SÔNG NÚI NƯỚC NAM - ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT : LỊCH SỬ ĐÔ THÀNH SÀI GÒN - HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG & NẮNG ĐẸP MIỀN NAM .

03 Tháng Chín 202110:09 CH(Xem: 2384)
LỊCH SỬ : SÀI GÒN
THỜI KỲ HOANG SƠ:
Con người xuất hiện ở Sài Gòn từ khá sớm. Các cuộc khai quật khảo cổ trên địa phận Sài Gòn và khu vực lân cận cho thấy, ở đây đã tồn tại nhiều nền văn hóa từ thời kỳ đồ đá cho tới thời kim khí. Những cư dân cổ từ nhiều thiên niên kỷ về trước đã biết đến kỹ thuật canh tác nông nghiệp.
Văn hóa Sa Huỳnh từng tồn tại trên khu vực này với những nét rất riêng. Thời kỳ văn hóa Óc Eo, từ đầu Công Nguyên cho tới thế kỷ 7, khu vực miền Nam Đông Dương có nhiều tiểu quốc và Sài Gòn khi đó là miền đất có quan hệ với những vương quốc này.
Sau khi Đế quốc Khmer hình thành, lãnh thổ miền Nam Đông Dương thuộc quyền kiểm soát của đế chế này. Tuy nhiên, dân cư của Đế quốc Khmer sống ở vùng này rất thưa thớt, không có khu dân cư lớn nào hình thành tại đây.
Sau khi Đế quốc Khmer sụp đổ, vùng đất này cũng trở thành vô chủ - không thuộc một nhà nước nào.
Cho đến trước thế kỷ 16, vị trí tiếp giáp với các quốc gia cổ cũng khiến Sài Gòn trở thành nơi gặp gỡ của nhiều cộng đồng dân cư. Sài Gòn – Gia Định vẫn là địa bàn của một vài nhóm dân cư cổ cho tới khi người Việt xuất hiện.
KHAI PHÁ:
Những người Việt đầu tiên tự động vượt biển tới khai vùng đất này hoàn toàn không có sự tổ chức của Nhà Nguyễn.
Nhờ cuộc hôn nhân giữa Công Nữ Ngọc Vạn với vua Chân Lạp Chey Chetta II từ năm 1620, mối quan hệ giữa Đại Việt và Chân Lạp-Khmer trở nên êm đẹp, dân cư hai nước có thể tự do qua lại sinh sống.
Khu vực Sài Gòn, Đồng Nai bắt đầu xuất hiện những người Việt định cư. Trước đó, người Khmer, người Chăm, người Man cũng sinh sống rải rác ở đây từ xa xưa.
Giai đoạn từ 1623 tới 1698 được xem như thời kỳ hình thành của Sài Gòn sau này.
Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu con rễ là vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tại Prey Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé). Tuy đây là vùng rừng rậm hoang vắng, nhưng lại nằm trên đường giao thông của các thương nhân Việt Nam, Trung quốc,... qua Campuchia và Xiêm.
Hai sự kiện quan trọng tiếp theo của thời kỳ này là lập doanh trại và dinh thự của Phó vương Nặc Nộn và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (gần ngã tư Cống Quỳnh – Nguyễn Trãi ngày nay). Có thể nói Sài Gòn hình thành từ 3 cơ quan chính quyền này.
Năm 1679, chúa Nguyễn Phúc Tần cho phép 3000 người Hoa tị nạn triều Mãn Thanh xin được làm dân Việt tới Mỹ Tho, Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn.
Đến năm 1698, chúa Nguyễn sai tướng Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý Miền Nam. Trên cơ sở những lưu dân Việt đã tự phát tới khu vực này trước đó, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định và hai huyện Phước Long, Tân Bình. Vùng Đông Nam Phần được sáp nhập vào cương vực Việt Nam.
Thời điểm ban đầu này, khu vực Biên Hòa, Gia Định có khoảng 10.000 hộ với 200.000 khẩu. Công cuộc khai hoang được tiến hành theo những phương thức mới, mang lại hiệu quả hơn.
Cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, Mỹ Tho và Cù lao Phố là hai trung tâm thương mại lớn nhất Nam Bộ. Tuy nhiên, cuối thế kỷ 18, sau các biến loạn và chiến tranh, thương nhân dần chuyển về vùng Chợ Lớn. Khu vực Sài Gòn dần trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất Nam Bộ.
Năm 1788, Nguyễn Ánh (vua Gia Long) tái chiếm Sài Gòn, lấy nơi đây làm cơ sở để chống lại quân Tây Sơn. Năm 1790, với sự giúp đỡ của hai sĩ quan công binh người Pháp là kỹ sư Theodore Lebrun và Victor Olivier de Puymanel (1768–1799), Nguyễn Ánh cho xây dựng Thành Bát Quái làm trụ sở của chính quyền mới. "Gia Định Thành" khi đó được đổi thành "Gia Định Kinh".
Năm 1802, sau khi chiến thắng Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi và đẩy mạnh công cuộc khai khẩn Miền Nam. Miền Nam được chia thành 5 trấn, gọi là "Gia Định ngũ trấn". Các công trình kênh đào Rạch Giá – Hà Tiên, Vĩnh Tế... được thực hiện. Qua 300 năm, các trung tâm nông nghiệp phát triển bao quanh những đô thị sầm uất được hình thành.
Sáu năm sau, 1808, "Gia Định Trấn" lại được đổi thành "Gia Định Thành". Trong khoảng thời gian 1833 đến 1835, Lê Văn Khôi khởi binh chống lại Nhà Nguyễn, Thành Bát Quái trở thành địa điểm căn cứ. Sau khi trấn áp cuộc nổi dậy, năm 1835, vua Minh Mạng cho phá Thành Bát Quái, xây dựng Phụng Thành thay thế.
THỜI KỲ PHÁP THUỘC:
Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, thực dân Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn phục vụ mục đích khai thác thuộc địa. Đồ án thiết kế được Phó Đô đốc Pháp là Page (về sau là Charner) cử trung tá công binh Pháp là Paul Florent Lucien Coffyn (20/5/1810 – 5/8/1871), nguyên Lãnh sự Pháp ở Hoa Kỳ, thiết kế. Theo bản đồ của Coffyn được công bố vào ngày 13/5/1862, quy hoạch ban đầu của Sài Gòn bao gồm cả tỉnh Chợ Lớn với khoảng 500.000 dân (Saigon ville de 500.000 âmes), tức khoảng 20.000 dân/km².
Quy hoạch này tương ứng với quy hoạch khu vực phòng thủ của tướng Nguyễn Cửu Đàm năm 1772, khi dân số Sài Gòn chỉ khoảng 20.000–30.000 người. Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, Soái phủ Pháp ở Nam Kỳ (Gouverneur Amiral de la Cochinchine) lúc đó là Chuẩn Đô Đốc Pierre Rose quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Ngày 3/10/1865, Pierre Rose ra lệnh quy hoạch lại Sài Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Toàn bộ quy hoạch chỉ còn rộng khoảng 3 Km².
Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn Quyền, được Pháp thiết kế và huy động nhân công xây dựng. Sau 2 năm người Pháp xây dựng và cải tạo, khu quy hoạch rộng khoảng 3 Km² nói trên đã hoàn toàn thay đổi.
Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình Châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như:
Dinh Thống Đốc, Nha Giám Đốc Nội Vụ, Tòa Án, Tòa Thượng Thẩm, Tòa Sơ Thẩm, Tòa Án Thương Mại, Tòa Giám Mục,... Nam Kỳ Lục tỉnh là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định. Vào năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa.
Đến năm 1867, việc quản lý Sài Gòn được giao cho Ủy ban Thành Phố gồm 1 ủy viên và 12 hội viên; đứng đầu là viên Thị trưởng người Pháp tên là Charles Marie Louis Turc (1867–1871). Cho tới nửa đầu thập niên 1870, thành phố Sài Gòn vẫn nằm trong địa hạt hành chính tỉnh Gia Định.
Ngày 15 tháng 3 năm 1874, Tổng thống Pháp Jules Grévy ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn.Đứng đầu là viên Thị Trưởng người Pháp, đầu tiên là G. Vinson (1874 –1876). Đến năm 1879 thì Pháp cho lập thêm Hội đồng thành phố Sài Gòn (hay đúng ra là Ủy hội thành phố – Commission municipale).
HÒN NGỌC VIỄN ĐÔNG:
Trong suốt thời kỳ Pháp thuộc, Sài Gòn trở thành trung tâm quan trọng, cả về hành chính lẫn kinh tế, văn hóa, giáo dục của Liên bang Đông Dương, được thực dân Pháp mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông ("la perle de l'Extrême-Orient") hoặc một Paris nhỏ ở Viễn Đông ("le petit Paris de l'Extrême-Orient") trong số các thuộc địa của Pháp.Trước đó, thực dân Anh đã chiếm Ấn Độ và gọi nước này là "hòn ngọc trên vương miện của Nữ Hoàng Anh", vì vậy Pháp đặt ra danh xưng này cho Sài Gòn để tỏ ý muốn cạnh tranh việc xâm chiếm thuộc địa với đối thủ Anh.
Tuy được Pháp gọi là "Hòn Ngọc Viễn Đông", nhưng thực ra thời ấy Sài Gòn rất nhỏ, chỉ cần đi xa 20 Km là có thể săn thú rừng. Theo quy hoạch của Pháp, Sài Gòn khi đó chỉ rộng khoảng 3 Km²; gần bằng một nửa Quận 1 hiện nay (rộng khoảng 8 Km²), bao bọc bởi sông Sài Gòn,Chính quyền thuộc địa Pháp tập trung tất cả những gì sang trọng, giàu có nhất mà họ có được ở diện tích 3 Km² này, phần còn lại của Sài Gòn thì vẫn còn rất hoang sơ, đầm lầy ngổn ngang.
Theo Sơn Nam trong “Bến Nghé xưa” thì khi Chợ Bến Thành hoàn thành năm 1914, “trước mặt còn là ao vũng sình lầy. Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp (…), còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn. Giữa Sài Gòn và ở phần đất cao còn nhiều chòm tre, cây da, mồ mả to xen vào những đám rẫy trồng rau cải và bông hoa, những xóm nhà ổ chuột; bầy bò,dê đi lang thang ăn cỏ”. Khu Hòa Hưng (Quận 10 hiện nay) cho đến ngã tư Bảy Hiền hiện nay có vô số nghĩa trang, mồ mả. Khu Nguyễn Thiện Thuật, Lý Thái Tổ, Nguyễn Đình Chiểu (Quận 3 hiện nay) toàn nhà lá nền đất xây dựng tạm bợ không theo quy hoạch nào. Khu Quận 4, Quận 7, khu Cầu Ông Lãnh, Cầu Kho,… sát cạnh chợ Bến Thành đa số là nhà tranh vách lá tạm bợ.
Sau Thế Chiến thứ nhất, kiến trúc sư He’brerd được mời sang Đông Dương chỉnh lý lại các dự án quy hoạch Sài Gòn. Ông đề ra hướng phát triển công nghiệp và xuất khẩu cho Sài Gòn, điều chỉnh hệ thống kỹ thuật hạ tầng, củng cố thêm phố thị Khánh Hội và Nhà Bè. Nhưng kế hoạch bất thành do thiếu ngân sách.
ĐÔ THÀNH SAIGON:
Từ năm 1949, Sài Gòn đã là Thủ Đô của Quốc Gia Việt Nam. Đến năm 1955,Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa được thành lập, Sài Gòn khi đó là thành phố lớn nhất tại Miền Nam Việt Nam đã được chọn làm Thủ Đô với tên gọi chính thức "Đô Thành Sài Gòn" (lưu ý, cách viết thông dụng là "Saigon"). Chiến tranh Đông Dương tác động khiến việc di dân từ nông thôn lên thành thị tăng nhanh.
Thời điểm 1948 dân số đã lên đến 1,179 triệu người, đến năm 1949 thì dân số khu vực đã tăng lên 1.200.000.
Năm 1954 với hàng trăm nghìn người Bắc di cư vào Nam sau khi chia đội đất nước từ vĩ tuyến 17 thì dân số Sài Gòn leo cao, đạt 2.000.000.Dân di cư tập trung tại các khu vực như Xóm Mới – Gò Vấp, Bình An – Quận 8, và rải rác tại các quận khác.
Với Nghị định số 110-NV ngày 27 tháng 3 năm 1959 của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, từ 6 quận, Sài Gòn được chia lại thành 8 quận với tổng cộng 41 phường.
Vào nửa cuối thập niên 1950, nhờ viện trợ của Chính phủ Hoa Kỳ, Sài Gòn trở thành một trung tâm về chính trị, kinh tế, văn hóa, giải trí tại Miền Nam Việt Nam, là thành phố lớn nhất của kinh tế Việt Nam Cộng Hòa.
Từ giữa thập niên 1960 đến những năm đầu thập niên 1970, việc Quân đội Hoa Kỳ vào tham chiến tại Miền Nam Việt Nam nhiều công trình quân sự,cao ốc mọc lên.
Lối sống của giới trẻ Sài Gòn cũng chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây được du nhập từ binh lính và sách báo Mỹ.
Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975
Khi quân đội Cộng sản chiếm được Saigon thì những: Viên chức, Binh Lính, Sĩ Quan, Tướng Lãnh của Việt Nam Cộng Hòa và những người cộng tác với Mỹ, một số đã vượt biên số còn lại đều bị "chính quyền mới" bắt đi trình diện tập trung "học tập cải tạo".rất nhiều người dân ở Saigon cũng tìm cách vượt biển, vượt biên, số còn lại bị đưa đi vùng kinh tế mới"...
Nền văn hóa,văn minh bị tàn lụi và cái tên "Sài Gòn Hòn Ngọc Viễn Đông" đã bị lu mờ từ đây, cùng với số phận cay đắng của dân tộc Việt Nam !
Tại sao có địa danh Sài Gòn ?
Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776 ...
Năm 1674 Thống Suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chúa Nguyễn đánh Cao Miên và phá vỡ “Lũy Sài Gòn” (theo Hán Nho viết là “Sài Côn”). Đây là lần đầu tiên chữ “Sài Gòn” xuất hiện trong tài liệu Việt Nam. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán “Côn” được dùng thế cho “Gòn”. Nếu đọc theo Nôm “Gòn”, còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là “Côn”.
Sau đó danh xưng Sài Gòn được dùng để chỉ các khu vực nằm trong lũy Lão Cầm (năm 1700), lũy Hoa Phong (năm 1731) và lũy Bán Bích (năm 1772), chỉ với diện tích 5 Km².
"Gòn" là tiếng Nam chỉ bông gòn. Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận. …
Năm 1778 người Hoa ở Cù lao Phố (Biên Hòa) vì giúp đỡ nhà Nguyễn nên bị quân nhà Tây Sơn tàn sát phải rút lui theo con sông Tân Bình (Bến Nghé), chọn vùng đất ở giữa đường Mỹ Tho đi Cù lao Phố mà xây dựng tân sở, ngày sau thành phố Chợ Lớn.
Năm 1782 họ lại bị quân nhà Tây Sơn tàn sát một lần nữa. Ít lâu sau họ xây dựng lại, đắp đê cao nên đặt tên chỗ mới là “Tai-Ngon”. Người Hoa cũng cố ý tạo nên một giả thuyết là tên gọi Sài Gòn cũng bắt đầu do ngôn ngữ của nó " Tai-Ngon " hay "Tin-Gan" . Nhưng đây chỉ là một sự tranh công vô duyên và bất hợp lý so theo chuỗi thời gian ( TimeLine ).
Tên gọi Sài Gòn được ghi chép từ 1674 trong sử sách của Lê Quý Đôn năm 1776 (Phủ Biên Tạp Lục), ngay trước khi người Hoa bỏ Cù Lao Phố về Sài Gòn để chạy trốn quân Tây Sơn Nguyễn Nhạc đốt phá lần thứ nhất 1778 .
Nên nhớ rằng nhóm 3000 người Hoa do các tướng Tàu là ( Chen )Trần Thượng Xuyên và ( Yang ) Dương Ngạn Địch được chúa Nguyễn thu dung cho đi vào khai hoang Đồng Nai - Biên Hòa vào năm 1679 , tức là 4 năm sau khi Thống Suất Nguyễn Dương Lâm công phá lũy Sài Gòn 1674 và tên Sài Gòn đã xuất hiện đầu tiên trong lịch sử Đại Việt , tài liệu ghi lại tên gọi Sài Gòn đã được sử dụng từ trước 1778.
Còn một nhóm người Hoa khác do Mạc Cửu dẫn đầu năm 1680 ... ngụp lặn, bồi đắp sòng bài , chạy trốn bọn hải tặc Xiêm La đốt phá dưới miệt Hà Tiên . Chứ đâu thể nào còn bình tĩnh mà vượt qua sông Hậu , sông Tiền , sông Vàm Cỏ Tây , Vàm Cỏ Đông ...để lên đến sông Sài Gòn mà gọi tên địa danh “Xây-cóon”, “Xi-cóon” ...phát âm theo giọng Quảng Đông . Mãi đến năm 1708 mới tìm đến chúa Nguyễn Phúc Chu để xin thần phục và được bảo hộ quân sự .
Thật là giả thuyết vớ vẩn , chẳng giống ai !
Dựa theo lịch sử và phát âm có thuyết cho là “Sài Gòn” là được phiên âm từ “Prei Nokor” mà ra.
Prei Nokor nguyên là dinh của phó vương Chân Lạp thuộc vùng Chợ Lớn tới Cây Mai, là dấu vết của một “thành phố” có từ thời Tiền Angkor (theo nhà sử học Pháp Louis Malleret). Tuy nhiên không có tài liệu nào khẳng định rằng nơi đây từng tồn tại khu dân cư trước thế kỷ 16.
Ông Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này. Trong tiểu giáo trình Địa lý Nam Kỳ, ông đã công bố một danh sách đối chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn là Prei Nokor.
Hai ông Nguyễn Đình Đầu và Lê Trung Hoa đều đồng ý với thuyết này, dựa theo lịch sử và ngữ âm.
Người dân Việt Nam đi theo đường Nam Tiến trước khi chúa Nguyễn gả Công Nương Ngọc Vạn năm 1620 cho vua Chân Lạp , đa số là dân miền Trung của xứ Thuận , Quảng ... chứ rất ít dân ở đàng Ngoài tức ngoài Bắc . Bởi vì ngoài Bắc từ sông Gianh - Hoành Sơn trở ra , đang dưới sự cai trị của chúa Trịnh không thể đi theo Nam tiến được .
Do đó , tiếng nói và ngữ âm địa phương dân miền Trung từ từ mai một và thay đổi ngôn từ ,thông thường với dấu Nặng (.) xuống thấp và kết thúc với dấu Huyền (-) .
Theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua Cao Miên và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor và Kras Krabei của Cao Miên để đặt phòng thu thuế. Tới năm 1674, Cao Miên có biến, chúa Nguyễn sai Nguyễn Dương Lâm đánh và phá luỹ Sài Gòn. Vậy, từ 1623 tới 1674, vùng Prei Nokor, hay Sài Gòn, đã phát triển lắm.
Đó là theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là “thị trấn ở trong rừng”, “Prei” hay “Brai” là “rừng”, “Nokor” hay “Nagara” là “thị trấn”. Đây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế.
Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành Rai, thành “Sài”, Nokor bị bỏ “no” thành “kor”, và từ “kor” thành “gòn”.
Những tên gọi khác dùng để chỉ vùng đất Sài Gòn
Trước đó Sài Gòn có nhiều tên khác nữa, đầu tiên là Thù Nại bao gồm hầu hết vùng phía Đông Nam Bộ ngày nay (rộng khoảng 20,000-25,000 Km²). Đến năm 1698, Sài Gòn có tên là Huyện Tân Bình, lúc này chỉ khoảng 5,000 Km² và có đường biên giới phía Tây là sông Sài Gòn.
Mặt khác, người Chàm gọi Sài Gòn của Việt Nam là Prây Kor, chớ không hề là Prây Nokor.
Prây Kor, cũng cứ là tiếng Cao Miên mà người Chàm vay mượn, có nghĩa là Rừng Bò. Có lẽ xưa kia ở đó người ta nuôi bò nhiều, trong rừng, hoặc là ở đó nhiều bò rừng.
Địa danh phải là Prây Ko, hoặc Prây Kor, không thế nào mà là Prây Nokor được .
Là Ko, hoặc Kor, không phải chỉ có nghĩa là Bò, mà là có nghĩa là cây Gòn, một thứ cây có công dụng y hệt như cây Gạo của Bắc Việt Nam.
KamPuChia: Ko(r) = Lào: "Gòn" = Phù Nam: "Gòn" = Nam Kỳ VN xưa nay: "Gòn".
Kết luận : Sài Gòn do Prây Kor biến ra ... Prei-Prây---Prai-Prài---Srài --- biến ra "Sài" do bỏ đi chữ đầu (P) cho ngắn gọn và không uốn lưỡi đổi R thành S và thói quen kết thúc bằng dấu Huyền (-) của người Việt .
Nhưng Kor, sao biến ra Gòn .
Từ sau Kor thì dịch ra tiếng Phù Nam là "Gòn" mà Nam Kỳ VN chúng ta vay mượn.
Qua thời gian dài sinh sống các yếu tố nước uống , không khí , đất đai và sự giao thoa ngôn ngữ của nhiều người Việt đã chọn lấy tên Sài Gòn mộc mạc dễ nhớ , dễ yêu cho đến ngày hôm nay , chẳng có gì bắt buộc thay đổi được tự nhiên của người dân .
ĐẤT LINH SINH NHÂN KIỆT
Tả Quân Lê Văn Duyệt - Tổng Trấn Gia Định Thành ( Sài Gòn - Gia Định ) .
...  Nhân dịp "Thanh minh” vào ngày 05 tháng 4 năm 1942, tại ngôi đền thờ Tả quân Lê Văn Duyệt, ở Gia Định, đã diễn ra một nghi lễ long trọng với sự tham gia của nhiều quan chức người Pháp và người An Nam.
Trên đường Tour de l'Inspection (con đường dọc kênh Tàu Hủ, Sài Gòn), một thời là địa điểm ưa thích của những người dạo chơi buổi tối của Sài Gòn cũ, từ cây cầu thứ hai trên rạch Thị Nghè nhìn sang phải là ngôi đền và lăng mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt, công thần bậc nhất của vua Gia Long.
Lê Văn Duyệt, nhà yêu nước lỗi lạc, vị tướng quả cảm, trên hết là một người bạn trung thành của người Pháp, dân tộc mà ông đã quý mến ngay từ khi mới chỉ có một nhóm nhỏ người Pháp, theo lời kêu gọi của Mgr Pigneau de Béhaine, giám mục hiệu tòa Adran, đã giúp vua Gia Long giành lại ngôi vương trước quân Tây Sơn và lập nên vương triều Nguyễn ngày nay.
Lê Văn Duyệt sinh năm 1763 tại làng Nhị Bình (thuộc tỉnh Định Tường). Ông là con trai cả trong một gia đình nông dân gồm 4 người con.
Ông nội của Lê Văn Duyệt là Lê Văn Hiếu từ làng Bồ Đề, Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi - miền Trung Trung Việt vào đây sinh sống.
Tổ tiên ông có nguồn gốc xa xưa ở làng Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Sơn Tây về sau thuộc tỉnh Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
Sau khi Lê Văn Hiếu qua đời vì dịch bệnh thiên thời, cha ông là Lê Văn Toại rời vùng Trà Lọt đến ngụ tại vùng Rạch Gầm, làng Long Hưng, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường, về sau gọi là xã Long Hưng thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang).
Lê Văn Toại có tất cả bốn người con trai - Lê Văn Duyệt là con trưởng. Sử cũ mô tả ông là người thấp bé, nhưng lại có sức mạnh hơn người . Tuy nhiên, tạo hóa lại không dành ưu ái cho ông. Ông không chỉ có thân hình nhỏ bé mà khi sinh ra còn bị khuyết bộ phận sinh dục, khiến người đời không xác định được giới tính thật của ông nên gọi ông là Đại thái giám (Grand Eunuque).
Tuy là người thấp bé, nhưng Lê Văn Duyệt lại có sức mạnh hơn người và có tài thao lược.
Năm 1780, Gia Long lúc đó là vương Nguyễn Ánh trong khi chạy trốn khỏi phiến quân Tây Sơn và mắc kẹt tại Ba Giồng, đã gặp Lê Văn Duyệt. Nhận thấy ông là người tài giỏi, thông minh và có tinh thần yêu nước nồng nàn, Nguyễn Ánh đã cho ông gia nhập đoàn tùy tùng.
Vì biết Lê Văn Duyệt là người ái nam ái nữ bẩm sinh nên chúa Nguyễn đã tuyển ông làm thái giám, lãnh nhiệm vụ bảo vệ cung quyến. Lê Văn Duyệt buộc phải bằng lòng với vị trí khá mơ hồ này, đó là tháp tùng hoàng tộc mọi lúc, mọi nơi, trước khi bộc lộ rõ tài binh nghiệp của mình trong các trận chiến chống quân Tây Sơn.
Sau này, ông cầm quân thắng nhiều trận lớn, nghiệp binh nhanh chóng thăng tiến cho tới chức chỉ huy Tả quân. Năm 1812, Lê Văn Duyệt được cử làm Tổng trấn thành Gia Định với nhiệm vụ giải quyết xung đột giữa Xiêm và Cao Miên, cả hai quốc gia này đều muốn vua Gia Long giữ vai trò làm trọng tài.
Năm 1819, ông được phái đi Kinh lược ở Bắc thành để dập tắt cuộc nổi dậy diễn ra tại Thanh Hóa và Nghệ An. Nhiệm vụ hoàn thành, Lê Văn Duyệt trở lại triều đình Huế và ở cạnh Gia Long cho đến khi nhà vua băng hà vào năm 1820.
Sau khi kế vị vua cha, Minh Mạng cử Lê Văn Duyệt làm Tổng trấn thành Gia Định lần thứ hai để trấn áp cuộc nổi dậy của người Cao Miên tại Trà Vinh. Trên thực tế, đây là cơ hội để vị vua này loại trừ khỏi triều đình vị tướng già trung thực và cương nghị - người không ủng hộ việc vua Minh Mạng phản đối người Pháp và cộng đồng công giáo sống trên lãnh thổ An Nam.
Trở lại với vị trí từng đảm nhiệm trước đây, Lê Văn Duyệt không còn đủ lực để bảo vệ những người bạn của ông ngày trước thoát khỏi sự truy hại của vua Minh Mạng.
Một ngày trong lúc tham dự một trận đá gà - thú vui yêu thích của Lê Văn Duyệt, ông nhận được bản chỉ dụ đầu tiên chống lại các tín đồ công giáo và người Pháp:
Ông kêu lên: "Sao lại như vậy! "Chúng ta sẽ truy hại các giáo hữu của giám mục Adran và cả những người Pháp mà nhờ họ, chúng ta mới có gạo để ăn. Không! Chừng nào hạ thần còn sống, hạ thần sẽ không làm như vậy. Hãy để đức vua làm những gì mà Ngài muốn sau khi thần chết".
Đối với một người am hiểu đạo lý truyền thống của người An Nam, đó là đặt việc phục tùng và kính cẩn chúa thượng lên hàng đầu, hẳn là Lê Văn Duyệt phải có lý do đặc biệt nào đó nên ông mới phản ứng như vậy. Thật vậy, Lê Văn Duyệt còn nhớ như in thời khắc lịch sử mà ông đã cùng những người bạn Pháp và giám mục Adran sát cánh bên nhau để đưa Gia Long trở lại ngôi vương.
Lương tâm của một nhà binh và của một con người trung thực, khẳng khái không cho phép ông làm ngơ trước những bất công khiến những người từng góp nhiều công sức vào việc khôi phục vương quốc An Nam có thể sẽ trở thành nạn nhân.
Bị mắt kẹt giữa một bên là mệnh lệnh của vua và một bên là lòng trung nghĩa đối với những người bạn của vua Gia Long, cuối cùng ông đã làm theo sự mách bảo của trái tim.
Hành vi chống đối mang tính lịch sử của ông đã gây trở ngại lớn cho những dự định của vua Minh Mạng trong suốt nhiều năm.
Tuy nhiên, Minh Mạng cũng không muốn trừng phạt Lê Văn Duyệt bởi đức vua hiểu rất rõ về vị lão tướng lừng danh này. Ông không chỉ là người được vua cha Gia Long ủy quyền mà còn là người đỡ đầu và là người dạy dỗ mình.
Năm 1832, sau khi Lê Văn Duyệt từ trần, Minh Mạng đã cho xiềng xích mộ phần của ông và phạt 100 trượng. Tuy nhiên, hình phạt này không làm ảnh hưởng tới tiếng tăm của vị công thần này - người cùng Nguyễn Văn Thành, Võ Tánh, các sĩ quan Pháp và rất nhiều người bạn chiến đấu dũng cảm khác đã sát cánh cùng vua Gia Long để tiêu diệt quân Tây Sơn và lập ra vương triều Nguyễn.
Sau khi lên ngôi vào năm 1841, vua Thiệu Trị cho sửa sang, xây đắp mộ phần của Lê Văn Duyệt , ngôi mộ đã được chính quyền Pháp và một ủy ban tôn giáo tu bổ, cải tạo kiên cố ở quận Bình Thạnh - Sài Gòn .
Hàng năm, vào dịp Thanh Minh - ngày lễ chung của những người đã khuất, một nghi lễ long trọng được tổ chức để tưởng nhớ Tả quân Lê Văn Duyệt, nhân tài kiệt xuất dưới triều Nguyễn.
Mặc dù không được học nhiều và không có bằng cấp như những người An Nam tài giỏi khác được trọng dụng phục vụ đất nước và đức vua song người dân Gia Định luôn kính trọng nhân cách, tài năng, đức độ của vị Tổng trấn đầu tiên này và xem ông như một vị thần./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn