NHỮNG NGÀY XƯA GHI DẤU SỬ XANH : SƯ ĐOÀN 22 BỘ BINH - QUÂN ĐOÀN II VNCH . NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG 3 NĂM 1975 - BẢO VỆ QUÂN CẢNG QUI NHƠN - BÌNH ĐỊNH - DUYÊN HẢI TRUNG PHẦN VIỆT NAM .

30 Tháng Ba 20219:07 CH(Xem: 5739)
(2731)
TƯỞNG NHỚ VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG BỊ LÃNG QUÊN .
SƯ ĐOÀN 22 BỘ BINH ÁN NGỮ BÌNH ĐỊNH - QUI NHƠN .
3 vị Trung Đoàn trưởng 40, 41 & 47 đã tái hồi sinh một Sư Đoàn 22 mãnh liệt và dũng cảm hơn bao giờ hết. Sư Đoàn 22 cùng với Sư Đoàn 23 từ đó đã tái chiếm, trấn giữ vùng Cao nguyên từ Pleiku đến KonTum, từ Pleime đến Bình Định. Nhưng cho đến một ngày…..một ngày vào cuối tháng 3 năm 1975.
…Tình thế biến chuyển thật lẹ làng. Quyết định sai lầm trong việc triệt thoái Quân đoàn 2 ra khỏi Cao nguyên chẳng những đã không duy trì được lực lượng tác chiến mà còn làm rối loạn hậu phương và cũng chẳng có một lợi ích chính trị nào hết nếu không muốn nói đến sự phá sản của mọi mặt khi Quân đoàn 2 bắt đầu đổ vỡ.”.
Tháng 3 năm 1975, khi Ban Mê Thuột thất thủ, SĐ 22 chỉ còn 3 Trung Đoàn để phòng thủ Bình Định vì Trung đoàn 40 đã phải tăng phái cho SĐ 23 BB tại tuyến bắc Khánh Dương. Tại Bình Định, Trung Đoàn 47 của Đại tá Lê Cầu (Khóa 18/Võ Bị Đà Lạt) được giao khu vực bắc Bình Định, lo trấn giữ Bồng Sơn, cửa ngõ ra vào thung lũng An Lão.
Trung Đoàn 41 của Đại tá Nguyễn Thiều giữ Quốc lộ 19 từ Bình Khê đến An Khê trong khi Trung Đoàn 42 của Đại tá Nguyễn Hữu Thông giữ Quốc lộ 19 phía Nam Bình Khê và phần lãnh thổ còn lại của Bình Định. Trong lúc Trung Đoàn 42 đang cầm cự một cách dũng mãnh với Sư Đoàn 3 Sao vàng của CS ở mặt trận Bình khê thì được lệnh phải di tản về Nha Trang để yểm trợ cho Lữ đoàn 3 Nhảy Dù đang cầm chân Cộng quân ở Khánh Dương.
.Nhưng lui binh bao giờ cũng là vấn đề khó khăn của các nhà quân sự tài danh vẫn không khỏi khốn đốn khi phải rút lui, khi trận địa không còn ưu đãi.
Trước khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ, một lần nữa, Trung Đoàn 42 Bộ Binh cũng đã tái chiếm và biến 2 ngọn đồi vô danh từ Tây Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình Định thành những “di tích” của chiến sử, với tinh thần chiến đấu chống Cộng phi thường của người quân nhân QLVNCH.
Hai ngọn đồi vô danh, đó là những ngọn đồi chiến lược, được mang số 82 và 174, nằm trên huyết lộ vận chuyển của Cộng quân, trên trục Quảng Ngãi – Bình Định.
Ngày 31 tháng 3 năm 1975, trước và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các Trung Đoàn 41, 42, 47, trên chặng đường rút quân này, đã phải đương đầu một trận tuyến dài hơn 30 cây số; từng đơn vị bị phục kích, bị “chặt đứt” ra từng đoạn nhỏ. Họ phải trực diện một cuộc trả thù tàn ác, man rợ nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam. Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản thương…
“Đối thủ” lần này tuy vẫn là Sư Đoàn 3 Sao Vàng CS, và những tiểu đoàn đặc công CS. Cộng quân ở thế thượng phong, có pháo và chiến xa yểm trợ. Cộng sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay tàn sát “kẻ thù” mà trước đây đã gây cho chúng những tổn thất lớn lao, những thất bại đau đớn.
Trên 30 cây số đường máu, các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt vọng, nhưng vẫn dũng cảm, anh hùng. Tưởng cũng cần nhắc lại, Sư Đoàn 22 BB gồm có 4 Trung Đoàn bộ binh, Trung Đoàn 40,41,42 và 47.
Nhiều người đã bắn đến viên đạn cuối cùng, rồi ngã gục! Những hành động thật hào hùng, thật phi thường, trong đó có Đại tá Lê Cầu, Trung Đoàn trưởng Trung Đoàn 47…..”
Mọi kế hoạch thật không diễn tiến đúng như những bàn thảo ban đầu. Thành phố Quy Nhơn hỗn loạn sớm hơn dự tính vì đã có sự trà trộn của các đặc công và sự quấy phá của cộng sản nằm vùng.
Tuy nhiên khi Trung Đoàn 42 từ An Túc rút về tử thủ ở chân đèo An Khê, tại đây, Trung Đoàn 42 đã lần chót đã đánh bật sư đoàn 3 Cộng quân không cho tràn xuống từ đèo An Khê, đã tiêu diệt trên 600 địch quân. Sư Đoàn 3 CS (SĐ 3 ) phải bọc qua dẫy Nam Triều cố tràn xuống chiếm Quy Nhơn, nhưng Đại tá Thông đã kết hợp với Trung Đoàn 41 của Đại tá Thiều ( bạn cùng khóa 16/ Trường Võ Bị Đà Lạt ) tức tốc kéo về thành phố Quy Nhơn trước, đã cầm chân Sư Đoàn 3 và các lực lượng địa phương Cộng sản để bảo vệ cho Quân Dân di tản, và đã ở lại tử thủ Quy Nhơn cho đến ngày 2 tháng Tư.
Trong thời gian này, Tư Lệnh Hải Quân, Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang, chỉ thị cựu Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, vào chức vụ Tư Lệnh các Lực Lượng Hải Quân yểm trợ chiến trường Quy Nhơn.
HQ3, Soái hạm có Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh; HQ07 có HQ Trung tá Lê Thuần Phong, CHT Hải đội 2 Tuần dương, sau đó đã lên HQ403 để điều động cuộc nhập hạm của 2 Trung Đoàn 41 và 42; HQ 08 có HQ Trung tá Lê Thành Uyển, CHT Hải đội 3 Tuần dương, trách nhiệm phối hợp với các đơn vị Bộ Binh trên bờ; HQ400 có nhiệm vụ đón các đơn vị sau cùng của Sư Đoàn 22BB và 2 vị Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 41 và 42.
Ngày 2 tháng tư năm 1975, Sư Đoàn 22BB có lệnh từ Bô Tổng Tham Mưu phải rút quân, Đại tá Nguyễn Hữu Thông và Đại Tá Nguyễn Thiều, Trung Đoàn trưởng Trung Đòan 41 đành phải điều động gần 5 Tiểu Đòan thuộc quyền lên các chiến hạm Hải Quân đậu gần bờ dưới những lằn đạn pháo kích nghiệt ngã của Cộng quân.
Nhưng vẫn còn môt Tiểu Đoàn của Đại Tá Thông còn chưa đến. Hai ông quyết định một người phải ở lại chờ đợi, một người phải lên tàu để chỉ huy đoàn quân. Thông và vài người đã chọn ở lại, quyết chờ đợi.
HQ3 là Soái hạm trong chiến trận hành quân phối hợp sau cùng tại Qui Nhơn .
Vì chiến hạm phải cứu nguy hàng ngàn người di tản khác khi địch quân hàng hàng lớp lớp đang truy kích quân ta sát bờ, nên phải nhổ neo.
“Từ trong bờ, CS bắn ra chiến hạm dữ dội khiến chiến hạm không thể nào cặp bãi được. Cuối cùng, một số các quân nhân của Sư Đoàn 22 phải bơi ra . Trong số những quân nhân đã lên tàu, có Thiếu Tướng Phan Đình Niệm, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh.
Trong khi đó, từ thành phố Quy Nhơn, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 42 Bộ Binh, Đại Tá Nguyễn Hữu Thông tiếp tục trấn an Hải Quân Trung Tá Lê Thành Uyển, Chỉ huy trưởng Hải Đội 3 tuần dương trên HQ08. Ông cho biết rằng trong thành phố Quy Nhơn không có một tên Cộng quân nào cả. Trung Tá Uyển hỏi tại sao lại có nhiều tiếng súng thì Đại Tá Thông trả lời, đó là của Nhân Dân Tự Vệ bắn vu vơ, để ông ấy cho dẹp ngay. Vì đã biết tình hình thật sự trên bờ, Trung Tá Uyển yêu cầu Đại Tá Thông nên ra tàu sớm. Đại Tá Thông bảo Trung Tá Uyển cho tàu đón quân lính của Ông ra trước đi….
Sau cùng, Trung Tá Uyển lại liên lạc với Đại Tá Nguyễn Hữu Thông lần chót, hỏi tại sao chưa thấy ông lên tàu? Đại Tá Thông đáp: “Tôi không thể ra với anh được. Lính của tôi có lẽ ra cũng gần hết rồi. Cảm ơn anh. Tôi đi về đây! Nhưng không ai biết vị Anh hùng ấy đi về đâu ?!”.
Theo lời của Đại tá Nguyễn Thiều, Đại tá Thông cùng với vài binh sĩ đã đi ngược lại về phía những Ngọn Đồi Vô Danh tức cao điểm 82 và 174 phía Tây Tây Nam Quận Hoài Nhơn tỉnh Bình Định, có lẽ ông đã cùng chết với những binh sĩ sau cùng của ông vừa mới tử trận trên những ngọn đồi lịch sử này.
Vị Đại tá nằm xuống ngày 2 tháng 4, ông chỉ mới 38 tuổi đời, Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung Đoàn trưởng Trung Đoàn 42, Sư Đoàn 22 Bộ Binh - QLVNCH …”.
TƯỞNG NHỚ VỀ NGƯỜI ANH HÙNG BỊ LÃNG QUÊN - SƯ ĐOÀN 22 BỘ BINH - QUÂN ĐOÀN 2 : ÁN NGỮ BÌNH ĐỊNH - QUI NHƠN - MẶT TRẬN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG 31-3-1975 .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn