21 Tháng Giêng 2024(Xem: 202)
Tản mạn Lịch sử ... "Cự Ngao Đới Sơn" trong "Bạch Vân Am Thi Tập" của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tiên đoán Biển Đông - Việt Nam :" Vạn lý Đông minh quy bả ác, Ức niên Nam cực điện long bình." & Dịch Nôm : “Biển Đông vạn dặm giang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình”...(Hình ảnh Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tiếp nhận Chiến Hạm từ US NAVY cho công cuộc bảo vệ Hải đảo - Hải phận trên Biển Đông - Việt Nam)
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 369)
[LIÊN ĐOÀN HẬU DUỆ VNCH : CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUÂN SỬ - QLVNCH ] Sau khi Pháp rút khỏi Đông Dương 1954, Việt Nam Cộng Hòa đã đảm nhiệm chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa cho đến khi cuộc hải chiến xảy ra. Quần đảo Hoàng Sa - Paracel Islands gồm hai nhóm đảo, được gọi là nhóm Nguyệt Thiềm (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group).
14 Tháng Giêng 2024(Xem: 280)
Biến cố lịch sử hiện đại vào đầu năm Dương Lịch đáng ghi nhớ nhất với người Việt có lẽ là trận Hải Chiến Hoàng Sa ngày 19-01-1974, một trận chiến chống ngoại xâm Trung Cộng duy nhứt trong chiến tranh 1954-1975 trên đất nước chúng ta. Ngày 16 tháng 1 năm 1974, một phái đoàn của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa thăm dò một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa để chuẩn bị thiết lập một phi trường trên đảo Lưỡi Liềm, đến nơi mới thấy đã bị quân Trung Cộng chiếm cứ. Ngày 17 tháng 1, Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) chở theo một toán người nhái và một đội hải kích đổ bộ lên ba hòn đảo, nhổ cờ Trung quốc, dựng cờ Việt Nam Cộng Hòa. Đó là các đảo Hữu Nhật, Duy Mộng, Quang Ảnh thuộc Nhóm Lưỡi Liềm, nằm về phía tây quần đảo, gần đất liền Việt Nam. (Hình ảnh Đá Hải Sâm ( Antelope Reef ) thuộc Quần Đảo Hoàng Sa - Paracel Islands - Việt Nam)
07 Tháng Giêng 2024(Xem: 180)
Ngày 4 -5 -1975, quân Khmer Đỏ đột kích đảo Phú Quốc, 6 ngày sau quân Khmer Đỏ đánh chiếm và hành quyết hơn 500 dân thường ở đảo Thổ Chu. Tức giận vì gây hấn của Khmer Đỏ, chính quyền CS phản công giành lại các đảo này. Trận đánh ở Phú Quốc làm Việt Nam lo ngại, vì cùng thời gian đó, quan hệ Việt Nam và Trung quốc đang xấu đi... Cuộc tấn công lớn thứ hai diễn ra vào ngày 25-9-1977, 9 sư đoàn chủ lực Khmer Đỏ cùng lực lượng địa phương tiến công đánh sang các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp lên hướng Tây Ninh. Riêng ở tỉnh Tây Ninh, 4 sư đoàn quân Khmer Đỏ đánh chiếm nhiều điểm ở các huyện Tân Biên, Bến Cầu, Châu Thành, đốt phá 471 ngôi nhà, làm gần 800 người dân bị giết, bị thương hoặc mất tích. Tính từ ngày 30 - 4 - 1975 đến tháng 6-1977, quân Khmer Đỏ đã xâm phạm biên giới Việt Nam trên 2.000 lần, sát hại hơn 4.000 người dân. Các cuộc tiến công và pháo kích vào An Giang tính đến ngày 19-5-1977 đã giết hại 222 người , làm 614 người dân bị thương,bắt 10 người dân Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2024(Xem: 380)
Vụ thảm sát Ba Chúc là một tội ác chiến tranh gây ra bởi Bạo quyền Khmer Đỏ. Vụ việc xảy ra tại xã Ba Chúc (thị trấn Ba Chúc), huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Từ ngày 30 tháng 4 năm 1977, quân Khmer Đỏ bắt đầu đồng loạt nổ súng tấn công biên giới Tây Nam - Việt Nam. Ngày 18 tháng 4 năm 1978, quân Khmer Đỏ tràn vào Ba Chúc, thẳng tay chém giết những dân thường vô tội. Nhiều người chạy tới chùa Phi Lai và Tam Bửu và chạy lên núi Tượng nhằm ẩn náu, song cũng bị quân Khmer Đỏ tàn sát dã man. Trong suốt 12 ngày chiếm đóng từ 18 đến 30 tháng 4 năm 1978, quân Khmer Đỏ đã giết chết 3.157 dân thường. Chỉ có ba người sống sót sau vụ tàn sát. Vụ thảm sát là một trong những nguyên nhân dẫn đến xung đột biên giới Việt Nam - Campuchia.
31 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 392)
Phnom Penh - Nam Vang thất thủ trước Sài Gòn mười ba ngày (17-4-1975). Để chiếm thủ đô, Polpot đã ra lệnh cho Khmer đỏ, pháo kích bừa bãi dã man vào thành phố, gây thương vong nhiều người vô tội, tại các khu vực đông dân cư, làm tê liệt phi trường Pochentung. Vì vậy Đại sứ Mỹ là John Gunther và tổng thống Lonnol , kẻ đã ra lệnh " Cáp Duồng" hằng vạn Việt Kiều tại Campuchia năm 1970 , nếu không nhanh chân chạy lên trực thăng vù ra biển, chắc cũng đã bị Polpot phanh thây như triệu người dân Miên khác bị kẹt lại...(Hình ảnh Hun Sen Tiểu đoàn trưởng Khờme Đỏ hay Khmer Rouge - Miên Cộng là quân sát nhân điên cuồng , man rợ)
30 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 340)
Đầu tư nghiên cứu Khoa học - Kỹ thuật thực tế và hiện đại là một nhiệm vụ quan trọng của các thành viên Liên Đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa : [ Na+TURRET ENGINE hay ĐỘNG CƠ NATRI ] - SODIUM ENERGY REACTOR : NĂNG LƯỢNG CỦA BIỂN XANH & SPIRAL HELIX MOVING . Elementary sodium reacts strongly with water, according to the following reaction mechanism: Phản ứng 1 : 2Na(s) + 2H2O → 2NaOH(aq) + H2(g) A colourless solution is formed, consisting of strongly alkalic sodium hydroxide (caustic soda) and hydrogen gas. This is an exothermic reaction. Sodium metal is heated and may ignite and burn with a characteristic orange flame. Hydrogen gas released during the burning process reacts strongly with oxygen in the air. Phản ứng 2 : H2 + O2 ---> H2O A number of sodium compounds do not react as strongly with water, but are strongly water soluble. (Hình ảnh Sodium(Na) react w Water(H2O)release Hydrogen(H2)
29 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 290)
" : Việt Nam trước thách thức Mới từ Cambodia." ... Nguy cơ Đồng Bằng Sông Cửu Long bị thiếu nước ngọt và nước mặn lan rộng một phần do khí hậu biến đổi, nước biển dâng cao, một phần do nước sông Mekong bị giữ lại ở hàng chục hồ thủy điện khổng lồ mà Trung quốc và Lào đã xây dựng trên dòng chính của dòng sông. Nay lại thêm kênh đào Funan Techo rút nước khỏi dòng sông mẹ để tưới tiêu cho các cánh đồng, các khu đô thị sắp phát triển của Cambodia. Tương lai của hàng chục triệu dân Việt Nam ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang bị thách thức nghiêm trọng. Cambodia công bố dự án kênh đào Funan Techo dài 180 Km, nối từ sông Bassac – một nhánh phân lưu (distributary) của sông Mekong và là phần thượng nguồn của sông Hậu chảy qua đất Cambodia – đổ ra biển ở tỉnh Kep. (Bản đồ Dự án của Campuchia với Blue Line Canal)
19 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 532)
Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa được chính thức khai sinh vào những ngày tháng cuối năm 1954, sau ngày 20-7-1954, tức là ngày Hiệp Định Genève được ký kết giữa Pháp và Cộng sản Việt Nam. Cho mãi tới ngày 1-12-1954, các cấp chỉ huy Việt Nam lần lượt nhận lãnh quyền chỉ huy các Quân Binh Chủng từ tay người Pháp; Thiếu Tướng Nguyễn văn Vỹ được bổ nhiệm làm Tổng Thanh Tra Quân Đội, thay thế Thiếu Tướng Alessandri; Thiếu Tướng Lê Văn Tỵ được bổ nhiệm làm Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam thay thế Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh; Nhưng mãi tới ngày 29 tháng 12 năm 1954 mới có hiệp ước chính thức chấm dứt chế độ Quốc Gia Liên Kết “Quadripartisme” (chế độ này được khai sinh từ ngày quân Pháp theo chân Đồng Minh chiếm lại Đông Dương sau Đệ Nhị Thế Chiến) và cũng hủy bỏ hiệp định “Pau” năm 1950. Kể từ lúc đó các cơ sở hành chánh, cảnh sát, công an và các cơ quan tư pháp cũng được trao trả lại chủ quyền cho người Việt Nam. (Hình ảnh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu - Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa)
09 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 600)
Trận đánh tại Thường Đức (từ ngày 15 tháng Tám đến ngày 8 tháng Mười một, năm 1974), cũng như trận Long Khánh hồi tháng Tư, năm 1975, không phải là trận đánh sau hết trong Chiến Tranh Việt Nam, nhưng đây phải được coi là cuộc đọ sức cuối cùng trong số hằng trăm, hằng nghìn trận thư hùng lớn, nhỏ của quân đội hai miền Nam-Bắc, một trận Điện Biên Phủ khác trên chiến trường Việt Nam mà lực lượng chiến thắng là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH).