NHỮNG NGÀY XƯA GHI DẤU SỬ XANH: NGÀY 2/5/2014-17/5/2014 TÀU TRUNG CỘNG ĐÃ KÉO DÀN KHOAN DẦU KHỔNG LỒ HAIYANG-981 XÂM PHẠM THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM CÁCH ĐẢO TRI TÔN (HOÀNG SA ) 10Km PHÍA NAM . CÁCH BỜ BIỂN QUẢNG NAM ~ 180Km PHÍA ĐÔNG.

02 Tháng Năm 20217:01 CH(Xem: 1990)
(1239)
Vị trí đặt giàn khoan​ (2 tháng 5 - 17 tháng 5)
​ Ngày 2 tháng 5 năm 2014, giàn khoan được Trung Quốc đưa đến tọa độ 15°29′58″B 111°12′1″Đ, cách đảo Tri Tôn (Trung quốc gọi là đảo Trung Kiến, thuộc quần đảo Hoàng Sa và đang là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung quốc) 17 hải lý (khoảng 30 Km) về phía nam, cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Đảo Tri Tôn cũng như toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hiện đang do Trung quốc kiểm soát từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với Việt Nam Cộng Hòa.
Theo Việt Nam, vị trí mà Trung quốc đặt giàn khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của Việt Nam. Theo Trung quốc, giàn khoan hoạt động trong vùng biển của quần đảo Tây Sa (tức là quần đảo Hoàng Sa). Mặc dù, Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền đối với đảo Tri Tôn cùng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa theo nguyên tắc chiếm hữu thực sự, nhưng quan điểm chính thức của Việt Nam cho rằng:"Quần đảo Hoàng Sa, cũng như quần đảo Trường Sa, đều là tập hợp của các đảo, đá và bãi cạn nhỏ bé, không đủ lớn để có đời sống kinh tế riêng. Trung quốc cũng như Việt Nam đều là các quốc gia ven biển không phải là những quốc gia quần đảo, nên theo công ước luật biển của Liên Hiệp Quốc 1982 không thể áp dụng những quy định của quốc gia quần đảo cho các quần đảo xa bờ của quốc gia ven biển. Mà trong trường hợp này là quần đảo Hoàng Sa (Tây Sa) không thể có đường cơ sở chung bao lấy toàn bộ quần đảo như đường cơ sở Trung quốc công bố năm 2006, và quần đảo này cũng không thể có vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở đó. Từng đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa chỉ có độc lập từng vùng lãnh hải tối đa 12 hải lý quanh mỗi đảo mà thôi. Nên Việt Nam không đề cập đến quần đảo Hoàng Sa trong tuyên bố về vị trí của giàn khoan Hải Dương-981, mà chỉ nói giàn khoan nằm hoàn toàn trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không liên quan đến vùng biển mà Trung quốc gọi là Tây Sa (tức Hoàng Sa theo Việt Nam)".
Vị trí này thuộc trong lô dầu khí mà Việt Nam đánh số 143 và chưa thăm dò, khai thác, nhưng được đánh giá là ít trữ lượng dầu. Vùng biển đặt giàn khoan sâu khoảng 1.000 m, trong đó nơi Trung quốc đặt giàn khoan thì sâu khoảng 1.100 m. Vì vậy, Trung Quốc phải dùng giàn khoan đặc biệt, dạng nửa chìm nửa nổi. Giàn này có hai cách định vị, dùng neo xuống đáy biển hoặc các chân vịt để tự cố định.
Về tiềm năng dầu khí, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước đây đã hợp tác với một hãng dầu khí của Mỹ nghiên cứu, và đến năm 1972 đã khảo sát địa chấn nhưng chưa rõ kết quả khảo sát ra sao.
Ngày 17 tháng 5, Trung quốc di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 về hướng đông bắc đến vị trí mới. 10h sáng ngày 27 tháng 5, giàn khoan được neo tại tọa độ 15°33′38″B 111°35′2″Đ, cách đảo Tri Tôn 25 hải lý về phía đông-đông nam, cách vị trí cũ 23 hải lý về phía đông-đông bắc và cách đảo Lý Sơn khoảng 150 hải lý. Việt Nam đưa tin vị trí mới của giàn khoan vẫn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Tại vị trí này Trung quốc sẽ bắt đầu thăm dò giai đoạn 2.
Đảo Tri Tôn (tiếng Anh: Triton Island; giản thể: 中建岛; phồn thể: 中建島; Hán-Việt: Trung Kiến đảo; bính âm: Zhōngjiàn dǎo) là một cồn cát thuộc nhóm đảo Lưỡi Liềm, quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm ở cực tây và có diện tích đứng thứ ba trong số các đảo của Hoàng Sa. Đảo Tri Tôn là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan và Trung quốc. Hiện nay, Trung quốc đang kiểm soát đảo này.
So với Việt Nam, Tri Tôn là đảo gần với bờ nhất trong số các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo nằm cách mũi Ba Làng An thuộc đất liền Việt Nam 134,6 hải lý (249,3 Km) và cách đảo Lý Sơn 121,1 hải lý (224,3 Km). So với Trung quốc, đảo Tri Tôn cách nơi gần nhất của đảo Hải Nam 168,4 hải lý (311,9 Km).
Đảo Tri Tôn có tên tiếng Anh là Triton Island và tên tiếng Hoa là đảo Trung Kiến. Tên tiếng Anh được đặt theo tên chiếc tàu Triton của Anh Quốc, xuất hiện trong mô tả của nhà thủy văn học James Horsburgh từ thế kỷ XIX. Về phía Trung quốc, vào năm 1935, Trung Hoa Dân Quốc xuất bản một biểu đối chiếu địa danh tiếng Anh-tiếng Hoa ở Biển Đông, trong đó phiên âm tên Anh ra thành đảo Thổ Lai Đường (tiếng Trung: 土萊塘島; bính âm: Tǔláitáng dǎo); năm 1947, nước này đổi tên nó thành đảo Trung Kiến, dựa theo tên chiến hạm Trung Kiến đến đòi chủ quyền đảo này vào năm 1946. Tên tiếng Việt như hiện nay đã có từ thời Việt Nam Cộng Hòa, được nêu trong Bạch thư về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Bộ Ngoại giao VNCH công bố đầu năm 1975.
Sau Hải chiến Hoàng Sa 19-1-1974 với Việt Nam Cộng Hòa và kiểm soát được phần còn lại của quần đảo Hoàng Sa, năm 1975 Hạm đội Nam Hải (TQ) bắt đầu cử quân ra đảo Tri Tôn, dần dần xây dựng doanh trại trú đóng .
Đảo Tri Tôn là một cồn cát hình thành trên một rạn mặt bàn, có dáng hơi tròn, ở giữa lõm xuống và thường đọng 0,5 m nước. Chiều dài tính từ bắc xuống nam là 1.850 m, chiều rộng khoảng 800 m, độ cao bình quân chỉ 2 m. Khi thủy triều xuống, diện tích đảo có thể đạt đến 1,5 Km² (xếp thứ ba về diện tích ở Hoàng Sa sau đảo Phú Lâm và đảo Linh Côn), song khi thủy triều lên thì thu hẹp chỉ còn 0,85 Km². Xung quanh đảo là dải san hô khá rộng, từ 500 đến 1.000 m. Đảo thường bị ngập - đặc biệt là khi bão đi qua - nên cây cối khó phát triển , đảo Tri Tôn khô cằn, không có cây cỏ .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn