CHINH PHỤC LÂM VIÊN 11 [ Đường lên non thì cao . Tình yêu nước nung nấu ] : MỤC ĐÍCH HƯỚNG DẪN TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH - TOPOGRAPHIC MAP CHO DI HÀNH TRÊN ĐỊA THẾ THIÊN NHIÊN MẶT ĐẤT VÀ THUẬT NGỤY TRANG - CAMOUFLAGE .

21 Tháng Hai 202111:05 SA(Xem: 2630)
Đảo Thổ Châu ( Thổ Chu )
Tọa độ 9°18′N 103°29′E .
Nằm ở khu vực cửa vịnh Thái Lan ( Gulf of Thailand )
Area - Diện tích : 13.95 km2 (5.39 sq mi)
Highest point - Điểm cao nhất : 167 m (548 ft)
Gồm có 8 đảo nhỏ , cách mũi Cà Mau 160 Km về phía Tây bắc và cách thị xã Rạch Giá ( Kiên Giang ) chừng 220 Km phía Tây .
Lịch sử : Rằng xa xưa chúa Nguyễn Ánh đã từng chạy trốn quân Tây Sơn ra náu trên đảo và ông đặt tên đảo là Thổ Châu . Chính quyền VNCH vẫn giữ nguyên tên gọi hành chính là Thổ Châu . Sau năm 1975 các cán bộ văn hóa CS đặt tên là Thổ Chu , không biết căn cứ vào lý do gì ?
During the era of Republic of Vietnam, Thổ Châu Island was under the administration of An Xuyên Province.
Dưới thời quản trị của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa , đảo Thổ Châu trực thuộc tỉnh An Xuyên .
Hiện nay , đảo Thổ Chu thuộc về hành chính huyện Phú Quốc (Kiên Giang) cách đảo Phú Quốc khoảng 102 Km-110Km về phía Tây nam .
Thổ Chu Island is located to the southwest of Phú Quốc Island and Rạch Giá and to the northwest of Cape Cà Mau, specifically 55 nautical miles (102 km; 63 mi), 220 kilometres (140 mi) and 85 nautical miles (157 km; 98 mi) away. There are four beaches on the island (Bai Ngu, Bai Dong, Bai Mun and Bai Nhat) of which the largest are Bai Ngu (literally "Royal Beach") and Bai Dong.
Thổ Chu Island has beautiful natural environment with high-density coral reefs, fine white sand beaches and pristine forests. A majority of 99 species of coral present here belong to two genera Montipora and Acropora of Acroporidae.
Những cuộc xâm chiếm đẫm máu do CS Khmer đỏ - Miên cộng gây ra trên đảo Thổ Châu của Việt Nam.

On May 10, 1975, the Khmer Rouge occupied the island and, as reported by the Hanoi government, "destroyed villages, killed many people, and abducted 515 inhabitants of the island". From May 24 to May 27, 1975, Vietnamese forces of CSHCM attacked the occupiers and recaptured the island. In 1977, the Khmer Rouge raided Thổ Chu Island once again but were defeated.
Vùng biển hải tặc man rợ - Gulf of Siam .
Khmer đỏ tấn công tàu buôn Hoa Kỳ :
Nam Vang thất thủ trước Sài Gòn mười ba ngày (17-4-1975). Để chiếm thủ đô, Polpot đã ra lệnh cho Khmer đỏ, pháo kích bừa bãi dã man vào thành phố, gây thương vong nhiều người vô tội, tại các khu vực đông dân cư, làm tê liệt phi trường Pochentung. Vì vậy Đại sứ Mỹ là John Gunther và tổng thống Lonnol (kẻ đã ra lệnh cáp duồng hằng vạn Việt Kiều tại Kampuchia năm 1970 ), nếu không nhanh chân chạy lên trực thăng vù ra biển, chắc cũng đã bị Polpot phanh thây như hàng triệu người dân Cao Miên khác bị kẹt lại.
Ngay khi chiếm được nước, các lãnh tụ Miên đỏ CS đã bất chấp luân thường đạo lý , ra lệnh tàn sát gần hết đồng bào mình, một cách rùng rợn. Làm cho thế giới văn minh của nhân loại, dù ở tận phương trời góc biển, đã phải xanh mặt, tím ruột, khi được đối diện với mặt thật của những hung thần cộng sản quốc tế, qua hình ảnh của thảm kịch ‘ The Killing Fields (Những cảnh đồng xác người ). Ngoài ra theo lệnh chủ mới là Tàu cộng, Polpot trả ơn Cộng sản HCM , chủ củ cũng là kẻ đã cưu mang chúng từ khi còn trong trứng nước, tới hồi lớn mạnh, bằng cách tấn công biên giới, biển đảo, để mong chiếm lại miền Thủy Chân Lạp của 300 về trước, đã bị VN tới khai thác khi bị bỏ hoang vô chủ thời cổ xưa thuộc về vương quốc Phù Nam ( FuNan ).
Polpot cũng đã mở màn cho cuộc chiến Đông Dương lần thứ III (1975-1990), bằng lệnh khai hỏa vào chiếc tàu buôn của Mỹ tên Mayaguez, trong lúc đang bỏ neo ngoài khơi hai đảo Kohtang và Poulo Wai (Đảo Trọc), nguyên là lãnh thổ của VN, nằm trong vịnh Phú Quốc, bị Khmer đó chiếm sau tháng 4-1975.
Ngay khi bị lực lượng người Nhái của Polpot tấn công, thuyền trưởng chiếc tàu buôn trên, đã đánh khẩn điện về nước để cầu cứu và đã được chính Tổng Thống Mỹ lúc đó là Ford, ra lệnh cho TQLC Hoa Kỳ cùng Không quân, đang ở căn cứ Utapao (Thái Lan), đến giải thoát họ. Nhưng Polpot khôn ranh, đã ra lệnh cho kéo chiếc tàu trên cùng thủy thủ đoàn 37 người, về giam tại hải cảng Kompong Som, trước khi TQLC Mỹ dùng trực thăng, đổ bộ lên đảo Poulo Wai, sáng ngày 15-5-1975.
Một trận ác chiến sau đó, đã xảy ra trên đảo Kohtang, giữa TQLC và quân Khmer đỏ. Kết quả có hai trực thăng Mỹ chở quân bi bắn hạ và ngay cả TQLC cũng bị vây khổn trong trận địa. Để giải vây quân tiếp viện cũng như chiếc tàu buôn đang bị bắt, lần nữa TT Ford ra lệnh cho KQ ( US AirForce ) tại Thái Lan, oanh tạc Nam Vang và hải cảng Kompong Som, phá hủy nhiều máy bay Mig của Trung cộng vừa viện trợ, đồng thời đốt rụi nhà máy lọc dầu duy nhất của Kampuchia tại hải cảng Sihanouk. Thấy Hoa Kỳ làm dữ quá, Polpot giả vờ đổ thừa cho địa phương vì phương tiện truyền tin eo hẹp, nên không nhận được lệnh trung ương, rồi ra lệnh thả chiếc tàu buôn cùng thủy thủ. Ngoài ra TQLC cũng được lệnh rút khỏi đảo Kohtang, bỏ lại xác hai chiếc trực thăng. Trong trận chiến này, có 15 binh sĩ Mỹ tử thương trong khi đụng độ.
Vụ tàu buôn Mỹ Mayaguez bị tấn công và 15 TQLC bỏ mạng, trên đường hồi hương, được Ford cùng báo chí giữ kín. Người Mỹ muốn gì khi im lặng hay thật sự đã nhìn thấy trước, cảnh huynh đệ tương tàn trong các đảng cộng sản đệ tam quốc tế. Sau này qua các tài liệu đã giải mật, được Ford giải thích : " Đó là sự châm ngòi cho ý nghĩa mới. Một cơ hội để cho các đảng cộng sản anh em tự thanh toán lẫn nhau, dọn đường cho tư bản trở lại Đông Dương và Đông Nam Á ". Cuối cùng Hoa Kỳ đã tiên đoán đúng.
Mở màn cho bi kịch máu đã tới lúc chín mùi, ngày 4-5-1975, Polpot ra lệnh tấn công hai đảo Thổ Châu và Phú Quốc. Quân Khmer đỏ chém giết dã man hằng ngàn đồng bào VN vô tội, cướp của đốt nhà và trước khi rút, đã bắt hơn 500 người Việt Nam, đa số là đàn bà con gái đem về Miên .
Để trả đủa, ngày 18-5-1975, CSHCM huy động hải lục không quân, tái chiếm hai đảo trên và đảo Pulau Wai mà Miên đã chiếm từ trước, bắt giữ 300 tù binh. Thấy VN làm dữ, Polpot lại xuống giọng.
Rồi thì màn kịch đồng chí đồng đảng, được hai nước tô son trét phấn trở lại hằng ngày trên đài, trên báo, khi Mười Cúc-Nguyễn Văn Linh dẫn phái đoàn sang Cam Bốt thăm viếng xã giao ngày 2-6-1975. Ngược lại, Polpot cùng Ieng Sary và Noun Chen, trên đường sang chầu Trung cộng, đã ghé Hà Nội để đáp lễ vào ngày 12-6-1975.
Việc gì đến , sẽ đến " Khmer đỏ - Miên cộng lại điên cuồng xâm lăng trên suốt dọc dải biên giới Tây nam của Việt Nam năm 1976 " và hậu quả là sự sụp đổ luôn cả một chế độ CS tàn bạo Polpot-Ieng Sary đàn em Trung cộng năm 1978 .
WW2 - Chiến trận trên biển đảo Thái Bình Dương :
Trận Peleliu có mật danh là Chiến dịch Stalemate II.
Trận chiến giữa quân đội Hoa Kỳ và Nhật Bản trong chiến tranh Thái Bình Dương, Thế chiến thứ 2 diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12 năm 1944 trên hòn đảo Peleliu (Palau). Lực lượng Hoa Kỳ ban đầu chỉ có Sư đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến tham chiến, sau đó được tăng viện bởi Sư đoàn 81 Bộ Binh Vệ Binh Quốc gia để chiếm được phần còn lại phía bắc của hòn đảo. Thiếu tướng William Rupertus, chỉ huy Sư đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến, tiên đoán rằng lực lượng quân Nhật chỉ có thể cầm cự được trong 4 ngày. Trái ngược với mong đợi của người Mỹ, quân Nhật nhờ có những căn cứ kiên cố và tinh thần chiến đấu kiên cường đã khiến trận đánh kéo dài hơn hai tháng. Đây là một trong những trận đánh gây ra tranh cãi gay gắt xung quanh vấn đề vị trí chiến lược của đảo và quan trọng hơn là con số thương vong cao của lính Mỹ. Nếu xét trên tổng số lính được huy động thì Trận Peleliu là trận đánh có tỉ lệ thương vong cao nhất trong chiến tranh Thái Bình Dương.
Lúc 8 giờ 32 phút sáng ngày 15 tháng 9 năm 1944, Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ lên đảo. Trung đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến đổ quân lên bãi biển Trắng 1 và 2 ở phía Bắc, cùng lúc với Trung đoàn 5 và 7 đổ bộ lên bãi biển Cam 1, 2, 3 ở phía Trung tâm và phía Nam. Khi những phương tiện đổ bộ xuất hiện trên bãi biển, quân Nhật cho mở những cửa sắt các lô cốt và bắt đầu nhả đạn vào quân Mỹ. Từ trên những ngọn đồi san hô, lính Nhật bắn vào sườn quân Mỹ với những khẩu súng máy 47 và 20 li. Quân Mỹ bị thương vong nặng do bất ngờ vì trước đó họ cho rằng chỉ gặp sự kháng cự yếu ớt của quân Nhật. "Lần đổ bộ thứ ba thì an toàn nhưng hai lần trước thì như là địa ngục."[3] Đến 9 giờ 30 thì quân Nhật đã phá hủy 60 thủy xa đổ bộ và xe lội nước.
Tình cảnh của Trung đoàn 1 cũng không khả quan hơn khi họ nhanh chóng bị cầm chân tại phía Bắc của bãi biển. Đây là nơi họ phải đối mặt với hỏa lực mạnh từ đỉnh Umurbrogol, được lính Mỹ gọi là "Tâm điểm". Chiến sự diễn ra ác liệt đến cuối ngày, quân Mỹ bám trụ dọc theo bờ biển dài 3 km. Ở phía Nam quân Mỹ đã thọc sâu vào trong đất liền được khoảng 1 dặm. Nhưng tình hình ở phía Bắc không lấy gì khả quan, quân Mỹ ở đây hầu như dậm chân tại chỗ do sự kháng cự quyết liệt của quân Nhật. Từ trên đỉnh Umurbrogol quân Nhật liên tục xả vào quân Mỹ những làn đạn không ngớt. Trong ngày đầu tiên này quân Mỹ chịu tổn thất khoảng 200 người tử trận và 900 người bị thương.
Đến ngày thứ 2, Trung đoàn số 5 tiếp tục đánh chiếm phần còn lại của sân bay và tiến về bờ biển phía Đông. Quân Mỹ bắt đầu tiến nhanh qua sân bay, lính Nhật núp trong các trạm kiểm soát và không lưu nã súng máy, súng cối và gọi pháo binh ở phía Bắc chi viện, mặc dù chịu nhiều thiệt hại do đạn pháo, đạn súng máy dày đặc bắn ra từ các công sự và ngọn núi ở phía Bắc, Trung đoàn 5 đã hoàn toàn làm chủ sân bay, lực lượng Nhật bảo vệ sân bay bị tiêu diệt đến người cuối cùng.
Khu rừng ở phía trên đỉnh Umurbrogol tiếp tục gây ra thương vong cho lính Mỹ dọc theo bãi biển. Để giảm thiểu thiệt hại Đại đội K thuộc Trung đoàn 3, Sư đoàn số 1 thực thi nhiệm vụ chiếm lấy "Tâm điểm". Hunt cùng với đơn vị áp sát công sự với số vũ khí hạn chế do phần lớn súng máy đã bị bỏ lại khi cuộc đổ bộ bắt đầu. Một trong các trung đội bị cầm chân gần như cả ngày ở một ví trí dễ bị tấn công giữa các công sự. Phần còn lại của Đại đội lâm vào tình thế cực kỳ nguy hiểm khi mà quân Nhật đã cắt được cánh trái của đơn vị khiến cho họ có thể bị tiêu diệt bất cứ lúc nào. Nhưng sau đó Đại đội đã lần lượt tiêu diệt từng vị trí một. Họ dùng đến chiến thuật dùng lựu đạn khói để che khuất tầm nhìn của đối phương, tiếp theo dùng súng phóng lựu tiêu diệt quân Nhật bên trong. Sau khi loại khỏi vòng chiến sáu vị trí đặt súng máy, lính Thủy quân Lục chiến Mỹ tiếp cận với một hang động dùng súng 47 li. Một Trung úy làm mù xạ thủ Nhật với lựu đạn khói, tạo điều kiện cho một hạ sĩ ném lựu đạn qua cửa hang. Khẩu súng 47 li bị tiêu diệt cùng với xạ thủ và buộc lính Nhật ẩn núp bên trong phải chạy ra ngoài, tất cả họ đều bị bắn. Cuối cùng Đại đội K đã vô hiệu hóa được quân Nhật ở Tâm điểm.
Trung đoàn số 5 sau khi hoàn thành nhiệm vụ giữ vững an ninh cho sân bay chính, liền được cử chiếm lấy đảo Ngesebus, nằm ngay phía Bắc của đảo Peleliu. Tại đây một sân bay vẫn còn đang trong quá trình xây dựng và nhiều đơn vị pháo binh của quân Nhật đặt trên đảo. Các phương tiện đổ bộ, pháo từ Trung đoàn Thủy quân lục chiến 11, các trận oanh tạc của đơn vị VMF-114 được bắt đầu từ 28 tháng 9. So với kế hoạch đánh phá gần như thất bại của Hải quân đối với đảo Peleliu, thì lần dội bom lên đảo Ngesebus đạt được hiệu quả rất cao, đã vô hiệu hóa hoàn toàn được phần lớn lực lượng phòng thủ trên đảo.
Sau khi chiếm được đỉnh Umurbrogol, Trung đoàn số 1 tiếp tục tiến về phía Bắc đánh vào hệ thống phòng thủ trên dãy núi, được lính Mỹ gọi là "Mũi đất chết chóc". Puller cùng với binh lính của ông tiến lên với vô số cuộc đột kích, nhưng lần lượt từng đợt tấn công nhanh chóng bị vô hiệu hóa bởi quân Nhật. Trung đoàn số 1 giờ đây bị mắt kẹt trong các lối đi nhỏ giữa các ngọn núi, nơi mà được bao bọc bởi các công sự vững chắc và bố trí một cách thuận lợi nhất sao cho bất kì đơn vị nào cũng được hỗ trợ bởi các đơn vị khác quanh đó. Hậu quả là lính Mỹ đã bị tổn thất nặng trong khi không tiến được bao nhiêu trên dãy núi. Tuy nhiên quân Nhật lại cho thấy thiếu sự chỉ huy thống nhất, hỏa lực của họ bị phân tán ra nhiều mục tiêu khác nhau trong khi có thể gây ra thương vong lớn hơn cho quân Mỹ. Khi quân Mỹ bị thương càng tăng, các xạ thủ bắn tỉa Nhật chuyển sang nhắm vào các mục tiêu là các binh sĩ đang áp tải thương binh, họ biết rằng nếu những người lính này bị giết hoăc bị thương thì hai hay nhiều binh lính đang tiến lên sẽ phải quay lại để thay thế cho những người này. Do vậy các xạ thủ lần lần loại ra khỏi vòng chiến từng lính Mỹ một. Khi đêm, thay vì những cuộc tấn công tự sát vô ích kiểu Banzai, lính Nhật bí mật thực hiện các cuộc thâm nhập vào phòng tuyến quân Mỹ để tấn công lính Mỹ trú ẩn trong các hố cá nhân. Lính Mỹ đào các hố cá nhân dành cho hai người để luân phiên canh phòng, ban đêm trong khi một người đi ngủ thì người còn lại thức để đề phòng quân Nhật. Toàn bộ binh lính Mỹ đóng trên đảo giờ đây đều phải đối mặt với duy nhất quân Nhật ở dãy Umurbrogol, quân Nhật tiếp tục bám trụ trên các rặng núi và ra sức chống trả ác liệt, quân Mỹ sử dụng lựu đạn, súng phun lửa và xe tăng để tiêu diệt từng ổ kháng cự của quân Nhật trên dãy núi, họ chiến đấu dai dẳng thêm 1 tháng nữa cho đến khi chắc chắn đã loại hết quân Nhật ở đây. Đến cuối trận đánh Nagakawa đã tuyên bố với binh sĩ "Thanh gươm của chúng ta đã bị gãy và những ngọn giáo cũng không còn". Tiếp theo vị tướng cùng với binh sĩ của mình đốt hết cờ và huy hiệu của Sư đoàn để không lọt vào tay quân Mỹ rồi tự sát theo kiểu seppuku của Samurai. Sau khi chết Nakagawa được phong quân hàm Trung tướng vì những hy sinh của ông trên đảo Peleliu.
Sau trận đánh, một Trung úy người Nhật cùng với 26 lính bộ binh và 8 lính bảo vệ bờ biển cố thủ trong một hang động trên đảo Peleliu cho đến ngày 22 tháng 4-1947 và chỉ đầu hàng sau khi một Đô đốc từ Nhật thuyết phục họ là chiến tranh đã kết thúc. Đây là sự đầu hàng chính thức cuối cùng của một đơn vị trong chiến tranh thế giới thứ 2./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn