TIẾNG VIỆT À ƠI ! BÀI HỌC 25 : TÂY SƠN NGUYỄN HUỆ CHIẾN THẮNG QUÂN XIÊM LA (1785) .

16 Tháng Ba 20238:32 CH(Xem: 733)
TIẾNG VIỆT À ƠI ! BÀI HỌC 25
Tây Sơn Nguyễn Huệ Chiến Thắng Quân Xiêm La (1785).

Sau khi chúa Nguyễn bị lật đổ ,hậu duệ chúa Nguyễn là Nguyễn Ánh cầu viện vua Xiêm La , vua Xiêm là Rama I nhân cơ hội này , muốn chiếm đoạt thêm lãnh thổ phía đông .
Ngày 25 tháng 7 năm 1784, vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng làm chủ tướng và Chiêu Sương, làm tướng tiên phong, thống lĩnh 5 vạn quân thủy bộ và 300 chiến thuyền, từ Vọng Các vượt vịnh Xiêm La, qua ngả Kiên Giang sang giúp Nguyễn Ánh .
Cuối năm 1784, quân Xiêm chiếm gần nửa đất miền Tây Nam Phần , ra sức cướp phá chuẩn bị tấn công quân Tây Sơn ở vùng đất còn lại.
Năm 1785, Nguyễn Huệ đã tổ chức trận phục kích Rạch Gầm - Xoài Mút trên sông Tiền (Cửu Long) gần Mỹ Tho - Tiền Giang , đánh tan tành quân Xiêm xâm lấn , Nguyễn Ánh lại chạy sang Xiêm La ẩn trốn .
Đây là một thắng lợi lớn tiêu diệt gần 4 vạn quân Xiêm, dưới sự chỉ huy tổ chức, cầm quân của Nguyễn Huệ, đập tan mưu đồ xâm lược của quân Xiêm, làm vẻ vang Dân tộc Việt Nam của phong trào Tây Sơn.

Giải Nghĩa Từ Vựng :
- Nguyễn Ánh hay Nguyễn Phúc Ánh cháu nội của chúa Nguyễn Phúc Khoát là triều chúa áp chót ở Đàng Trong , trước khi bị nghĩa quân Tây Sơn lật đổ năm 1777 tại Thuận Hoá - Huế .
Ông trốn vào miền Nam , vùng sông Cửu Long và chống lại Tây Sơn .
Năm 1784 ông và thuộc hạ cầu viện binh từ vua Xiêm La Rama I nhưng đã bị lực lượng Tây Sơn Nguyễn Huệ tổ chức phục binh đánh bại năm 1785 .
Sau cuộc bại trận đó , Nguyễn Ánh lại qua Xiêm La lần nữa , xin nhờ vào các linh mục truyền đạo Công giáo người Âu Châu , ông cho Hoàng tử Cảnh theo đạo Công giáo và qua môi giới của các Tu sĩ Công giáo mà Nguyễn Ánh xin được sự trợ giúp tiền bạc, vũ khí và kỹ thuật tàu đồng của Pháp quốc thời Napoleon III (France) .
Kể từ đó người Pháp can thiệp sâu hơn vào tình hình chính trị Việt Nam và vẫn còn hậu quả : có xấu , có tốt tại Việt Nam đến ngày nay .
- Xiêm La (Siam) là tên xưa của nước Thái Lan bây giờ (ThaiLand from 1949) . Ngày xưa gồm có phía bắc là vương quốc SukhoThai và phía nam là AyuThaya .
- Sông Cửu Long là tên gọi của đoạn hạ lưu của sông Mê Kông chảy qua lãnh thổ Việt Nam tại vùng Tây Nam Phần .
Sông chia ra 2 nhánh lớn là Tiền Giang và Hậu Giang sau đó chảy ra biển Đông qua 9 cửa phụ .
Nhánh sông Tiền Giang chảy qua khu vực chiến sự do Tây Sơn Nguyễn Huệ sắp đặt trận địa phục kích quân Xiêm La tại cù lao Thới Sơn và Rạch Gầm - Xoài Mút , gần với địa danh Mỹ Tho , Bến Tre ... trước khi ra biển Đông .
- Vọng Các là Băng Cốc thủ đô của nước Thái Lan .
- Vịnh Xiêm La (Siam) là vịnh Thái Lan .
- Kiên Giang là một tỉnh cuối cùng phía Tây nam của Việt Nam , vùng này có thị xã Hà Tiên xinh đẹp .
Tây Nam Phần là khu vực đồng bằng của các sông Vàm Cỏ và sông Cửu Long còn gọi là miền Tây .
- phục kích (mai phục) : là ẩn dấu binh sĩ trong chổ kín đáo , thuận lợi và chờ quân giặc tới vị trí , ngay lập tức tấn công quân giặc dựa vào yếu tố bất ngờ và thuận lợi địa hình , thời tiết .
- Phong trào Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc;Nguyễn Huệ;Nguyễn Lữ lãnh đạo , nổi dậy ở huyện Tây Sơn ,tỉnh Bình Định và lôi cuốn nghĩa sĩ từ các tỉnh miền Trung Việt Nam .
Tây Sơn - Quang Trung Nguyễn Huệ là vị Anh Hùng Dân Tộc đã có công chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài Trịnh-Nguyễn Phân Tranh thống nhất đất nước Đại Việt và lập nên chiến công lừng lẫy chống quân xâm lược :
Nguyễn Huệ vô Nam , đánh bại Xiêm La .
Quang Trung ra Bắc , Mãn Thanh sụp đổ .
- Rạch Gầm - Xoài Mút ở vùng Mỹ Tho nằm trong tỉnh Định Tường thời triều Nguyễn , khi đó gồm có Lục Tỉnh vùng miền Đông Nam Phần và Tây Nam Phần : Biên Hòa;Gia Định;Định Tường;Vĩnh Long;An Giang;Hà Tiên .
- địa danh Rạch Gầm là tên của một con rạch hay lạch nước chảy đổ ra sông Tiền ở Mỹ Tho . Theo truyền miệng dân gian thì thuở người Việt theo chân chúa Nguyễn vào khai khẩn đất hoang thì vùng này toàn là rừng rậm , cây cao mọc um tùm và dừa nước , bần gie... Ngoài ra , các loại dã thú xuất hiện nhiều nhất là voi,trăn,heo rừng,cá sấu và cọp. Đêm ngày , đều nghe tiếng cọp rống ,làm sởn gáy những người di dân Nam tiến .
Bởi vậy ông bà mới đặt tên vùng này là Rạch Cọp Gầm , sau đó để dể nhớ nên kêu bằng Rạch Gầm cho gọn . Rạch Gầm cách Xoài Mút 7 cây số và cách Mỹ Tho 14 cây số .
- địa danh Xoài Mút cũng là tên một con rạch chảy vào Rạch Xoài Hột đến sông Tiền ở vùng Mỹ Tho . Theo ông bà truyền lại thì ngày xưa do ở đây có rừng xoài hoang,trái nhỏ,hột to,cơm ít,muốn ăn thì phải mút hột mới được .
Từ đó, mới có tên Xoài Mút . Giống xoài hoang này , bây giờ đã bị chặt hết để lấy đất làm nhà vườn , nên hoạ hoằn lắm mới còn độ một vài cây sót lại .
- con rạch hay (lạch) là dòng nước chảy ra sông hay kênh (kinh) , nó không rộng lắm thường nhỏ hơn con kênh như kênh Thủ Thừa,kênh Vĩnh Tế ...dưới miền Tây Nam Phần .
TIẾNG VIỆT À ƠI ! BÀI HỌC 25 tạm dừng tại đây .
Phần tập đọc & viết Chính tả sẽ kế tiếp trong thời gian tới .
Chúc các cháu học sinh và gia đình Cha mẹ , anh em và ngưòi thân hướng dẫn đều vui khoẻ , may mắn .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn