[ LỊCH SỬ CẬN ĐẠI VIỆT NAM 1945 - 1975 ] CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI NGÔ ĐÌNH DIỆM (Phần 9) : GIÁN ĐIỆP NHỊ TRÙNG CS DƯỚI Ô CHE CHỞ CỦA ANH EM ÔNG DIỆM - NHU & GIÁM MỤC NGÔ ĐÌNH THỤC (Phạm Ngọc Thảo ; Vũ Ngọc Nhạ ; Nguyễn Công Tài ; Mã Tuyên.)

17 Tháng Hai 20239:47 CH(Xem: 879)
Chính quyền Ngô Đình Diệm mất hết sự tin tưởng của quần chúng ở cả nông thôn lẫn thành thị.
Hàng trăm đảng viên Đại Việt, Duy Dân, Việt Nam Quốc Dân Đảng đã bị đem nhốt chung với Cộng sản, hồ sơ cá nhân biến thành hồ sơ Cộng sản trong khi một số cán bộ Cộng sản trá hình đầu thú lại được trọng dụng và chính thành phần này đã " chỉ điểm " cho chính quyền bắt lương dân hay giới quốc gia chống Cộng mà chúng chụp mũ cho là Cộng sản.
Điển hình như ở Phú Yên, hàng trăm người thuộc Đại Việt Quốc Dân Đảng đã bị bắt, bị tra tấn và giam cầm, các em và cháu của Lãnh tụ Trương Tử Anh , Trương Tử An đã bị đánh đập tàn tệ, bị bỏ tù chung với Cộng sản đến sau năm 1963.

Sinh ngày 14 tháng 2 năm 1922, nguyên quán Cần Thơ - Tỉnh Hậu Giang (cũ) trong một gia đình Công giáo toàn tòng. Phạm Ngọc Thảo còn có tên là Albert Phạm Ngọc Thảo. Mọi người thường gọi là Chín Thảo vì được sinh thứ 9 trong gia đình.
Cha là Adrian Phạm Ngọc Thuần (1882-1970), một địa chủ lớn có quốc tịch Pháp. Mẹ là bà Martha Nguyễn Thị Giai (1883-1963). Ông Adrian Phạm Ngọc Thuần có tới hơn 4000 mẫu đất và gần 1000 căn nhà rải rác ở khắp các tỉnh Cần Thơ, Châu Đốc, Long Xuyên, Rạch Giá, Sa Đéc, Vĩnh Long. Ông Thuần có quốc tịch Pháp nên các con đều được sang Pháp học.
Khi Pháp quay lại xâm chiếm Việt Nam, Phạm Ngọc Thảo bỏ quốc tịch Pháp và trở về Vĩnh Long theo anh tham gia kháng chiến, làm việc ở Văn phòng Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ.
Lúc nhỏ ông học một trường tư thục Công giáo nổi tiếng ở Sài Gòn đó là trường Lasan Taberd (Có tài liệu nói học trường Chasseloup Laubat). Khi học xong tú tài, khác với các anh em khác, ông không sang Pháp du học (do Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra) mà ra Hà Nội học, tốt nghiệp Trường kỹ sư công chánh năm 1942 và về làm việc tại Sài Gòn từ năm 1943.
Năm 1946, Phạm Ngọc Thảo được Việt Minh CS cho ra Sơn Tây học tập. Tốt nghiệp khoá I, ông được điều về Phú Yên nhận nhiệm vụ làm giao liên.
Một lần, Phạm Ngọc Thảo được giao nhiệm vụ đưa một cán bộ về Nam Bộ. Do người cán bộ này có vẻ ngoài gầy yếu, ông đề nghị người cán bộ này giả vờ bị bệnh lao phổi và cho mình cõng trên lưng, khi đi qua các khu vực do quân Pháp chiếm đóng sẽ khai là hai chú cháu cõng nhau đi tìm thầy thuốc. Như dự đoán, do sợ bệnh lao, những người xét hỏi chỉ khám xét qua loa và hai người đến an toàn khu . Người cán bộ được Phạm Ngọc Thảo hộ tống chính là Lê Duẩn, người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tình báo của ông sau này.
Sau khi trở về Nam Bộ, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phòng mật vụ Ban quân sự Nam Bộ – tổ chức tình báo đầu tiên của cách mạng ở Nam Bộ , rồi được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 410, Quân khu 9 (có tài liệu nói là tiểu đoàn 404 hoặc tiểu đoàn 307). Việc giao cho Phạm Ngọc Thảo, một thanh niên con nhà địa chủ Công giáo làm Trưởng phòng Mật vụ, là quyết định của Lê Duẩn.
Năm 1949, Phạm Ngọc Thảo kết hôn với bà Phạm Thị Nhiệm, cũng là một Việt Minh CS . Những năm 1952-1953, Phạm Ngọc Thảo là sĩ quan tham mưu trong một số đơn vị chủ lực của Việt Minh tại miền Tây Nam Bộ.
Năm 1954 Phạm Ngọc Thảo trở lại Sài Gòn giữa lúc tình hình rất khó khăn, lực lượng Bình Xuyên gây rối khắp nơi.
Năm 1955 về Vĩnh Long dạy học. Vùng này thuộc giáo phận của Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục, vốn quen biết gia đình ông từ lâu. Gia đình ông theo Thiên chúa giáo lâu đời, rất thân thiết với Giám mục Ngô Đình Thục. Giám mục Ngô Đình Thục rất quý mến Thảo vì đã từng làm lễ rửa tội cho ông và coi ông như con nuôi.
Phạm Ngọc Thảo từng mời Giám mục Phêrô Ngô Đình Thục vào chiến khu để tranh thủ đồng bào Công giáo ủng hộ kháng chiến. Vì vậy, Giám mục Thục đã bảo lãnh cho ông vào dạy học ở trường Nguyễn Trường Tộ. Sau này, cũng chính Giám mục Thục đã giới thiệu ông với Ngô Đình Nhu và ông được sắp xếp vào làm việc ở Sở Tài chánh Nam Việt.
Vào khoảng 1955 nghe nói đến một cán bộ hồi chánh tên là Phạm Ngọc Thảo về làm việc tại Viện Hối Đoái. Về sau y được Bộ Nội Vụ cho đeo lon Đại Úy và giao làm với Bảo An Tỉnh Đoàn Vĩnh Long. Rồi được bổ Tỉnh Trưởng Bến Tre. Bến Tre mà tên cũ là Thủ Đầu Một là một tỉnh trù phú và Việt Minh dùng làm nơi dưỡng quân. Tỉnh Trưởng mới hết sức năng động, hay đứng giữa công chúng diễn giảng và lập lại hoàn toàn an ninh địa phương. Một thời gian sau tỉnh trưởng được thay thế vì đã hoàn tất nhiệm vụ.
Tháng 5 năm 1956 được sự giới thiệu của ông Huỳnh Văn Lang, Tổng giám đốc Viện Hối đoái và Bí thư Liên kỳ bộ Nam Bắc Việt của đảng Cần Lao, Phạm Ngọc Thảo được cử đi học khóa huấn luyện tại trung tâm Nhân vị tại Vĩnh Long. Và sau đó (tháng 10 năm 1956) gia nhập đảng Cần Lao Nhân vị .
Sau khi gia nhập đảng Cần Lao, ông phụ trách tổ quân sự, giữ nhiệm vụ nghiên cứu về chiến lược và chiến thuật quân sự và huấn luyện quân sự cho các đảng viên đảng Cần Lao. Tháng 1 năm 1957 Phạm Ngọc Thảo tham gia biên tập bán nguyệt san Bách Khoa - tạp chí của một nhóm trí thức đảng Cần Lao được thành phần độc giả đánh giá cao, trong đó có chính anh em Ngô Đình Diệm. Nhờ đó, Phạm Ngọc Thảo dần dần lọt vào mắt gia đình họ Ngô. Năm 1957, ông được điều về làm việc tại Phòng Nghiên cứu chính trị của Phủ tổng thống với hàm thiếu tá. Từ đó, lần lượt giữ các chức vụ Tỉnh đoàn trưởng Bảo an tỉnh Vĩnh Long, rồi Tỉnh đoàn trưởng Bảo an tỉnh Bình Dương.
Năm 1960, sau khi học một khóa chỉ huy và tham mưu ở Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, Phạm Ngọc Thảo được cử làm Thanh tra Khu Trù Mật.

Tướng Huỳnh Văn Cao (trong hồi ký “Một Kiếp Người”) đã viết : [Trung Tá Phạm ngọc Thảo, hiện là sĩ quan của Miền Nam, diện hồi chánh, nhưng đã từng là bạn thân của Lê Duẩn, ngày đám cưới của Thảo tại Thiên Hộ Đồng Tháp thì Lê Duẩn đã đích thân đến dự. Khi tôi còn là Tư Lệnh Sư Đoàn 7 kiêm Khu Chiến Tiền Giang thì Thảo làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Kiến Hòa, người được Tổng thống Diệm tin cậy. Trong những giây phút thân tình, Thảo đã thỏ thẻ với tôi: “Nếu Đại Tá Tư Lệnh muốn quen biết với ông Lê Duẩn thì tôi có thể sắp xếp được.”
Cho nên đã có lần tôi thưa với cụ Diệm: “Sao Cụ cứ để Trung Tá Thảo làm Tỉnh Trưởng Kiến Hòa lâu vậy, Cụ không sợ Thảo rủ rê cháu theo Cộng sản hay sao?” Cụ Diệm đáp lại: “Ừ, để xem đứa nào rủ được đứa nào?” Lúc ấy, tôi đã hiểu là Tổng Thống Diệm tin chắc không thể nào Thảo rủ rê tôi được, nhưng đồng thời có nghĩa là Tổng thống Diệm biết rõ Thảo là Cộng Sản].

Tết Việt nam 1963, thông qua Ủy hội Quốc tế, chủ tịch Hồ Chí Minh gửi mang vào tặng Tổng thống Ngô Đình Diệm một cành đào.

Theo Trung Tướng Huỳnh Văn Cao (cựu Tư Lệnh Quân Đoàn IV):

“Đọc hồi ký Một Kiếp Người của Trung tướng Huỳnh Văn Cao, tới đây thì vấn đề ông Nhu có liên hệ với CS không cần bàn cãi nữa. Cả tướng (Trần Văn) Đôn, tướng Huỳnh Văn Cao và Nha An Ninh Quân Đội của Đại tá Đỗ Mậu đều báo cáo (rằng) Đại tá Phạm Ngọc Thảo là Cộng-sản nằm vùng, nhưng cả 2 ông Diệm và Nhu lẫn cha Thục vẫn cứ cố ý bảo vệ cho Thảo.
Trong hồi ký Một Kiếp Người của Huỳnh Văn Cao cho biết Đ/tá Thảo còn dám cả gan “móc nối” ông Cao (lúc còn Đại tá), đòi giới thiệu để ông Cao làm quen với Tổng bí thư Lê Duẫn, Các sĩ quan dưới quyền ông Cao rất tức giận vì biết Thảo là Cộng-sản nằm vùng, đòi giết Thảo (các trang 79-80). Ông Nhu nghe Thảo báo cáo bèn dọa “Kẻ nào đụng tới Thảo (tôi) sẽ bỏ tù rục xương” (trang 90).
Đồng thời, nơi trang 84, Tướng Huỳnh Văn Cao còn cho biết cả Đại tướng Harkins cũng nghi ngờ TT Diệm. Bỏi vì cuộc hành quân nào của QLVNCH sắp mở ra mà báo cho Tổng Thống phủ thì CS đều biết trước!
Cho thấy người Mỹ, CIA đã biết và theo dõi bám sát ông Ngô Đình Nhu từ lâu. Và người Mỹ nhiều lần đòi Tổng Thống Diệm loại trừ ông Nhu. Các tướng lãnh cũng đòi loại trừ ông Nhu nhưng ông Diệm cương quyết giữ ông Nhu!”
(trích từ hồi ký “Một Kiếp Người” của tướng Huỳnh Văn Cao - theo Quang Phục trong cuốn “Hãy Trả Lại Sự Thật cho Lịch Sử” của Quang Phục Võ Văn Sáu, 2004, trang 30)

Theo Trung tướng Tôn Thất Đính
(Cựu Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ, Thượng Nghị Sĩ VNCH):
“Trong khi đó, Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu lại phạm vào một lỗi lầm ngoại giao to lớn là khước từ sự giúp đỡ về an ninh của Đại Sứ Mỹ Cabot Lodge, chạy vào nhà Mã Tuyên là Trung Tâm Liên Lạc xưa nay của ông Nhu với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Không phải cuộc binh biến 1-11-63 đã đưa đến cuộc thảm sát 2 ông, mà chính quyết định liều lĩnh này đã làm cho 2 ông gánh lấy thảm họa! Sao lại đi đến một trung tâm liên lạc với cộng sản mà Mỹ đã biết từ lâu rồi!”
(trích trong cuốn hồi-ký “Hai Mươi Năm Binh Nghiệp” của Tôn Thất Đính, trang 443)

Theo ông Việt Thường
(Cựu đảng-viên cao-cấp Cộng-sản Việt-Nam):
“... Nguyễn công Tài đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu hàng núi hồ sơ về gia đình nhà ông Ngô Đình Diệm và những người kế cận, cũng như những người đối lập. Tài liệu cập nhật từ nhiều nguồn, nhưng phần đóng góp của nội gián Phạm ngọc Thảo là rất quan trọng. Làm sao phải chọn người tiếp xúc thật đúng mà lại bảo toàn bí mật. Cuối cùng, sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, Nguyễn công Tài đã lựa nhân vật Mã Tuyên, người Tàu ở Chợ-lớn đang làm công việc kinh tài cho gia đình ông Ngô Đình Diệm.
Thông qua dịch vụ buôn bán táo bạo, Nguyễn công Tài đã tiếp xúc trực tiếp được với Mã Tuyên. Và, cái thời điểm để đưa ý kiến cho Mã Tuyên "gợi ý" với anh em ông Ngô Đình Diệm là sau tháng 2-1962, sau cái ngày mà hai trung uý của quân đội ông Diệm là Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử ném bom dinh Độc Lập làm đảo chính. Sự việc của hai trung uý Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử tuy không thành công nhưng nó lại là lý do hợp thời để Nguyễn Công Tài làm cuộc tiếp xúc với anh em ông Diệm, Nhu thông qua thương gia người Tàu ở Chợ-lớn là Mã Tuyên. Tín hiệu có thuận lợi. Quả nhiên ông Nhu nhận sự tiếp xúc một cách thận trọng và kéo dài thời gian để mặc cả cho cái giá đi đêm. Nguyễn công Tài có nhận xét là anh em ông Diệm, Nhu tuy học ở Pháp và Mỹ về nhưng óc bài ngoại cực đoan như “Tự Đức” và cũng có mộng Việt Nam sẽ gồm cả Miên và Lào và phải là cường quốc ở châu Á.
Sự việc tin đi mối lại chỉ dừng ở đó. Phải cho đến lúc được phép của ông Line, Nguyễn công Tài cung cấp cho ông Nhu một số tài liệu chứng minh người Mỹ muốn lưu lại ông Diệm còn vợ chồng ông Nhu phải đi lưu vong nước ngoài, cũng như họ trước sau cũng buộc ông Diệm phải từ bỏ chế độ độc tài, gia đình trị, phải chia quyền lãnh đạo cho các đảng phái cũng như phải có chính sách bình đẳng tôn giáo. Ông Nhu chấp nhận một cuộc gặp gỡ với phái viên đặc biệt của ông Line. Có thể đây chỉ là giải pháp phòng ngừa mà cũng có thể ông Nhu muốn hiểu rõ hơn ý đồ của địch. Những điều này còn là bí ẩn đi theo ông Nhu xuống tuyền đài.
Phạm Hùng nhận những chỉ thị toàn quyền hành động từ ông Line tại phủ toàn quyền Đông Dương ở Ba-Đình (Hà-nội) và cấp tốc đi Nam bằng cả ba thứ phương tiện: thủy, bộ và hàng không.
Đầu tháng 2-1963, cuộc họp "bí mật" giữa ông Ngô Đình Nhu và Phạm Hùng diễn ra tại một địa điểm kín đáo ở quận Tánh Linh, tỉnh Bình Tuy. Trong cuộc họp này có cả Nguyễn công Tài cũng được dự. Khi chia tay, cả hai bên đều hỷ hả. Nội dung cuộc họp vẫn còn nằm trong bí mật cho đến nay.
Đầu tháng 11-1963, các tướng trong quân đội của ông Diệm làm đảo chánh thành công. Anh em ông Diệm, Nhu theo đường hầm trốn vào Chợ-lớn ở nhà Mã Tuyên. Phải chăng hai anh em ông Diệm, Nhu định chờ người của Phạm Hùng và Nguyễn công Tài đến đón ra bưng biền?
Người duy nhất còn lại là Nguyễn công Tài, sau này "tình cờ" làm cái việc xét căn cước, cảnh sát của miền Nam đã bắt được Nguyễn công Tài. Người Mỹ đã cho giam Nguyễn Công Tài ở Bạch Đằng (Sài-gòn), cho hưởng mọi tiện nghi vật chất rất cao và cũng được ngồi xe hơi (tất nhiên có bảo vệ) đi "tham quan" phố xá Sài-gòn. Đến 1975, trước khi đứt phim miền Nam, Mỹ đã thả Nguyễn công Tài ra...”

Theo Ông Nguyễn Văn Châu (Cựu Chủ Tịch Quân Ủy của Đảng Cần Lao, Giám Đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý trực thuộc Bộ Quốc Phòng, cộng-tác-viên đắc-lực của Tổng-Thống Ngô Đình Diệm và Cố-Vấn Ngô Đình Nhu):
“Ít người biết rõ là trong năm 1963, Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh đã chuẩn bị cho một thỏa ước ngầm để chấm dứt cuộc chiến anh em Bắc Nam đồng thời loại bỏ sự can dự của ngoại quốc (Hoa Kỳ...)”
(Trích từ “Ngô Đình Diệm, nỗ lực hòa bình dang dở” luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Châu tại Đại Học Paris VII, do Nguyễn Vy Khanh dịch, Xuân Thu xuất-bản năm 1989, trang 16)
Theo ông Nguyễn Hưng Đạt
(Cựu đảng-viên cao-cấp Cộng-sản Việt-Nam, Moscow):
“Vì Mỹ muốn đổ quân vào, nên để thương thuyết, ông Hồ đã thông qua Đại tá Phạm Ngọc Thảo liên hệ với cố Tổng thống Ngô Đình Diệm cho Đặc phái viên đặc biệt, Tướng Nguyễn Tài - Thứ trưởng Bộ Công An (chứ không phải Nội vụ) của chính phủ VNDCCH (CS) đến Sài Gòn. Ông Tài là em ruột nhà văn nổi tiếng Nguyễn Công Hoan. Nhân chứng Đại tá Thảo nói rõ với ông Diệm mình là người CS trước lúc môi giới thương thuyết. Ông Diệm cho ông Tài ở ngay bên cạnh mình trong Dinh Gia Long. Nhân vật mà Thiếu tướng Đỗ Mậu, Phụ trách An ninh Quân đội, viết (trong hồi ký “Làm Thế Nào Để Giết Một Vị Tổng Thống”) là những nhân vật cao cấp cuả Chính phủ có thấy một người mang một lá cờ đỏ sao vàng nhỏ bằng con tem trên ve áo, chính là người này. Ông Nguyễn Tài bị bắt ngay sau Đảo chính 11.1963, bị biệt giam đến cuối tháng 4.1975, may nhờ một hạ sỹ không theo lệnh chỉ huy ném lựu đạn vào xà lim. Anh này báo với Ủy ban Quân quản đến cứu con người liệt hai chân này...

Trong suốt cuộc hoạt động , Vũ Ngọc Nhạ có nhiều tên gọi như Pièrre Vũ Ngọc Nhạ (tên Thánh), Vũ Ngọc Nhã , Vũ Đình Long (còn gọi là Hai Long), hay như bí danh Lê Quang Kép. Ngoài ra ông còn được biết với các biệt danh như thầy Hai, thầy Bốn (do bà con Giáo xứ Bình An đặt cho vì ông là thầy giảng đã tu 4 chức), Ông cố vấn (do từng được xem là cố vấn của một số quan chức cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa).
Vũ Ngọc Nhạ (V N Nhạ )tên thật là Vũ Xuân Nhã, sinh 30 tháng 3 năm 1928 tại xã Vũ Hội, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình (quê cha) nhưng từ nhỏ sống tại quê mẹ - Giáo xứ Phát Diệm, Ninh Bình . Năm 15 tuổi, Vũ Ngọc Nhạ được bố đưa vào Huế học Trường Trung học Thuận Hóa. Ông tiếp xúc với CS, được giới thiệu vào Việt Minh CS và được kết nạp Đảng Cộng sản ngày 20-6-1947.
Cuối năm 1946, tham gia chống Pháp tái chiếm Đông Dương tại Hà Nội. Sau khi Việt Minh CS rút khỏi Hà Nội, ông trở về Thái Bình, tham gia công tác dân vận của chính quyền Việt Minh tại địa phương, phụ trách khối Công giáo vận , với bí danh là Lê Quang Kép.
Năm 1951, để hoạt động trong vùng bị Pháp kiểm soát, ông đã nhờ người em trai làm một căn cước giả mang tên Vũ Ngọc Nhạ.
Năm 1950, quân Pháp tổ chức nhiều hoạt động càn quét, tảo thanh lớn ở Thái Bình, gây nhiều thiệt hại cho lực lượng Việt Minh CS . Vũ Ngọc Nhạ được cử làm Bí thư Thái Bình để củng cố lại lực lượng. Cùng năm đó, ông được cử làm Thị uỷ viên Thị xã Thái Bình và tham gia tổ chức phá căng Bo , giải thoát tất cả những người bị quân Pháp giam giữ ở đây.
Năm 1952, Vũ Ngọc Nhạ (sử dụng tên Vũ Ngọc Kép) dự Hội nghị chiến tranh du kích Bắc Bộ tại Việt Bắc. Tại hội nghị này Vũ Ngọc Nhạ được Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ tìm hiểu thông tin về các hoạt động, ý định và dự định của Hoa Kỳ .
Năm 1953, qua sự giới thiệu của Bí thư Liên Khu 3 là Đỗ Mười, Vũ Ngọc Nhạ được Trần Quốc Hương (CS Mười Hương) tuyển chọn vào cơ quan tình báo quân sự để đào tạo cán bộ hoạt động trong giới Công giáo.
Xuống tàu vào miền Nam .
Năm 1954,cơ quan tình báo quân sự CS đã ra chỉ thị tung một số điệp viên chiến lược vào miền Nam để chuẩn bị cho thời kỳ "hậu Hiệp định Genève".
Vũ Ngọc Nhạ là một trong số những điệp viên đó.
Ông tạo vỏ bọc là giáo dân Công giáo ngoan đạo, bị Việt Minh CS kỳ thị vì tôn giáo và xuất thân nên từ bỏ Việt Minh về sống ở quê ngoại tại Phát Diệm, Ninh Bình và tham gia “Tổng bộ tự vệ Phát Diệm” lãnh đạo bởi hai giáo sĩ chống cộng là Giám mục Lê Hữu Từ và Linh mục Hoàng Quỳnh. Năm 1955, ông cùng vợ và con gái xuống tàu Hải quân Pháp lẫn vào 1 triệu người Công giáo di cư vào Nam. Tại đây , sử dụng bản lý lịch với cái tên mới Vũ Đình Long với các nội dung đều là thật, trừ một chi tiết giả là "bất mãn với chính sách Công giáo của Việt Nam dân chủ Cộng hòa (CS) nên quyết định vào Nam".
Sau khi vào Nam, V N Nhạ cùng gia đình cư trú tại giáo xứ Bình An, không lâu sau chuyển sang sinh sống khu chợ Thị Nghè. Ông xin được một chân đánh máy trong Bộ Công chánh. Trong thời gian này, Nhạ chủ yếu tập trung vào việc xây dựng vỏ bọc an toàn, nên thường xuyên lui tới giáo xứ Bình An và văn phòng Hội cựu tự vệ Công giáo Phát Diệm, qua đó chiếm được cảm tình của Linh mục Hoàng Quỳnh và trở thành người giúp việc cho Giám mục Lê Hữu Từ. Từ khi vào Nam, V N Nhạ thường dùng các tên gọi như Hai Long, Hai Nhạ, Hai Nhã theo thứ bậc của người miền Nam và ông cũng được linh mục Hoàng Quỳnh đặt một tên gọi riêng (?)
Người giúp việc của Giám mục Lê Hữu Từ .
Vũ Ngọc Nhạ được trùm gián điệp CS Mười Hương chỉ đạo phải tạo mối quan hệ tốt với Giám mục Lê Hữu Từ vì dòng tu của giám mục Từ được cho là có uy tín lớn trong giới Công giáo cũng như đối với Vatican. Đồng thời, căn cứ vào việc Linh mục Hoàng Quỳnh là người chứng nhận chức trung úy tự vệ của Phát Diệm của Vũ Ngọc Nhạ, CS Mười Hương cũng yêu cầu V N Nhạ phải tạo quan hệ thân thiết với Linh mục Quỳnh để từ đó tiếp cận Giám mục Từ. Quan hệ tốt với Linh mục Quỳnh và Giám mục Từ đã giúp đỡ và bảo vệ Vũ Ngọc Nhạ rất nhiều trong công tác tình báo sau này.
Trong quá trình tạo vỏ bọc, Vũ Ngọc Nhạ và các đồng đội nhận ra được những điểm tế nhị trong mối quan hệ giữa giới Công giáo với chính quyền Sài Gòn. Lúc đó, thế lực nước ngoài có ảnh hưởng lớn nhất trong giới Công giáo không phải là Mỹ mà là Pháp, trong khi chính quyền Ngô Đình Diệm chịu ảnh hưởng của Mỹ, vì vậy quan hệ giữa hai bên có những mâu thuẫn, nghi ngại. Họ Ngô muốn nắm lấy giới Công giáo làm chỗ dựa nhưng vì những khúc mắc đó nên vẫn chưa thành công. Như vậy, thông qua việc làm trung gian hoà giải giữa họ Ngô và giới Công giáo, là Giám mục Lê Hữu Từ, V N Nhạ có thể chiếm được lòng tin của cả hai bên.
Vào cuối tháng 12 năm 1958, V N Nhạ bị một nhân viên phản gián của Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung, tên là Nguyễn Tư Thái (tự Thái đen) nhận diện nhưng vẫn hoạt động tại vùng Thái Bình cho đến từ cuối năm 1952.
Vì lý do này, ông bị Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung bắt giữ và bị giam để chờ xác minh tại trại giam Tòa Khâm, Huế.
Đoàn Công tác Đặc biệt miền Trung tập trung giam giữ khá nhiều tình báo viên tại trại Tòa Khâm. Trong thời gian bị giam giữ tại Tòa Khâm, Vũ Ngọc Nhạ đã móc nối được với một số tình báo viên khác và nhận được sự chỉ đạo của tình báo CS Mười Hương, khi đó cũng bị giam tại Tòa Khâm . Đồng thời, các tù nhân theo đạo Công giáo như Vũ Ngọc Nhạ lại được Ngô Đình Cẩn cho đi lễ nhà thờ vào chủ nhật.
CS Mười Hương chỉ đạo cho V N Nhạ tiếp cận, liên lạc với Ngô Đình Cẩn cùng các chức sằc Công giáo bao gồm Giám mục Lê Hữu Từ.
Giám mục Từ biết được thân thế Phát Diệm và quan hệ với Linh mục Hoàng Quỳnh, có ý muốn dùng V N Nhạ cho Ngô Đình Cẩn.
Họ Ngô cũng muốn dùng ông Nhạ để kết thân với Giám mục Từ.
Do sự vận động của Linh mục Hoàng Quỳnh, cộng với sự may mắn, V N Nhạ không bị kết tội vì không đủ hồ sơ, nhưng vẫn bị giam giữ không chính thức đến tận giữa năm 1961. Từ đó, Vũ Ngọc Nhạ đã chuyển phương cách hoạt động, V N Nhạ xây dựng sự tín nhiệm của "Ông Cố vấn chỉ đạo miền Trung" Ngô Đình Cẩn bằng tờ trình "4 Nguy cơ đe dọa chế độ" viết vào cuối năm 1959 ,do tham khảo ý kiến của Giám mục Lê Hữu Từ và một số thành phần giáo dân Công giáo, ngầm bày tỏ rằng ông có quen biết với những cá nhân, lực lượng mà họ Ngô đang muốn tranh thủ.
Tờ trình này đã gây được sự chú ý của Ngô Đình Cẩn và sau đó cả của Ngô Đình Nhu lẫn Ngô Đình Diệm.
Do sự dự đoán về khả năng xảy ra đảo chính 1960 , các anh em họ Ngô đã chú ý đến ông và nhờ đó ông thoát khỏi sự giam cầm kéo dài trong hơn 2 năm. Tờ trình "4 Nguy cơ đe dọa chế độ" được viết trên cơ sở mối quan hệ giữa giới Công giáo với anh em họ Ngô. Chính yếu tố này đã gây được sự chú ý, cộng với bức bình phong "người giúp việc cho Giám mục Lê Hữu Từ" mà Vũ Ngọc Nhạ được sử dụng như một người liên lạc và cung cấp thông tin giữa anh em họ Ngô với giới Công giáo di cư.
Từ đó, Vũ Ngọc Nhạ bắt đầu có biệt danh ông cố vấn. Ông được anh em Diệm – Nhu vị nể, rồi trở thành người tâm phúc, thường xuyên được bàn bạc những vấn đề cơ mật, được tặng cho danh hiệu “Hoàng Long” .
Nhờ vào địa vị này cũng như vai trò phụ tá của Giám mục Lê Hữu Từ, Vũ Ngọc Nhạ đã tạo được quan hệ với nhiều quan chức Sài Gòn, chức sắc Vatican và Công giáo Mỹ, từ đó thu thập được nhiều tin bí mật tại dinh Gia Long (Sài Gòn) ,rồi chuyển tới CS nằm vùng .
Vào năm 1963, Ngô Đình Nhu giao cho Vũ Ngọc Nhạ nhiệm vụ gặp mặt và vận động sự ủng hộ của chức sắc Công giáo. Vì vậy, V N Nhạ không ở cùng với anh em Diệm-Nhu trong ngày 1 tháng 11 năm 1963 .

(Cặp nhị trùng Nguyễn Công Tài và Mã Tuyên trong Kỳ tiếp theo)
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn