[LỊCH SỬ TIỀN CẬN ĐẠI VIỆT NAM ] KHÔNG QUÂN HOA KỲ NÉM BOM NGUYÊN TỬ XUỐNG NHẬT BẢN - THẾ CHIẾN 2 KẾT THÚC . QUÂN ĐỘI ĐỒNG MINH ĐỔ BỘ ĐÔNG DƯƠNG .

15 Tháng Sáu 20216:14 CH(Xem: 1755)
Hoa Kỳ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki :
Hiroshima là mục tiêu ưu tiên (số hai là Kokura và mục tiêu dự bị là Nagasaki) của nhiệm vụ tấn công nguyên tử ngày 6 tháng 8 năm 1945. Chiếc B-29 "Enola Gay" của phi đoàn 509, phi đoàn trưởng Đại tá Paul Tibbets, xuất phát từ North Field – căn cứ không quân trên đảo Tinian ở tây Thái Bình Dương, cách Nhật Bản khoảng 6 giờ bay. Ngày thả bom là 06 tháng 08 bởi trước đó có mây hình thành trên bầu trời mục tiêu hạn chế tầm quan sát bằng mắt thường từ trên không. Ở thời điểm bom rơi, thời tiết tốt và phi hành đoàn cùng thiết bị hoạt động trôi chảy. Đại úy William Sterling Parsons đưa quả bom "Little Boy" vào tình trạng sẵn sàng sau khi máy bay cất cánh, trợ tá của ông - Morris R. Jeppson dỡ các thiết bị an toàn của quả bom 30 phút trước khi tới mục tiêu. Cuộc tấn công được thực hiện đúng như kế hoạch, quả bom rơi bởi trọng lực với 60 kg Uranium 235.
Khoảng 1 giờ trước cuộc tấn công, người Nhật đã phát hiện bằng radar một số máy bay của Mỹ tiếp cận lãnh thổ phía nam Nhật Bản. Báo động được phát ra và việc phát thanh ngừng ở nhiều thành phố, bao gồm cả Hiroshima. Các máy bay tiếp cận bờ biển với cao độ rất lớn. Lúc 8 giờ sáng, trạm radar ở Hiroshima thấy rằng số lượng máy bay đang tiến vào rất ít – không hơn 3 chiếc – và bỏ lệnh sẵn sàng đánh chặn bằng không quân (để tiết kiệm nhiên liệu và gìn giữ lực lượng không quân, người Nhật không đánh chặn những đội hình máy bay nhỏ).
Ba chiếc máy bay bị phát hiện đó đều là B-29: chiếc "Enola Gay" , chiếc "The Great Artiste" với các thiết bị đo đạc và một chiếc khác là "Necessary Evil" là máy bay ghi hình. Cảnh báo ở mức trung bình trên sóng radio tới dân chúng rằng nên trú ẩn nếu nhìn thấy các máy bay B-29, nhưng người ta cho rằng đây là một cuộc do thám chứ không có đột kích bằng không quân.
Lúc 8 giờ 15 (giờ Hiroshima), chiếc Enola Gay thả quả bom nguyên tử "Little Boy" trên bầu trời trung tâm Hiroshima. Quả bom nổ cách mặt đất khoảng 600 m với đương lượng nổ 13 kiloton (vũ khí nguyên tử sử dụng U-235 bị coi là không có hiệu năng cao, chỉ có 1,38% khối lượng của chúng phân hạch), ngay lập tức giết chết ít nhất 90.000 người. Trong số này, có khoảng 2 ngàn người Mỹ gốc Nhật và từ 800 đến 1.000 người Mỹ khác mang hậu quả của vụ nổ. Họ là những công dân Mỹ đang theo học ở Nhật và không thể rời khỏi Nhật Bản khi chiến tranh nổ ra. Có thể có cả hàng trăm tù binh phe Đồng Minh chết trong lần này. Bán kính bị tàn phá là 1,6 Km và cháy trên diện tích 4,4 Km vuông. Ước tính 90% nhà cửa ở Hiroshima bị hủy diệt hoặc hư hại.
Sáng ngày 9 tháng 8 năm 1945, pháo đài bay B-29 Bock's Car, phi đoàn trưởng Thiếu tá Charles W. Sweeney mang quả bom nguyên tử "Fat Man" với mục tiêu số một là Kokura, mục tiêu số hai là Nagasaki. Nhiệm vụ cho vụ tấn công nguyên tử thứ hai gần tương tự nhiệm vụ ở Hiroshima. Hai chiếc B-29 bay trước đó 1 giờ để kiểm tra thời tiết và hai chiếc B-29 khác bay cùng Bock's Car với nhiệm vụ đo đạc và ghi hình. Sweeney cất cánh với quả bom đã sẵn sàng và thiết bị an toàn vẫn bật.
Quan sát từ hai chiếc máy bay đi trước cho biết thời tiết ở cả hai thành phố đều tốt. Khi máy bay của Sweeney đến điểm gặp gỡ trên không ngoài khơi Nhật Bản, chiếc B-29 thứ ba (phi công là sĩ quan chiến dịch của nhóm – James I. Hopkins, Jr.) có nhiệm vụ ghi hình đã không đến được điểm hẹn này. Bock's Car và chiếc B-29 cho nhiệm vụ đo đạc đã bay vòng tròn trong 40 phút mà không gặp Hopkins. Đã chậm 30 phút so với kế hoạch, Sweeney quyết định bay đi mà không có Hopkins.
Tới lúc đến Kokura khoảng nửa giờ sau, mây che phủ 7/10 thành phố, ngăn cản tầm nhìn theo yêu cầu. Sau ba lần bay qua thành phố, với nhiên liệu của chiếc Bock's Car đã giảm do việc bơm nhiên liệu từ bồn dự trữ không hoạt động sau khi cất cánh, họ bay về mục tiêu thứ hai, Nagasaki. Tính toán tiêu thụ thực hiện trên đường bay cho thấy rằng chiếc Bock's Car không đủ nhiên liệu để tới được căn cứ trên đảo Iwo Jima và như vậy họ phải đổi hướng về đảo Okinawa. Quyết định đưa ra lúc đó là nếu Nagasaki cũng bị mây che phủ, họ sẽ mang quả bom trở về Okinawa và trả nó xuống biển trong trường hợp cần thiết. Phi công điều khiển vũ khí Fredrick Ashworth sau đó quyết định rằng sẽ sử dụng radar để tiếp cận nếu mục tiêu bị che phủ.
Vào lúc 7 giờ 50 phút giờ Nhật Bản, báo động máy bay vang lên ở Nagasaki nhưng sau đó báo yên lúc 8 giờ 30 phút. Khi chỉ có hai chiếc B-29 bay đến lúc 10 giờ 53 phút, người Nhật cho rằng đó là những máy bay do thám và không phát lệnh báo động nữa.
Vài phút sau, lúc 11 giờ, Đại úy Frederick C. Bock thả các thiết bị được gắn với ba cái dù. Những thiết bị này bao gồm những thông điệp gửi giáo sư Ryokichi Sagane, nhà vật lý hạt nhân của Đại học Tokyo, người cùng học với ba trong số các nhà khoa học nghiên cứu vũ khí hạt nhân ở Đại học California tại Berkeley, thúc giục ông nói với công chúng về nguy hiểm liên quan đến những vũ khí giết người hàng loạt này. Những thông điệp sau đó được giới quân sự tìm thấy nhưng không chuyển đến cho giáo sư Sagane.
Lúc 11 giờ 01, vào phút cuối cùng, mây đứt quãng trên bầu trời Nagasaki cho phép sĩ quan thả bom trên chiếc Bock's Car, Kermit Beahan, nhìn thấy sân vận động thành phố bằng mắt qua lớp mây mỏng. Quả bom "Fat Man", mang lõi khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống Thung lũng công nghiệp của thành phố. 43 giây sau, nó nổ ở 469 mét cách mặt đất, ở giữa xưởng thép và vũ khí của Misubishi ở xưởng thủy lôi của Misubishi-Urakami. Vụ nổ có đương lượng 21 kiloton, nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871 °C (7.000° Fahrenheit) và sức gió khoảng 1.000 Km/giờ (624 mph).
Lúc bom nổ, có khoảng 200 ngàn người trong thành phố. Quả bom thả vội vàng đã nổ ở đoạn giữa hai mục tiêu chính, xưởng thép và vũ khí ở phía bắc và xưởng thủy lôi ở phía nam. Nếu bom rơi chếch về phía nam, vùng thương mại và dân cư của thành phố có thể bị thiệt hại nặng nề hơn nhiều. Đây là yếu tố chủ yếu lý giải vì sao quả bom này với đương lượng nổ lớn hơn quả "Little Boy" ở Hiroshima nhưng gây thiệt hại ít trầm trọng hơn.
Theo một số nguồn ước tính, 70.000 người trên tổng số 240.000 dân cư Nagasaki chết ngay và 60.000 người khác bị thương. Bán kính vụ nổ là 1,6 Km, những đám cháy trải dài từ phần bắc của thành phố cho đến 3,2 Km cách vụ nổ về phía nam. Một số lượng không tính toán được những người sống sót từ vụ nổ ở Hiroshima sơ tán đến Nagasaki và lại bị đánh bom ở đây.
Cùng ngày 9 tháng 8. 1945 , Thiên hoàng Hirohito ra lệnh cho cố vấn Kido Koichi "nhanh chóng kiểm soát tình hình" " . Ông chủ trì cuộc họp trong đó ông ủy quyền cho Bộ trưởng Ngoại giao Togo Shigenori thông báo cho phe Đồng Minh rằng Nhật Bản chấp nhận những điều kiện của họ với một điều kiện là việc tuyên bố đầu hàng "không có một yêu cầu nào xâm hại đến quyền của Thiên hoàng".
Ngày 12 tháng 8, Thiên hoàng thông báo với hoàng gia về quyết định đầu hàng của ông. Một người chú của ông, hoàng tử Asaka, hỏi liệu chiến tranh có thể tiếp tục nếu thể chế quốc gia (tức là ngôi vị Thiên Hoàng) không còn giữ được. Vua Hirohito chỉ đơn giản trả lời "tất nhiên". Bởi các điều kiện của phe Đồng Minh có vẻ không động chạm đến nguyên tắc bảo tồn Hoàng quyền, Hirohito ghi âm lời tuyên bố đầu hàng ngày 14 tháng 8 để thông báo rộng rãi toàn nước Nhật mặc dù có một sự nổi loạn ngắn ngủi của những người hiếu chiến chống lại lệnh đầu hàng.
Quân Đội Hoa Kỳ bắt đầu đổ bộ lên phía nam Nhật Bản , khoản chừng 40.000 binh lính Mỹ chiếm đóng Hiroshima và 27.000 tại Nagasaki.
TÌNH HÌNH BIẾN CHUYỂN CHÍNH TRỊ TẠI ĐÔNG DƯƠNG :
Quân đội Anh đổ bộ lên Sài Gòn giải giới quân phiệt Nhật từ Vĩ tuyến 16 N trở vô Nam Việt Nam - Quân đội Trung Hoa Quốc Dân Đảng vượt qua biên giới Việt Nam tước vũ khí quân phiệt Nhật từ Vĩ tuyến 16 N trở ra Bắc Việt .
Sau Hội nghị Potsdam tháng 7/1945, Tổng Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ, Tướng George C. Marshall đã yêu cầu Tư lệnh người Anh của Quân Đồng minh tại Đông Nam Á, Đô đốc Louis Mountbatten, tiếp quản khu vực phía Nam đường vĩ tuyến 16 (Hải cảng Đà Nẵng) chia đôi Đông Dương.
Lực lượng Anh nhân danh Đồng Minh sẽ chỉ làm nhiệm vụ giải phóng (liberation duties) để bàn giao lại cho Pháp Tự do của Tướng Charles de Gaulle.
Bộ Tổng tham mưu (Joint Planning Staff) chỉ thị cho Tướng Douglas Gracey chỉ bảo vệ Sài Gòn và để các vùng xung quanh cho người Pháp tự lo và trợ giúp khi cần .
Các sĩ quan Anh và OSS của Mỹ đều không ưa thái độ của người Pháp.
Lực lượng Mỹ tại Trùng Khánh bên cạnh bộ tư lệnh của Trung Hoa Quốc Dân Đảng còn từ chối chuyển vũ khí cho quân Pháp - thực tế là các nhóm tàn quân chạy khỏi Đông Dương sau khi Nhật đảo chính sang miền Nam Trung Quốc - để họ quay lại tái chiếm Đông Dương.
Chiến dịch Masterdom và Tướng Douglas Gracey .
Tướng Douglas Gracey, tư lệnh quân Anh tại Nam Việt Nam.
Sinh năm 1894 tại Ấn Độ trong gia đình quan chức thuộc địa, ông tốt nghiệp Trường võ bị Sandhurst.
Sau khi phục vụ tại Pháp trong Thế Chiến 1, ông về Ấn Độ làm tiểu đoàn trưởng gồm toàn xạ thủ sắc tộc Gurkha, người miền núi Himalayas.
Tham chiến ở Iraq và Syria, ông lên hàm đại tá và đến Thế Chiến 2 thì được điều sang Miến Điện để chặn quân Nhật đánh từ Đông Dương sang Ấn Độ thuộc Anh.
Khi nhận lệnh sang Đông Dương năm 1945, tướng Gracey đem vào binh đoàn Anh - Ấn và cả các đơn vị Gurkha quen thuộc dưới quyền.
Tướng Gracey ban bố thiết quân luật ở Sài Gòn và đưa quân ra phố, đẩy Việt Minh CS ra ngoại ô để người Pháp giành quyền quản trị đô thị.
Tướng Gracey cũng quyết định trì hoãn tịch thu vũ khí của quân Nhật và ra lệnh cho họ giúp quân Anh vãn hồi trật tự.
Tướng Pháp Jacques-Philippe Leclerc, người hùng giải phóng Paris, dẫn đầu một đơn vị tới Sài Gòn nhưng phải nhờ quân Anh về phương tiện, vũ khí vào ngày 5/10/1945 thì quân Anh - Ấn đã có một số trận giao tranh với Việt Minh CS và các nhóm kháng chiến Dân tộc yêu nước .
Quân Anh - Ấn có tới 20 nghìn quân, cộng thêm trên 2500 quân Pháp và một số tiểu đoàn của Nhật nên đã áp đảo cả về số lượng và vũ khí.
Giao tranh giảm đi trong tháng 11 và 12 và các nhóm kháng chiến đã bị đẩy ra ngoài Sài Gòn trong năm 1945 .
Giáng Sinh năm 1945 , trung đoàn bộ binh 32 của Anh bàn giao lại cho Sư đoàn Bộ binh 9 của Tướng Pháp Jean-Etienne Valluy để rời Đông Dương sang Borneo.
Cuộc chiếm đóng của quân Anh tại Sài Gòn dù mang danh Đồng Minh cũng khiến nước này phải tính toán đến mức độ dính líu thực tế vào một chiến trường không liên quan gì đến quyền lợi của London ở châu Á.
Tổng tư lệnh Lord Alanbrooke, trả lời câu hỏi từ Thủ tướng Clement Attlee về tình hình quân đoàn Anh ở Sài Gòn đã gợi ý rằng chỉ nên duy trì sự dính líu vừa đủ, chờ quân Pháp quay lại rồi trao trả cho họ.
Lord Alanbrooke giữ quan điểm rằng Anh không nên chi phí gì thêm cho sự dính líu vào Đông Dương.
Chính phủ Anh không muốn trở ngại với Hoa Kỳ nên chỉ giúp rất hạn chế khi Pháp đề nghị Anh giúp cho tàu chiến, xe vận tải để tái chiến Đông Dương.
Bởi vì nước Anh cũng phải "vay mượn" xe cộ, tàu chiến, trọng pháo, phi cơ của Hoa Kỳ trong chương trình "Lend-Lease".
Thủ tướng Anh Attlee thể hiện rõ nhất cách suy nghĩ của Anh về vai trò của Pháp tại Đông Dương.
Ông không chấp nhận để quân Anh chuyển đạn dược từ Singapore sang Đông Dương cho Pháp nhưng đồng ý cung cấp đạn cho Pháp tại châu Âu . Sau đó, việc Paris tự đưa đạn tới chiến trường ở Việt Nam không còn là chuyện của nước Anh.
Cuối cùng quốc gia hỗ trợ chính cho Pháp là Hoa Kỳ với cả các khoản chiến phí, tín dụng, quân trang, quân dụng.
Đến tháng 5/1946, các đơn vị tác chiến quân đội Anh-Ấn và Gurkha rút khỏi Đông Dương.
Chiến dịch Masterdom quân đội Anh-Ấn thu khí giới quân đội Nhật chấm dứt.
Người Pháp cố gắng trở lại kiểm soát Đông Dương lần thứ 2 .../.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn