[LỊCH SỬ TIỀN CẬN ĐẠI VIỆT NAM - GIAI ĐOẠN THỰC DÂN PHÁP XÂM LĂNG ( 31/ 8/ 1858 ) đến TUYÊN CÁO VIỆT NAM ĐỘC LẬP ( 11/3/1945 )] Quốc tế Cộng sản Đệ Tam và Đảng Cộng sản Đông Dương .

24 Tháng Mười Hai 20205:14 CH(Xem: 1378)
Cách mạng tháng Mười , 1917 Nga
Sơ lược :
Những người Bolshevik đã thông qua khẩu hiệu phổ biến "tất cả chính quyền về tay Sôviết!" và "ruộng đất, hòa bình và bánh mỳ!". Các Sôviết là các hội đồng được thành lập tại các địa phương trong một thành phố với các đại biểu được bầu từ công nhân trong nhiều nhà máy và các ngành khác. Các Sôviết là các hội của dân chủ nhân dân trực tiếp, mặc dù chúng không có vị trí chính thức về quyền lực trong chính phủ lâm thời, chúng sử dụng ảnh hưởng lớn từ trái tim và khối óc của tầng lớp lao động.
Cách mạng dân chủ tháng 2 năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga: Hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời và các Sôviết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.
Trước tình hình này, Lenin và đảng Bolshevik đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, Chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối .
Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Ngày 7-10 (20-10), Lenin bí mật rời Phần Lan về Petrograd dưới sự che dấu của mật vụ Đức .
Lenin và đảng Bolshevik trực tiếp chỉ đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra hết sức nhanh chóng.
Đêm 24-10 (6-11), Lenin đến điện Smolny chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ lâm thời.
Đêm 25-10 (7-11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời sụp đổ hoàn toàn.
Tiếp đó, khởi nghĩa ở Moskva và đến đầu năm 1918, cách mạng vô sản tháng Mười đã giành được kiểm soát hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.
Sau cách mạng, giới lãnh đạo đảng đặt ra một hiến pháp công nhận quyền lực của các Sôviết địa phương. Hội đồng lập pháp cao nhất là Sôviết tối cao. Cơ quan hành pháp cao nhất là Bộ chính trị . Lãnh đạo đầu tiên của Liên bang Sôviết là Vladimir Iliych Lenin, người lãnh đạo nhóm tư tưởng Bolshevik của những người cộng sản.
Áp lực quần chúng khiến Lenin tuyên bố Bolshevik nắm quyền lực vào tháng mười 1917. Một trong những việc làm đầu tiên của chính phủ cộng sản là rút lui khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất. Tiếp theo Hòa ước Brest-Litovsk, Liên bang Sôviết Nga chuyển giao phần lớn Ukraine và Belarus cho Đức.
Quốc Tế Cộng sản Đệ Tam và sự ảnh hưởng tới cục diện Đông Dương thuộc Pháp sau chiến tranh Thế giới thứ Nhất .
Hình thành Đông Phương Bộ (là một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản).
Việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do chỉ thị của Đông Phương Bộ (là một bộ phận của Đệ Tam Quốc tế) yêu cầu Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 8 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo cáo chính trị của Hồ Chí Minh tại Đại hội II ghi ngày thành lập Đảng là 6 tháng 1 nhưng Nghị quyết tại Đại hội III năm 1960 đổi là ngày 3 tháng 2 năm 1930.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.
" :Chủ nghĩa Thực dân Pháp hà khắc và kỳ thị... đã dẫn đến sự bám rễ , lan nhanh của Chủ nghĩa Cộng sản Nga giả dối và tàn bạo ..." vào Việt Nam gieo thêm nỗi niềm cơ khổ triền miên ./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn