Sơn Thần Quyền là một môn võ thuật huyền bí. Các môn sinh sẽ được vị thầy truyền dậy theo một số chỉ dẫn căn bản bước đầu nhập môn.
Môn sinh không cần tập luyện tại võ đường
Còn tùy theo cơ duyên, đức độ, sức khỏe, đức tin và lòng thành khẩn mà mỗi người sẽ được chuyển quyền xuất thế dùng để tự vệ hoặc tấn công. Người nào nhanh thì chỉ cần vài phút là có thể chuyển quyền ngay, có người vài ba lần mới chuyển và rất hiếm khi không chuyển quyền. Mỗi người khi xuất quyền có thể theo cách này hoặc cách khác, dùng vô chiêu để đối phó với hữu chiêu của địch thủ, nhưng sẽ có những đặc điểm như sau:
•Khuôn mặt lộ vẻ chiến đấu
•Cặp mắt sắc bén và tập trung vào đối thủ
•Di chuyển nhanh nhẹn
•Không sợ hãi
•Không biết đau đớn
Đây là một môn phái cực kỳ tâm linh. Những môn sinh của Thất Sơn Thần Quyền được cho là không cần phải tới võ đường để tập luyện. Họ sẽ tự tập ở nhà mà không cần có ai hướng dẫn. Sau một vài tháng mới quay trở lại võ đường để võ sư kiểm tra trình độ. Võ phái cũng không hề đặt nặng vấn đề kỹ thuật như nhiều môn phái khác.
Môn phái này đặt ra những quy tắc tập luyện rất kỳ dị
Luyện tập giữa đêm, tập ở nghĩa địa
Môn phái này còn có những quy tắc tập luyện vô cùng kỳ lạ. Môn sinh sẽ không được tập luyện vào ban ngày khi đông đúc người qua lại, thay vào đó sẽ phải luyện tập kỹ thuật vào lúc trời tối, ở những nơi vắng vẻ. Môn sinh có thể luyện lúc trời tối, giữa đêm và cũng có thể là ở nghĩa địa. Vào buổi đêm những ngày rằm hoặc mùng 1, các môn sinh bắt buộc phải tập luyện, bất kể thời tiết.
Mỗi một môn sinh sẽ phải lập cho mình một bàn thờ riêng và đặt ở góc nhà. Bàn thờ này sẽ dùng để thờ cúng đức Phật và các vị thần linh. Môn phái này còn được bảo mật tới mức các môn sinh nếu muốn trao đổi về võ thuật sẽ chỉ được nói chuyện với những đồng môn của mình. Nhất định không được để người ngoài nghe được.
Môn sinh cũng phải thực hiện lời thề; phải kiêng kỵ một số thứ như: không ăn thịt chó, cá chép,… đặc biệt không sử dụng võ thuật để đi làm những việc ác. Nếu như vị phạm những điều cấm trên thì nội lực sẽ bị suy giảm; bị đau bụng, thậm chí còn có thể bị tẩu hỏa nhập ma.
Mặc dù môn phái Thất Sơn Thần Quyền này có một chút kỳ lạ, tâm linh nhưng lại thu hút được nhiều môn sinh theo học. Một số môn sinh của môn phái này từng tham gia các cuộc so tài võ thuật và hạ gục đối thủ trong một cước khiến nhiều người thán phục.
Nhiều môn sinh khi đạt được thành tựu cá nhân thì ngoài luyện tập quyền cước để gia tăng sức khỏe, thân thể nhanh nhẹn, cường tráng, còn có thể chữa thương, chữa bệnh. Họ còn phải có trách nhiệm đem đạo đức cùng kiến thức để giúp đời, truyền bá phát triển môn phái./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn