CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUÂN SỬ - QUÂN LỰC VNCH : TỬ THỦ CĂN CỨ BIÊN GIỚI VIỆT NAM - CAO MIÊN TỐNG LÊ CHÂN ( TONLÉ TCHOMBE ) - RANH GIỚI TÂY NINH - BÌNH LONG - QUÂN ĐOÀN 3 VNCH : NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG 4-1974 .

24 Tháng Mười Hai 20197:10 CH(Xem: 2481)
------------Tiền đồn Tống Lê Chân hay căn cứ Tống Lê Chân được phiên âm từ tiếng Campuachia là Tonlé Tchombe, mật danh là căn cứ A-334 nằm giáp tỉnh Tây Ninh và Bình Long, án ngữ trục đường 246 là tuyến giao liên của Trung Ương Cục Miền Nam CS .---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------Năm 1967, khi Thiếu Tá Đặng Hưng Long, Trưởng Phòng 3 thuộc Bộ Chỉ Huy C3 Chiến Thuật, Lực Lương Đặc Biệt (LLĐB), nhận lệnh lập trại ở đây, ông đã đặt tên là Trại Tống Lê Chân, dựa theo âm sắc của Tonlé Tchombe . Phía quân CSHCM gọi là căn cứ Cần Lê hay trại Cần Lê. Căn cứ Tống Lê Chân cách An Lộc 15km hướng Tây Nam, cách Xa Cam khoảng 10km. Cách Mỏ Vẹt 13km hướng Đông Nam. Mật khu Mỏ Vẹt cùng với Mật Khu Móc Câu là những vùng đất thuộc Campuchia ăn sâu vào miền Nam Việt Nam, là bàn đạp của quân CSHCM dùng để mở các cuộc tấn công vào miền Nam, cũng là nơi dưỡng quân khi trận chiến kết thúc. Đây được xem là những vùng an toàn vì quân Mỹ và QLVNCH không được phép tấn công vào lãnh thổ Campuchia .------------------------------------------------------------------------- -------------------------Năm 1965, trại Tống Lê Chân được quân đội Mỹ xây dựng theo chương trình CIDG (viết tắt từ Civilian Irregular Defense Group), hay còn gọi là chương trình Dân sự Chiến đấu, tuyển mộ dân tộc thiểu số địa phương làm lực lượng chống Cộng quân với sự hỗ trợ của lực lượng đặc biệt Mỹ và cố vấn Mỹ. Trại được bao quanh bởi 8 lớp hàng rào kẻm gai, cộng thêm với hệ thống mìn bẩy dầy đặc, tự nó đã rất vững vàng trong việc phòng thủ, cũng đã góp phần đẩy lui nhiều cuộc tấn công điên cuồng của Cộng quân . Ngự trị trên một ngọn đồi yên ngựa, cao khoảng 50 mét, nhìn xuống hai dòng suối nhỏ là Takon và Neron và có một phi trường nằm trên ngọn đồi thấp của dãy yên ngựa này mà vận tải cơ C.123 có thể đáp được .--------------------------------------------------------------------------- -----------Trong suốt những năm 1965-1972, cùng với Ben Het, Polei Kleng, .. Tống Lê Chân là một trong những căn cứ đặc biệt hiệu quả nhất. Quân CSHCM đặc biệt là sư đoàn 7CS đã tổ chức nhiều đợt tấn công nhằm loại bỏ căn cứ này để đảm bảo tuyến giao liên của Trung Ương Cục Miền Nam CS , nhưng đều thất bại. Ngày 7 tháng 8 năm 1967, trung đoàn 165, sư đoàn 7CS đã tấn công căn cứ nhưng thất bại nặng. Tử trận 164 bộ đội và bị thương rất nhiều.------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Năm 1972, Thiếu Tá Lê Văn Ngôn xuất thân từ trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt nắm quyền chỉ huy căn cứ. Đơn vị phòng thủ biên cải danh từ Biệt Động Quân Biên Phòng thành Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân với quân số 275 người.-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------Tháng 4 năm 1972, diễn ra chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, quân CSHCM từ Campuchia, tiến quân theo Quốc Lộ 13, mở cuộc tấn công vào An Lộc. Quân Lực VNCH buộc phải rút bỏ một loạt các căn cứ phòng thủ Bến Sỏi, Thiện Ngôn, Katum, Bù Gia Mập, … . và chỉ còn căn cứ Tống Lê Chân nằm án ngữ gần biên giới và trở thành căn cứ tiền đồn .------------------------------------------------------------ ------------------Ngày 10 tháng 5 năm 1972, Cộng quân tổ chức bao vây tiền đồn Tống Lê Chân, kết hợp pháo kích nhằm ngăn chận căn cứ chi viện cho trận đánh An Lộc. Sau các đợt pháo kích, tiểu đoàn 200 độc lập của Cộng quân với sự yểm trợ của xe tăng T-54 tấn công vào căn cứ nhưng bị tiểu đoàn 92 BĐQ đẩy lùi .---------------------------------------------------------------------------------------------- --------Sau đó, quân CSHCM thay đổi chiến thuật, tiến hành bao vây, cắt đường tiếp tế và tổ chức những cuộc đột kích để gây áp lực. Quân Lực VNCH buộc phải tiếp tế bằng cách thả dù nhưng rất nhiều tiếp tế bị rớt ngoài vòng phòng thủ . Các cuộc pháo kích và tấn công của quân CS khiến Tiểu đoàn 92 Biệt Động Quân bị tử trận và bị thương rất nhiều nhưng căn cứ vẫn được giữ vững. Sau khi chấm dứt chiến dịch Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, Quân Lực VNCH giữ được An Lộc nhưng cũng không còn lực để giải vây cho căn cứ Tống Lê Chân. ---------------------------------------------------------------------------------------- -----------------------Ngày 23-3-73, Tướng Phạm Quốc Thuần, Tư Lệnh QĐ III đề nghị với Bộ TTM/QLVNCH chọn một trong ba giải pháp sau đây: -----------------1. Mở một cuộc hành quân cấp sư đoàn từ An Lộc để giải tỏa áp lực, tăng cường, thay thế hay di tản TĐ 92 BĐQ tại Tống Lê Chân.------------------------------------------------------------- -----------------2. Cho phép thương lượng và bàn giao Tống Lê Chân cho quân CSHCM để đổi lấy sự di tản an toàn cho Tiểu đoàn 92 BĐQ .----------------------------------------------------------------------- -----------------3. Cho lệnh TĐ 92 BĐQ được di tản khỏi căn cứ bằng những toán nhỏ để tránh bị tiêu diệt hoàn toàn.----------------------------------------------------------------------------------------- Năm 1973 là năm Mỹ bắt đầu rút bỏ viện trợ. Toàn mặt trận An Lộc chỉ còn 1 sư đoàn 5 bộ binh để vừa phòng thủ An Lộc, Lai Khê và cả trục quốc lộ 13. Quân Lực VNCH không còn quân số để tăng viện hay giải vây Tống Lê Chân. Phương án 2 sẽ gây thiệt hại nặng về chính trị. Phương án 3 thì với quân số ít ỏi kèm bị thương, tiểu đoàn 92 cũng khó thoát ra được.----------------------------------------------------- ---------Cuộc bao vây ở đây kéo dài đến năm 1974. Theo báo cáo của Không Quân VNCH. Cuộc tiếp tế bằng dù không mang lại hiệu quả cao do diện tích phòng thủ nhỏ, nhiều dù tiếp tế thất lạc bên ngoài. Trực thăng là hiệu quả nhất nhưng vô cùng nguy hiểm vì dễ bị bắn hạ. Trong khoảng thời gian từ tháng 10-73 đến cuối tháng 1-74, có khoảng 20 phi vụ trực thăng nhằm tản thương và tiếp tế cho Tống Lê Chân, nhưng chỉ có 6 trực thăng hạ cánh được, trong số này có 3 chiếc bị bắn hư hại trên bãi đáp. Cuối tháng 12-73, một trực thăng Chinook CH-47 cũng bị bắn rơi khi hạ cánh. Đây là chiếc trực thăng thứ 13 bị trúng đạn phòng không địch chỉ nội trong tháng 12/73. Thiệt hại về phía KQVN gồm 9 chết, 36 bị thương.------------------------------------------------------------------------------------------------------ ----------Vòng vây căn cứ Tống Lê Chân siết chặt đến nỗi Chính Phủ VNCH đặt căn cứ Tống Lê Chân là một trong những điều kiện để đàm phán ở Hiệp Định Paris 1973, nhưng các điều khoản đều không đạt được thỏa thuận. -----------Cuộc bao vây ở đây kéo dài đến năm 1974. Theo báo cáo của Không Quân VNCH . Cuộc tiếp tế bằng dù không mang lại hiệu quả cao do diện tích phòng thủ nhỏ, nhiều dù tiếp tế thất lạc bên ngoài. Trực thăng là hiệu quả nhất nhưng vô cùng nguy hiểm vì dễ bị bắn hạ. Trong khoảng thời gian từ tháng 10-73 đến cuối tháng 1-74, có khoảng 20 phi vụ trực thăng nhằm tản thương và tiếp tế cho Tống Lê Chân, nhưng chỉ có 6 trực thăng hạ cánh được, trong số này có 3 chiếc bị bắn hư hại trên bãi đáp. Cuối tháng 12-73, một trực thăng Chinook CH-47 cũng bị bắn rơi khi hạ cánh. Đây là chiếc trực thăng thứ 13 bị trúng đạn phòng không địch chỉ nội trong tháng 12/73. Thiệt hại về phía KQVN gồm 9 chết, 36 bị thương.------------------------------------------------------------------------------------------------------ -----------Vòng vây căn cứ Tống Lê Chân siết chặt đến nỗi phía Sài Gòn đặt căn cứ Tống Lê Chân là một trong những điều kiện để đàm phán ở Hiệp Định Paris 1973, nhưng các điều khoản đều không đạt được thỏa thuận.------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------Từ 22 đến ngày 26 tháng 3 năm 1974, quân CSHCM liên tiếp tổ chức nhiều cuộc tấn công dữ dội vào căn cứ, Thiếu Tá Lê Văn Ngôn vẫn bình tĩnh chỉ huy phòng thủ và yêu cầu chi viện vũ khí, tiếp tế, … nhưng các máy bay VNCH không thể tiếp tế được vì mạng lưới phòng không của Cộng quân quá mạnh. Các cuộc tấn công liên tiếp khiến quân số tiểu đoàn 92 hao hụt kinh khủng. Tổng quân số của đơn vị phòng thủ bao gồm 254 binh sĩ Biệt Động Quân, 4 sĩ quan pháo binh, 12 lao công và 7 nhân viên phi hành đoàn trực thăng bị bắn rơi đến lúc này chỉ còn khoảng 150 người còn sức chiến đấu. Số còn lại đều đã tử trận hoặc bị thương .--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- -------------Ngày 11 tháng 4, Thiếu Tá Lê Văn Ngôn nhận thấy không còn đủ sức phòng thủ nên quyết định bất ngờ rút bỏ căn cứ. Toàn bộ người sống sót sau khi đốt bỏ tài liệu, ngưng sử dụng điện đài, .. âm thầm mang theo tử sỉ, thương binh vượt rừng rút về An Lộc. Trên đường rút lui, nhiều lần tiểu đoàn chạm súng với Cộng quân và chết thêm 14 người, thêm 34 người bị thương. Có 14 người cảm tử ở lại chận đường quân CS để tiểu đoàn rút lui. Đến sáng ngày 12 tháng 4, tiểu đoàn về đến An Lộc với quân số còn lại 250 người bao gồm cả bị thương lẫn chết trận . Thời gian căn cứ Tống Lê Chân bị bao vây bắt đầu là vào năm 1972 đến khi Tiểu đoàn 92 BĐQ rút được về An Lộc là tháng 4 năm 1974 kéo dài 17 tháng hay 510 ngày . Sau 30/4/1975 chế độ CS đã lập nên trại giam Tống Lê Chân , để giam cầm , tù đày các lực lượng Quân , Cán , Chính VNCH ./.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn