23 Tháng Tư 2024(Xem: 37)
[LIÊN ĐOÀN HẬU DUỆ VNCH : CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUÂN SỬ - QLVNCH ] : Ngày 21/4/1975 , Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đọc bài diễn văn từ chức và trao Hành Pháp VNCH cho Quyền Tổng Thống Trần Văn Hương ...Bốn ngày sau đó 25/4/1975 Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu và gia đình của ông rời xa Việt Nam bay sang Đài Loan , trong khi : " Tình hình Thủ Đô Sài Gòn mỗi ngày thêm nguy ngập ..." Từ ngày 24-4-1975, chiến sự tại vùng trách nhiệm của Quân đoàn III ngày càng sôi động kể từ khi Sư đoàn 18 Bộ binh, lực lượng Nhảy Dù, các binh đoàn tăng phái triệt thoái khỏi Xuân Lộc. Trước những diễn biến dồn dập, sáng ngày 26 tháng 4/1975, Bộ Tư lệnh Quân đoàn III đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp để bàn kế hoạch tái phối trí lực lượng tại Quân khu III và khu vực quanh Sài Gòn. Theo đó, cụm tuyến phòng ngự sẽ gồm có: tuyến vòng đai Thủ đô, tuyến Trảng Bom-Long Thành-Phước Tuy. (Hình ảnh Chiến sĩ QLVNCH giao tranh bảo vệ cầu Tân Cảng-Sài Gòn 28-4-1975)
17 Tháng Tư 2024(Xem: 246)
[LIÊN ĐOÀN HẬU DUỆ VNCH : CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU QUÂN SỬ - QLVNCH ] : Trận Long Khánh (Tháng 4. 1975), Không Quân VNCH có thả hai quả bom đặc biệt CBU.82 , tiêu diệt Sư đoàn 341CS, chặn đứng được cuộc tiến quân của cộng quân . Cho đến nay còn nhiều câu hỏi quanh quả bom này ?... Ngay khi nhận được tin cứ điểm phòng thủ của Chiến Đoàn Đặc Nhiệm 52 bị Cộng quân tràn ngập. Trung tướng Nguyễn văn Toàn, Tư lệnh QĐ3 VNCH xin quyết định sử dụng 2 qủa bom “Daisy Cutter” còn gọi là “CBU.82” tại mặt trận “Ngã Ba Dầu Giây”. vào vùng tập trung quân của QĐ4CS để chuẩn bị tiến về Thủ Đô Sài Gòn. Có gần 10,000 Cộng quân cùng với chiến xa T.54 và đại pháo các loại đang di chuyển trên QL.20 vừa tới ngã ba Dầu Giây đã bị triệt hạ chớp nhoáng . Có 5 quả CBU.82 nhưng chỉ có hai đầu kích nổ . Còn ba quả còn lại , CS tịch thu ...và CSHCM đã cho ốp kích nổ trên xe Molotova , trong cuộc chiến chống Trung quốc xâm lược từ 17/2/1979-18/3/1979 . Gây thiệt hại đẫm máu quân Trung cộng xâm lăng biên giới .
14 Tháng Tư 2024(Xem: 396)
Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi vào lòng người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh thiêng và gắn bó với dân tộc Việt Nam. Khu vực Di tích Đền Vua Hùng Vương được tọa lạc trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc vùng Kinh đô Phong Châu của thời đại Hồng Bàng . Ngược dòng Huyền Sử : Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân giống Rồng và Mẹ Việt Âu Cơ giống Tiên : sinh Trăm Trứng nở Trăm Con thuộc Dòng Giống Rồng Tiên ... Tuy Cha Mẹ Rồng Tiên thương yêu , nhưng môi trường sống khác nhau ... Cho nên , 50 con theo Mẹ Âu Cơ lên núi thành các sắc tộc miền núi non Âu Việt và 50 con theo Cha Lạc Long Quân xuống miền ven biển Đông thành lập nước Văn Lang - Lạc Việt . Người con trai Trưởng được tôn vinh làm Vua lấy hiệu là Hùng ( kHUN - Thủ Lĩnh ) Vua Hùng Vương truyền trao suốt 18 đời vua Hùng tại Phong Châu , nay tại Việt Trì , Phú Thọ - Bắc phần Việt Nam . ( Đền Hùng Vương - Nam Việt Tổ Tiên)
09 Tháng Tư 2024(Xem: 355)
Tỉnh Long Khánh có diện tích vào khoảng 3,500 cây số vuông, vùng đất đỏ phần lớn là núi thấp, đồi cao, rừng chồi thưa thớt, nhiều đồn điền cao su và vườn cây ăn trái.. Long Khánh chiếm một vị trí chiến lược quân sự rất quan trọng, vì đây là ngã ba giữa hai QL1 và 20,cửa ngỏ từ Miền Trung Miền Cao Nguyên và Thủ Đô Sài Gòn chỉ cách nhau hơn 80 cây số,do đó Xuân Lộc được Coi như vòng đai thép, ngoài việc bảo vệ phi trường Biên Hòa, tổng kho tiếp liệu Long Bình, phi trường Tân Sơn Nhất và Thủ Đô Sài Gòn. Xuân Lộc lại nằm trên đường giao liên giữa chiến khu C và Đ của Cộng quân với các mật khu Tam giác sắt, Dương Minh Châu, Mây Tào, Cù Mi, Xuyên Mộc, Hắc Dịch. Đất đỏ tỉnh Phước Tuy. Là con đường huyết mạch mà Cộng quân dùng để nhận tiếp tế, bổ sung quân số và tiếp liệu chiến cụ bằng đường biển do Đoàn 759 xuất phát từ Hà Nội vận chuyển vào MIền Nam.
07 Tháng Tư 2024(Xem: 203)
Quận Thủ Thừa , Tỉnh Long An, thuộc Quân Đoàn III VNCH , nhưng sông nước ,địa hình liên quan với Quân Đoàn IV nằm dọc theo Quốc lộ 4 , nhìn về bên phải từ hướng Sài Gòn đi xuống qua quận Bến Lức. Thời điểm vào những ngày cuối tháng Ba, năm 1975 khi Ban Mê Thuột vừa thất thủ, áp lực của Cộng quân đè nặng trên khắp 4 vùng chiến thuật. Địa Phương Quân-Nghĩa Quân VNCH tại Chi Khu Thủ Thừa nỗ lực ngăn chận , đường dây xâm nhập của địch quân CS từ vùng Mỏ Vẹt, Ba Thu và Kiến Tường...Đêm 8 rạng 9 tháng 4 năm 1975, một lực lượng cộng quân đánh vào tỉnh Long An chiếm phi trường Cần Đốt, một lực lượng khác đánh vào bên hông tỉnh chiếm xã Lợi Bình Nhơn của Thủ Thừa. Cuộc chiến bắt đầu. Hai cánh quân đánh vào Long An chỉ là để dương đông kích tây để cầm chân quân tiếp viện. Chủ lực CS là công trường 6 (Sư đoàn) nằm phía sau cách quận 5 cây số. Chúng tung từng toán đặc công tinh nhuệ, táo bạo đánh thẳng vào hông quận qua ngã chợ...(Hình ảnh Giang Đoàn Xung Phong HQVNCH chiến đấu)
06 Tháng Tư 2024(Xem: 200)
Căn Cứ 20 Chiến Thuật Không Quân - Phan Rang bị xoá tên, danh hiệu Phi đoàn 548 Ó Đen cũng nhạt nhoà trong trí nhớ một số người... Nhưng ! Những người còn lại sau cuộc chiến, những người con yêu của Tổ quốc vẫn thiết tha với tiền đồ Dân Tộc Việt Nam , họ vẫn bền gan ngâm khúc bi hùng hầu đánh động vào lương tri nhân loại trước những thảm trạng đau thương chỉ với một ước mơ đơn sơ tội nghiệp: Một ngày thanh bình, an lạc và tự do bên kia bờ Thái Bình Dương " Là Việt Nam đất nước tôi ... Bình Yên ! " (Hình ảnh Khu Trục Cơ A-37 KLVNCH - Phi Đoàn 548 Ó Đen - Lý Tống)
31 Tháng Ba 2024(Xem: 245)
Kính chào Quý vị Cha mẹ và người thân hướng dẫn con cháu học tiếng Việt . BÀI HỌC 27 : CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VUA MINH MẠNG . Xin nhờ Quý vị mở Đọc thêm và in ra giấy phần Bài học 27. Để làm bài mẫu cho các học sinh đọc theo . Mong muốn có sự tham gia của tất cả Cha mẹ và người thân hướng dẫn của các cháu học sinh. (Hình ảnh vua Minh Mạng hay Minh Mệnh thuộc dòng họ chúa Nguyễn Hoàng ở Đàng Trong)
29 Tháng Ba 2024(Xem: 256)
Hỏa lực yểm trợ trực tiếp cho chiến trường Phan Rang lúc bấy giờ từ phi trường Phan Thiết. Các phi tuần A37 đã cất cánh từ Phan Thiết oanh tạc vào các rặng núi sát cạnh phi trường, do đó hàng ngũ địch có phần nào rối loạn. Cộng quân hiểu rằng nếu tấn công ngay không có lợi; dù sao hệ thống phòng thủ kiên cố ở phi trường và lực lượng bên trong còn khá mạnh. CS cố tình bao vây Phan Rang càng sớm càng tốt; rồi thiết trí các hỏa lực phòng không để khống chế các phi cơ yểm trợ. Suốt đêm 15/4 rạng sáng 16/4, Cộng quân bắt đầu điều động về Phan Rang rất nhiều; cả đêm các điểm đóng quân của chiến sĩ Dù ở ngoài phi trường báo cáo liên tục chạm địch. Trong phi trường còn 4 chiếc TVX M113 thì xăng nhớt không đủ để chạy xa, pháo binh yểm trợ gần hết đạn. Quân cụ thiếu hụt, các chiến sĩ Dù chiến đấu như mãnh hổ mà móng vuốt đã bị bẻ gãy! Thiếu đạn dược, không hỏa lực yểm trợ. BTL tiền phương Quân Đoàn suốt đêm gọi về xin tiếp tế và tăng viện...nhưng không được một đáp ứng nào !
23 Tháng Ba 2024(Xem: 372)
Liên tỉnh lộ 7B là một con đường nối liền Quốc Lộ 14 ở Pleiku với tỉnh Phú Yên dài 182 Km, đi ngang qua tỉnh Phú Bổn. Đây là con đường rừng núi hiểm trở, bị bỏ hoang từ lâu. Từ Pleiku phải đi theo Quốc Lộ 14 về phía nam khoảng 44 Km mới đến ngả ba đi vào đường số 7B, được gọi là “chĩa ba” Mỹ Thạch ,dân địa phương gọi là ngã ba Cheo Reo . Từ Mỹ Thạch đến thị trấn Hậu Bổn (Cheo Reo) phải vượt một đoạn đường dài khoảng 84 Km, băng qua đèo Chư Sê. Tỉnh Phú Bổn nằm trên độ cao từ 150M đến 1.000M với núi rừng trùng điệp, được chia thành 3 quận là Phú Thiện, Phú Túc và Thuận Mẫn. Từ thị trấn Hậu Bổn muốn đi Phú Yên phải qua đèo Tuna cách thị trấn Hậu Bổn 4 Km, rồi qua cầu Phú Túc và đến Củng Sơn, nơi đây sẽ gặp Sông Ba , đoạn đường này dài khoảng 48 Km. Bên kia Sông Ba là xã Sơn Hà, quận Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Từ Củng Sơn đến Tuy Hòa khoảng 50 Km sông Ba có tên là sông Đà Rằng chảy ra bờ biển phía nam Thị xã Tuy Hòa . (Hình ảnh Cheo Reo những ngày triệt thoái Quân Đoàn II VNCH)
21 Tháng Ba 2024(Xem: 262)
Quân Khu I ngày một nguy ngập, Cộng quân đã tấn công mạnh theo thế gọng kìm từ Quảng Trị đánh xuống và từ trong Quảng Ngãi đánh ra , dân chúng chạy loạn ồ ạt từ Huế kéo về Đà Nẵng, từ Quảng Nam ,Quảng Ngãi kéo lên. Ngày 21/3/1975 CS tấn công Phú Lộc, áp lực mạnh trên Quốc lộ 1, dân tản cư đông như kiến từ Huế về Đà Nẵng. Sư đoàn I Bộ Binh VNCH có Pháo binh và Không quân yểm trợ đẩy lùi cuộc tấn công của CS ,nhưng Cộng quân có ưu thế về lực lượng nên Sư đoàn 1 cầm cự đến trưa ngày 22 thì thất thủ, Trung đoàn 1 BB ( SĐ1) và Liên đoàn 15 Biệt động Quân bị đẩy lui, một khúc đường Quốc lộ 1 bị cô lập, Trung đoàn I BB bị thiệt hại nặng, Tướng Trưởng ra lệnh thu gọn tuyến phòng thủ Huế... 25/3/1975 Các lực lượng Huế bắt đầu di tản, Sư đoàn I BB và các đơn vị cơ hữu rút ra cửa Tư Hiền. Hải quân và Công binh sẽ bắt cầu để quân di tản đi ngược vào đất liền rồi dùng đường bộ về Đà Nẵng. Sư đoàn TQLC và các đơn vị trực thuộc sẽ triệt thoái bằng tàu Hải quân. (Hình ảnh Trung Tướng Ngô Quang Trưởng)