[LỊCH SỬ TIỀN CẬN ĐẠI VIỆT NAM - GIAI ĐOẠN THỰC DÂN PHÁP XÂM LĂNG ( 31/ 8/ 1858 ) đến TUYÊN CÁO VIỆT NAM ĐỘC LẬP ( 11/3/1945 )] CÁC XU HƯỚNG CHÍNH TRỊ CỦA GIỚI TÂN HỌC VIỆT NAM : Đại Việt Quốc Dân Đảng (10/12/1939) và Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của Chí Sĩ Yêu Nước Trương Tử Anh .

22 Tháng Giêng 20216:25 CH(Xem: 3749)
Chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn về sau được các đồng chí của Trương Tử Anh phát triển thêm trong đó nổi trội nhất là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã hệ thống hóa và khai triển chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn thành một luận thuyết được ông gọi là Chủ nghĩa Quốc Gia Khoa Học. Vào năm 1964, ông cho xuất bản tại Sài Gòn cuốn sách mang tên "Dân Tộc Sinh Tồn: Chủ nghĩa Quốc Gia Khoa học" .
Quan điểm của Chí Sĩ Yêu Nước Trương Tử Anh​ .
Trương Tử Anh khẳng định "Vấn đề Sinh Tồn là trung tâm điểm của lịch sử. Mục đích thiêng liêng của mọi sự hành động của loài người từ xưa tới nay là mưu sự sinh tồn cho mình". Tuy nhiên "Quốc tế chủ nghĩa không thể giải quyết được vấn đề sinh tồn". Chính vì thế "Muốn giải quyết vấn đề sinh tồn, chúng ta không thể chủ trương thực hành quốc tế chủ nghĩa được. Chủ trương như thế thì bao giờ cũng vẫn hoàn toàn là ảo tưởng. Xét về phương diện tâm lý, chủ nghĩa quốc tế không thích hợp với những bản năng cội gốc của loài người, mà về mặt thực tế lại càng không có lý do tồn tại".
Ông chủ trương "Dân tộc ta phải tự giải quyết lấy vấn đề sinh tồn của mình. Người nào không tin ở mình là người bỏ đi. Dân tộc nào không tin ở mình là cái điềm báo trước dân tộc đó sắp mất. Dân tộc ta muốn trở nên phú cường, phải nuôi lấy đức tự tin, tự cường cho thật hùng hậu. Phải tự mình suy xét cho ra cái cớ hưng vong của mình và tìm phương tự cứu". Để làm được điều này cần có tinh thần quốc gia. Trương Tử Anh nhận định "Tinh thần quốc gia là cái nguyên nhân độc nhất bảo tồn dân tộc ta vậy".
Theo ông, nhiệm vụ trước mắt của những người yêu nước là giải phóng dân tộc. Ông nêu rõ "Hiện thời vấn đề cấp bách mà chúng ta phải giải quyết ngay là sự giải phóng cho dân tộc ta cả về mặt hình thức lẫn tinh thần cái ách ngoại tộc đè nén. Muốn đến đích chúng ta không thể noi theo con đường nào khác là làm cho phát triển đến cực độ cái tinh thần quốc gia sẵn có rễ sâu cội chắc ở trong thâm tâm mọi người". Tuy nhiên mục tiêu lâu dài chính là sự sinh tồn của dân tộc Việt Nam. Ông khẳng định "Tuy nhiên giải phóng dân tộc mới là mở đầu cho một công cuộc lâu dài là mưu sự sinh tồn trường cửu cho toàn thể giống nòi. Sự sinh tồn mới là cái tuyệt đích cho chúng ta theo đuổi mà Chủ nghĩa Sinh tồn vì do vấn đề sinh tồn mà phát sinh ra các vấn đề xã hội". Chính vì vậy có quan điểm cho rằng chủ nghĩa này tập trung vào phát triển kinh tế và cải thiện đời sống dân sinh .
Đối với vấn đề mâu thuẫn xã hội quan điểm của Trương Tử Anh là "Nguyên nhân sâu xa của giai cấp xung đột ở các nước kỹ nghệ phát đạt cũng chỉ vì cuộc xã hội sinh hoạt không được đều hòa, sự sinh tồn của các giai cấp dưới bị uy hiếp. Ta giải quyết vấn đề sinh tồn chung tức là giải quyết đến căn nguyên các vấn đề xã hội".
Đồng thời Trương Tử Anh cho rằng Chủ nghĩa Quốc tế (Chủ nghĩa cộng sản) của những người cộng sản là chủ thuyết không tưởng, phi thực tế. Ông khẳng định "Nhưng chúng ta phản đối tất cả các khuynh hướng siêu quốc giới, không mơ màng đến những việc không thể làm được. Chúng ta nhìn chung vào thực tế và chỉ lo toan cho lợi quyền sống còn của dân tộc ta thôi".
Trong Tuyên ngôn thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng ngày 10 tháng 12 năm 1939, Trương Tử Anh viết: "Chúng ta phải nhận thức rằng trên lập trường quốc tế, giữa các quốc gia chỉ có quyền và lợi mà thôi. Mọi hành động của nước này đối với nước khác không ngoài mục đích ấy".
Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn​ và Đại Việt Quốc Dân Đảng
Năm 1934, Trương Tử Anh, người gốc Phú Yên (Trung Việt Nam) ra Hà Nội theo học Luật khoa Viện Đại học Đông Dương. Là một người có tinh thần dân tộc, trong thời gian học tập, ông chú ý nghiên cứu nhiều về các triết thuyết, các chủ nghĩa chính trị đang thịnh hành trên thế giới thời bấy giờ. Trong các tiểu luận viết từ năm 1935, ông từng viết: "Những triết thuyết, những chủ nghĩa chính trị đương thời đều không thích hợp với dân tộc Việt Nam và đều có sai lầm". Từ đó, ông suy ngẫm việc xây dựng một chủ thuyết của riêng nhằm định hướng cho những hoạt động chính trị của mình về sau này.
Ngày 10 tháng 12 năm 1938, Trương Tử Anh công bố một chủ thuyết tư tưởng về triết học và chính trị, gọi là Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn. Chủ thuyết này về sau được các đồng chí của ông phát triển thêm, khái quát thành những điểm chính sau:
Con người gồm những bản năng cơ bản là Vị kỷ, Tình dục và Xã hội
Để sinh tồn thì các bản năng này phải mạnh hơn những cá thể khác.
Để bản năng mạnh mẽ cần có Sức mạnh, Biến cải và Hợp quần.
Tóm lại, để tồn tại, mỗi cá thể phải tạo cho mình sự vượt trội hơn đa số cá thể khác trong xã hội. Mở rộng ra, mỗi dân tộc, muốn sinh tồn phải có được ưu thế tương tranh để vượt lên được dân tộc khác. Điều này, về sau được ông nêu rõ trong Tuyên ngôn thành lập Đảng: "Chúng ta phải nhận thức rằng trên lập trường quốc tế, giữa các quốc gia chỉ có quyền và lợi mà thôi. Mọi hành động của nước này đối với nước khác không ngoài mục đích ấy".
Suốt thời gian học tại Viện Đại học Đông Dương, Trương Tử Anh đã truyền bá chủ thuyết Dân Tộc Sinh Tồn và thu hút được một số bạn đồng chí trẻ.
Ngày 10 tháng 12 năm 1939, ông tuyên bố thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng và lấy Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn làm nền tảng lý thuyết.
Tổ chức ban đầu​ Đại Việt Quốc Dân Đảng ( Đảng Đại Việt ) Cơ cấu trung ương đầu tiên của Đảng gồm 16 người với Trương Tử Anh làm Đảng trưởng, có trụ sở đặt ở Hà Nội. Trung ương trực tiếp điều hành Xứ bộ Bắc Việt trong khi Trung Việt và Nam Việt có xứ bộ riêng. Ngoài ra Đảng còn có nhân sự hoạt động ở Lào và Cao Miên. Bên cạnh đó, một chi bộ Đảng đặc biệt được thành lập ở Phú Yên được gọi là Chi bộ Đảng-trưởng đặt dưới quyền trực tiếp của Trung ương. Những đảng viên chủ chốt bấy giờ có Nguyễn Tiến Hỷ, Nguyễn Sĩ Dinh, Phan Cảnh Hoàng, Trương Bá Hoành, Đặng Vũ Trứ, Nguyễn Sơn Hải, Tạ Thành Châm, Phan Bá Trọng, Nguyễn Tôn Hoàn, Nguyễn Định Quốc, Đặng Xuân Tiếp, Đặng Vũ Lạc, Ngô Gia Hy, Đặng Văn Sung, Bùi Diễm, Trần Trung Dung, Nguyễn Đình Luyện, Phan Huy Quát, Lê Thăng, Bửu Hiệp, Hà Thúc Ký, Hoàng Xuân Tửu, Dương Thiệu Di. Nguyễn Tôn Hoàn được giao phó làm phát ngôn viên của Đảng và liên lạc viên giữa các Xứ bộ.
Cờ hiệu của Đại Việt là lá cờ nền đỏ, tròng xanh, sao trắng và ca khúc "Việt Nam Minh châu trời đông" của Hùng Lân được dùng làm Đảng Ca .
Thân thế​ Chí Sĩ Yêu Nước Trương Tử Anh​ .
Trương Tử Anh (1914 - 1946) là người sáng lập và lãnh đạo Đại Việt Quốc Dân Đảng giai đoạn 1939-1946. Ông cũng là một trong những lãnh tụ của Mặt trận Quốc dân Đảng Việt Nam từ khi thành lập đến khi tan rã.
Ông tên thật là Trương Kháng, sinh năm 1914 tại xã Hòa Phong, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ông nội là Trương Chính Đường, người sáng lập Hội Văn Phố Phú Yên và từng tham gia Phong trào Cần Vương. Cha là ông Trương Bội Hoàng còn có tên khác là Trương Bội Công; mẹ là bà Nguyễn Thị Miêng. Ông là con đầu trong một gia đình có 10 người con, vì vậy, về sau khi ông lấy bí danh là Phương, ông còn được gọi là Anh Cả hay Anh Cả Phương.
Ông có một người em trai tên là Trương Tử An là một thủ lãnh xuất sắc, thông minh của Đảng Đại Việt . Nhưng không may mắn , ông Trương Tử An đã bị mật vụ của anh em ông Diệm - Nhu và bè phái Cần lao - Nhân vị bắt cóc ám sát...sau đó chặt khúc thả trôi sông Nhà Bè - Sài Gòn thủ tiêu , để che dấu tội ác của chế độ độc tài gia đình trị Ngô đình .
Năm 1934, Trương Tử Anh ra Hà Nội theo học Luật khoa Viện Đại học Đông Dương. Là một người có tinh thần dân tộc, trong thời gian học tập, ông chú ý nghiên cứu nhiều về các triết thuyết, các chủ nghĩa chính trị đang thịnh hành trên thế giới thời bấy giờ. Trong các tiểu luận viết từ năm 1935, ông từng viết: "Những triết thuyết, những chủ nghĩa chính trị đương thời đều không thích hợp với dân tộc Việt Nam và đều có sai lầm". Từ đó, ông xây dựng một chủ thuyết của riêng nhằm định hướng cho những hoạt động chính trị của mình về sau này.
Ngày 10 tháng 12 năm 1938, Trương Tử Anh công bố một chủ thuyết tư tưởng về triết học và chính trị, gọi là Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn. Chủ thuyết này phần nào chịu ảnh hưởng của Thuyết ưu sinh, về sau được các đồng chí của ông phát triển thêm, khái quát thành những điểm chính sau:
Con người gồm những bản năng cơ bản là vị kỷ, tình dục và xã hội
Để sinh tồn thì các bản năng này phải mạnh hơn những cá thể khác.
Để bản năng mạnh mẽ cần có sức mạnh, biến cải và hợp quần.
Xây dựng Đại Việt Quốc Dân Đảng​
Năm 1939, Trương Tử Anh tuyên bố thành lập Đại Việt Quốc Dân Đảng và lấy Chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn làm nền tảng lý thuyết.
Ngày 4 tháng 10 năm 1941, Trương Tử Anh bị mật thám Pháp bắt ở Hà Nội bị tra tấn dã man, đến tháng 7 năm 1942 thì bị đưa về nguyên quán Phú Yên để quản thúc.
Tháng 1/1943 ông trốn ra Bắc hoạt động, đến tháng 7 năm 1943, lại bị Pháp bắt giam tại Hà Nội. Sau đó được lực lượng của Đại Việt Quốc Dân Đảng tổ chức cứu thoát.
Ngày 21/7/1944, Thống sứ Bắc Kỳ cho lệnh bắt Trương Tử Anh, ông tuyệt thực phản đối cộng với sự can thiệp của người Nhật nên được trả tự do. Cũng trong năm 1944, Trương Tử Anh cho Đại Việt Quốc Dân Đảng kết hợp với Đại Việt Quốc xã của Nguyễn Xuân Tiếu và Đại Việt Duy Dân của Lý Đông A và Đại Việt Dân Chính của Nguyễn Tường Tam thành lập một mặt trận chung với tên gọi là Đại Việt Quốc gia Liên Minh.
Tháng 9 năm 1945, ông đưa ra kế hoạch bốn điểm nhằm chống lại Việt Minh CS trong việc bầu cử Quốc hội và thành lập Chính phủ Liên Hiệp:
1. Phát động phong trào toàn dân bất hợp tác với Việt Minh.
2. Tách rời cựu hoàng Bảo Đại ra khỏi Việt Minh và vô hiệu hóa Quốc hội Việt Minh.
3. Thành lập một Trung tâm Chính trị Hải ngoại.
4. Củng cố các chiến khu, tăng cường khối Quốc Dân Quân, mở rộng địa bàn hoạt động .
Hợp tác lập Mặt trận Quốc dân đảng Việt Nam​
Ngày 15 tháng 12 năm 1945 Đại Việt Quốc Dân đảng hợp nhất với Việt Nam Quốc dân đảng (lãnh tụ là Vũ Hồng Khanh) và Đại Việt Dân Chính đảng (lãnh tụ là Nguyễn Tường Tam) thành Mặt trận Quốc Dân đảng Việt Nam. Trương Tử Anh làm Chủ tịch, Vũ Hồng Khanh làm Bí thư trưởng và Nguyễn Tường Tam làm Tổng thư ký.
Cũng trong tháng 12 năm 1945, Trương Tử Anh thành lập trường Lục quân Yên Bái (Chapa- Yên Bái) và chiến khu Di Linh ở Thanh Hóa.
Đêm 12 tháng 7 năm 1946, Nha Công an Việt Minh CS đột nhập vào trụ sở Việt Nam Quốc dân đảng tại 132 phố Duy-vi-nhô (nay là phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội) thu giữ nhiều tài liệu như truyền đơn, khẩu hiệu, thông cáo trong đó có một tài liệu đặc biệt do Trương Tử Anh soạn thảo .
Khi quân đội Pháp tái chiếm Đông Dương, tháng 12 năm 1946 thì Chí Sĩ Yêu Nước Trương Tử Anh bị lực lượng công an Việt Minh CS thủ tiêu ngày 16-12, ở gần Quảng Bá - Bắc Việt ./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn