TIẾNG VIỆT À ƠI ! BÀI HỌC 24 : QUÂN LỰC TÂY SƠN NGUYỄN HUỆ RA BẮC . CHẤM DỨT CHÚA TRỊNH ĐÀNG NGOÀI .

20 Tháng Mười Một 20229:02 CH(Xem: 639)
QUÂN LỰC TÂY SƠN NGUYỄN HUỆ RA BẮC . CHẤM DỨT CHÚA TRỊNH ĐÀNG NGOÀI .
Phong trào Tây Sơn nổi dậy ở miền Trung , đã làm cho triều chúa Nguyễn ở Đàng Trong suy sụp.
Năm 1774 quân chúa Trịnh ở Đàng Ngoài nhanh chóng tràn qua sông Gianh và chiếm lấy Phú Xuân (Huế) . Hậu duệ của chúa Nguyễn là Nguyễn Phúc Ánh phải xuống thuyền chạy vô Gia Định (Sài Gòn) để lánh nạn .
Trước tình thế quân chúa Trịnh còn mạnh , Nguyễn Nhạc đã giả vờ quy thuận chúa Trịnh để chờ cơ hội .
Năm 1775 tướng chỉ huy của quân chúa Trịnh là Hoàng Ngũ Phúc chết và kiêu binh Thanh Nghệ nổi loạn ở Đàng Ngoài , lực lượng Tây Sơn chuẩn bị vươn vai .
Năm 1776 và 1777 Nguyễn Huệ , Nguyễn Lữ đã hai lần đem quân đánh chiếm thành Gia Định và truy đuổi chúa Nguyễn Phúc Ánh qua Xiêm La .
Năm 1784 , Nguyễn Ánh dẫn theo 2 vạn quân Xiêm La (Thái Lan) vào đồng bằng sông Cửu Long để đánh Tây Sơn .
Nguyễn Huệ đem quân mai phục tại đoạn sông Rạch Gầm - Xoài Mút (Mỹ Tho) , đã đánh bại hoàn toàn quân Xiêm La xâm lấn .
Lúc này , Nguyễn Nhạc ra lệnh cho Nguyễn Huệ đưa quân tiến chiếm thành Phú Xuân (Huế) . Quân chúa Trịnh bỏ chạy nhanh chóng .
Năm 1786 Nguyễn Huệ nghe theo lời của Nguyễn Hữu Chỉnh thừa thế hăng hái , đem quân tiến ra Bắc theo hai đạo .
Quân Tây Sơn truyền hịch lấy tiếng " Phù Lê Diệt Trịnh " để thu phục nhân tâm .
Chúa Trịnh là Trịnh Khải đem quân ra chống giữ , nhưng quân Trịnh tan vỡ từ ngày đầu . Trịnh Khải bỏ chạy lên vùng Sơn Tây , bị bắt sống và giao nộp cho quân Tây Sơn .
Như vậy, là quyền hành phủ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài kéo dài trên hai thế kỷ , đã bị quân lực Tây Sơn - Nguyễn Huệ kết thúc trong vài tuần lễ Bắc tiến .
Ngày 7 tháng 7 năm 1786 Tây Sơn - Nguyễn Huệ vào Thăng Long trấn an vua Lê Hiến Tông và tôn phù nhà Hậu Lê .
Sau đó , Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cùng quân lực Tây Sơn rút lui về phương Nam .

Phần Giải Nghĩa Từ Vựng :
- Phong trào Tây Sơn ở tỉnh Bình Định rồi lan ra các tỉnh miền Trung Trung Phần .
- Phú Xuân là tên gọi của cố đô Huế , tỉnh Thừa Thiên ngày nay hay là Thuận Hóa ngày xưa .
- Thành Gia Định hay vùng Sài Gòn - Chợ Lớn ngày xưa . Đây là vùng đất mới khai phá nằm giữa miền Đông Nam Phần và miền Tây Nam Phần .
- Địa danh Rạch Gầm - Xoài Mút nằm gần thị xã Mỹ Tho , ở phần hạ lưu sông Tiền Giang thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Phần).
- mai phục hay phục kích : là đem quân sĩ ẩn nấp kín đáo , chờ quân địch tới vị trí thì bất ngờ tấn công quân địch .
- Phủ chúa Trịnh ở Đàng Ngoài do Trịnh Kiểm lập nên và truyền cho con cháu họ Trịnh nhiều đời . Trịnh Kiểm là con rể của Nguyễn Kim , ông có công đánh bật triều nhà Mạc Đăng Dung lên Cao Bằng và khôi phục triều Lê Trung Hưng . Nhưng sau đó , các chúa Trịnh đã trở nên chuyên quyền và lấn áp các vua Lê Trung Hưng yếu ớt .
- Trịnh Kiểm là anh rể của Nguyễn Hoàng (Đàng Trong) , nhưng không có hòa bình trong lòng mỗi người . Do đó đã xảy ra giai đoạn " Trịnh - Nguyễn Phân Tranh " giữa hai lãnh chúa suốt nhiều năm dài ở vùng sông Gianh - Quảng Bình .
- Sơn Tây là tên của một tỉnh xưa ở miền Bắc Việt , nằm phía Tây bắc thành Thăng Long (Hà Nội) ngày nay .
- trấn an : là nói lời chân thật cho bớt đi sự lo sợ điều gì .
- tôn phù : là sự ủng hộ , tôn trọng một nhân vật chính trị nào đó .
2 vạn = 20.000
Kính nhờ quý vị Cha Mẹ và người thân hướng dẩn cho các cháu in Bài học số 24 ra giấy và đọc trước cho các cháu nghe vài lần , sau đó dùng bản đồ Việt Nam cở nhỏ để chỉ các địa danh và khu vực trong bài , trước khi cho các cháu tập đọc toàn bài học 5 lần .
Phần Tập Đọc và Viết Chính Tả sẽ tiếp theo sau .
Chúc tất cả các cháu và quý vị Phụ huynh vui khoẻ , may mắn .
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn